Nghị Viện trẻ _ Bạn nghĩ sao nếu có mô hình đó ở VN ???

Sau khi nghỉ ngơi no nê lại vào post tiếp :D

Tiếp tục với Hoàng Bảo Long (post 16)

Ý thứ nhất về mục đích của NVT này mình có ý kiến ở post trên rồi
Ý thứ hai : xin trả lời phần qoute của a Quang trước về việc sao không "chơi" trên mô hình mà phải tham gia trực tiếp.. Thực tế bầu cử quốc hội vừa rồi chắc a cũng biêt là có những đại biểu quốc hội còn rất trẻ, chỉ mới hai mấy tuổi, và họ đã tham gia thực sự vào những công việc của đất nước.Ở cấp độ thấp hơn, rất nhiều các cơ quan cấp Phường cũng có các cán bộ trẻ tốt nghiệp ra trường về làm. Tuy nhiên số lượng này trong tình hình hiện nay là không nhiều bởi nhiều lí do mà bàn ở đây thì sẽ lạc đề mất (Cuộc sống cán bộ nhà nước, chế độ thăng tiến...). Và vấn đề không thể có nhiều các bạn thuộc giới trẻ tham gia trực tiếp được vào hệ thông chính trị cũng một phần là kinh nghiệm ko nhiều. 25 tuổi đi thuyết phục các hộ dân mà tuổi của họ toàn bằng cha chú mình thì cũng rất khó. Vì chưa đủ kinh nghiệm sống và đủ "rắn", đủ "mềm" để ứng xử với họ, cho dù có pháp luật là công cụ trong tay. Thế nên nếu mà có một mô hình thế này để "tập dượt" thì cũng tốt .

Ý kiến của Long về cái sự đi từ lý thuyết đến thực hành là bắt buộc... a cũng đồng ý. Đúng là mọi việc thì đều phải học lý thuyết thì mới có thể tiến hành nhanh chóng và khoa học được. Nếu không học, tốt thôi, bạn vẫn có thể làm được cái việc mà người học lí thuyết làm được, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn là chắc chắn.
Thêm nữa "học kinh nghiệm từ một đống lý thuyết" câu này của a Quang thì e thấy sai. Lý thuyết không đem lại kinh nghiệm.Lý thuyết đem lại cho chúng ta tri thức. Còn kinh nghiệm chỉ có thể có được qua thực tiễn mà thôi. Thực tiễn là sự trải nghiệm lý thuyết, xem đúng chỗ nào, sai chỗ nào, cần bổ sung gì không...

Tự tin và quá tự tin, không biết chỗ nào thể hiện là quá tự tin nhỉ?? Trong khi tự tin hiện tại là một điều cực kì cần thiết cho giới trẻ. Cần để khẳng định mình, cần để nói lên chính kiến của mình. Nhìn lại mấy cái vòng sơ khảo của Vietnam Idol, phải nói là mình đọc topic về cái này trên HAO thấy anh chị em nhà mình chê bai và cười rũ rượu này nọ, nào là gặp nhau hàng tuần, nào là sến, nhưng như vậy, có thể gọi những thí sinh đó là tự tin không?? Và liệu trong số các bạn ở topic đó có bao nhiêu người "tự tin" lên màn ảnh quốc gia và trình diễn "trò lố" đấy không??
Còn cái già với trẻ : Kính già, già để tuổi cho. Và họ để lại cho mình nhiều thứ lắm, chứ không chỉ tuổi đâu

Tiếp theo là ý kiến phân định về tuổi: cái này thì lại không đồng ý với Long rồi. Việc phân định tuổi là rất cần thiết. Như bạn nói là bạn có tiếp xúc với những người chỉ mới 16 tuổi nhưng suy nghĩ già dặn. Vậy họ suy nghĩ già giặn thế ở tuỏi 16 thì có thể họ được phép... lấy vợ lấy chồng rồi chứ nhỉ?? Việc phân định tuổi ở đây để đánh giá về số đông chứ không đánh giá thiểu số. Trong luật quy định tuổi từ bao nhiêu đến bao nhiêu thì được lấy vợ lấy chồng, thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự ... là vì số đông người trong độ tuổi đó thỏa mãn các tiêu chí đưa ra. Một e 14 tuổi nhưng phát triển sớm hoàn toàn đủ sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự. Hoa hậu Mai Phuơng Thúy thừa tố chất lấy chống sinh con nhưng không làm( bỏ qua các yếu tố xã hội nhé, chỉ bàn về yếu tố thể chất sinh lý).. đơn giản vì đó là những cá biệt, còn cả một giới thì phải dùng tuổi để phân định chung. Cũng kiểu nữ 55 tuổi thì về hưu trong khi nhiều người còn khỏe chán. Vì luật thấy rằng phụ nữ tuỏi 55 thì bắt đầu nên nghỉ đó thôi:D. Dùng tuổi để phân định cả một bộ phận thành phần dân số là chuẩn nhất, đúng nhất cho tuyệt đại đa số

