Những người không ước mơ

Ngô Xuân Bách
(ngô xuân bách)

New Member
(http://www1.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2007/11/206562.vip)

Học xong lớp 12, nhiều người chẳng biết sẽ làm gì tiếp theo. Học đại học, cao đẳng, trung cấp hay đi làm đều không hề xuất hiện trong ý nghĩ của họ.

Long là học sinh khá của trường Bảo Lộc, Lâm Đồng. Trong khi mọi người chuẩn bị học dồn để thi vào một trường nào đó thì Long vẫn bình chân như vại. Đối với Long, mỗi ngày thức dậy chỉ có việc đến lớp rồi về. Ngày nào xong ngày đó. Cũng có lần, Long nghĩ xem mình sẽ thi trường gì nhưng không có câu trả lời. Long không thích gì cả.
Anh trai của Long đang học năm 4 Bưu chính viễn thông (TPHCM) muốn định hướng cho em theo nghề của mình. Tuy nhiên, Long gạt phắt đi: “Trường đó khó lắm. Em không học đâu”.
Ba mẹ đều là giáo viên nên Long không thể không học tiếp. Nhưng học cái gì thì Long chưa biết. Mọi người trong nhà ai cũng sốt ruột chờ quyết định của Long. Ba gợi ý học Sư phạm không xong, mẹ định hướng học Kỹ thuật không được đành phải chờ thêm một thời gian nữa cho Long suy nghĩ.

Cứ cách vài tuần, anh trai của Long lại gọi điện thoại hỏi xem thằng em đã thích trường nào chưa. Gần đây, Long trả lời anh một cách nghiêm túc: “Anh coi trường nào tuyển khoảng 15 điểm thì đăng kí cho em. Học cái gì cũng được miễn là đầu vào thấp một chút”.

Tương tự trường hợp của Long, Thảo là học sinh lớp 12 trường TPTH Thanh Đa, Bình Thạnh, TPHCM. Thảo học rất khá, đặc biệt là môn văn. Song, em không muốn học Sư phạm văn vì “tính em không làm cô giáo được đâu. Văn đối với em là năng khiếu nhưng học văn nghèo lắm”.

Thảo tìm hiểu các ngành nghề trên nhiều phương tiện thông tin. Em hỏi ý kiến những người xung quanh xem học cái gì cho “hot”, ra trường kiếm được việc làm ngay. Thảo kết luận: Đại học Y được mọi người “nể” nhưng Thảo không đủ năng lực; ĐH Kinh tế tỉ lệ chọi năm nào cũng cao; ĐH Ngân hàng thì nhà Thảo không có người quen, ra trường sợ thất nghiệp…

Tương lai về đâu?
18 tuổi, trong đầu chưa một lần hình dung mình sẽ trở thành người như thế nào, làm nghề gì và thích cái gì?

Gặp Lan trong buổi chào đón tân sinh viên khoa Ngữ Văn, ĐH KHX& NV, em trả lời lí do vào trường một cách thờ ơ: “Mẹ thấy em chăm chỉ nên khuyên em thi thử vào trường này. Em cũng không biết sẽ học cái gì. Nếu ngày nào cũng học văn chắc em chết quá”.

Hỏi về nghề nghiệp trong tương lai, Lan lắc đầu: “70% sinh viên ra trường làm việc trái nghề. Em cũng chưa biết sẽ làm gì. Đến lúc đó,…” Lan bỏ lửng câu nói. Có thể trong câu trả lời của mình, Lan nhận ra sự mờ mịt của một con đường mà Lan đã nhắm mắt chọn đại (!).



