Nghị Viện trẻ _ Bạn nghĩ sao nếu có mô hình đó ở VN ???

Nguyễn Hoàng Linh
(chuabietgi)

New Member
I. Nghị viện trẻ là gì?

Nghị viện trẻ là một tổ chức hoạt động phi chính trị, phi lợi nhuận trên quy mổ toàn quốc, do trẻ em và những người trẻ tuổi ( cao nhất là 24 tuổi ) lãnh đạo và thực hiện.
Nghị viện trẻ hoàn toàn không có tiếng nói chính trị và sẽ hoạt động như một tổ chức phi chính phủ. Trước những vấn đề mà trẻ em và những người trẻ tuổi quan tâm, nghị viện trẻ sẽ là cầu nối giữa các bạn với Quốc hội, chính phủ, với những chính sách xã hội liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em và những người Việt Nam trẻ tuổi dựa trên quyền lợi chính đáng của trẻ em mà vẫn đảm bảo không vi phạm luật pháp Việt Nam.

II. Vì sao lại thành lập nghị viện trẻ?

Mô hình nghị viện trẻ đã có mặt ở các nước như Mông Cổ, Pháp... và đã có rất nhiều những thành công và sự tin tưởng của các bạn trẻ.
Với nghị viện trẻ, teen được trực tiếp tham gia vào 1 mô hình quản lí xã hội, sẽ là cơ sở để teen có được những cái nhìn toàn diện về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân với các vấn đề của đất nước.
Hơn hết, nghị viện trẻ do teen trực tiếp lãnh đạo và hoạt động với tinh thần bảo vệ quyền lợi của teen và không vi phạm phát luật Việt nam, teen sẽ được lên tiếng thẳng thắn trước những vấn đề quan tâm và đòi quyền lợi cho chính mình.

III. Nghị viện trẻ sẽ hoạt động như thế nào?

- Mô hình nghị viện trẻ được thành lập dựa trên mô hình mẫu ở một số nước như Pháp và Mông cổ với sự chỉnh lí hợp nhất với pháp luật Việt Nam trên tinh thần " tất cả vì trẻ em Việt Nam"
- Dưới sự giám sát của cơ quan chủ quản trong Quốc hội và sự ủng hộ của NGO cũng như các tổ chức phi chính phủ hoạt động nhân đạo của Quốc tế, Nghị viện trẻ sẽ hoạt động như một Quốc hội thu nhỏ với các bộ ngành và chức vụ cụ thể ( do chính teen đảm nhận ) được tiến hành bầu cử công khai trên toàn quốc và hoạt động theo nhiệm kì 2 năm.
- Là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động vì quyền trẻ em, Nghị viện trẻ cho teen có 4 nhiệm vụ chính:
  • Là cơ quan truyền thông do teen điều hành và do teen thực hiện, cung cấp và chia sẻ những thông tin mà teen quan tâm.
  • Là cầu nối giữa Chính phủ và teen, bảo vệ những quyền lợi chính đáng của teen trên nhiều lãnh vực.
  • Là tổ chức đưa ra khuyến cáo của teen với Chính phủ về những vấn đề mà teen thực sự quan tâm.
  • XD thành công Nghị viện do chính teen làm chủ -> teen tự khẳng định bản thân, hướng tới 1 cộng đồng teen Việt năng động tự tin và thực sự hòa mình cà sự phát triển của đất nước.
BẠN NGHĨ SAO VỀ MỘT TỔ CHỨC NHƯ VẬY???
-------------------------------
Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp, giúp đỡ của các bạn để chúng tôi có được những thông tin chính xác nhất về các vấn đề mà giới trẻ quan tâm.

1. Bạn có nghĩ 1 tổ chức như trên là thật sự cần thiết không?
A. Rất cần thiết
B. Bình thường
C. Không cần thiết
D. Không quan tâm

2. Vấn đề mà bạn mong muốn Nghị Viện trẻ chú trọng là ( có thể chọn nhiều )?
A. Giáo dục
B. Y tế
C. Văn Hóa
D. Bảo vệ teen khỏi xân hại và lạm dụng ( về mọi mặt )
E. Giao lưu với teen trong và ngoài nước
F. Tham gia vào những sự kiện hoạt động chínht rị lớn của cả nước trên tinh thần xây dựng và đóng góp ý kiến
G. Các vấn đề truyền thông ( truyền hình, báo ảnh do teen thực hiện )

3. Theo bạn khi bầu cử ở mỗi địa phương nên có bao nhiêu đại biểu tham gia vào Nghị viện TW?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
E. ý kiến khác:

4. Bạn có muốn tham gia ứng cử Nghị Viện trẻ không?
A. Có
B. Không

5. Độ tuổi ứng cử vào các chức vụ của Nghị Viện trẻ, theo bạn là ?
A. 10 - 24 tuổi
B. 15 - 24 tuổi
C. 15 - 20 tuổi
D. 10 - 20 tuổi
E. ý kiến khác

6. Ý kiến đóng góp của bạn cho Nghị viện trẻ?
 
