Nguồn gốc của người HCM?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Nguyễn Đức Long
(Louis2)

New Member
Bắc, Trung, Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam.​


Ba người con Bắc, Trung, Nam có chung một người mẹ đẻ vô vàn kính yêu, đó là người mẹ Việt Nam.





http://www.hn-ams.org/forum/member.php?u=5596

đây là chữ ký em đọc được trên hao.
theo những gì em đọc được thì hồi xưa việt nam chiếm căm pu chia, và cả vùng miền nam bây giờ là của căm pu chia trước kia. Vì vậy những người trong TP HCM hiện giờ là người căm pu chia, hoặc 1 tộc người nào đó chứ không phải người của đồng bằng sông hồng?

em nói có gì sai không ạ?
ở Pháp có khá nhiều người da đen nhập cư nhưng bản chất chẳng ai gọi họ là người Pháp cả, vì gene của họ vẫn không phải người pháp.
 
Trước TK20 thì làm gì đã có Việt Nam, cũng làm gì đã có CPC. Chỉ có 1 loạt các vương quốc cát cứ.
Sắc dân gốc chính của miền Trung (Chămpa ngày trước) là người Chăm, của ĐBSCL (Thủy Chân Lạp ngày trước) là người Khmer. Chú cứ so thử tỉ lệ 2 dân tộc đấy với người Kinh là sắc dân gốc chính của ĐBSH xem.
Đại Việt chiếm được vùng ĐBSCL chủ yếu không phải bằng chiến tranh mà bằng chính sách di dân ồ ạt. Lưu ý điều đó.
 
vậy em có quyền nói câu ở trên là sai không ạ? :)) i.e. người sài gòn không phải người việt nam :)).

thứ hai là em có quyền khinh thường họ không ạ? :)). So với cách ứng xử, văn hóa, khả năng tài chính, cách nói chuyện, outlook thì người Việt nam vẫn hơn :)).
giống như có 1 số đồng chí ghét bọn trung quốc + mỹ đấy thôi :)).
 
hihi đọc tiêu đề choáng quá, Long thử đọc quyển sài gòn năm xưa của vương hồng sến xem

Hơn nữa nghĩ như long là khá nặng tư tưởng phân biệt chủng tộc, trong khi việc phân biệt nguồn gốc bây h ko còn là điều quan trọng, chủ yếu là ai làm đc gì cho/trên đất nc nào.
 
Re:

Đức Long: Nguồn gốc của người HCM?

* Đức Long không biết Em định mở chủ đề này để muốn giao lưu, trao đổi 1 số ý chính về nguồn gốc, nền văn minh... bằng những câu tóm tắt đơn giản hay mong muốn tìm hiểu cặn kẻ bằng những chính cứ khao học thật có tính tin cận cao?

* Em đọc bài của Võ Thanh Liêm. Còn rất dài, nếu Em chỉ muốn tóm tắt đơn giản thôi thì cũng cho Anh biết để bài sau Anh sẽ lượt dần cho Em đọc để đỡ tốn thời gian?

