Phóng vệ tinh Vinasat-1

thằng này mày cậy mày học về cái í để bảo anh em trong nước thế à >:p nghiên cứu làm gì khi có thể mua ^o^ mày sau này chắc là về Hà Tây làm à mà nói [-(
 
Hài, công nghệ nó bán cho rồi, giờ ko tự phát triển cứ mua để nã tiền dân à.

Thứ nhất là thế, thứ hai là giờ nước nào cũng phải tự phát triển thôi, vệ tinh do thám chả hạn, thằng nào nó bán để mà mua? KO tự nghiên cứu rồi tự phóng lên 1 con để chục năm nữa vệ tinh tầu nó bay đầy trời rồi muốn phóng lên cũng ko còn chỗ mà phóng nữa đó.

Nói chung là phải tự nghiên cứu, dù từng bước từng bước một, ko thì mất nước có ngày.

Mà "anh em trong nước" của mày hình như đang ko ở VN, chuẩn bị sang Mỹ, chả biết "nước" mày nói là nước nào nữa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh định bảo cứ vào nghiên cứu chế tạo từ A-Z á? Thế thì nói thật a thiển cận quá.

Í là:
1) 3 trăm triệu đó đã là + cả tiền mua công nghệ rồi (chứ bắt nó làm cho rồi chả cần đưa bản vẽ, chả cần nói thế nọ thế chai chắc rẻ hơn của bọn công ty Shin của chú Thaksin nữa). Giờ chú bảo ko nghiên cứu nữa, chả nhẽ mua công nghệ xong đắp chiếu?

2) KO phát triển công nghệ thì vĩnh viễn đi sau thế giới, phát triển có lẽ cũng đi sau nhưng thằng khựa cũng đi sau cả 3 chục năm mà lớn tiếng nói nó lên mặt trăng đến nơi, chú Nhật cũng đi sau gần 3 chục năm mà phóng vệ tinh thăm dò mặt trăng đầu tiên (mới phóng tháng 2, tên gì quên rồi), thằng Italia các kiểu gần như mới vào ngành vũ trụ trong tầm 10 năm trở lại đây mà vừa rồi con Challenger mang 1 phòng thí nghiệm made in Italy lên ISS. Nói chung công nghệ vệ tinh ko phải là cái gì nó quá cao siêu, ko cần đầu tư nhiều (trước hết là... mua thiết bị nc ngoài về lắp ráp, sau đó tự sản xuất 1 số). Việt Nam ta đang có 1 số dự án nền tảng để phát triển công nghệ vệ tinh:
- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất solar panel (tấm pin mặt trời). Cái này vệ tinh nào cũng cần.
- Chúng ta cung cấp thiết bị nano cho NASA làm tầu vũ trụ (viện khoa học công nghệ TP HCM làm các miếng carbon nano gì đấy để làm vỏ tầu Orion, sản phẩm của VN chất lượng tương đương với nc ngoài nhưng rẻ hơn tầm 30%, link http://vietbao.vn/Khoa-hoc/NASA-dung-carbon-nano-tube-Viet-Nam-san-xuat-vo-phi-thuyen/20700972/188/)
- Thủ tướng chính phủ kí kế hoạch phân vùng phát triển và khai thác quặng titan, nhiên liệu của thế kỷ 21, dùng để chế tạo các vỏ của máy bay và các thiết bị khác dùng trong hàng ko và ko gian.

Ngoài ra vệ tinh mua được của nước ngoài chỉ là vệ tinh địa tĩnh (tầm bay cao, dùng để truyền sóng internet, tivi...), còn vệ tinh viễn thám (chụp ảnh, do thám)... là loại bé, dễ sản xuất thì ko thằng nào nó bán cho đâu. Cái này ta đang phát triển (dự án pico, sau lên nano và sau đó sẽ lên vệ tinh bé, bay tầm 300-600 km trên đầu ta)

Với những nền tảng như vậy có lẽ việc phát triển công nghệ vệ tinh lúc này là đúng, mà chú lại bàn lùi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ok, thực ra lúc đầu e chỉ muốn nói ko tự lực nghiên cứu từ A-Z thôi, còn nếu như thực sự nhập hàng, nhập cả công nghệ về nghiên cứu thì e hoàn toàn ủng hộ.
 
Phóng vệ tinh là Vinasat-1 là việc cần thiết và nhất định phải làm trong thời gian nhanh nhất.
Nhưng điều quan trọng trước khi phóng là phải có kế hoạch sử dụng Vinasat thế nào, phát triển ra sao cho hiệu quả, lâu dài mới là điều quan trọng thì lại có vẻ mù mờ quá nhỉ.
Hiện nay, nhà nước ta chỉ quảng cáo rum beng việc phóng vệ tinh như đánh bóng cho bản thân mình nhưng không hề cho dân biết vệ tinh đó có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân một cách cụ thể nhất thế nàochứ không được chung chung trong 3 -4 bài viết quảng cáo của các báo chí trong nước.