....:-??...:-w ...=)) ...:-w ....-Thật nực cười phải không các bạn ??...Sống mà không có lí tưởng,không có ước mơ và không có mục đích sống thì cuộc sống ra sao hả các bạn...??...Tương lai sẽ đi về đâu,cuộc đời sẽ trôi dạt về đâu hỡi những con người ko hoài bão ??
Guồng quay của cuộc sống nhộn nhịp này sẽ vẫn quay,nhưng nó sẽ bỏ lại bên rìa guồng quay của nó nhưng con người sống theo kiểu "gió chiều nào theo chiều ấy"-"phó mặc sự đời"......
Tôi đã từng mơ ước trở thành người học giỏi nhất trường-mơ ước là người giàu nhất Việt Nam-mơ ước là nhà văn,nhà thơ-rồi mơ ước trở thành đạo diễn Sân Khấu Điện Ảnh-còn bi giờ tôi đang có hoài bão trở thành một trong những doanh nhân thành đạt,một trong những nhà kinh tế kiệt xuất trong tương lai,để đưa kinh tế Việt Nam thành một nền kinh tế đỉnh cao trong xu thế hội nhập.....
...Thế đó,từ nhỏ cho đến bi giờ ước mơ của tôi như thế đó,tôi ko ngừng mơ ước,chính những ước mơ hoài bão đã giúp tôi trưởng thành,giúp tôi lớn lên,...giúp tôi nhận ra chính mình và giúp tôi ko ngừng hoàn thiện mình để trở thành người có ích cho xã hội.....;)
 
Theo em, làm cái gì thì làm, trước tiên phải yêu nghề đã :), hãy cứ làm cái nghề mình yêu, rồi cái nghề đấy và xã hội sẽ trả lại cho mình những điều xứng đáng :). Làm mà trong đầu cứ 1 điều Tiền, 2 điều Làm sao để có tiền thì sớm muộn cũng thất bại :|.
Mà trong những trường hợp chưa xác định đc ngành nghề mình thik thì tốt hơn nên theo cái gì mình làm đc, trong 2 năm đầu đại học vẫn còn học đại cương, vẫn còn chuyển ngành đc mà :). Chưa kể nhiều người cả đời đổi đến 2,3 nghề mới tìm đc công việc thích hợp nhất với mình :)
 
Tao hoàn toàn đồng ý với mày Sơn ạ. Những người bây h suốt ngày chỉ nghĩ nông cạn là làm việc gì cho lắm tiền thì đúng là một sai lầm. Bởi nếu mà mình ko thực sự có đam mê có tài năng thì có kinh doanh hay làm cái gì đó cũng sẽ chỉ toàn thất bại ,đi sau người khác thôi.Lúc đó thì đành nhìn đứa khác kiếm tiền chứ bản thân mình chả được trọng dụng đâu.:D :D Thà trở thành số 1 trong lĩnh vực của riêng mình còn hơn.

Nhưng khó ở chỗ không phải ai cũng dễ dàng tìm được niềm đam mê và năng lực thực sự của mình. ( có lẽ giống trường hợp 2 bạn ở trên):D :D :D
 
Thực ra, anh cũng nghĩ như bọn em vậy. Hoặc là hẳn ai cũng cho rằng, trước hết, phải yêu nghề cái đã. Dù làm việc gì, thì đầu tiên cũng cần phải chú ý đến xem mình có thích làm việc đó hay không. Điều đó hoàn toàn đúng, và chắc chắn rằng, khi xã hội đã phát triển, nó sẽ là kim chỉ nam cho tất cả mọi người.

Có hai vấn đề được đặt ra là:
- Cái mình thích thì mình lại không có nội lực để làm, hay nói như các cụ là: Lực bất tòng tâm.
- Cái mình thích thì người khác lại không cho mình có được.

Vấn đề thứ nhất: Cái này nói thật là rất khó. Khi mình ở một vị trí mà mọi thứ đều dễ dàng (học giỏi, năng động, hoạt bát ...) thì mình luôn cảm thấy sự đam mê của mình hoàn toàn có thể theo đuổi được. Nhưng đã bao giờ ta làm việc gì mà rồi ta nhận ra rằng bản thân hoàn toàn không thể theo đuổi được? Đã bao giờ, ta cảm thấy mệt mỏi, hoặc chán chường, hoặc thất vọng cho cái ước mơ tưởng như đã trở thành phù phiếm? Câu hỏi đặt ra là: Trong hoàn cảnh đó, ta xử sự thế nào với bản thân và với mọi người xung quanh?