Lịch sử hình thành của miền nam Việt Nam

I. Vương quốc cổ Phù-Nam

Vùng đất trù phú Nam Bộ của Việt nam ngày nay từ khu vực Ðồng Nai đến Hà Tiên xưa thuộc Vương Quốc Phù Nam. Phù Nam là tên phiên âm tiếng Hán của từ Phnom có nghĩa là núi. Theo sách Lĩnh Nam Trích Quái thì người Tàu thời xưa gọi tên nước này là ‘Diệu Nghiêm’. Vương quốc Phù Nam là vương quốc đầu tiên hình thành tại Ðông Nam châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Chúng ta có thể khẳng định rằng xã hội văn minh đã hiện hữu tại vùng đất này rất lâu trước khi vương quốc được thành lập.
Lịch sử bắt đầu từ khoảng năm thứ nhứt sau Công nguyên khi tại châu Âu, Ðại Ðế Claudius ra sức chinh phục đất Anh Cát Lợi và tại Trung Hoa là nhà Tây Hán. Theo truyền thuyết thì ngày xưa có một vị giáo sĩ anh hùng (Brahman) người Ấn Độ tên là Kaundinya được thần linh chỉ đường xuống thuyền xuôi về hướng đông. Sau một cuộc hành trình đầy gian truân, thuyền của Kaundinya đến được đất liền của đồng bằng sông Cửu Long. Bỗng từ đất liền xuất hiện một mỹ nhân trên chiếc thuyền nan bơi ra chặn thuyền của Kaundinya lại. Mỹ nữ này là Nữ Chúa Soma, con gái của vua Rắn Hổ mười đầu. Trận thư hùng diễn ra giữa anh hùng và giai nhân. Nhờ phép thuật thần thông nên Kaundinya thắng trận. Nữ chúa Soma cầu hòa. Sau đó không lâu hai người yêu rồi cưới nhau sinh ra một người con trai. Người con trai này trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc Phù-Nam lấy hiệu là Kampu.
Kinh đô trù phú của vương quốc được xây dựng tại thành Vyadhapura. Hầu hết những dữ kiện liên quan đến vương quốc cổ nhất Ðông Nam Á này đều đến từ sử liệu Trung Hoa và di vật khai quật được ở Óc-Eo. Chính vì thế tên các vương triều thường là do phiên âm ra tiếng Hán. Vào năm 245 sau Công nguyên nhà Hán Trung Hoa sai sứ giả là K’ang T’ai đi kinh lý vương quốc Phù Nam. Ông đã mô tả là vương quốc này đã biết cách luyện kim, kinh đô Vyadhapura có xây thành bằng gạch kiên cố chung quanh, có hệ thống kinh đào để thuyền bè có thể đi xuyên qua lãnh thổ. K’ang T’ai cũng nói rằng vương quốc Phù Nam có thư viện với nhiều sách vở chữ Phạn, có luật lệ, hệ thống thâu thuế và nông nghiệp, thương mãi đều phát triển. Thường thì người Hoa có tục lệ khinh khi những dân tộc không phải là Hán tộc. K’ang T’ai đã kết luận rằng người Phù Nam là một dân tộc man di, nước da đen đúa xấu xí, tóc quăn và đa số ở truồng, đi chân không. Ông sứ giả có than phiền điều này với quốc vương Phù Nam là vua Hun Fan Huang. Nhà vua sau đó ra lệnh cho tất cả thần dân của Ngài về sau phải quấn vải vào phần dưới thân thể, tiền thân của chiếc sà-rong mà người Thái, Miên và Mã Lai thường mặc ngày nay.
