Phát Hiện Nguyên Tố Hóa Học Mới

Trịnh Minh Hiếu
(nhat_phong_87bn)

New Member
Các nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện một nguyên tố siêu nặng mới, mang tên 118, mặc dù nó chỉ tồn tại trong phần triệu giây sau nhiều tháng thí nghiệm.


Nguyên tố 118
(Ảnh: apsidium.com)

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, Mỹ, và Viện nghiên cứu hạt nhân của Nga ở Dubna phỏng đoán rằng nguyên tố mới là một khí quý nằm dưới nguyên tố radon trong bảng tuần hoàn.

Trong những cuộc thí nghiệm mới nhất, nhóm đã tấn công nguyên tố califoni với 1019 ion canxi để tạo ra 2 nguyên tử của nguyên tố 118. Những nguyên tử này, hay ununoctium, chỉ tồn tại trong 0,9 triệu giây. Tiếp đến, nguyên tố này dần phân rã thành nguyên tố 116, rồi 114.

Cuối cùng, nguyên tố 118 đã trở thành nguyên tố mới thứ 5 được các nhà khoa học tìm thấy cho tới nay (113, 114, 115, 116 và giờ là 118).

Năm 2002, các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley ở California cũng tuyên bố rằng tìm thấy nguyên tố 118, nhưng sau này đã bị chứng minh là gian lận.

"Mọi thứ chúng tôi làm đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Chúng tôi làm mọi cách để đảm bảo không có sai lầm trong xử lý dữ liệu và tránh gây ra một vụ gian lận quốc tế", Ken Moody, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Livermore, cho biết.


bài viết lấy từ : http://www.khoahoc.com.vn
 
đề nghị trao giải Nobel chứ nhỉ :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hix, chưa hiểu các bác này nghiên cứu ra những nguyên tố đấy làm gì nhỉ :-?? nó làm gì có ứng dụng thực tiễn khi nào chỉ tồn tại trong 0,9 phần triệu s
 
Tội gì ko ghi tên mình ngang hàng với Marie Curie hay Mendeleev.=))
 
hix, chưa hiểu các bác này nghiên cứu ra những nguyên tố đấy làm gì nhỉ :-?? nó làm gì có ứng dụng thực tiễn khi nào chỉ tồn tại trong 0,9 phần triệu s

Việc tồn tại lâu hay ko lâu thì liên quan gì đến ứng dụng???
Còn việc phát hiện ra mà thấy nó ko có ứng dụng gì thì tốt nhất là chỉ nên ghi nó vào bảng tuần hoàn các NTHH rồi ... tìm nguyên tố đứng tiếp theo /:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tức là có những nhà khoa học tìm ra nguyên tố mới chỉ để ghi danh mà thôi.:))
 
nói thế thì nói làm gì =:) Marie Curie tìm ra nguyên tố có ứng dụng. Bảng tuần hoàn được tìm ra, có tác dụng hệ thống và để tiên đoán về nguyên tố. Còn các nguyên tố mới, nếu thích thì cộng thêm 1 p với ít n vào là ra :-s điều chế ra kiểu 0,9 phần triệu S thế thì chả để làm gì
 
Nhưng mà thêm 1 p với 1 n là cả 1 vấn đề đấy, lại còn catch và tính đc nó trong mấy phần triệu giây, đủ ngốn cả đời, cái danh cũng đáng thôi.:-j
 
:x Hay thế!!! Thế là bảng TH đầy kín rồi :)). Thế tên nguyên tố mới lấy là gì thế ^^?

Tìm được nguyên tố mới là thành công rồi mà :D, phải vui chứ sao mấy em lại nói vậy :-/. Những nguyên tố bền có rồi thì giờ đến ko bền, tưởng đó là lẽ thường :). Với lại họ nghiên cứu vất vả, nếu được ghi tên vào bảng HTTH cũng là xứng đáng mà :x.

8-> Đợi nguyên tố 119 :x :D (ko biết liệu có thấy ko :-??, thế thì phải sang chu kỳ 8 :p, e bắt đầu fill in h orbital :-/).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
;)) Bây h câu hỏi đặt ra ko phải là có nguyên tố 119 ko mà là bảng tuần hoàn kết thúc ở đâu.:))
Nói 1 cách logic về cái thuyết cấu tạo nguyên tử kia thôi, nếu có các nguyên tố sau này nữa thì các lý thuyết đó bắt đầu bị lung lay. Nhưng thực ra ko phải thế...
Trong tự nhiên, cái gì hợp quy luật thì tồn tại, ko hợp quy luật thì bị tiêu diệt. Thực ra thì vài phần triệu giây đó, trong một môi trg` thật sự hoàn hảo, nguyên tố 118 mới xuất hiện, vậy có thể kết luận nó tồn tại đúng nghĩa với tư cách NTHH hay ko?:-?
 
Trong tự nhiên, cái gì hợp quy luật thì tồn tại, ko hợp quy luật thì bị tiêu diệt.

^^ Nghe như nguyên lý đào thải chọn lọc tự nhiên của Darwin :D.

Nghe em Lộc nói hay thế ^^ nhưng mà chị ko hiểu lắm :-/. Theo thuyết cấu tạo nguyên tử kia nó như thế nào mà nếu có các nguyên tố sau thì nó lại lung lay :-??. Với cả nguyên tố thế nào thì có "tư cách NTHH" ^^? Chị nghĩ thì những cái gọi là "nguyên tố" cũng là chỉ do con người gọi nó là thế thì nó là thế thôi mà :D. Nó tồn tại thì nó vẫn cứ tồn tại 8-|. Trước kia có các kiểu bảng TH, chỉ có điều là của Mendeleev thì hợp lý hơn. Đến lúc nào ko hợp lý nữa thì lại có bảng TH khác thôi, nhỉ ^^. Đối với tự nhiên thì con người chỉ có thể quan sát, rồi thì tìm hiểu, cố gắng lý giải sao cho có vẻ đúng ^^.
 
>:) Em nghĩ rằng con người đang cải tạo tự nhiên và tái tạo lại chính mình đấy chứ.:D
Ý em là nếu các nguyên tố mới cứ thế mà xuất hiện thì đến bao h mới xong đc chứ, nguyên tử sẽ to đến đâu.@-) Những lý thuyết hiện có chưa theo kịp đc đến đấy.:-< Cái này giống như Einstein làm cuộc cách mạng trong Vật lý khi tìm ra rằng có lúc cơ học của Newton có chỗ ko đúng nữa. Hay lobaxepxki tìm ra hình học phi Ơclit ý.:D
Tóm lại là trong tương lai, sự xuất hiện các lý thuyết mới là tât yếu, vì nhận thức con người cũng phát triển mà.
 
các bạn nói thế không ổn. việc phát hiện nguyên tố mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. nó giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ. sự hình thành và lịch sử của trái đất. tuy chưa tìm được ứng dụng của nó trong cuộc sống nhưng mà nó sẽ góp phần giúp các nhà khoa học tìm được câu trả lời cho nhiều hiện tượng là, những vấn đề về nguyên tử. và biết đâu đó có những hiện tượng cũng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian như thế nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến sự sống của chúng ta.
 
Thì em đâu có bảo nó là vô dụng.:)) Nhưng ít ra là đến h vẫn chưa thấy ứng dụng gì ra hồn.:))
Nãy h em chỉ phân tích về ý nghĩa sự phát triển tri thức con người trong tương lai thôi. Còn thú thật, theo em, ngoài cái phòng thí nghiệm ra, ko có xó nào trong vũ trụ đã có thể từng tồn tại 1 nguyên tố như thế.:))
 
:) Tớ cũng đồng ý với bạn Hiếu ^^.

Chị không đồng ý với em Lộc trong cách em nói "không có xó nào trong vũ trụ..." :). Trong khoa học và đối với những phát hiện mới của khoa học em ko nên nói như thế ^^.
 
^^ Nghe như nguyên lý đào thải chọn lọc tự nhiên của Darwin :D.

Nghe em Lộc nói hay thế ^^ nhưng mà chị ko hiểu lắm :-/. Theo thuyết cấu tạo nguyên tử kia nó như thế nào mà nếu có các nguyên tố sau thì nó lại lung lay :-??. Với cả nguyên tố thế nào thì có "tư cách NTHH" ^^? Chị nghĩ thì những cái gọi là "nguyên tố" cũng là chỉ do con người gọi nó là thế thì nó là thế thôi mà :D. Nó tồn tại thì nó vẫn cứ tồn tại 8-|. Trước kia có các kiểu bảng TH, chỉ có điều là của Mendeleev thì hợp lý hơn. Đến lúc nào ko hợp lý nữa thì lại có bảng TH khác thôi, nhỉ ^^. Đối với tự nhiên thì con người chỉ có thể quan sát, rồi thì tìm hiểu, cố gắng lý giải sao cho có vẻ đúng ^^.

