.:: {Pascal} dẫn lối - {IT} vô đối ::.

Tường định giải nghĩa dần.
Đúng tối hôm bạn QA đi giải nghĩa là vừa.
Thế là bạn QA ko biết ý nghĩa là gì.
 
Nếu nói theo toán thì
6+5=11,6-5=1
65=1^5+2^4+3^3+4^2+5^1
65=8^2+1^2=7^2+4^2 (số đầu tiên viết được dưới dạng tổng 2 bình phương theo 2 cách)
Xét P(0) = P(1) = P(2) = 1, P(n) = P(n − 2) + P(n − 3).
thì P(16)=65
Theo chủ nghĩa thần bí châu Âu thì 65 là con số bí ẩn.
Có 13 ngôi sao 5 cánh (65=13*5) ở trên biểu tượng con đại bàng của hội Tam Điểm (Illuminati), 13 ngôi sao xếp thành ngôi sao 6 cánh (có 6 đỉnh, 6 cạnh, 6 góc tượng trưng cho số 666 của quỷ Satan)

Đọc mờ mắt thấy được thế này.
Bài đầu tiên viết trong tp lớp mình :x:))
 
Mọi người chăm chỉ đóng góp cho google với wiki nhỉ :">
 
Thôi em post luôn cho tư liệu tham khảo này.

Quan điểm của người Trung Quốc và sự trùng khớp.
Ngày xưa, khi mới được phát minh, bộ lịch có tất cả 13 tháng trăng tròn. Bởi vì 13 là số xui nên người ta điều chỉnh lại còn 12 tháng, lờ đi chu kỳ mặt trăng. Tuy nhiên, người Trung Quốc quyết định vẫn tuân theo năm Âm lịch 13tháng. Bên cạnh đó, họ cũng có một bộ lịch Dương hay lịch nhà Hạ. điều này giúp các nông dân phán đóan chính xác thời điểm thu họach. Lịch âm cũng đánh dấu những ngày lễ quan trọng như Trung thu, rơi vào 15-8 Âm lịch hằng năm.

Đối với người phương Tây, 13 là con số của sự xui xẻo. tuy nhiên, con số này luôn hiện diện trong cuộc sống của mọi người Mỹ. Liên bang Hoa Kỳ được hình thành từ 13 bang đầu tiên. Điều này được phản ánh trong quốc huy của Hoa Kỳ. Ở mặt truớc, con đại bàng nắm chặt 13 mũi tên. Trên 13 nhánh của cành ô liu có 13 quả. Có 13 sọc trên khiên và 13 ngôi sao phía trên hình đại bàng.

Mặt sau của quốc huy, kim tự tháp có 13 bậc. Số ký tự phía trên kim tự tháp và đại bang là “E Pluribus Unum” và “Annuit Coeptis”, đều là 13.

Một điều thú vị nữa liên quan đến con số 13 là cái chết của công nương Diana. Bà mất vào ngày 31-8-1997 sau khi chiếc xe đâm vào cây cột thứ 13 trong đường hầm Pont de I’Alma ở Paris. Trong cỗ bài, một tụ có 13 lá, Bốn tụ sẽ có 52 lá, tương đương với số tuần trong 1năm.

Theo chiêm tinh, có tất cả 13 chòm sao hòang đạo. trong đó có 12 cung (Bảo Bình, Cự Giải, Hổ Cáp…) và một chòm Ophiuchus, được gọi là người giữ rắn. người phươong Tây khhông xem Ophiuchus là biểu tượng trong chiêm tinh. Theo họ, cung hòang đạo được xác định tương đương với tổng thời gian mặt trời chiếu qua cung, bắt đầu từ điểm xuân phân ở nửa bán cầu Bắc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
b Nam đang giúp giải nghĩa hay đang làm mọi ng k đoán ra đc thế =)

tại sao tối mìh đi mới đc biết :(

số 2/7 :x
 
Key ở đây chính là...
Glory to Buddha Amitabha
Oh God, can u 4give my faults?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào mừng bài 1200!
mình ko hứng thú lắm với cái chủ đề còn số này, và mình cũng ko biết cái chủ đề sẽ đi đến đâu và kéo dài đến bao h?
 
Bọn này thật là.
Mai có ai xuống căng tin giờ ra chơi nghe chuyện con lạc đà và con muỗi ko.
 