Những lời kể lại của thương nhân các nơi khác lại tỏ ra thán phục nền văn minh và sự hùng cường của Phù Nam. Họ kể rằng giới quí tộc Phù Nam ăn mặc diêm dúa, ở cung điện nguy nga bật nhất và nước Phù Nam có rất nhiều đồ châu bảo vàng bạc quí giá. Vương quốc sử dụng chữ Phạn cổ Sanscrit của Ấn Ðộ trong công việc hành chánh và thương mãi. Trong vòng 300 năm sau ngày lập quốc, Phù Nam đã có một hạm đội chiến thuyền và quân lực hùng mạnh. Vương quốc Phù Nam đã chinh phục được hầu như toàn thể những khu dân cư của vùng Mã Lai -Thái lan - Miên và nam Miến Ðiện để kiểm soát đường hàng hải của các thương thuyền giữa Trung Hoa và Ấn Ðộ. Hào quang cường thịnh và cách tổ chức hành chánh của Phù Nam đã làm gương mẫu cho những nền văn minh sau này như là tiểu vương quốc Sri Vijaya (Palembang), Sailendra ở Java Indonesia, và Malacca góp phần truyền bá văn minh Ấn Ðộ đến những thành phố, bộ lạc phiên thuộc dưới quyền kiểm soát của Phù Nam. Óc-Eo ngày xưa là một thương cảng trù phú có nhiều thương thuyền ghé lại. Vào thời điểm này thương gia đến Óc-Eo tấp nập từ đông sang tây: Ðế quốc La Mã qua Ấn Ðộ và Trung Hoa. Người ta đã tìm được những đồng tiền cổ của La Mã tại đây. Con của Hun Fan Huang là Fan-Shih-Man lên nối ngôi khoảng đầu thế kỷ thứ 3. Tiếp theo là các vua Hun Tien và Hun Phan Fan cha truyền con nối. Vua Hun Phan Fan là một vị minh quân trị vì từ cuối thế kỷ thứ 3 qua thế kỷ thứ 4. Ông nới rộng lãnh thổ, làm hùng mạnh quốc gia và thọ 90 tuổi, không rõ năm nào. Con của vua Hun Phan Fan là Hun Phan Phan không thích làm vua nên bỏ đi tu, nhường ngôi cho một viên tướng là Seray Mara sử Tàu gọi là Fan Che Man. Vua Fan Che Man nới rộng lãnh thổ Phù Nam ra gấp đôi diện tích cũ. Ông đã băng hà vào khoảng năm 204-210. Sau cái chết của vua Fan Che Man triều đình Phù Nam rơi vào cảnh rối loạn liên tiếp. Người cháu của vua là Fan Chan giết chết thái tử con của vua trước để chiếm ngôi. Hai mươi năm sau một người con của vua Fan Che Man là Asachi lại giết được Fan Chan để lấy lại ngai vàng. Sau đó không lâu Asachi lại bị tướng Siun giết để lên làm vua. Hoàn cảnh nào đưa vua Chandana lên ngôi vương không được sử liệu Trung Hoa nhắc đến. Có những chổ trống trong lịch sử những nước lân bang mà có lẽ vì trùng họp với những biến động chính trị tại triều đình Trung Quốc nên sử gia Trung Hoa đã không thể điều nghiên ghi chép.
Năm 357 Phù Nam dưới triều vua Chandana sang cầu phong Trung Hoa và xin triều cống. Một điều đáng nói là mặc dù những dân tộc tại Ðông Nam châu Á bị ảnh hưởng sâu đậm của văn minh Ấn Ðộ, nhưng người Ấn Ðộ và lịch sử Ấn Ðộ hoàn toàn không quan tâm đến thế giới phía đông này cho đến mãi thế kỷ 20 chính phủ và nhân dân Ấn Ðộ mới tìm hiểu thêm về một vùng văn minh Ấn Ðộ đã có mặt tại đây từ lâu. Lịch sử Ấn Ðộ không đếm xỉa gì đến vùng Ðông Nam châu Á có ảnh hưởng văn hóa Ấn trong quá khứ. Ngược lại người Trung Hoa từ hơn 2000 năm nay luôn xem vùng biển phương nam thuộc ảnh hưởng của Thiên triều. Họ cho sứ giả đi điều tra và ghi chép cẩn thận những điều mắt thấy tai nghe. Từ lúc ban đầu ấy các nước đông nam Á đều đã có liên hệ ngoại giao với Trung Hoa qua hình thức cống sứ và xin phong. Trong thâm tâm tầng lớp lãnh đạo Trung Hoa, Thiên triều có thẩm quyền và nhiệm vụ can thiệp tại vùng nam châu Á nếu cần. Lịch sử đã chứng minh điều đó và gần đây nhất là Trung quốc đã đánh vào miền Bắc Việt nam năm 1979 vì bất đồng về chủ quyền và ảnh hưởng tại vương quốc Kampuchia. Nhưng cũng nhờ thế mà ta có những sử liệu quí giá từ thời thượng cổ để tìm hiểu lịch sử của những quốc gia phương nam của Trung Quốc trong đó có Việt Nam ngày nay và Phù Nam xưa.