1. Bạn có nghĩ 1 tổ chức như trên là thật sự cần thiết không?
B. Bình thường


2. Vấn đề mà bạn mong muốn Nghị Viện trẻ chú trọng là ( có thể chọn nhiều )?
A. Giáo dục.
D. Bảo vệ teen khỏi xâm hại và lạm dụng ( về mọi mặt ).
E. Giao lưu với teen trong và ngoài nước.



3. Theo bạn khi bầu cử ở mỗi địa phương nên có bao nhiêu đại biểu tham gia vào Nghị viện TW?
E. ý kiến khác: Địa phương nào đông dân thì có nhiều đại biểu hơn.


4. Bạn có muốn tham gia ứng cử Nghị Viện trẻ không?
B. Không


5. Độ tuổi ứng cử vào các chức vụ của Nghị Viện trẻ, theo bạn là ?
E. Ý kiến khác: 15 - 22 tuổi.
24 tuổi thì ứng cử luôn vào Nghị Viện già cũng được.



6. Ý kiến đóng góp của bạn cho Nghị viện trẻ?
Nếu thấy cần thiết cho đất nước và thanh niên thì làm. Nếu không thì không cần thiết phải học tập Pháp với Mông Cổ làm gì.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
câu 1 :
rất cần thiết ! Vì nó giúp cho giới trẻ bớt đi sự thờ ơ với "chuyện chính trị" , giúp họ tập quen dần với những sinh hoạt nghị trường của một xã hội dân chủ thực thụ mà Việt Nam đang tiến đến trong tương lai .

câu 2:
có các chủ đề sau đây cần được đặc biệt lưu tâm nếu mô hình nghị viện trẻ trở thành sự thật , đó là :
+ GIÁO DỤC (hàng đầu )
+ VĂN HÓA : tranh cãi , bàn luận về giải pháp cho các vấn đề văn hóa của giới trẻ, với tiêu chí là giữ vững được bản sắc dân tộc trước những cuộc "xâm lăng" của văn hóa ngoại lai , điển hình là qua phim ảnh Đại Hàn .
+ Bảo vệ teen trước đe dọa của các tệ nạn xã hội .

câu 3 :
+ cái này thì đúng là nên dựa vào số dân ở từng đại phương .

câu 4 :
+ ngay hiện tại thì chưa !

câu 5:
+ 17 ---> 22 .

câu 6 :
nên có sự tham khảo , học hỏi thật kỹ kinh nghiệm của bè bạn quốc tế , và xây dựng một bầu không khí thật sự dân chủ , cởi mở cho các bạn học sinh , sinh viên .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. Bạn có nghĩ 1 tổ chức như trên là thật sự cần thiết không?
A. Rất cần thiết
B. Bình thường
C. Không cần thiết
D. Không quan tâm

2. Vấn đề mà bạn mong muốn Nghị Viện trẻ chú trọng là ( có thể chọn nhiều )?
A. Giáo dục
B. Y tế
C. Văn Hóa
D. Bảo vệ teen khỏi xân hại và lạm dụng ( về mọi mặt )
E. Giao lưu với teen trong và ngoài nước
F. Tham gia vào những sự kiện hoạt động chínht rị lớn của cả nước trên tinh thần xây dựng và đóng góp ý kiến
G. Các vấn đề truyền thông ( truyền hình, báo ảnh do teen thực hiện )

3. Theo bạn khi bầu cử ở mỗi địa phương nên có bao nhiêu đại biểu tham gia vào Nghị viện TW?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
E. ý kiến khác: Tùy vào quy mô địa phương

4. Bạn có muốn tham gia ứng cử Nghị Viện trẻ không?
A. Có
B. Không

5. Độ tuổi ứng cử vào các chức vụ của Nghị Viện trẻ, theo bạn là ?
A. 10 - 24 tuổi
B. 15 - 24 tuổi
C. 15 - 20 tuổi
D. 10 - 20 tuổi
E. ý kiến khác

6. Ý kiến đóng góp của bạn cho Nghị viện trẻ?