Vấn đề thứ hai: Ừ thì mình làm được, mình hoàn toàn có khả năng thực hiện được ước mơ đó. Nhưng trời không dung nhân tài. Có rất nhiều người cũng lăm le cái vị trí mà mình sẽ chiếm trọn trong một ngày không xa. Họ nên làm gì? Và họ sẽ làm gì? Tìm cách hất cẳng chúng ta. Việc đó có xảy ra không? Nhiều chứ. Vì thế, nhiều người trước khi ước mơ, họ đã phải cân nhắc: Liệu mình có chen chân được vào cái thế giới đó không? Cứ cho là mình học giỏi đi, tài năng đi, nhưng chắc gì cái tiểu xã hội đó đã cho mình chỗ đứng. Câu hỏi đặt ra là: Trong hoàn cảnh ấy, ta đối xử thế nào với ước mơ? Từ bỏ nó hay tiếp tục thực hiện nó?

Em Sơn ạ, anh luôn nghĩ như em: cần phải có tình yêu, tiền chỉ là thứ yếu. Nhưng nếu em biết rằng: một bác sĩ để thực hiện được tình yêu của mình, phải chấp nhận đồng lương 400.000/tháng; và làm 1 ca "tiểu phẫu" trong 4 tiếng đồng hồ với giá 15.000 đồng, thì em mới thấy được tiền nó quan trọng thế nào. Nói thế không phải để bảo mọi người từ bỏ tình yêu, hoặc là chà đạp lên nhân phẩm để có tiền, mà để thấy rằng, có nhiều cái khó khăn lắm, nên không phải trong mọi hoàn cảnh, con người ta dám mơ ước, dám thực hiện ước mơ của mình.

Nhưng thôi, khi chúng ta còn trẻ, chúng ta còn sinh lực, chúng ta còn động lực, hãy ước mơ, cố gắng ước mơ, và luôn hành động để biến ước mơ đó thành hiện thực. Hi vọng khi xã hội đã khá lên nhiều, những vấn đề như vấn đề thứ hai sẽ không còn là trở ngại nữa. Trở ngại duy nhất lúc đó, sẽ chính là con người ta có vượt lên được chính mình hay không?
 
:| thực sự yêu nghề ko thôi ko đủ. Chung qui lại nếu ko có tiền thì tình yêu nghề cũng sẽ ngày càng mai một đi thôi.
Chắc chắn rất nh` ng` nghĩ chỉ cần mình theo đuổi đến cùng thì sẽ có ngày đc đền đáp. Nhưng thử vẽ ra 1 viễn cảnh 1 đôi vợ chồng làm nghề giáo, ở nhà tập thể,nuôi 1 đứa con xem. Họ yêu nghề chứ, nhưng đồng lương nhà giáo liệu có đủ để họ sống 1 cách thoải mái ko. Em thực sự nghĩ là ko và nghề này ko phải là nghề để làm giàu.
Em muốn tự mở 1 shop quần áo, 1 phòng tập breakdancing lắm chứ lắm chứ nhưng sống = cái việc buôn bán,nhảy nhót như thế thì sao khá lên đc,rồi vợ con, chưa kể sau này con mình lớn lên có khi nó lại theo bước mình, thế mãi thì đến bao h mới giàu.
Nhiều khi cũng phải biết đặt đam mê của mình lại phía sau. Sẽ tốt hơn nếu làm 1 nghề kiếm đc nh` tiền rồi mở 1 của hàng như kiểu 1 nghề tay trái, làm để giải trí,làm vì đam mê.
Ở Mĩ quả thật có khá nh` người chấp nhận theo đuổi nghề mà mình thik nhưng 1 phần vì tính cá nhân của người Mĩ cao. Ở VN thì em ko nghĩ là thời buổi này có thể làm đc như thế, nếu có thì có lẽ là muộn hơn.
Riêng về nh~ ng` sống ko ước mơ hoài bão như cái bài báo trên thì nói thẳng sống làm j` cho nó chật đất, em ko bao h chơi vs nh~ ng` như thế.
 