Những thần dân của Phù Nam xưa thuộc giống người thổ da đen Khmer, Môn-Khmer, Miến, và dân đa đảo Malay-indônêsiên. Ngôn ngữ sử dụng thuộc hệ Ấn độ pha trộn với nhiều sắc thái, thổ ngữ địa phương. Người nước Phù Nam theo đạo Bà La Môn và Phật giáo. Vương quốc Phù Nam đạt đến sự cực thịnh dưới triều vua Kaundinya Jajavarman (478-514). Vua Rudravaman (514-539) có sai sứ sang Trung Hoa triều cống và cho biết Ngài có một lọn tóc xá lợi của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Trong thời gian này các vị cao tăng Phật giáo người Phù Nam đã dịch cuốn Phật Kinh Vimutti Magga sang chữ Hán. Ngày nay cuốn kinh này chỉ tồn tại bằng chữ Hán vì bản chánh chữ Phạn đã bị thất lạc. Thế rồi sau đó vương quốc Phù Nam bị suy tàn bởi nội loạn và sự nổi dậy của dân tộc Khmer (một xứ phiên thuộc của Phù Nam), tràn sang từ vùng đất thuộc nước Lào bây giờ. Một yếu tố khác góp phần vào sự suy tàn của Phù Nam là nền kinh tế của quốc gia đã đi xuống từ sau những tiến bộ về kỹ thuật hàng hải. Thuyền buôn vào thời điểm này đã có thể đi xa bờ và ít có nhu cầu ghé lại Óc-Eo trên đường đi qua Trung Quốc. Năm 539 vương quốc Phù Nam bị buộc phải triều cống cho người Khmer lúc đó là Vương quốc Chân Lạp. Ðến năm 627 Phù Nam bị người Khmer dưới quyền vua Chân Lạp là Bhavavarman xóa hẳn tên trên bản đồ. Những thần dân của Phù Nam bị sát nhập vào vương quốc Khmer. Hoàng gia của Phù Nam dùng đường biển tị nạn sang đảo Java của Nam Dương (Indonesia). Họ sống âm thầm mãi đến gần 200 năm sau, hậu duệ của nhóm người này phát lên để dựng nên triều đại huy hoàng Sailendra. Các ông hoàng bà chúa của dòng họ này lại kết hôn với các lãnh chúa của các tiểu vương lân bang như Mã Lai và nhiều đảo quốc trong vùng. Cho đến ngày nay giới quí tộc, hoàng gia các nước đa đảo như Mã Lai, Nam Dương (Indonesia) đều có liên hệ huyết thống với hoàng tộc nước Phù Nam của miền nam Việt Nam.
Từ năm 550 trở về sau cho đến khi chúa Nguyễn bành trướng thế lực đến miền nam, người Khmer cai tri xứ này theo niên hiệu các vị vua Chân Lạp. Từ khi bị mất nước về tay Chân Lạp người dân Phù Nam trở thành một dân tộc lục địa, mất đi khả năng hàng hải. Ngày nay người Khmer nhìn nhận các vương triều Phù Nam là tổ tiên của dân tộc Khmer và là một phần của lịch sử Khmer. Người Khmer còn được chúng ta biết đến qua nhiều danh xưng Cao Miên, Chân Lạp, Cam bốt và Kampuchia. Vào lúc người Việt di cư đến vùng đất miền Nam vào năm 1800 người ta tìm thấy một pho tượng nữ vương bằng cẩm thạch bị chôn vùi từ thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 sau Công nguyên. Có thuyết cho rằng đó là tượng quốc mẫu vương quốc Phù Nam là Soma. Người Việt kính cẩn lập đền thờ bà tại núi Sam tỉnh An Giang gọi là đền thờ Bà Chúa Xứ. Hàng năm cư dân Hoa, Việt, Miên lui tới cúng bái, hương khói vô cùng linh thiêng. Sự việc đó cho thấy lòng biết ơn của những người đến sau đối với những đợt người đã khai phá vùng đất này trước dân tộc Việt Nam.