Trần Hữu Quang (post 18)
"Nó ko dc phép tương tác với thực tế, ko thể kiểm nghiệm những cái nó đề ra sẽ đem đến kết quả thực tế thế nào" Cái này theo e hiểu thì a có lẽ hơi lạc ra một chút so với mục đích của cái NVT này đề ra ở trên rồi. Vì theo đoạn tiếp theo e đọc thì ý của anh kết quả thực tế ở đây là những việc hàng ngày ở một cơ quan công quyền: giải quyết khiếu nại của dân, tổ chức tiêm phòng, tuyên truyền tránh thai, tổ chức các hoạt động văn hóa ở phường... Trong khi cái thực tế của NVT các bạn mong muốn lại là những đề xuất về giới trẻ cơ mà. Họ cần có nhiều không gian hơn, cần có điều kiện học tập tốt hơn, họ muốn đóng góp cho xã hội, cho giới của mình chứ những việc liên quan đến giải quyết các mối quan hệ xã hội dân sự và pháp luật đâu liên quan. Đồng thơi mô hình từ cấp địa phương đến cấp trung ương của cái NVT này cho dù có bộ ngành, có chính phủ thì cũng chỉ đưa ra các đề xuất của giới trẻ. Không có cái bộ Tài Chính, Bộ công an hay bộ thương mại trong cái mô hình chính phủ của NVT này. mà chỉ có thể có các bộ: bộ các vấn đề về giáo dục thanh thiếu niên, bộ giải quyết việc làm thanh niên, bộ hoạt động cộng đồng ....mà thôi chứ ko dính dáng đến thực tế theo ý anh nói

Tiếp theo, "nằng nặc đòi thành lập cái này là một ví dụ" . Các bạn ý đâu có nằng nặc đòi thành lập đâu. Mục đích các bạn ý đưa ra cũng chỉ để tham khảo ý kiến mà thôi chứ nhỉ. Còn để mà đạt được cái mô hình lí tưởng này rộng khắp cả nước thì không thể nằng nặc mà ngày một ngày hai xong được. Cần có từ 5-10 năm.( đoán thế :D) nhưng chắc không thể sớm hơn được.

"Cái đáng lo lắng nhất là chính trị sẽ nguy hiểm nếu biến thành hành động mà ko thực sự kiểm soát dc". Cái này có liên quan đến chính trị đâu a nhỉ?? theo tiêu chí của nó là phi chính trị rồi. Với lại câu này cũng hơi khó hiểu :D

Tương tác thẳng: đồng ý với ý kiến này của anh, cần phải phối hợp với các cơ quan liên quan, để mô hình trở nên gần gũi và thực hơn.
 
Tiếp theo là ý kiến phân định về tuổi: cái này thì lại không đồng ý với Long rồi. Việc phân định tuổi là rất cần thiết. Như bạn nói là bạn có tiếp xúc với những người chỉ mới 16 tuổi nhưng suy nghĩ già dặn. Vậy họ suy nghĩ già giặn thế ở tuỏi 16 thì có thể họ được phép... lấy vợ lấy chồng rồi chứ nhỉ?? Việc phân định tuổi ở đây để đánh giá về số đông chứ không đánh giá thiểu số. Trong luật quy định tuổi từ bao nhiêu đến bao nhiêu thì được lấy vợ lấy chồng, thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự ... là vì số đông người trong độ tuổi đó thỏa mãn các tiêu chí đưa ra. Một e 14 tuổi nhưng phát triển sớm hoàn toàn đủ sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự. Hoa hậu Mai Phuơng Thúy thừa tố chất lấy chống sinh con nhưng không làm( bỏ qua các yếu tố xã hội nhé, chỉ bàn về yếu tố thể chất sinh lý).. đơn giản vì đó là những cá biệt, còn cả một giới thì phải dùng tuổi để phân định chung. Cũng kiểu nữ 55 tuổi thì về hưu trong khi nhiều người còn khỏe chán. Vì luật thấy rằng phụ nữ tuỏi 55 thì bắt đầu nên nghỉ đó thôi. Dùng tuổi để phân định cả một bộ phận thành phần dân số là chuẩn nhất, đúng nhất cho tuyệt đại đa số

Theo ý kiến của anh Quang, sử dụng tuổi để phân định là vì có sự thay đổi trong mặt suy nghĩ giữa giới trẻ trên 18 tuổi và giới trẻ dưới 18 tuổi.

Có lẽ nên lấy mốc 18 và chọn định nghĩa trên hoặc dưới, vì cái tuổi này đc coi là phân chia ra 2 cách nghĩ khác nhau

Em nghĩ là anh chưa hiểu rõ ý em nói, cũng như ý anh Quang đề cập. Em muốn nói ở đây là: nếu phân định suy nghĩ của giới trẻ bằng tuổi tác thì chưa đủ thuyết phục, thế thôi ạ.

Cuối cùng, ý kiến của em là thế này ạ: Có một nơi để các bạn trẻ có thể đề xuất ý kiến, nguyện vọng của mình. Các cơ quan lãnh đạo có thể thông qua đây để tìm hiểu nguyện vọng của giới trẻ vì thực tế cho thấy những nơi thế này chưa nhiều, và những tình trạng như "chương trình học chồng chéo, quá tải ..." vẫn diễn ra do sự chưa thống nhất giữa học sinh sinh viên, nhà trường và bộ giáo dục. Bản thân em cũng đã nói là chỉ tập trung vào 2 mặt chính là Giáo dục và Văn hóa xã hội, vì đây là cái gần gũi và nền tảng cho giới trẻ.