Thực ra, anh nghĩ thế này Minh ạ: với sự giáo dục và đào tạo hiện nay ở Việt Nam, có thể nhận thấy rằng đại đa số bộ phận chưa thực sự có ý thức về chính trị. Những môn rất quan trọng cho chính trị, bao gồm có Triết học Mác Lênin, Kinh tế Chính trị hay Tư tưởng Hồ Chí Minh không được mọi người ủng hộ, do cách dạy và do thành kiến xã hội. Trong khi, có ai nhớ cho rằng: G. Bush, C. Rice hay ai đi chăng nữa, đều là những người có học thuật rất cao về vấn đề này. Do đặc thù về điều này ở Việt Nam, nên trí thức trẻ Việt Nam có nhiệt huyết, nhưng chưa có đủ kiến thức và hiểu biết để có thể đứng ra thành lập cái gọi là "Nghị viện trẻ".

Mọi người có thể nắm bắt các vấn đề chính trị rất nhanh, nhưng để phân tích và hiểu được nó thấu đáo, cần rất nhiều thời gian. Anh nói chuyện với nhiều người (15 - 28 tuổi), và họ thuộc vào những nhóm sau:
- Không quan tâm đến chính trị
- Quan tâm đến chính trị một cách hời hợt hoặc coi đó là "thời thượng" nên mới bàn luận
- Quan tâm thực sự đến chính trị nhưng có xu hướng đi ngược lại những gì mà nhà nước Việt Nam đề ra, có lẽ vì thành kiến cho rằng: nhà nước Việt Nam làm gì cũng sai, phải đổi mới. Quan điểm phiến diện và cục bộ hình thành do sự thiếu hiểu biết về các môn Khoa học Mác-Lênin. Những người này thường có tư tưởng tuyệt đối hóa mọi thứ, cho rằng phải thế này, phải thế kia, và nhà nước Việt Nam không làm thế nên mới yếu kém thế này. Họ có thể có nhiệt huyết, nhưng chưa được đặt đúng con đường.
- Quan tâm thực sự đến chính trị và có suy nghĩ tỉ mỉ, phân tích kĩ lưỡng trước khi đưa ra một vấn đề. Ở tuổi này, rất hiếm người như thế này. Anh mới chỉ gặp được 1, 2 người gì đó. Thực sự, đây là những người có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể rất đúng đắn.

Để tham gia một "Nghị viện trẻ", cái tối quan trọng là sự nhìn nhận phải khách quan và toàn diện. Nói theo duy vật biện chứng, thì đó phải có "Quan điểm toàn diện, Quan điểm lịch sử - cụ thể" và hiểu được "Quy luật mâu thuẫn", "Nguyên lý phát triển". Đơn giản là họ phải nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ, quan sát sự vật theo nhiều chiều hướng chuyển động, đặt sự vật trong mối quan hệ liên hệ để xem xét ... Những người ở tuổi từ 15-24, đa phần mới chỉ là học sinh và sinh viên, kinh nghiệm đời chưa có nhiều, sống đa phần còn được bố mẹ che chở, nên chắc chắn, quan điểm bao giờ cũng còn thiếu sót, phiến diện. Vì vậy, nói đi nói lại, thành lập Nghị viện trẻ chắc đã đáp ứng được:
1 - Nhu cầu của bản thân những người đó, để nói lên tiếng nói của mình, hay sẽ là nơi cãi nhau (anh cho rằng, không ít người trẻ tuổi rất bảo thủ trong quan điểm, vì trẻ mà, nóng tính, thường cho là mình đúng).
2 - Nguyện vọng của tất cả giới trẻ, vì không phải tất cả giới trẻ Việt Nam đều có nhu cầu về chính trị, và như vậy, nguyện vọng ở đây, là của một vài người hay của toàn xã hội. Để tìm hiểu được nguyện vọng của toàn giới trẻ, em phải đi sâu sát, nắm tình hình, cái này em có thời gian không?