Còn tiếp theo

II. Vương quốc Chân Lạp làm chủ khu vực miền nam Việt Nam (thế kỷ thứ 7-thế kỷ 17 sau Công Nguyên)

Năm 600-611 có triều vua Mahendravarman tiếp theo là vua Isanavarman đóng đô tại Ankor Borey. …

III. Chúa Nguyễn bành trướng thế lực của người Việt tại Thủy Chân Lạp (thế kỷ 17-18 sau Công Nguyên)

Một biến cố chính trị tại phương đông, miền cực nam nước Ðại Việt đã làm thay đổi tình thế lúc đó là sự xuất hiện của chúa Nguyễn Hoàng, truyền nhân của Nguyễn Bặc, Nguyễn Trãi và Nguyễn Kim. Chính sách Nam Tiến của các chúa Nguyễn sau đó nhằm để …..

IV. Các di thần nhà Minh xin định cư tại Thủy Chân-Lạp vùng Biên Hòa-Mỹ Tho.

Vào năm 1679 tức năm Khang Hy thứ 18 nhà Ðại Thanh có di thần của nhà cựu Minh bên Tàu vì không cự lại quân Thanh triều đến xin hàng phục nhà Nguyễn...

VI. Vùng đất Méso-Longhor tức Mỹ Tho, Vĩnh Long

Năm 1731 quân Chân Lạp đánh Gia Ðịnh. Ninh Vương sai Tướng Trương Phước Vĩnh và Cai Cơ Ðạt Thành cùng tướng quân Trần Ðại Ðịnh (con của Trần Thượng Xuyên người Minh) đem quân ra chống đỡ. …

VII. Mạc Thiên Tứ nới rộng thêm lãnh thổ cho Nguyễn Vương Ðàng Trong.

Mạc Thiên Tứ cai trị trấn Hà Tiên rất thịnh vượng. Tứ mở văn đàn làm thơ, phổ nhạc, vịnh phú, lập Chiêu Anh Các để chiêu nạp nhân tài. ….

VIII. Luận về những khía cạnh văn hóa ngoài phạm vi đất đai.
....

Chào Đức Long!
 
Hồi xưa đúng là VN đánh chiếm đất của Campuchia thật :))
Thế mà suốt ngày đi chửi mấy thg đánh nước khác :))

Người trong Nam thì chắc có Khơ-me...
Nhg chắc chủ yếu là người Việt mình ngày xưa đc cử đi khai khẩn đất hoang
Mà cầm đầu là cụ Nguyễn Hoàng sau đẻ ra nhà Nguyễn sinh đc mấy lão làm mất nước VN ấy :))
Còn bây giờ thì thiếu gì người bỏ vào Nam làm ăn :))
 
Người miền Nam có nguồn gốc Việt bởi vì:
_Cụ Nguyễn Hoàng ngày xưa đi tiên phong vào Nam,là con thứ của vua Nguyễn (gì gì đó) nên trong Nam người ta có truyền thống gọi anh cả là "anh Hai".
_Nghe cô giáo em nói,người miền Nam hiện nay chủ yếu là con cháu của những người Việt đầu tiên di dân từ Bắc vào khai hoang.Họ hầu hết là phạm nhân,cho di dân lập ấp,kiểu như đi đày,thay vì ngồi tù.Dần dần phát triển phồn thịnh như ngày nay.
=>Người trong Nam có nguồn gốc Việt.

Nhưng chuyện đó có quan trọng ko? có đáng để tranh luận ko?
Anh Long đầu óc phân biệt nhỉ :( sửa ngay đi nhé.
Thế này là đi ngược với tinh thần đại đoàn kết dân tộc (có nói quá ko nhỉ) .Đề nghị lock topic, ko là vài hôm nữa lại có cãi nhau.
 
Nguyễn Đức Long đã viết:
vậy em có quyền nói câu ở trên là sai không ạ? :))

Đương nhiên.

i.e. người sài gòn không phải người việt nam :)).