2/7 :x :x :x
Sau khi xem xét, thấy 7 phần quá dài nên quyết định đã rút ngắn lại còn 3 phần =)) sẽ tập trung vào vấn đề chính :-j
 
Cái này quan trọng nè:

Thật ra, số 1 và 3 cũng có ý nghĩa riêng, 1+3 = 4. con số này liên quan đến sự hiểu biết và tình yêu gia đình. Người Quảng Đông không thích số 4 vì cách phát âm giống từ “chết”. Tuy nhiên, số 4 cũng mang lại may mắn cho những ai sinh vào ngày này.
 
thật ra là.

...

càng ngày càng chả thấy số 65 đâu =) nhảm quá !

ơ thế rút ngắn là mất số 2/7 àh =((

các bạn giải thích luôn k đc àh :|
 
Cái này quan trọng nè:

Thật ra, số 1 và 3 cũng có ý nghĩa riêng, 1+3 = 4. con số này liên quan đến sự hiểu biết và tình yêu gia đình. Người Quảng Đông không thích số 4 vì cách phát âm giống từ “chết”. Tuy nhiên, số 4 cũng mang lại may mắn cho những ai sinh vào ngày này.

The Key =))
 
ko phải cách phát âm giống từ chết
mà là theo luật "sinh lão bệnh tử",số 4 tương ứng với "tử" nghĩa là chết
 
bạn QA chả hiểu gì cả.
Muốn lần tìm con số 65 thì phải tìm số 13 trước bởi vì số 65=13*5
mà số 13 lại ngtố ko tách được nữa.
 
NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 65/2008/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2008

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ


CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Xét đề nghị của Tổng Thanh tra,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Vị trí và chức năng

Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Thanh tra Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Thanh tra Chính phủ đã được phê duyệt và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

5. Về thanh tra:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;

c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra;

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Bộ, ngành, địa phương.

6. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a) Tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước;

c) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo của Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

7. Về phòng, chống tham nhũng:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

b) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng;

d) Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

8. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được áp dụng các quyền hạn của Thanh tra Chính phủ theo quy định của pháp luật; được yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia đoàn thanh tra.

9. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

11. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

12. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

13. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra nhà nước.

14. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; quản lý các ngạch công chức chuyên ngành thanh tra theo quy định của pháp luật; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ và Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra cấp tỉnh).

15. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch biên chế hàng năm; tổng hợp, báo cáo và quản lý về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thanh tra Chính phủ theo quy định.

16. Quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật.

­17. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra

Tổng Thanh tra thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 16 của Luật Thanh tra, Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 179/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan, các quy định tại Nghị định này và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý; quyết định theo thẩm quyền việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

2. Trực tiếp chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các hội, đoàn thể Trung ương trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

3. Chủ trì giải quyết việc trùng lặp về thời gian, nội dung thanh tra, kiểm tra của các đoàn thanh tra, kiểm tra do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;

4. Giải quyết khiếu nại đã được Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;

5. Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;

6. Xem xét, kết luận nội dung tố cáo đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại;

7. Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong công tác thanh tra;

8. Thống nhất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ và Chánh Thanh tra cấp tỉnh; thực hiện việc quản lý, bổ nhiệm các ngạch công chức chuyên ngành thanh tra theo quy định của pháp luật;

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Pháp chế.

2. Vụ Tổ chức cán bộ.

3. Vụ Hợp tác quốc tế.

4. Văn phòng.

5. Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (gọi tắt là Vụ I).

6. Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp (gọi tắt là Vụ II).

7. Vụ Thanh tra khối văn hoá, xã hội (gọi tắt là Vụ III).

8. Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 1 (gọi tắt là Cục I).

9. Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 2 (gọi tắt là Cục II).

10. Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 3 (gọi tắt là Cục III).

11. Cục Chống tham nhũng (gọi tắt là Cục IV).

12. Viện Khoa học thanh tra.

13. Trường Cán bộ thanh tra.

14. Báo Thanh tra.

15. Tạp chí Thanh tra.

16. Trung tâm Thông tin.

Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 11 là các đơn vị giúp Tổng Thanh tra thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 12 đến khoản 16 là các đơn vị sự nghiệp.

Văn phòng, các vụ, cục được thành lập phòng.

Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 55/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.

2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Cái này có 1 Key nữa =)
 
Back
Bên trên