Anh Quang cho rằng "mỗi người một phách", em nghĩ là: nếu như không đưa ra bàn tán, thì làm sao có được một cái đúng. Có thể có những luồng ý kiến trái chiều hẳn lại, biến cái này tưởng như thành một đống hổ lốn, nhưng phải như thế, sau này ta mới xây dựng được một chuẩn mực hài hòa chứ. Làm gì có cái gì thành lập được, mà không có hàng ngàn ý kiến không đồng nhất, không tán thành đâu? Em nghĩ vẫn nên đưa ra như một nội dung thảo luận.

Box Thảo luận nghiêm túc không nhất thiết là phải nói về một thứ gì đó khả thi, hoặc biến mọi thứ trong topic thành sự thật. Mà biết đâu, có cơ quan nào đang theo dõi box này, và sẽ đề xuất ý kiến thì sao? Em nghĩ là các cơ quan lãnh đạo vẫn đi thu thập thông tin dư luận từ mọi nơi có thể. Họ tìm hiểu tình hình nhân dân bằng mọi cách mà.
 
Hơ hơ, một khi NVT kô có tiếng nói chính trị thì câu hỏi "NVT để làm gì" chả có đến 36 câu trả lời đâu:-?
Chính xác, mình nghĩ NVT giống như một diễn đàn hơn;;) Một nơi để giới trẻ cho thấy tiếng nói của mình, những khó khăn mà giới trẻ đang gặp phải, để nhà nước biết, để xã hội biết-->từ đó mà giải quyết...Đúng theo nghĩa "cầu nối giới trẻ-chính phủ" trong định nghĩa cầu nối của Linh thôi. Cái đó thì theo mình chả phải đợi cái gì hết, có càng sớm càng tốt...vì giới trẻ vn hiện nay chả có thiếu gì vấn đề mà nói.
Nếu ai đó nói...thế thì đoàn có thể làm việc này thì...thẳng thắn ra mình chưa thấy cái gì đại loại như thế bao giờ hết. Và có phải toàn giới trẻ đều là đoàn viên đâu.
Hix, đọc phát chết với mấy cái post ở trên:((
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thôi, em nghĩ là ý kiến của em đi quá xa ý tưởng ban đầu rồi. Em không bàn luận nữa. Đúng là anh Quang nói có phần đúng, càng ngày càng thấy nhiều mâu thuẫn trong ý kiến của mọi người đối với chính ý kiến của tác giả ban đầu.

Em thấy là: NVT nên có để làm cầu nối giữa chính phủ và giới trẻ, để:
- Đưa ra những nguyện vọng của toàn giới trẻ, có nghĩa là những cái này phải thật tổng quan, đúng đắn và hợp lý, có thể không phải là 100% người trẻ đều muốn, nhưng là của đa số, và nhất thiết phải hợp lý - không đi ngược lại với chính sách của Nhà nước. Cái này em không đòi hỏi sự hiểu biết phức tạp về chính trị, nhưng cũng phải là những người có hiểu biết, có suy nghĩ. Không thể mở mồm ra là đòi hỏi những thứ ngớ ngẩn được.
- Bàn về một số vấn đề khác nữa, vì theo mục đích ban đầu là bàn bạc và đưa ra ý kiến về những vấn đề của nhiều ngành, nhiều mặt trong xã hội, bao gồm cả vấn đề chính trị. Các giới chức có thể nghe ý kiến của giới trẻ, qua đó, tham khảo hoặc sửa chữa về mặt tư tưởng cho giới trẻ nếu cần thiết. Cái này em mới đòi hỏi sự chín chắn về mặt chính trị. Em nghĩ nếu giới trẻ được quyền phát biểu ở một nơi nào đó, và có người đại diện của Chính phủ trả lời lại, nó sẽ đúng là một diễn đàn thực sự, nơi Chính phủ và giới trẻ trao đổi với nhau về những vấn đề của xã hội.

Đó, mới phân tích đến đây đã thấy em mâu thuẫn trong nhiều điểm rồi. Em không có ý kiến gì thêm nữa. Dừng lại ở đây thôi.
 
Nên định nghĩa về giới trẻ, đúng. Nhưng phân định dựa vào tuổi, chưa hoàn toàn đúng

Câu này là của e mà :D. Tuy nhiên sau đó a có đọc kĩ lại thì đúng là về cách nghĩ thật. Và về cách nghĩ thì theo a cũng ko thể chia theo tuổi.
Còn cái ý nghĩ chia theo tuổi để xác định người trẻ thì a đã giải thích ở trên. Và cái NVT này có xác định thành viên của mình thì cũng chỉ có thể đưa ra giới hạn tuổi mà thôi. Chứ bây h nó mà tìm xem thành viên muốn tham gia phải có khả năng suy nghĩ đến thế này, thế này ... thì chịu rồi, sao mà đo được suy nghĩ :D
 