Chú định nghĩa thế nào là "người VN" đã.

thứ hai là em có quyền khinh thường họ không ạ? :)). So với cách ứng xử, văn hóa, khả năng tài chính, cách nói chuyện, outlook thì người Việt nam vẫn hơn :)).
giống như có 1 số đồng chí ghét bọn trung quốc + mỹ đấy thôi :)).

Khinh thường thì không dân tộc nào có cái quyền đấy với dân tộc khác, chỉ có dân tộc này có thể hơn dân tộc khác ở một lĩnh vực nhất định thôi.
 
đối với em người việt nam là người nói tiếng việt 1 cách chuẩn xác, trong phát âm, và viết chữ quốc ngữ 1 cách chuẩn xác, và có gene của người đồng bằng sông hồng.
Đúng là em có racism, nhưng lý do không phải vì cực đoan :
1. văn hóa ăn phở và cách xưng hô "anh em chị tớ ấy" không thể bị lấn át bởi văn hóa nông dân "mày tao bác ba phi" :)) etc
2. văn hóa ứng xử và văn hóa giao tiếp thượng đẳng của người việt nam không thể bị hòa tan với văn hóa "nhạt" của người HCM (cứ xem GALA cười do miền bắc làm và miền nam làm thì biết, miền nam cười được với cả miền bắc +nam, nhưng người miền bắc thì chỉ cười được với miền bắc);
3. chuyện nói xấu chế độ và đề cao độc lập của miền nam việt nam là sai pháp luật (em có vài bạn là đồng chí cách mạng ở giữa sài gòn :))).
4. tư duy suy nghĩ cạn (em có tiếp xúc, và qua so sánh với nhiều người thì rút ra kết luận :))).

nếu đuổi hết những người hiện tại ở phần miền nam về căm pu chia và miền núi thì tốt biết bao hê hê.

chẳng phải tự nhiên người pháp hoặc 1 số nước châu âu cực ghét bọn di dân (theo 1 số người bạn thì họ được gọi là "Rệp") :)).
1. Trộm cướp
2. Hiếp dâm
tội phạm etc
3. Hôi (đạo hồi có văn hóa 2 tháng tắm 1 lần :))).
4. Bẩn
5. Kém khả năng tư duy (đần độn, bảo thủ).
6. Purely racism (outloook looks different), small percentage.

Luật pháp quy định : illegal to say "I dont make friend with you cause you are muslim", nhưng nếu nói "I dont make friend with you cause you're stupid" thì khác.
Tương tự với người miền nam :)).

hy vong 100 nam nua khi muc song cai thien thi nguoi mien nam se duoi kip minh :(.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nước Mỹ thì sao :(
Đó chẳng phải là mảnh đất của nhg người nhập cư sao /:)
Vậy tại sao nó lại phát triển về mọi mặt vậy :)|

Nói chúng người Việt Nam là người Việt Nam :))
Mỗi vùng 1 khác thì mới thu hút đc du lịch chớ :p
 
chú nhầm, hầu hết những người đóng vai trò quan trọng trong pt kt mỹ đều là người da trắng.
anh không nói về sự khác biệt giữa người mỹ trắng với người anh, vì bản chất là chung tộc người. Nhưng anh nói về sự khác biết giữa 2 tộc người khác hẳn nhau là da đen và da trắng :)).
cần phải công nhận 1 fact là tư duy của người mỹ trắng cao hơn người mỹ da đen (reason : học vấn, hoàn cảnh giáo dục, dinh dưỡng).
nếu lấy miền nam miền bắc ra so sánh thì sẽ thấy khác nhau thôi :)), hoặc so miền bắc với dân tộc thiểu số :))).
 