Thành lập Nghị viện trẻ cũng có cái hay của nó. Đó là giúp giới trẻ tiếp cận gần hơn với những vấn đề to lớn của đất nước. Giới trẻ được phép nói lên suy nghĩ của bản thân một cách thẳng thắn và thoải mái tranh luận về những vấn đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Qua đó, hình thành quan điểm toàn diện (do sự tranh luận sẽ bổ sung vào những chỗ thiếu sót, nếu người đó có ý thức tiếp nhận). Nhà nước ta đang trẻ hóa đội ngũ cán bộ, có được những lớp trẻ thực sự quan tâm đến Nhà nước sẽ là nền tảng tốt cho nền chính trị sau này.

Do đó, anh cho rằng:
- Trong thời điểm hiện nay, chưa thực sự cần thiết có một "diễn đàn" như vậy.
- Trong tương lai, khi những thay đổi về mọi mặt đã có hiệu quả, thành lập một Nghị viện trẻ lại là điều cần thiết.

Khi đã có Nghị viện trẻ, anh cho rằng nên tập trung bàn luận về Giáo dục và Văn hóa trước, vì nó là hai vấn đề gần gũi nhất với giới trẻ. Giáo dục thế nào cho hợp lý, phát triển nền Văn hóa ra sao cho đạt được yêu cầu là không làm mất đi truyền thống văn hóa nhưng vẫn theo kịp thời đại? Có thể đặt ra những câu hỏi như thế. Những vấn đề khác, tất nhiên có thể đem ra bàn luận, nhưng anh thiết nghĩ, cái gốc nằm ở giáo dục và văn hóa.

Trước mắt, thay vì nghĩ đến những cái quá lớn lao, bản thân mỗi người nên học hỏi thêm nhiều để mở rộng tầm mắt, mở mang đầu óc và xây dựng đất nước bằng vốn kiến thức.

Đôi chút thiển ý gửi đến mọi người, hi vọng mọi người đọc và cho ý kiến.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nghị viện trẻ theo định nghĩa của Linh thì kô có tiếng nói chính trị...chỉ "đơn giản" là cầu nối giới trẻ và chính phủ.
Nếu đòi hỏi quá nhiều cho nghị viện trẻ thì nên bỏ từ "trẻ" đi...Tiếng nói của giới trẻ thì chắc chắn sẽ có cái tiên tiến, cái thiếu sót...Tiên tiến thì được ghi nhận, thiếu sót được sửa chữa. Đó vẫn là câu cửa miệng của giới trẻ. Mà biết đâu nhờ thế mà ta biết được vấn đề của giới trẻ về vấn đề đất nước trong từng thời điểm, kô chỉ có biết mỗi cái "nguyện vọng" kô thôi.
Tiếng nói của nghị viện trẻ có là tiếng nói của giới trẻ hay kô thì phải theo cách bỏ phiếu, theo những tầng lớp trẻ có thể tham gia ứng cử...Long biết một 2 người có cái nhìn đúng đắn, mình biết 1-2 người, người khác cũng biết 1-2 người...Cái chính là chất lượng, đâu cần nhiều.
Nếu đợi thay đổi về mọi mặt thì cụ thể là phải đợi đến lúc nào ? Mà lúc nào mới gọi là thay đổi về mọi mặt...lúc nào thay đổi mới coi được là hiệu quả ? 3/4 người mà Long kể ra liệu đã đủ để nguyên nhân để thành lập một nghị viện trẻ, khi mà NVT có khả năng sẽ làm giới trẻ quan tâm đến vấn đề của đất nước hơn, chỉnh lại cái nhìn của mình đúng đắn hơn ? Đất nước có thể sẽ thay đổi thật đấy nhưng chắc gì trong tương lai giới trẻ sẽ quan tâm hơn tới chính trị nếu chả ai bận tâm đến ? Nếu cái gì cũng nói phải đợi cái này cái kia thay đổi hãy làm thì sẽ chả có cái gì sẽ thay đổi hết...Chính nhờ những ý tưởng tiên tiến được thực hiện mà mọi thứ mới thay đổi.
Lúc đầu có thể có vấp váp có vấn đề, nhưng cái gì bắt đầu mà chả thế. Cái quan trọng là trong quá trình phát triển của NVT xã hội có cái nhìn "đúng mực" về tiếng nói của nó.
 
1. Bạn có nghĩ 1 tổ chức như trên là thật sự cần thiết không?
Rất cần thiết

2. Vấn đề mà bạn mong muốn Nghị Viện trẻ chú trọng là ( có thể chọn nhiều )?
Mọi vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của ngườii dân và đất nước Việt Nam (giáo dục, văn hóa, kinh tế, chính trị...)