Anh bảo phân định bằng tuổi tuyệt đối đâu, vấn đề là nếu teen thì khác, mà giới trẻ trên 18 thì khác. Rõ ràng trong topic này đang có 2 khái niệm khác nhau.
Cũng có thể lấy mốc 16, cái này chỉ là thống nhất thôi, cái quan trọng là trên hay dưới.
Thuyết phục theo kiểu tuyệt đối thì lấy đâu ra, chỉ có thể có cái gần đúng trên đa số thôi chứ. Em mà nói đa số những đứa 16 nghĩ tương đương như 28 thì anh im lặng. Ko chia theo tuổi thì chia theo cái gì, làm sao cho từ 10->35 suy nghĩ như nhau dc. Cái bài đầu tiên là nói cho teen, nên nó rất giới hạn, nhưng một loạt bài sau thì ng viết ko hề quan niệm giới trẻ là teen, nên các mục tiêu mở rộng dần. Nếu ko thống nhất thế nào là giới trẻ thì bàn cái gì (cái thống nhất này cũng là tương đối). Nhắc lại lần chót là cái phân định này ko phải để nói thằng kia ko phải là giới trẻ, mà để tất cả hình dung về mối quan tâm của cùng 1 nhóm đối tượng (do đó sẽ nói đến đa số).

Vấn đề mỗi ng một phách thì anh ko bảo là ko dc, em chả chịu đọc kĩ gì cả. Vấn đề mỗi ng một phách dẫn đến là tất cả đều ủng hộ có 1 cái NVT, nhưng khi có nó thì sẽ chả ai thấy nó là cái mình ủng hộ cả. Có thể khi tổng hợp topic thấy “hóa ra ai cũng ủng hộ NVT”, thực ra mỗi ng ủng hộ 1 cái khác nhau. Có lẽ nên diễn đạt lại, là bàn cãi mô hình NVT thế nào đã, khi xác định nó là cái gì rồi thì hãy trả lời là có ủng hộ hay ko. Còn chưa xác định nó là cái gì đã hỏi có ủng hộ ko thì ko khoa học, nó chỉ có giá trị khi các góp ý ko đi quá xa cái mô hình đề xuất ban đầu.

Anh cũng phản đối cái kiểu “cho giới trẻ một nơi để đề xuất”. Nếu là cái bọn teen thì là 1 nhẽ, còn toàn công dân trên 18 tuổi sao lại cứ đòi cho mình một cái đặc ân thế. Thế ko phải giới trẻ mà là giới già thì đề xuất kiểu gì???? Ko chịu đến thẳng các bộ, các cơ quan mà đòi, thì khi thành giới già lại kêu gọi thành lập nghị viện già à? Những cái em nói thực ra đang chính là chức năng của hội đồng nhân dân, quốc hội. Có thể có ng nói cái đấy chả để làm gì, bản thân anh cũng chưa thử bao giờ, nhưng hy vọng NVT làm thay dc cái việc đấy thì anh nghĩ là viển vông. Tất cả những cái bầu cử, chọn lọc…. đã dc đem hết vào đấy rồi đấy, mà là làm thật chứ ko phải để chơi, hy vọng có cái tốt hơn chăng? Em cứ nói “cho giới trẻ một nơi để đề xuất”, cứ thử hỏi bố mẹ mình xem họ thì làm thế nào? Có chỗ nào họ đề xuất dc còn em thì ko? Cái này phải nói rõ là anh ko phản đối có 1 cái như thế, nhưng phản đối cái cách nghĩ thụ động và tự hạ thấp mình.
 
Dạ, em hiểu rồi. Vì thế em mới xin dừng lại việc thảo luận ở đây. Tự em thấy có nhiều điều cần suy nghĩ. Nên em xin rút khỏi việc thảo luận này. Không hề có ý gì hết. Em chỉ muốn ngồi tập trung lại suy nghĩ, cho đến khi có một ý kiến đúng đắn thôi. Mọi người cứ tiếp tục bàn đi ạ.
 
