Bằng cấp là 1 loại chứng chỉ, thể hiện một số tính chất khó đo đạc được chính xác. Trong hoàn cảnh đang bàn luận, thì bằng cấp thể hiện khả năng có thể học, có thể tiếp thu kiến thức ở một trình độ nào đó. Các công ty khi thuê nhân viên hầu hết đều phải đào tạo lại từ đầu nhưng họ vẫn ưa thích người có bằng cấp vì ít ra những người đó đã trải qua một quá trình đạo tào, và đã thể hiện một số khả năng đặc biệt (ví dụ, chăm chỉ, thông minh<== khả năng tự nhiên hoặc luồn lách, quay cóp, nịnh bợ thầy cô<== kỹ năng mềm, cực kỳ cần thiết trong xã hội, nhất là Việt Nam) để nhận được tấm bằng đó.
Bằng cấp được tạo ra, đầu tiên, chủ yếu là để hạn chế mặt trái của thông tin bất đối xứng, giữa người thuê lao động và người lao động. Tuy vậy, dù hầu hết các xã hội phát triển, cũng như đang phát triển, đều coi trọng bằng cấp những lý do lại không hoàn toàn giống nhau. Lấy ví dụ như xã hội Việt Nam, (ít nhất) một nửa số người trưởng thành ra đường hy vọng có thể lừa được ai đó (xếp, nhân viên, đối tác v.v...) và chi phí cơ hội cho việc nói dối là không cao, bằng cấp như là một cái phao duy nhất để mọi người bấu vứu, làm cứu cánh cho quyết định của mình. Ở một số nơi khác, khi mà con người không phải quá bần cùng để kiếm sống, khi mà chi phí cơ hội của việc nói dối cao hơn, bằng cấp như là một thứ hàng phổ thông. Ai muốn hưởng lợi thì mua, không thì thôi, mà đã không mua thì cũng đừng hưởng lợi. Tính tối ưu hoá cao hơn nhưng tính nhàm chán cũng dần xuất hiện.
Dĩ nhiên khi xem bằng cấp chỉ là một cách để thể hiện một số yếu tố khác không quan sát được, bằng cấp không phải là một sự thay thế hoàn hảo. Có nhiều cách khác, ngoài bằng cấp, để chứng minh những phẩm chất được yêu cầu. Ở một khía cánh ngược lại, có nhiều cách để đạt được bằng cấp mà không nhất thiết thể hiện phẩm chất được định sẵn. Một quốc gia tiên tiến sẽ tìm cách phát huy khía cạnh thứ nhất và hạn chế khía cạnh thứ hai. Nghĩa là bằng cấp càng đơn giản, dễ so sánh càng tốt, và tích cực tạo ra những mặt hàng thay thế cho bằng cấp, phá bỏ thế độc quyền của nó.