nói gì thì nói, vẫn phải có một ước mơ và hoài bão nào đó, cho dù là trong tình cảnh tuyệt vọng nhất :| như anh Long nói, lực bất tòng tâm, nhiều khi muốn mà không làm được. Nhưng như thế không có nghĩa là bỏ cuộc ngay. Mọi con đường đều dẫn đến thành công và đạt được nguyện vọng của mình :)) chắc mọi người vẫn nhớ hoặc từng đọc cái truyện cười về 1 bác sĩ phụ khoa học làm kĩ sư theo ước mơ của mình chứ ? --> con đường vòng cũng tốt , miễn là đạt được ước mơ, và dám theo đuổi ước mơ :))
 
:| thực sự yêu nghề ko thôi ko đủ. Chung qui lại nếu ko có tiền thì tình yêu nghề cũng sẽ ngày càng mai một đi thôi.
Chắc chắn rất nh` ng` nghĩ chỉ cần mình theo đuổi đến cùng thì sẽ có ngày đc đền đáp. Nhưng thử vẽ ra 1 viễn cảnh 1 đôi vợ chồng làm nghề giáo, ở nhà tập thể,nuôi 1 đứa con xem. Họ yêu nghề chứ, nhưng đồng lương nhà giáo liệu có đủ để họ sống 1 cách thoải mái ko. Em thực sự nghĩ là ko và nghề này ko phải là nghề để làm giàu.
Em muốn tự mở 1 shop quần áo, 1 phòng tập breakdancing lắm chứ lắm chứ nhưng sống = cái việc buôn bán,nhảy nhót như thế thì sao khá lên đc,rồi vợ con, chưa kể sau này con mình lớn lên có khi nó lại theo bước mình, thế mãi thì đến bao h mới giàu.Nhiều khi cũng phải biết đặt đam mê của mình lại phía sau. Sẽ tốt hơn nếu làm 1 nghề kiếm đc nh` tiền rồi mở 1 của hàng như kiểu 1 nghề tay trái, làm để giải trí,làm vì đam mê.
Ở Mĩ quả thật có khá nh` người chấp nhận theo đuổi nghề mà mình thik nhưng 1 phần vì tính cá nhân của người Mĩ cao. Ở VN thì em ko nghĩ là thời buổi này có thể làm đc như thế, nếu có thì có lẽ là muộn hơn.
Riêng về nh~ ng` sống ko ước mơ hoài bão như cái bài báo trên thì nói thẳng sống làm j` cho nó chật đất, em ko bao h chơi vs nh~ ng` như thế.





mày có chắc là mở shop quần áo thì không bao giờ giàu không? nghĩ kĩ chưa mà nói thế?
Những thầy cô giáo có tiếng bây giờ mày thử tìm xem họ sống có thoải mái không?

tóm lại là muốn giàu thì phải giỏi,phải có tài chứ dốt nát mà cứ ngồi nói là phải làm nghề gì cho có nhiều tiền thì không khá đc đâu....
 
:))cá tính cái gì, người ta kể cả có thất nghiệp cũng được trợ cấp ít nhiều nên cứ có một cái nghề là được rồi cái đã, lựa chọn sẽ thoải mái hơn nhiều. Nhà mình có nghề chưa chắc đã sống được bằng cái lương thất nghiệp của người ta.
Ai cứ xem "Đời Thừa" là hiểu hết:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
...yêu chưa đủ,phải có cả sự đam mê..nhiều học sinh lớp 12 không biết thi trường nào là đúng rồi,vì chẳng có ai định hướng cho các em cả,chỉ biết học,nhưng không biết là học để làm gì,....
 