Chào mọi người :) (vì đây là bài viết đầu tiên của em trên HAO)
Em thấy mọi ý kiến tại topic này đều rất có chất lượng, em cũng muốn đọc hết tất cả các ý kiến trên nhưng do dài quá, và có một số đoạn đc viết khá lằng nhằng, khó hiểu ... :D nên có thể em đã bỏ xót một vài ý nào đó, nên cũng có thể em chưa nắm hết được tinh thần của topic này, và vấn đề mà mọi ng hiện đang nói tới. Nhưng em cũng xin có một vài thiển ý như thế này:
Em thấy mọi người đang bàn luận về đinh nghĩa thế nào là "giới trẻ" (em nghĩ là "giới trẻ" đang nói ở đây thì khác với giới teen mà nhiều ngừoi hay gọi).
Theo em, nếu như ta muốn xác định thế nào là giới trẻ và tách rời ra khỏi vấn đề NVT, thì chỉ cần lấy một mốc tuổi cụ thể để xác định là được. Chẳng hạn như lấy mốc sàn 18 tuổi và lấy mốc trần 30, vì cơ bản những ng đủ 18 tuổi trở lên thì cũng đã đạt được một mốc nhất định trong nhận thức.
Nhưng nếu xác định "giới trẻ" là như thế nào để trên cơ sở đó, chọn ra những người tham gia vào NVT, đại diện cho thanh niên nói chung, thì chỉ dựa vào tuổi là có lẽ là chưa toàn diện, mà quan trọng là cần dựa trên khả năng, nhận thức, bản lĩnh,... của người đó, mà những điều đó không hẳn là tỷ lệ với độ tuổi. Và để đánh giá điều đó, thì không gì tốt hơn là để số đông những người khác đánh giá một cách công bằng, dân chủ. Hay nói cách khác, chính là thông qua bầu cử. Người ứng cử viên sẽ bằng những cách nào đó, bày tỏ, bộc lộ những cái khả năng, trình độ , bản lĩnh... của mình ra (có thể dùng một từ không chuẩn xác lắm để tạm diễn tả điều này, đó chính là "tranh cử"). và "Giới trẻ" nói chung sẽ dựa trên cái mà các ứng cử viên thể hiện để đánh giá năng lực bản chất thực sự của anh ta, chọn ra người đại diện của mình tham gia NVT.
Tất nhiên, có thể sẽ có người nói rằng : "Những cái đó thì quốc hội hay HĐND cũng đã làm rồi, chẳng lẽ lại làm một cái tựa tựa như vậy à? " Nhưng theo em thì vẫn rất nên làm như thế. Và em nghĩ , nếu làm đc một NVT trẻ như thế, thì nó sẽ có một tác dụng rất tích cực.

Trên đây là những suy nghĩ của bản thân em, và em biết là nó vẫn còn có những điểm nông cạn, chưa thấu đáo. Mong mọi người sẽ giúp em hoàn thiện suy nghĩ của mình.
 
Mọi người sao toàn bàn về: "Kể từ bao nhiêu tuổi thì được gọi là giới trẻ", "Định nghĩa về giới trẻ" thế? Vấn đề này cũng quan trọng nhưng có phải là quan trọng nhất trong việc thành lập hay ko thành lập nghị viện trẻ đâu nhỉ.
 
Thế này vậy, giả sử có nghị viện trẻ ở VN thì các em đồng ý thành lập sẽ có ý kiến về vấn đề gì?
Như anh dự đoán thì chủ yếu sẽ là đòi cải cách về giáo dục và hoạt động giải trí vì tuổi "trẻ" thì đại khái có học với chơi thôi mà. Những vấn đề về công ăn việc làm, chiến lược sản xuất, xuất khẩu, liên minh quốc tế, quản lý chính sách tiền tệ, lãi suất, v.v... thì chắc là không vì cũng chẳng ai biết gì lắm.
 
Thế này vậy, giả sử có nghị viện trẻ ở VN thì các em đồng ý thành lập sẽ có ý kiến về vấn đề gì?
Như anh dự đoán thì chủ yếu sẽ là đòi cải cách về giáo dục và hoạt động giải trí vì tuổi "trẻ" thì đại khái có học với chơi thôi mà. Những vấn đề về công ăn việc làm, chiến lược sản xuất, xuất khẩu, liên minh quốc tế, quản lý chính sách tiền tệ, lãi suất, v.v... thì chắc là không vì cũng chẳng ai biết gì lắm.
Đợt vừa rồi thấy em gái em đi dự 1 cái tương tự, họp hành ở Quốc hội, cũng chia thành đủ các ban bệ như Quốc hội thật (em gái em ở tiểu ban gì liên quan đến các chính sách dân tộc), cũng có chủ tịch họp bàn, biểu quyết... Cá nhân em thì không nghĩ đến chuyện họ bàn được một cách sâu sắc và bàn ra giải pháp các vấn đề của xã hội. Em đánh giá cao họ việc biết cách làm việc thực sự của 1 người đại diện cho cử tri của đất nước, chỉ là học cách làm việc thôi. Đến việc viết luật các bác cũng đang đi học mà, đúng không anh?

PS: Nếu đề nghị thêm thì cần khuyến khích các thành viên của các trường ĐH/ THPT không nằm trong ban chấp hành Đoàn, Hội sinh viên tham gia.
 
Anh nói thực là vừa ngạc nhiên, vừa thất vọng. Anh chờ đợi mọi người phản ứng lại với bài viết của anh mạnh mẽ hơn một chút vì bài của anh có đánh giá cũng không hay lắm về giới trẻ.
 
anh Tâm có nêu ra ý kiến là nghị viện trẻ (nếu có) nên bàn việc gì , theo em chắc sẽ là mấy việc sau đây ( mà ĐẠI BỘ PHẬN giới trẻ quan tâm) :

+cải cách giáo dục ( chẳng có gì quan trọng hơn cái này ) . Trong chuyện cải cách giáo dục , sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác nữa , ngoài chuyện chương trình học . Ví dụ : tư duy mới ( phân tích độc lập , đa chiều , phản biện ...) , du học , dự án thành lập đại học tầm cỡ quốc tế ...