Ặc 8-}
Ô(ng này phân bịt chủng tộc thật òi :))
Ko chơi ko chơi :))
Keo hôm nào phát hiện ra mình có 0,01% gen dân tộc thiểu số ông lại thịt mình :))
Công nhận là mức TB về giáo dục và mức sống của người da trắng có hơn hẳn người da đen :|
Thế còn so với người da vàng thì sao :(

Mà chắc gì miền Nam đã thua miền Bắc đâu :)|
HCM hơn hẳn HN về mức sống :(
 
Sao ông Long lại giở giọng racist ra thế nhỉ?
Ông nghĩ thế là buồn cười sao, những chuyện thế này thì ko nên lấy làm trò cười được.
It's legal to say: "I f*king hate you because youre racist"
Lmfao
 
đối với em người việt nam là người nói tiếng việt 1 cách chuẩn xác, trong phát âm, và viết chữ quốc ngữ 1 cách chuẩn xác, và có gene của người đồng bằng sông hồng.

Ôi, kô có định nghĩa nào là tuyệt đối cả, nhất là thuộc về vấn đề văn hóa. Cái định nghĩa "chuẩn xác" thay đổi theo môi trường sống, kô nên gò bó như thế.
 
Luật pháp quy định : illegal to say "I dont make friend with you cause you are muslim", nhưng nếu nói "I dont make friend with you cause you're stupid" thì khác.
Tương tự với người miền nam .
Ngu à, khối người miền Nam còn khôn hơn ông anh.
 
Có mấy cái nét thực tế này mà chú Long nên nhìn nhận:

- Nước Việt Nam này không phải là của riêng dân tộc Kinh (theo anh hiểu cái định nghĩa của chú thì có lẽ chú nhắm tới điều này). Nước Việt là của chung mấy chục dân tộc anh em, trong đó mỗi một người thuộc dân tộc nào cũng đáng quí, đáng trọng và có quyền lợi, trách nhiệm ngang bằng với một người của các dân tộc khác.

- Người miền Nam ngày nay phần lớn cũng là dân tộc Kinh, di cư từ miền Bắc vào.

- Người miền Nam và người miền Bắc có các nét văn hóa khác nhau, nhưng không thể nói nơi nào hơn nơi nào. Người miền Bắc không thích kiểu hài của người miền Nam thì người miền Nam chưa chắc đã thích kiểu hài của người miền Bắc. Món phở của miền Bắc tuy ngon và du nhập rộng rãi vào Nam, nhưng ra hàng ăn nào miền Bắc để nhậu cũng thấy người ta kết thúc bằng món lẩu là món có gốc miền Nam. Mà bắt đầu bữa ăn thì cũng thường gọi món nem quấn là món có gốc miền Nam nốt.

- Không phải tất cả người miền Nam đều "đề cao" độc lập của miền Nam - chỉ có một số nhỏ là như vậy thôi. Tuy thế sự đề cao độc lập của miền Nam thật ra đáng lên án cũng chỉ ngang bằng, thậm chí không bằng với tư tưởng phân biệt chủng tộc, vùng miền của chú Long mà thôi. Bản thân tư tưởng của chú Long cũng là sự vi phạm pháp luật.

Cuối cùng thì cấn nói rằng tất cả các lý do mà chú Long nêu ra đều là cực đoan cả, mặc dù chú cố cãi là không phải cực đoan. Chú Long có lẽ chưa một ngày đặt chân lên đất Mỹ nên chú đừng có phát biểu gì về Mỹ cả. Chú mà lên đến Mỹ rồi thì sẽ thấy người da đen tài giỏi cũng không thiết gì đâu.
 
chả hiểu bạn Long muốn nói cái gì,người HCM là người dân tộc Kinh,xong chưa
từ thời Đàng trong-Đàng ngoài là dân bắc bộ bắt đầu di dân vào Nam rồi,tôi nhớ trong SGK sử có đoạn cho dân vào NAm khai hoang mà,.có lẽ ng HCM đều là từ những người di dân từ Bắc vào cả thôi
còn ng khơ me,Chăm vẫn có,nhưng ít và văn hóa khác ng Kinh lắm

1.cách xưng "mày tao" kô hiểu ở đâu ra đâu bạn ạ,đừng khẩu xuất cuồng ngôn
2.tôi chả biết vì sao hài miền Nam nhạt,nhưng chính người sài gòn cũng chê nó nhạt,tức kô phải họ đều nhạt cả
3.nói xấu chế độ là di chứng của thời Mĩ-Ngụy.nếu hồi xưa Mĩ Ngụy có chiếm miền Bắc chứ không phải miền Nam thì chắc bây h Long cầm đầu hội nói xấu chế độ ý nhỉ
4.tư duy suy nghĩ cạn ư? thôi đơn giản 1 câu nhé,20 người giàu nhất VN đều là người ở trong HCM (theo điều tra của báo Thời báo kinh tế thị trường).đây là đang nói đến những người làm business đích thực ấy..chứ còn cái lũ quan to ăn nhiều tiền lắm thì chả tính đâu bạn ạ

----------

bạn Long cứ cực đoan racism đi,rồi lên đất Mĩ bị mấy thằng skinhead nó đánh cho cũng kô hiểu vì sao
 
Nguyễn Đức Long đã viết:
chú nhầm, hầu hết những người đóng vai trò quan trọng trong pt kt mỹ đều là người da trắng.
anh không nói về sự khác biệt giữa người mỹ trắng với người anh, vì bản chất là chung tộc người. Nhưng anh nói về sự khác biết giữa 2 tộc người khác hẳn nhau là da đen và da trắng :)).
cần phải công nhận 1 fact là tư duy của người mỹ trắng cao hơn người mỹ da đen (reason : học vấn, hoàn cảnh giáo dục, dinh dưỡng).
nếu lấy miền nam miền bắc ra so sánh thì sẽ thấy khác nhau thôi :)), hoặc so miền bắc với dân tộc thiểu số :))).
ở Mĩ mãi đến những năm 70 mới có điều luật bắt các trường đại học mở cửa đối với ng da đen,ng Mĩ da đỏ và các minority khác nên đến giờ họ nhìn chung có kém hơn về học vấn cũng có gì lạ? đấy là họ chưa đuổi kịp thôi

bạn Long ạ,bạn có vẻ thik nói về da trắng thượng đẳng nhỉ,ở Mĩ,những ai mà đã có tư tưởng phân biệt chủng tộc rồi ấy,thì gốc Á Phi gì họ cũng khinh hết,trong mắt họ chắc VN mình cũng chả khác "mọi da đen" đâu,thậm chí nhiều ng Mĩ vẫn tưởng VN là 1 nước nghèo đói nội chiến như Sômali ấy :|

thân ái quyết thắng
 
Nói chung đã có tư tưởng kì thị đối với ngay cả những người có cùng quốc tịnh với mình đã là đáng đem đi xử bắn được rồi. Sống thì chỉ phá hoại đất nước chứ làm được gì.
 
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
... có lẽ chưa một ngày đặt chân lên đất Mỹ nên chú đừng có phát biểu gì về Mỹ cả. Chú mà lên đến Mỹ rồi thì sẽ thấy người da đen tài giỏi cũng không thiết gì đâu.

Câu này rất chuẩn, vào thời điểm này mà nói người da trắng tài giỏi hơn người da mầu thì sẽ kô còn được nhiều người đồng tình như trước nữa.

Ở trên có thấy một ví dụ về người thuộc các nước thuộc địa của Pháp nhập cư vào Pháp và nạn "Rệp". Nhưng phải hiểu là do di dân như thê đời sống họ khó khăn hơn người Pháp chính gốc, việc học hành và giáo dục cũng dễ bị sao lãng hơn.

Giờ cũng có người nói, nếu như không có nguồn lực của những người các nước thuộc địa, nước Pháp sẽ ra sao ? Ít nhất là đội tuyển foot quốc gia Pháp là cứ gay to vì thiếu Thierry Henry với lại Zidane:))

Về học vấn, 2 ngành được đánh giá cao ở pháp là y dược bị chặn bởi thi tuyển chọn năm 1, trong top 10 cũng chả hiếm người "rệp" đâu:p
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên