Liệt kê đầy đủ có thể thấy là power rất dễ tính, subgenre cũng khá là đa dạng, nói chung tranh cãi band nào chơi thể loại nào là một việc chả có mục đích gì cả. Có thể nói new wave cũng được liệt vào hàng power, giống như rock'n'roll thủa hàn vi với blues 60s 80s đôi khi cũng hay cross over.
Subgenre của power cơ bản thì có 2 dòng classic -ảnh hưởng Iron Maiden và melodic - ảnh hưởng Strato và một chút của Queen. 2 dòng này thể hiện rõ và phát triển theo 2 chiều hướng khác nhau ở 2 châu lục : classic ở Bắc Mĩ và melodic ở châu Âu như là chị Thư đã nói
Tuy nhiên những hạn chế về subgenre vẫn ko bị áp đặt tuyệt đối ở phạm vi châu lục, cho nên nếu chia 2 dòng thành Europian và American thì có vẻ ko chính xác. Điển hình cho điều này là Symphony X và Kamelot, 2 đại diện khổng lồ đến từ US nhưng thiên hướng nghiêng về phía melodic power.
Mở rộng ra thì power tiếp nhận một số khái niệm về subgenre khác do một sự sáng tạo của các nghệ sĩ khi đưa nhiều yếu tố âm nhạc khác nhau vào phần cột sống power như là symphonic, tiên phong Rhapsody, progressive, nổi tiếng nhất là Symphony X và gần đây là extreme vocal, với đại diện sừng sỏ là Children of Bodom (khái niệm extreme power có lẽ ra đời sau melodic death một thời gian ngắn nếu em ko nhầm, vì chính yếu tố melodic trong melodic death là ảnh hưởng của dòng power châu Âu, vì thế có thể nói melodic death và extreme power là một, đó chỉ là thuật ngữ để người ta tránh nhầm lẫn khi nói về death metal và power metal với tư cách là 2 genre riêng biệt).
Bây h thì các band chơi power mọc lên như nấm, và lực lượng power metal elite thế hệ mới đông đảo chả thua kém gì đội ngũ death hay prog đang lên. Dòng melodic truyền thống thích nhất là Blind Guardian với ông trưởng nhóm chuyên môn hát lồng giọng theo kiểu Queen, kế đến chắc là Falconer, Elvenking, Dragonland... :-? classic thì nghe mỗi manowar và iced earth rồi nhàm vì phối khí quá là kém sáng tạo :| gần đây có cái project Demons & Wizards cũng từ Iced Earth mà chui ra =)) nhưng mà mời mọc thế nào lại được anh Hansi nhà Blind Guardian hát cho nghe như đổi đời :X symphonic thì thích nhất Nightwish, Fairyland, Angtoria... Rhapsody hồi xưa cũng có cảm tình nhưng mà càng ngày càng thấy cạn ý tưởng :-< extreme thích khá nhiều :-? CoB, Etos, Kalmah, Wintersun... prog thì chết mệt Symphony X, thôi giồi :x Hiếm có band nào điều khiển được ý nhạc đến từng câu từng nốt như Symphony X :x, nhưng xét cho cùng so với Blind Guardian thì vẫn chưa đáng gọi là người hùng
. Prog ngoài ra có Evergrey và Angra cũng hay, Kamelot thì em ko nghe nhiều, có mỗi cái Black Halo của nó thôi và thấy là cũng bt :-?? À còn Warmen ko nhắc tới quá phí :x Giai điệu pha âm nhạc baroque đẹp long lanh, phối khí thuận tai và tạo được không gian cho giai điệu, kĩ thuật thể hiện thì ko phải nói vì chỉ cần nhắc lại rằng chủ project là Janne Wirman thì có lẽ đúng là ko cần thêm một lời nào nữa
Blind Guardian mãi là childhood hero của mình :x Từ năm 1989 đến 2008 - tức là 9 năm, Blind Guardian mới ra được 8 album :| Con số ko mấy ấn tượng, thậm chí có thể nói là năng suất thấp nếu quên ko nhìn vào lượng công sức họ đầu tư cho mỗi album của mình :-< 2 album đầu tiên ko thể xếp vào phong cách của band vì mang tính thử nghiệm, thiếu đi rất nhiều yếu tố gọi là signature như là 1-man choir vocals của Hansi Kursch, và tiếng lead uốn lượn độc quyền của Andre Olbrich. Trong 6 album còn lại thì 5 album trừ A night at the Opera được metalstorm trao thưởng: 4 album Imaginations from the Other side, Nightfall in Middle-earth, Tales from the Twilight World và Somewhere Far Beyond (theo thứ tự cao -> thấp) được metalstorm xếp vào top 100 album power metal hay nhất mọi thời đại, riêng Imaginations from the other side đã có thời kì đứng đầu bảng xếp hạng, đánh bật mọi đối thủ đáng gờm nhất - mọi nhạc phẩm của sym x, helloween, etos, cob, strato và rhapsody. Còn album mơi nhất A Twist in The Myth ko được đánh giá cao bằng những tác phẩm trc đó nhưng cũng thống trị bảng xếp hạng các album power metal năm 2006
) Em ko định dựa vào số liệu để chứng minh âm nhạc của BG hay như thế nào, nhưng đó là một recommendation từ một website khá là đáng tin cậy
Còn về ý kiến chủ quan của em thì âm nhạc của BG luôn mang tính tượng hình, mọi âm thanh - từng nốt trong từng câu nhạc của tất cả các bài hát đều "có lý do"
Âm nhạc đó ko chỉ mang thính giả tới nét đẹp bát ngát mà lộng lẫy của xã hội trung cổ - nơi tất cả mọi thứ tồn tại như biểu tượng, mà còn hàm chứa những triết lý ko lời, những sự khuấy động sâu xa trong tâm hồn thông qua những hình ảnh có một chút trừu tượng, lạ lẫm và tất nhiên là đầy sáng tạo (thể hiện rõ nhất ở Imaginations)
Chết chửa viết nhiều quá =))