+tệ nạn xã hội trong giới trẻ (hút hít , phim sex ...)
+nạn bạo hành (thầy cô đánh đập , bạo lực học đường), cưỡng bức ( lao động , tình dục ).
+công ăn việc làm (nạn thất nghiệp trong thanh niên , sinh viên mới ra trường ) , định hướng nghề nghiệp .

tạm như vậy đã , còn những chuyện khác như : xuất khẩu , liên minh quốc tế , pháp luật , văn hóa , du lịch ... cũng có không ít người trẻ tuổi say mê và có kiến thức về các lĩnh vực đó , nhưng so với đại bộ phận giới trẻ (nhất là giới trẻ ở nông thôn) , thì con số đó hãy còn quá ít ỏi . Hơn nữa , nghị viện trẻ nên đặt lên bàn nghị sự các vấn đề thiết yếu , tác động trực tiếp , sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày của các bạn , trong đó , giới trẻ phải có tiềng nói trong các vấn đề ấy .

PS : anh Tâm nói là "chỉ có học và chơi " , em ko hiểu "chơi" thì bàn bạc kiểu gì ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chơi thì bàn bạc nhiều chứ. Hoạt động ngoại khóa, tụ điểm vui chơi, ngày giờ nghỉ ngơi, phương thức giải trí v.v... Có cả một ngành công nghiệp cho vấn đề chơi cơ mà.
Còn vụ công ăn việc làm thì đúng là cũng khó nói lắm. Bây giờ công việc ngày càng nhiều rồi, anh ít thấy ai mà ra trường xong mà thất nghiệp quá lâu. Chưa kể tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của mình cũng chỉ độ 4%, chả biết đòi hỏi hơn thế nào.
 
Như anh dự đoán thì chủ yếu sẽ là đòi cải cách về giáo dục và hoạt động giải trí vì tuổi "trẻ" thì đại khái có học với chơi thôi mà. Những vấn đề về công ăn việc làm, chiến lược sản xuất, xuất khẩu, liên minh quốc tế, quản lý chính sách tiền tệ, lãi suất, v.v... thì chắc là không vì cũng chẳng ai biết gì lắm.

Một số ví dụ

Ở Pháp nó có student union (cho tụi cấp ba). Hình như gần đây họ biểu tình chống lại cái lạnh cấm phụ nữ hồi giáo mang Hijab vào trường; nhiều cuộc phổng vấn cho thấy là nhiều người mong muốn bảo vệ sự độc lập tín ngưỡng của những người Hồi giáo.

Không xa, ở Mỹ, nhiều high-school có rất nhiều clubs. Hồi ở trường học của mình, mình có tham gia Model UN, một kiểu bắt trước liên hiệp quốc. Mình cũng thảo luận rất nhiều với những học sinh cấp ba khác về những vấn đề như Darfur hay phát triển kinh tế, rồi Aid ở Africa.

Gần hơn nữa, trong forum Hanoi-Ams, rất nhiều học sinh cấp 3 rất tích cực tham gia vào những cuộc thảo luận như toàn cầu hóa (kinh tế, chiến lược sản xuất), triều tiên, trung quốc vv rồi trong box kinh tế, cũng có một số học sinh cấp 3 quan tâm đến những vấn đề như môi trường kinh doanh.

Với những ví dụ thực tế này, mình thiết nghĩ học sinh cấp 3 (và có khi còn trẻ hơn) đều có khả năng và trí tuệ tham gia vào các cuộc tranh luận kiến thức. Vấn đề là chúng ta có tạo điều kiện cho những cuộc tranh luận đó diễn ra hay không thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vấn đề là chúng ta có tạo điều kiện cho những cuộc tranh luận đó diễn ra hay không thôi.

chính xác !

em cũng rất hiểu và suy tư về những điều anh Phước nói ,
tuy nhiên , điều kiện khách quan , chủ quan chưa cho phép diễn ra những thảo luận về mấy chủ đề đó (cái thì khá sâu về chuyên môn ,cái thì yêu cầu sự hiểu biết và nắm bắt chặt chẽ tình hình thời sự trong khi phần lớn các bạn cấp 3 còn ở tuổi "ham chơi" , cái khác lại dễ động chạm đến những "húy kỵ" mang tính chính trị ) trên các diễn đàn mang tính đại chúng hơn ở nước mình . Hơn nữa , yêu cầu của nghị viện trẻ đặt ra sẽ là vấn đề nào càng được nhiều người trong giới trẻ VN quan tâm càng tốt .

Ý thức được những hạn chế , gò bó như thế trong điều kiện chính trị- xã hội-dân trí ở VN hiện nay (mà mình ko/chưa có khả năng thay đổi nhanh chóng trong tương lai gần ) , em mới chọn những đề tài ghi ở bài post phía trên .