Tao hoàn toàn đồng ý với mày Sơn ạ. Những người bây h suốt ngày chỉ nghĩ nông cạn là làm việc gì cho lắm tiền thì đúng là một sai lầm. Bởi nếu mà mình ko thực sự có đam mê có tài năng thì có kinh doanh hay làm cái gì đó cũng sẽ chỉ toàn thất bại ,đi sau người khác thôi.Lúc đó thì đành nhìn đứa khác kiếm tiền chứ bản thân mình chả được trọng dụng đâu.:D :D Thà trở thành số 1 trong lĩnh vực của riêng mình còn hơn.

Nhưng khó ở chỗ không phải ai cũng dễ dàng tìm được niềm đam mê và năng lực thực sự của mình. ( có lẽ giống trường hợp 2 bạn ở trên):D :D :D



Bạn ạ,phải có ước mơ,ước mơ sẽ giúp chúng ta vươn tới...ước mơ sẽ giúp chúng ta nhận ra chính mình qua việc chúng ta có hoàn thiện được ước mơ hay ko,để mà từ đó ko ngừng hoàn thiện mình,phấn đấu trở thành một người có ích...Ý tôi muốn nói,phải có ước mơ,phải có hoài bão,ko nên sống theo kiểu áp đặt,khuôn mẫu,dựa dẫm,"gió chiều nào theo chiều ấy",vì tất cả những điều đó sẽ làm hạn chế khả năng của chúng ta,hạn chế bản lĩnh con người chúng ta,...phải ko ngừng vươn tới,mơ những cái mới-tìm những cái mới-làm những cái mới......!!

----------

Tôi đã từng biết một câu nói:
Cuộc sống của con người lúc nào cũng như dòng sông đang chảy trước mặt,vẫn là dòng sông ấy thôi nhưng nước thì luôn luôn đổi mới...
 
Em vẫn khẳng định 1 câu, ít nhất với lòng mình : ông trời k bao h cho ai quá nhiều, nhưng cũng k bao h lấy đi của ai quá nhiều, chẳng có cái nghề gì mà lại k có mặt hay, mặt dở. Nhưng đối mặt với những cải dở đấy, sự khác nhau của mỗi con người khi đó chính là : Họ có còn tin tưởng vào con đường họ đi hay k? ; Họ còn tin tưởng vào bản thân hay k? ; Họ còn tin tưởng vào sự lựa chọn của họ hay k?....Tất cả chỉ là 1 chữ " Tin " thôi, chỉ cần có niềm tin, người ta sẽ nhìn nhận mọi thứ rất thoải mái, khách quan, đủ lý trí để giải quyết những mâu thuẫn, có thể trước mắt thiệt, nhưng cuộc đời là công bằng ( đừng ai nói đời bất công :) ), cái giá của Niềm Tin là vô cùng lớn, mà ta sẽ nhận đc :)
Chẳng phải nói đâu xa, bố em là 1 cán bộ trong ngành thuế, em tự hào mà nói : Về nghiệp vụ, bố em là 1 trong những người giỏi nhất Cục Thuế Hà Nội, ai cũng nghĩ làm Thuế là vì tiền, Ko ! Nếu làm vì tiền thì giờ này gia đình em đang có 4, 5 cái biệt thự, 2,3 cái ô tô và 1 tài khoản khổng lồ trong ngân hàng. Bố em k làm vì tiền, ông làm vì tình yêu với nghề :), thăm thoắt đã đc hơn 20 năm trong nghề rồi, nhiều lúc ông cho đi những thứ của ông, cho...nhưng k mất ! Làm theo lương tâm, tin tưởng tuyệt đối, đc xã hội tôn trọng, đc mọi người yêu quí, có những thứ mà bọn có tiền nằm mơ cũng k có nổi, dù giờ này gia đình em chỉ là 1 gia đình trung lưu trong xã hội, nhưng em tự hào về ông :D
Và ông đã dạy em tất cả những điều này :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thích thì vô cùng lắm, nhưng năng lực thì có hạn.
Nhưng dù làm đúng nghề hay trái nghề, theo hay ko theo ý thích, mình cũng phải hết lòng cống hiến chứ.
Nếu ko làm điều gì trái với đạo đức thì nghề nào mà chả cao quý, chả đáng làm.
 