Xin paste vào đây cho các AMser một bài viết khá chua và chát về Vinasat 1

"[Vệ tinh chứ không phải bèo dâu:
Vinasat là sự kiện không gian thứ hai của Việt Nam. Năm 1980, trung tá Phạm Tuân đã được Liên Xô phóng lên vũ trụ cùng với một phi công của họ, đại tá Gorbatko (Đất nước Liên Xô bắn lên trên trời một tay trung tá gọi là Phạm Tuân- chèo). Tuy nhiên, tính chất của hai sự kiện là không thể so sánh. Bảy ngày bay quanh trái đất của Phạm Tuân, được tập trung tuyên truyền, ít nhiều đã hướng niềm tự hào của người dân lên không gian, vơi đi phần nào nỗi lo chiến tranh và quên đi đĩa “bo bo” mỗi ngày ăn độn. Lúc đó, không ai tìm cách lý giải ý nghĩa kinh tế và khoa học của việc “đưa bèo dâu” lên vũ trụ (Bo bo còn phải độn mì, mò lên vũ trụ làm gì hỡi Tuân). Không phủ nhận là này nay nhiều người vẫn… sướng khi được nghe hệ thống tuyên truyền nói về sự kiện có một vệ tinh mang tên Việt Nam. Nhưng Vinasat không phải do Việt Nam chế tạo, cũng không có “ông anh” nào cho bay nhờ như thời Phạm Tuân. Cái vệ tinh ấy chúng ta phải mua bằng bằng tiền đi vay đấy.


Ông Nguyễn Bá Thước, Phó Tổng giám đốc VNPT, đơn vị “sở hữu” Vinasat, khẳng định với báo chí rằng, “sau vài năm khai thác, giá thuê kênh vệ tinh của Vinasat sẽ thấp hơn từ 15- 18% so với giá của các nhà cung cấp khác”. Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Anh: “Nếu VINASAT-1 bay được 20 năm như những lời tiên đoán siêu tưởng thì giá thành băng thông của VINASAT-1 là khoảng 1,900 US$/Mbps/một chiều/tháng. Còn nếu như nó chỉ bay nổi 12 năm như các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng thì giá thành sẽ là 2,500 US$/Mbps/một chiều/tháng”. Trong khi, “Giá bán không mặc cả hiện nay là 1,000 US$/Mbps/một chiều/tháng”. Ông Trương Đình Anh hiện là TGĐ FPT Telecom, những thông tin của ông là tin được.


Tuy nhiên nói chuyện giá cả vệ tinh bây giờ là không thực tế. Vinasat đã được phóng vào vũ trụ. Các quan chức bắt đầu nhấn mạnh tới tính chủ động khi Việt Nam sở hữu một vệ tinh riêng. Nhất là chủ động cho các mục tiêu cần đảm bảo truyền thông bí mật. Tuy nhiên, Vinasat không phải do ta chế tạo. Người Mỹ, mấy năm trước, đã từng phải thay thế gần như toàn bộ hệ thống máy móc điện tử văn phòng dùng trong các cơ quan chính phủ có sử dụng nguồn linh kiện lắp ráp từ Trung Quốc. Chỉ một con “rệp” được cài cắm trong đó, các bí mật sẽ được gửi thẳng về Trung Nam Hải. Trung Quốc cũng đã từng phát hiện ra rất nhiều “rệp” cài cắm trên chiếc chuyên cơ họ đặt làm ở hãng Boeing. Chỉ mong là người Mỹ không chơi xấu ta như thế!


Dù sao, hạ tầng viễn thông của Việt Nam cũng đã được bổ sung thêm một phương tiện truyền tải mới. Với phương tiện này, khái niệm vùng sâu, vùng xa về mặt truyền thông sẽ không còn tồn tại. Internet sẽ xuất hiện được ở những vùng xa xôi nhất. Một hãng truyền hình ở phía Nam có thể vươn tầm hoạt động tới những bản làng trên các vùng cao. Các dịch vụ cung cấp các phương tiện điện tử hỗ trợ có thể sẽ phát triển. Vinasat là phương tiện có thể giúp vượt qua tình trạng cát cứ địa phương về thông tin. Vấn đề là Nhà nước có sử dụng Vinasat để vượt qua những “bức tường” ấy.


Hiệu quả kinh tế có lẽ là điều không còn mấy hy vọng. “Hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế” và “hội nhập” cũng không đơn giản như các quan chức nhấn mạnh trong lễ phóng vệ tinh này. Bản thân việc mua Vinasat chỉ chứng tỏ khả năng tiền bạc chứ chưa chứng tỏ được khả năng hội nhập. 300 triệu USD là “tiền tươi thóc thật” chứ chẳng phải “bèo dâu” thôi thì hãy khai thác Vinasat sao cho người Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp cận với bên ngoài hơn nữa." Nhà báo Đức Huy
[/I][/I]
 
..mình chỉ khoái việt nam chế tạo dc tên lửa đưa vệ tinh lên...
 
Back
Bên trên