@anh Tâm : em thấy nên đặt ra và thảo luận chuyện gì nghiêm túc một chút , chứ còn chơi bời , giải trí thì có lẽ chỉ nên lướt qua thôi , thậm chí , bỏ qua cũng ko sao . Giới trẻ thiếu trầm trọng cái gọi là "global competence" , trong khi nhu cầu hội nhập ngày càng cao , nên chuyện học và làm còn ko đủ thời gian để nói hết cơ mà .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mấy cái này rất khó nói, nếu chỉ nhìn theo một hướng. Tính độc lập, khả năng, mối quan tâm… của giới trẻ VN ko dc như Phước nói đâu. Gần đây đi xem 1 cuộc tranh luận về chủ đề “VN có cần đến 197 năm để đuổi kịp Singapore ko” của mấy sinh viên (mình đoán là Kinh Tế). Trước thì muốn đập bọn ủng hộ, nhưng nghe xong thì thấy có khi 197 năm còn ít với cái tầm hiểu biết và sự tự tin trong ảo tưởng như thế. Ai đời sinh viên mà khẳng định như đinh đóng cột FDI càng lớn và nợ nước ngoài lớn là một bất lợi 8-} Mà bên kia và hơn 100 ng ngồi nghe cũng ko phản ứng gì 8-}

Có thể ở HAO bạn thấy có bạn trẻ quan tâm đến những vấn đề đó, nhưng thử các diễn đàn khác của học sinh cấp 3 thì chẳng có ma nào quan tâm đâu. Ngay ở HAO cũng thấy sự quan tâm này cũng ko nhiều, lý do là tuổi này nếu ko tập trung hết sức để lo thi ĐH thì cũng du học, chưa kể những cái như chơi bời, yêu đương… Nếu xét một nhúm thì có, nhưng để gọi là một nhu cầu thì ko. Nếu xét những vấn đề to tát đấy thì thực ra ở lứa tuổi này cũng chưa nhất thiết cần lên tiếng, mà là cần lắng nghe. Mà cũng có ai cản trở gì thảo luận những cái đấy đâu. Nếu như có ng có khả năng thực sự, các báo cũng đâu có phân biệt phải bao nhiêu tuổi mới dc đăng bài. Cái nguy hiểm ở chỗ giới trẻ muốn lên tiếng bằng tập hợp số lượng chứ ko phải bản thân cái chất lượng của bài viết. Ở đây cũng cần chú ý ko phải ngẫu nhiên mà tất cả các nước đều quy định đến một độ tuổi nhất định mới dc bầu cử, mới dc dùng số lượng để quyết định các vấn đề.

Ngoài ra còn một cách lý giải khác là văn hóa và cách suy nghĩ nói chung. Cái này cũng giống như hỏi tại sao bọn Tây nó sống riêng sớm thế. Vì nó có một nền tảng quen với sự độc lập từ bé, VN ko có cái nền tảng đấy mà cứ học đòi ra riêng thì ko thể có kết quả như nó dc (nói chung). Hs VN quen dc bao bọc rồi, có thay đổi cũng phải thay đổi dần, chứ ko thể ném ngay ra cho độc lập dc. Cái này là thực tế, chứ ko phải vì ko muốn. Vì thế nếu là một cái cho teen dưới 18 thì nhất định ko dc phép có trọng lượng, tức là chỉ bàn thôi.

Mình chỉ định góp ý để mọi ng tập trung vào cùng 1 cái chứ ko lan man, hình như lại thành cản trở :( Mọi ng bàn tiếp đi chứ. Có điều cần phân tích những cái đã có và phải chỉ ra dc điểm yếu, cách khắc phục, chứ ko thể đi trên mây dc. Mô hình xây dựng trên lý thuyết bao giờ cũng cần thực tiễn phản biện để sửa đổi. Thế nên có sẵn những cái đấy trên thực tế rồi là một cái may mắn thì phải biết rút kinh nghiệm ngay.

Ví dụ một cái như quốc hội, dù có nó nhưng vẫn tồn tại các hiệp hội để tập hợp tiếng nói của các nhóm có đặc điểm chung, nhưng phải làm rõ dc hiệp hội hơn ở chỗ nào (ví dụ một cái là nó trên một tập hợp nhỏ hơn, nên tính chuyên môn hóa cao hơn). Hoặc điểm yếu của Đoàn là ở đâu, vì sao lại cần một cái mới? Từ cách tổ chức và hoạt động ko đáp ứng dc yêu cầu đó thì cần thay đổi cái gì thì mới làm dc? Liệu có thay đổi dc ko? Liệu có cần phải đập toàn bộ để xây lại ko hay chỉ cần sửa? Ko chỉ Đoàn, mà tất cả các hội nói chung cho những bài học gì? Thử so sánh những hội đó với các NVT đã có kia xem điểm khác biệt ở đâu ....... Ý ở đây là đừng có mơ mộng chung chung theo kiểu “bầu cử chọn dc ng tốt” vì cái đấy có quá nhiều bài học rồi. Tất cả các loại đoàn hội đều theo kiểu đó nhưng có ai thỏa mãn đâu. Cần phải có những cái hơn thế, còn ko thì làm để có thêm 1 cái nợ sao. Có thể có ng thấy thế thì phức tạp quá, nhưng cần thấy nếu ngay cái này ko làm dc thì NVT sẽ làm dc cái gì?

Tạm thời xin rút khỏi thảo luận về cụ thể cái mô hình, chỉ trả lời những cái đã viết về phương pháp thôi.
 