Chị nói đúng, Hóa là vậy. Người ta cứ đi từ thực nghiệm để đưa ra lí thuyết giải thích cho cái thực nghiệm đấy, rồi lại dùng thực nghiệm để kiểm chứng cái lí thuyết đó, đến bao giờ tìm ra lí thuyết hợp lí nhất thì thôi.
Quay trở lại cái việc người ta tìm ra nguyên tố mới. Việc nó tồn tại lâu hay không em không nói ở đây, bảo là nguyên tố đó có ứng dụng gì hay không thì dần dần các nhà khoa học sẽ có câu trả lời, nhưng có một điều chắc chắn là nó góp phần khẳng định tính đúng đắn của lí thuyết mà Mendeleev đưa ra.
Giờ đây em tự hỏi không hiểu nếu người ta tìm ra một nguyên tố mới không thỏa mãn ĐLTH của Mendeleev thì sao nhỉ? Không biết có lại nảy sinh lí thuyết mới kiểu Hình học phi Ơclit đối lại hình học Ơclit ko?
 
:-s về bảng tuần hoàn hóa học : nó là 1 bảng không bao giờ đầy -->
Hay thế!!! Thế là bảng TH đầy kín rồi . Thế tên nguyên tố mới lấy là gì thế ^^?
là kô hợp lý
2/ Tuy nói là có ảnh hưởng, nhưng thực tế thì chỉ những nguyên tử bền và có số lượng đủ lớn mới có tầm ảnh hưởng mà thôi. Ví dụ như nguyên tố 118 nói trên, tìm ra xong rồi để đấy.
@ chị Hải Anh : các nguyên tố có số thứ tự vào khoảng 80 đến 90 là đã thuộc hàng siêu ko bền rồi --> càng về sau càng không bền. Chưa kể về quá trình bán rã không phụ thuộc vào điều kiện môi trường ---> nguyên tố đó khả năng đến 99.9999999999999999999999999999999999999% là chỉ có trong phòng thí nghiệm thôi --> đồng ý lập luận chú Lộc
Giờ đây em tự hỏi không hiểu nếu người ta tìm ra một nguyên tố mới không thỏa mãn ĐLTH của Mendeleev thì sao nhỉ? Không biết có lại nảy sinh lí thuyết mới kiểu Hình học phi Ơclit đối lại hình học Ơclit ko?
cái này không thể nói được. Hình học ơclit và phi ơclit thực chất đều đã tồn tại và được cảm nhận. Nhưng mà các nguyên tố thì gần như không thế. Được cấu tạo từ các hạt cơ bản -> bảng tuần hoàn xếp các nguyên tố và nhóm nguyên tố theo các nhóm. Cái hay của bảng tuần hoàn Mendeleev là ông ấy đã tiên đoán được sự tồn tại của các nguyên tố thời đó chưa được xác định và xếp chúng vào được bảng của mình.
Hóa là vậy. Người ta cứ đi từ thực nghiệm để đưa ra lí thuyết giải thích cho cái thực nghiệm đấy, rồi lại dùng thực nghiệm để kiểm chứng cái lí thuyết đó, đến bao giờ tìm ra lí thuyết hợp lí nhất thì thôi.
Qui trình của tất cả các nghiên cứu khoa học là
(1) quan sát ( observe) --> (2) đặt câu hỏi ( question ) ---> (3) đưa ra các giả thiết, tiên đoán ( make a prediction) -- (4) kiểm chứng giả thiết bằng thực nghiệm ( experiment)
nếu giả thiết đúng thì sẽ đưa ra kết luận
giả thiết sai thì sẽ quay lại bước (3)
Chính vì thế mà không bao giờ có 1 cái học thuyết nào hoàn toàn chính xác. Tất cả đều phải bị nghiên cứu lại và đưa ra các bằng chứng khác ---> phải đưa giả thiết khác --> thay đổi học thuyết.
tính đúng đắn của lí thuyết mà Mendeleev đưa ra.
cho hỏi là tính đúng đắn ở đây em nói là gì :-??
Cái này giống như Einstein làm cuộc cách mạng trong Vật lý khi tìm ra rằng có lúc cơ học của Newton có chỗ ko đúng nữa. Hay lobaxepxki tìm ra hình học phi Ơclit ý.
cái lý thuyết gốc của Newton không thể giải thích được các hiện tượng sóng và sóng điện từ cho nên chắc chắn sẽ bị thay thế --> công lao thuộc về Estein
Còn phi ơclit thì tìm ra vì trái đất đâu chỉ có 2 chiều mà còn có chiều cao --> hình không gian :-s
những cái hiển nhiên thì đương nhiên những thuyết nào ko giải thích được sẽ bị thay thế
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên