Hoàng Bảo Long
(P3Charmed)
New Member
Về chuyện tìm ra nguyên tố mới để làm gì, anh nghĩ thế này:
Lý thuyết cho thấy, có vô số các nguyên tố (mặc dù những nguyên tố càng về sau càng kém bền), người ta luôn tìm cách để chứng minh hoặc phản chứng điều này, do đó, việc tìm ra nguyên tố mới là cần thiết. Nó cũng giống như việc tìm ra một hạt nào đo vô cùng nhỏ trong Vật lý hay việc tìm ra một số nguyên tố nào đó vô cùng lớn trong Toán học vậy.
Việc tìm ra một nguyên tố mới có rất nhiều ý nghĩa quan trọng trong vật lý hạt nhân. Mặc dù chỉ tồn tại trong vài phần triệu giây, nhưng nguyên tố này là nhân tạo. Mà nhân tạo tức là nó chứng tỏ được rằng con người có thể tổng hợp được nó. Việc tổng hợp được các hạt nhân nặng có vai trò rất lớn trong công nghệ hạt nhân.
Mặt khác, những hạt nhân rất nặng có những đặc tính phóng xạ đang được nghiên cứu. Vai trò của cái này rât quan trọng đối với việc nghiên cứu vũ trụ. Biết đâu trong vũ trụ có một nguồn năng lượng nào đó đủ lớn để bản thân những nguyên tố này được hình thành (tức là nó không hề là nhân tạo ). Nếu thực sự, chúng tồn tại trong thời gian ngắn như thế, thì rồi bản thân chúng sẽ giải phóng một nguồn năng lượng rất lớn ... ai mà biết được, nó mở ra rất nhiều gợi ý ...
Con người đã tìm ra rất nhiều nguyên tố phóng xạ, và bản thân những nguyên tố này cũng đâu có bền, phải không nào. Có những đồng vị phóng xạ cũng chỉ tồn tại trong vài phần trăm giây đó thôi. Nhưng mà người ta không thể phủ nhận nó là nguyên tố hóa học. Bởi vì cấu trúc hạt nhân của nó, bao gồm p proton và n neutron. Mà có p proton thì là nguyên tố thứ p trong bảng tuần hoàn, nên làm sao phủ nhận được Nó có là nguyên tố hóa học mới hay không, ko phụ thuộc vào thời gian tồn tại của nó, mà phụ thuộc vào số proton trong hạt nhân của nó.
Nó vẫn tồn tại mà, ai bảo là bị tiêu diệt. Mặt khác, quy luật mà em nói đến rất rộng, nó là cả một vấn đề Triết học, Tôn giáo và nhiều ngành khoa học khác đấy. Thế em có cho rằng bản thân em là tồn tại không? Rồi ý thức của em tồn tại thế nào ... cho nên đừng vội kết luận
Ơ, buồn cười nhờ, người ta tổng hợp được nó chứ có giữ được nó đâu mà kêu là "chỉ có trong phòng thí nghiệm thôi". Phòng thí nghiệm lớn nhất chính là cái vũ trụ này đấy ku ạ. Khi nào con người thực hiện được tất cả những phản ứng hạt nhân có trong vũ trụ? Con người đã biết được bao nhiêu phản ứng trong vũ trụ mà nói là ko có phản ứng đó xảy ra. Đừng kết luận vội vàng thế chứ!
Cái này được gọi là thực chứng, tức là sử dụng thực tế để chứng minh. Anh đồng ý là các giả thuyết sẽ thay thế nhau, để khẳng định được nhiều hơn tính đúng đắn của một hiện tượng.
Nói chung, một lý thuyết trong thực tế có thể có ít ứng dụng, nhưng nó vẫn có ý nghĩa nhất định trong thực tế. Chẳng hạn, nếu hình học Ơclit bị hình học Lobasepski phủ nhận hoàn toàn thì tại sao các em còn học nó? Bởi vì nó vẫn có vai trò. Các lý thuyết luôn song song tồn tại, chúng bổ sung cho nhau. Một số chỉ đúng trong một số hoàn cảnh, một số đúng trong một số hoàn cảnh khác, và một số thì đúng trong đa số hoàn cảnh. Nhưng không có lý thuyết nào đúng trong mọi hoàn cảnh.
Lấy entropi làm ví dụ. Anh học Lý ở trường, mới biết rằng lý thuyết entropi cho 3 hệ vi mô, vĩ mô và siêu vĩ mô là hoàn toàn khác nhau. Cái mà các em vẫn đọc ra rả hàng ngày là deltaS > 0 ý, thực ra nó là cho hệ vĩ mô. Còn lên đến hệ siêu vĩ mô thì không áp dụng được, vì quy luật về không gian và thời gian nó khác hoàn toàn.
Cho nên đừng vội kết luận rằng cái gì thay thế cái gì, không có gì thay thế được tất cả. Hay nói như Duy vật biện chứng: sự phủ định có tính kế thừa, chứ không có sự phủ định hoàn toàn, triệt để.
Lý thuyết cho thấy, có vô số các nguyên tố (mặc dù những nguyên tố càng về sau càng kém bền), người ta luôn tìm cách để chứng minh hoặc phản chứng điều này, do đó, việc tìm ra nguyên tố mới là cần thiết. Nó cũng giống như việc tìm ra một hạt nào đo vô cùng nhỏ trong Vật lý hay việc tìm ra một số nguyên tố nào đó vô cùng lớn trong Toán học vậy.
Việc tìm ra một nguyên tố mới có rất nhiều ý nghĩa quan trọng trong vật lý hạt nhân. Mặc dù chỉ tồn tại trong vài phần triệu giây, nhưng nguyên tố này là nhân tạo. Mà nhân tạo tức là nó chứng tỏ được rằng con người có thể tổng hợp được nó. Việc tổng hợp được các hạt nhân nặng có vai trò rất lớn trong công nghệ hạt nhân.
Mặt khác, những hạt nhân rất nặng có những đặc tính phóng xạ đang được nghiên cứu. Vai trò của cái này rât quan trọng đối với việc nghiên cứu vũ trụ. Biết đâu trong vũ trụ có một nguồn năng lượng nào đó đủ lớn để bản thân những nguyên tố này được hình thành (tức là nó không hề là nhân tạo ). Nếu thực sự, chúng tồn tại trong thời gian ngắn như thế, thì rồi bản thân chúng sẽ giải phóng một nguồn năng lượng rất lớn ... ai mà biết được, nó mở ra rất nhiều gợi ý ...
Thực ra thì vài phần triệu giây đó, trong một môi trg` thật sự hoàn hảo, nguyên tố 118 mới xuất hiện, vậy có thể kết luận nó tồn tại đúng nghĩa với tư cách NTHH hay ko?
Con người đã tìm ra rất nhiều nguyên tố phóng xạ, và bản thân những nguyên tố này cũng đâu có bền, phải không nào. Có những đồng vị phóng xạ cũng chỉ tồn tại trong vài phần trăm giây đó thôi. Nhưng mà người ta không thể phủ nhận nó là nguyên tố hóa học. Bởi vì cấu trúc hạt nhân của nó, bao gồm p proton và n neutron. Mà có p proton thì là nguyên tố thứ p trong bảng tuần hoàn, nên làm sao phủ nhận được Nó có là nguyên tố hóa học mới hay không, ko phụ thuộc vào thời gian tồn tại của nó, mà phụ thuộc vào số proton trong hạt nhân của nó.
Trong tự nhiên, cái gì hợp quy luật thì tồn tại, ko hợp quy luật thì bị tiêu diệt.
Nó vẫn tồn tại mà, ai bảo là bị tiêu diệt. Mặt khác, quy luật mà em nói đến rất rộng, nó là cả một vấn đề Triết học, Tôn giáo và nhiều ngành khoa học khác đấy. Thế em có cho rằng bản thân em là tồn tại không? Rồi ý thức của em tồn tại thế nào ... cho nên đừng vội kết luận
Chưa kể về quá trình bán rã không phụ thuộc vào điều kiện môi trường ---> nguyên tố đó khả năng đến 99.9999999999999999999999999999999999999% là chỉ có trong phòng thí nghiệm thôi --> đồng ý lập luận chú Lộc
Ơ, buồn cười nhờ, người ta tổng hợp được nó chứ có giữ được nó đâu mà kêu là "chỉ có trong phòng thí nghiệm thôi". Phòng thí nghiệm lớn nhất chính là cái vũ trụ này đấy ku ạ. Khi nào con người thực hiện được tất cả những phản ứng hạt nhân có trong vũ trụ? Con người đã biết được bao nhiêu phản ứng trong vũ trụ mà nói là ko có phản ứng đó xảy ra. Đừng kết luận vội vàng thế chứ!
(1) quan sát ( observe) --> (2) đặt câu hỏi ( question ) ---> (3) đưa ra các giả thiết, tiên đoán ( make a prediction) -- (4) kiểm chứng giả thiết bằng thực nghiệm ( experiment)
Cái này được gọi là thực chứng, tức là sử dụng thực tế để chứng minh. Anh đồng ý là các giả thuyết sẽ thay thế nhau, để khẳng định được nhiều hơn tính đúng đắn của một hiện tượng.
Nói chung, một lý thuyết trong thực tế có thể có ít ứng dụng, nhưng nó vẫn có ý nghĩa nhất định trong thực tế. Chẳng hạn, nếu hình học Ơclit bị hình học Lobasepski phủ nhận hoàn toàn thì tại sao các em còn học nó? Bởi vì nó vẫn có vai trò. Các lý thuyết luôn song song tồn tại, chúng bổ sung cho nhau. Một số chỉ đúng trong một số hoàn cảnh, một số đúng trong một số hoàn cảnh khác, và một số thì đúng trong đa số hoàn cảnh. Nhưng không có lý thuyết nào đúng trong mọi hoàn cảnh.
Lấy entropi làm ví dụ. Anh học Lý ở trường, mới biết rằng lý thuyết entropi cho 3 hệ vi mô, vĩ mô và siêu vĩ mô là hoàn toàn khác nhau. Cái mà các em vẫn đọc ra rả hàng ngày là deltaS > 0 ý, thực ra nó là cho hệ vĩ mô. Còn lên đến hệ siêu vĩ mô thì không áp dụng được, vì quy luật về không gian và thời gian nó khác hoàn toàn.
Cho nên đừng vội kết luận rằng cái gì thay thế cái gì, không có gì thay thế được tất cả. Hay nói như Duy vật biện chứng: sự phủ định có tính kế thừa, chứ không có sự phủ định hoàn toàn, triệt để.