Em là em cực kì khâm phục những nhà khoa học ở bên phương Tây. NHiều người yêu khoa học, nghiên cứu đến mức có thể đi vào tận rừng sâu, hay sẵn sàng bất chấp nguy hiểm để nghiên cứu hay thỏa mãn niềm đam mê của mình,:D :D :D :D :D :D :D
Nói thật là em chưa có kinh nghiệm cuộc sống nhiều nhưng bản thân em thấy ở VN minh hiếm có những con người nào lại có tình yêu mãnh liệt như thế:D :D :D :D
Nhưng nói thật là muốn thành công thì ước mơ chưa đủ đâu.
Một yếu tố cũng cực kì wan trọng đó chính là năng lực của bản thân. NĂng lực nó cũng cần lắm, chứ chỉ ngồi nhà mà mơ với ước thì chả thực tế lắm.:D :D :D :D
 
Ko thể nói là VN hiếm những ng` đam mê khoa học hơn nước ngoài được. Vấn đề là ko ai có điều kiện để phát triển niềm đam mê của mình. Cơ sở vật chất lạc hậu, lương chỉ đủ ăn thì làm được cái gì ^^
 
Em Nhật Anh chưa làm nghiên cứu khoa học thôi, chứ anh thấy mọi người cũng đam mê lắm em ạ, nhưng mà làm nghiên cứu khoa học tốn nhiều tiền lắm, có phải cứ nói tôi sẽ làm là làm được đâu. Đâu có phải đi thu thập số liệu, sàng lọc rồi phân tích là xong đâu, có khi còn phải vào phòng thí nghiệm làm test, đến các trung tâm lưu trữ xin số liệu v.v. cái gì mà chả phải tốn không ít tiền bạc 8->

Anh thì anh thấy các thày cô ở các bộ môn cơ sở trường anh thật là giỏi :x Lương của họ giỏi lắm chỉ 1.5 triệu / tháng, thế mà họ đã làm được bao nhiêu cho sinh viên. Thật đáng khâm phục.
 
Em Nhật Anh ơi... Nước mình nhiều ng có niềm đam mê như thế lắm em à... Chị đang và sẽ học về bảo tồn, chị gặp rất nhiều người Việt nam như vậy. Chưa nói đến những " cây đại thụ" như ông Đặng Huy Huỳnh, thày Vũ Ngọc Thành, hay ông Hà Đình Đức...mà cả những người trẻ, như anh Lê Khắc Quyết, và cả anh Nguyễn Minh Đức, Thạch Mai Hoàng... đều là những người rất trẻ, người chưa đến 30, người chưa quá 25 nhưng các anh ấy đều đã sống và đã đi gần như mòn những khu rừng ở Việt Nam mình để bảo tồn các loài động vật rồi. Em đừng nói cả nắm đũa như thế, em chưa biết không có nghĩa là Việt Nam mình không có.
@ Anh Long: Công nhận với anh. Làm khoa học hay làm cái gì cũng thế thôi. Phải có tiền mới làm được. Ngay như mấy ngành bảo tồn động vật hoang dã, nói thì cứ bảo phi lợi nhuận, working for a living planet, dưng mà ko có tiền thì có muốn bảo tồn mấy cũng chả được. Làm dự án cũng để xin tiền tài trợ mà biến nó thành hiện thực. Chứ cứ có kiến thức, có giấy tờ, có đủ năng lực, có niềm đam mê, mà ko kiếm được ra tiền cho dự án của mình thì cũng vứt. Nội như cái chuyện đi rừng, cứ tưởng chui vào rừng mà sống được đấy. Phải trang bị cả đống thứ, máy móc.... ko có tiền để tự trang bị đồ thì chui vào rừng cũng chết lăn quay
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chị thấy ko phải là tuổi trẻ chúng ta ko có ước mơ. Như ngày nhỏ, ai cũngmong làm 1 trong 2 cái nghề là bác sĩ hoặc giáo viên.Lớn lên cách nhìn khác, mơ ước cũng thay đổi.
Chị hồi trước chọn ĐH chăng qua vì cái trường Ngoại Thương nó là top 1 về kinh tế, mà những đứa ko định hướng nghề nghiệp, chả biết mình thích gì ngoài tiền ra thì ngoài học kinh tế ra thì biết làm gì? Và thế là đâm đầu vào học ĐH, học những cái mà chỉ 1 ngày sau khi học kì, ko còn 1 cái gì đọng lại trong đầu mình.
Vì đâu ta ko có ước mơ? Ước mơ ít ra cũng phải dựa trên 1 sự yêu thích nhất định. Khi còn 18 tuổi, sáng đi học chính, chiều đi học thêm , tối làm bài tập ôn thi ĐH, thử hỏi đầu óc còn có thể nghĩ gì hơn đc.
Sau này chị cố tách mình ra khỏi cái vòng bảo vệ của bố mẹ để va đập xã hội nhiều hơn. 1 trong những điều đóng góp nhiều nhất trong việc chọn nghề nghiệp của chị đó là chị đi làm. Có đi làm, tận mắt thấy đc những cái mà mình sẽ đối mặt hàng ngày nếu sau này mình làm ngành đó, khám phá ra những thứ tưởng là tiểu tiết nhưng lại mang lại những ý tưởng và kế hoạch cho mình. Cái cảm giác mình Học để biến ước mơ thành sự thực thật sự nó rất tuyệt vời ạ.
Nhớ hồi hè lớp 11, chị cũng đòi bố mẹ cho đi làm thêm , nhưng bị dội ngay 1 gáo nước lạnh"Học hành đi, bố mẹ không khiến cô phải kiếm tiền". Bố mẹ có cái lí của bố mẹ, nhưng nếu ko biết các ngành nghề trong xã hội nó như thế nào, ko tiếp xúc với những người đang làm nghề đó, thì làm sao làm đc? Bố vẫn luôn miệng bảo chị làm ngành PR, rồi sau đó thấy chứng khoán nổ ra lại bảo sao ko học ngân hàng đi. Biết đâu học cái mà bố mẹ muốn lại ko phải là cái mình muốn cơ chứ!
Thứ nữa là mình thấy nhà trường thiếu tính hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp. Nếu mà nhà trường có bộ phận counseling như ở Mỹ, để học sinh có đc những buổi nói chuyện, làm bài trắc nghiệm nghề nghiệp, tham gia các hội thảo nghề nghiệp do chính các anh chị cựu học sinh nói về nghề nghiệp.
Tuy nhiên, cái gọi là ước mơ nó cũng có tính tương đối thôi. Lúc này mình muốn thế này, nhưng tương lai có thể thay đổi. Sau này thời gian sẽ giúp mình khám phá ra, cái chính chị nghĩ là chúng ta làm những điều mà sau này ko phải hối tiếc. Đấy là được.
 
Ờ mấy anh chị nói thế thì em cũng mở mắt ra được rồi ạ.He he he;)) ;)) ;)) .Thế mới bảo kinh nghiệm sống của em ko nhiều.;)) ;)) ;)) .Căn bản em thấy bạn bè đứa nào cũng đâm đầu vào kinh tế với ngân hàng,tài chính nọ kia.Đâm ra cũng hơi bi quan;)) ;))
 
Có người đâm vào mấy cái đó vì sở thích của họ đấy chứ :p " yêu tiền " cũng là " yêu " mà :p, Yêu thích nghề kinh doanh thì đương nhiên là yêu tiền. làm nghề đấy là k yêu tiền thì mới là hỏng :p
 
Ba mẹ đều là giáo viên nên Long không thể không học tiếp.

Đã bắt buộc thế này thì làm sao đòi hỏi tình yêu tình báo gì với nghề được ;)
Một vấn đề là ở VN, học xong cấp 3 mà không vào Đại học là gần như không còn đường ngóc đầu lên ~> đây mới là vấn đề. Giải quyết thế nào cho những người không vào đc Đh :-?
 
Back
Bên trên