Mấy cái này rất khó nói, nếu chỉ nhìn theo một hướng. Tính độc lập, khả năng, mối quan tâm… của giới trẻ VN ko dc như Phước nói đâu. Gần đây đi xem 1 cuộc tranh luận về chủ đề “VN có cần đến 197 năm để đuổi kịp Singapore ko” của mấy sinh viên (mình đoán là Kinh Tế). Trước thì muốn đập bọn ủng hộ, nhưng nghe xong thì thấy có khi 197 năm còn ít với cái tầm hiểu biết và sự tự tin trong ảo tưởng như thế. Ai đời sinh viên mà khẳng định như đinh đóng cột FDI càng lớn và nợ nước ngoài lớn là một bất lợi 8-} Mà bên kia và hơn 100 ng ngồi nghe cũng ko phản ứng gì 8-}

Có thể ở HAO bạn thấy có bạn trẻ quan tâm đến những vấn đề đó, nhưng thử các diễn đàn khác của học sinh cấp 3 thì chẳng có ma nào quan tâm đâu. Ngay ở HAO cũng thấy sự quan tâm này cũng ko nhiều, lý do là tuổi này nếu ko tập trung hết sức để lo thi ĐH thì cũng du học, chưa kể những cái như chơi bời, yêu đương… Nếu xét một nhúm thì có, nhưng để gọi là một nhu cầu thì ko. Nếu xét những vấn đề to tát đấy thì thực ra ở lứa tuổi này cũng chưa nhất thiết cần lên tiếng, mà là cần lắng nghe. Mà cũng có ai cản trở gì thảo luận những cái đấy đâu. Nếu như có ng có khả năng thực sự, các báo cũng đâu có phân biệt phải bao nhiêu tuổi mới dc đăng bài. Cái nguy hiểm ở chỗ giới trẻ muốn lên tiếng bằng tập hợp số lượng chứ ko phải bản thân cái chất lượng của bài viết. Ở đây cũng cần chú ý ko phải ngẫu nhiên mà tất cả các nước đều quy định đến một độ tuổi nhất định mới dc bầu cử, mới dc dùng số lượng để quyết định các vấn đề.

Ngoài ra còn một cách lý giải khác là văn hóa và cách suy nghĩ nói chung. Cái này cũng giống như hỏi tại sao bọn Tây nó sống riêng sớm thế. Vì nó có một nền tảng quen với sự độc lập từ bé, VN ko có cái nền tảng đấy mà cứ học đòi ra riêng thì ko thể có kết quả như nó dc (nói chung). Hs VN quen dc bao bọc rồi, có thay đổi cũng phải thay đổi dần, chứ ko thể ném ngay ra cho độc lập dc. Cái này là thực tế, chứ ko phải vì ko muốn. Vì thế nếu là một cái cho teen dưới 18 thì nhất định ko dc phép có trọng lượng, tức là chỉ bàn thôi.

Mình chỉ định góp ý để mọi ng tập trung vào cùng 1 cái chứ ko lan man, hình như lại thành cản trở :( Mọi ng bàn tiếp đi chứ. Có điều cần phân tích những cái đã có và phải chỉ ra dc điểm yếu, cách khắc phục, chứ ko thể đi trên mây dc. Mô hình xây dựng trên lý thuyết bao giờ cũng cần thực tiễn phản biện để sửa đổi. Thế nên có sẵn những cái đấy trên thực tế rồi là một cái may mắn thì phải biết rút kinh nghiệm ngay.

Ví dụ một cái như quốc hội, dù có nó nhưng vẫn tồn tại các hiệp hội để tập hợp tiếng nói của các nhóm có đặc điểm chung, nhưng phải làm rõ dc hiệp hội hơn ở chỗ nào (ví dụ một cái là nó trên một tập hợp nhỏ hơn, nên tính chuyên môn hóa cao hơn). Hoặc điểm yếu của Đoàn là ở đâu, vì sao lại cần một cái mới? Từ cách tổ chức và hoạt động ko đáp ứng dc yêu cầu đó thì cần thay đổi cái gì thì mới làm dc? Liệu có thay đổi dc ko? Liệu có cần phải đập toàn bộ để xây lại ko hay chỉ cần sửa? Ko chỉ Đoàn, mà tất cả các hội nói chung cho những bài học gì? Thử so sánh những hội đó với các NVT đã có kia xem điểm khác biệt ở đâu ....... Ý ở đây là đừng có mơ mộng chung chung theo kiểu “bầu cử chọn dc ng tốt” vì cái đấy có quá nhiều bài học rồi. Tất cả các loại đoàn hội đều theo kiểu đó nhưng có ai thỏa mãn đâu. Cần phải có những cái hơn thế, còn ko thì làm để có thêm 1 cái nợ sao. Có thể có ng thấy thế thì phức tạp quá, nhưng cần thấy nếu ngay cái này ko làm dc thì NVT sẽ làm dc cái gì?

Tạm thời xin rút khỏi thảo luận về cụ thể cái mô hình, chỉ trả lời những cái đã viết về phương pháp thôi.

Công nhận anh Quang nói đúng...Đúng là mình được mở mắt*-:) Còn kô đọc mấy cái post trên nữa nên kô có í kiến gì:p
 
Back
Bên trên