3. Theo bạn khi bầu cử ở mỗi địa phương nên có bao nhiêu đại biểu tham gia vào Nghị viện TW?
Tùy theo phẩm chất của các bạn trẻ từng vùng

4. Bạn có muốn tham gia ứng cử Nghị Viện trẻ không?
Có muốn

5. Độ tuổi ứng cử vào các chức vụ của Nghị Viện trẻ, theo bạn là ?
17-28 tuổi

6. Ý kiến đóng góp của bạn cho Nghị viện trẻ?
Việc tuyển chọn đại biểu phải thật tốt, ví dụ như các bạn trẻ tham gia phải có trình độ kiến thức hiểu biết tối thiểu, có tinh thần học hỏi, không bảo thủ, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác...
 
Dưới sự giám sát của cơ quan chủ quản trong Quốc hội và sự ủng hộ của NGO cũng như các tổ chức phi chính phủ hoạt động nhân đạo của Quốc tế, Nghị viện trẻ sẽ hoạt động như một Quốc hội thu nhỏ với các bộ ngành và chức vụ cụ thể ( do chính teen đảm nhận ) được tiến hành bầu cử công khai trên toàn quốc và hoạt động theo nhiệm kì 2 năm.
Nếu nghị viện trẻ sau khi thảo luận đi đến thống nhất 1 "nghị quyết" nào đấy thì tiếp theo làm sao nữa? viết thư lên Quốc hội chờ sửa đổi hiến pháp à?
Bảo vệ quyền lợi teen..etc thì chắc là Đoàn thanh niên đã làm tốt lắm rồi, có lẽ Mông Cổ với Pháp ko có nên họ mới phải thành lập nghị viện trẻ chăng?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu nghị viện trẻ sau khi thảo luận đi đến thống nhất 1 "nghị quyết" nào đấy thì tiếp theo làm sao nữa? viết thư lên Quốc hội chờ sửa đổi hiến pháp à?
Bảo vệ quyền lợi teen..etc thì chắc là Đoàn thanh niên đã làm tốt lắm rồi, có lẽ Mông Cổ với Pháp ko có nên họ mới phải thành lập nghị viện trẻ chăng?
Tại sao không??? Hiến pháp sửa được mà ;))
Nói "góp ý" thì hay hơn, đại diện của Nghị viện trẻ không cần thiết phải viết thư lên QH để "sửa" hiến pháp mà tự minh góp ý về những điểm để cải thiện (nếu cần cải thiện nhiều quá thì cũng phải sửa hoặc ngay cả xóa bỏ nữa, và ngược lại cũng có thể đề ra để xem xét...) với Đại biểu QH, với nhà nước và nói lên những điểm tương đồng cũng như bất đồng với nhiều khía cạnh của xã hội, QH cũng cần nhiều ý kiến thực tế từ người dân nói chung và các bạn trẻ nói riêng nhỉ.
Chị thì không rõ Đoàn thanh niên hoạt động thế nào, nếu mà Đoàn thanh niên hoạt động với cùng 1 lợi ích và phương pháp với Nghị viện trẻ thì tốt quá, nhưng chị nghĩ dù sao lập ra một tổ chức mới lấy tên và mục đích rõ ràng cụ thể, ít khái quát hơn thì cũng tốt chứ, thanh niên có thể có hai hoặc nhiều tổ chức mà.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em không dám chắc là những điều trên có thể thực hiện được mà không có vấn đề gì xảy ra.

Em không dám nói em là người hiểu biết về vấn đề nước ngoài, nhưng những gì em đã tìm hiểu cho em thấy, các thế lực chống phá từ nước ngoài cũng như ngay ở trong nước luôn tìm cách phá hoại đất nước bằng con đường hòa bình. Cái này được gọi là Diễn biến hòa bình (tất nhiên, ai cũng biết điều này). Diễn biến hòa bình được phát triển trên 7 lĩnh vực (em tạm thời không nhớ cả 7 lĩnh vực), nhưng trong đó, có lĩnh vực Xã hội, mà mục đích chính tấn công là giới trẻ.

Tấn công vào giới trẻ có lợi hơn các thế hệ đi trước vì những lý do sau:
- Giới trẻ hiện nay có tư tưởng mở hơn những tầng lớp trung niên, khả năng tiếp thu những cái mới và hiện đại dễ dàng hơn. Nói nôm na như một người bạn của em thì độ ma sát bằng không. Điều này dẫn tới việc tiếp thu những tư tưởng mới quá dễ dàng mà nhiều khi không cần cân nhắc.
- Giới trẻ là bộ phận mà đa phần là những người chưa có suy nghĩ chín chắn nên dễ dàng cho rằng những cái khác với chính sách của Nhà nước là những cái tiên tiến, đi trước thời đại và sẽ làm theo. Tư tưởng tiên tiến đúng là có ở rất nhiều bạn trẻ, nhưng nếu như không biết sử dụng, dễ trở thành đối tượng để lợi dụng - nói cách khác - trở thành quân bài trong tay các thế lực chống phá.
- Giới trẻ là bộ phận chưa được cọ xát với cuộc đời thực, trải nghiệm chưa nhiều nên còn nôn nóng, chưa chín chắn, dễ bị kích động. Nếu có một sự việc gì xảy ra, kích động vào giới trẻ là dễ nhất. Có thể khơi dậy ngay một làn sóng phản đối dữ dội, trước hết là trên Internet, sau đó là đến đời thực.

Những gì em tìm hiểu được cho em hiểu rằng không thể chủ quan với những thế lực chống phá từ khắp mọi nơi. Như vậy, nếu như để giới trẻ có được những can thiệp quá sâu vào Chính trường, trong khi chưa có sự chuẩn bị trước về kiến thức, sự hiểu biết, sự suy xét và sự chín chắn về quan điểm chính trị thì rất dễ trở thành quân bài trong tay các thế lực chống phá. Ngay cả nhiều người ở thế hệ trước còn bị lợi dụng, thì huống chi giới trẻ. Em hiểu rằng giới trẻ cần có tiếng nói, em đồng ý. Nhưng nếu để một tổ chức chính thức được hình thành trong thời gian mọi thứ còn chưa có nhiều thay đổi như hiện nay, điều đó chưa chắc đã thật sự có ý nghĩa.

Về câu nói của anh Ngọc Khánh, thay đổi mà em muốn nói đến, trước hết là về mặt nhận thức. Đa số mọi người hiện nay cho rằng: Triết học là một môn dở hơi, nếu ai mà học nó thì tức là bị hâm. Em nhận thức khác. Khi hiểu một cách rõ ràng về các vấn đề triết học, tư tưởng của con người sẽ rất toàn diện, khách quan và biện chứng. Không thể nói là nhận thức này có thể thay đổi trong một sớm. Em đang trông chờ vào một sự thay đổi trong cách thức giáo dục đào tạo, làm sao để thay đổi quan điểm của mọi người, cho rằng Triết học là không cần thiết. Em cũng đang trông chờ vào sự thay đổi trong nhận thức của mọi người về môn Triết học. Em không hề tìm hiểu sâu về Triết, nhưng nhìn giới lãnh đạo của mọi đất nước, đủ thấy rằng: Họ đều là những người có học thuật rất cao về Triết học, thậm chí cả Triết học Mác-Lênin và Triết học Trung Quốc (mặc dù là các nước Tư bản chủ nghĩa).

Lịch sử đã từng ghi nhận sự tác động của các thế lực nước ngoài vào bộ phận đầu tiên là giới học sinh sinh viên và làm đảo lộn toàn bộ chính trường. Sự kiện Thiên An Môn ở Trung Quốc gây ra những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội nghiêm trọng của Trung Quốc là do sinh viên. Cuộc cách mạng Cam ở Ukranina cũng sử dụng sinh viên như một đối tượng quan trọng để gây đảo chính. Ở Việt Nam, nhờ những chính sách khá mềm mỏng nhưng cũng đầy khôn khéo của nhà nước ta hiện nay, các đối tượng chống phá chưa có cơ hội để tấn công hay sử dụng giới trẻ để chống phá. Mặc dù em không nói là "giới trẻ chả làm được gì cả, toàn để bị lợi dụng", nhưng việc cân nhắc đến nguy cơ bị lợi dụng là cần thiết và đúng đắn.

Em xin tóm tắt lại ý kiến của em như sau để mọi người hiểu: Em không hề phản đối việc thành lập Nghị viện trẻ, mà em cho nó là cần thiết. Nhưng để thành lập được nó, cần phải có được những điều kiện tiên quyết, ở đây là nhận thức đúng đắn và chín chắn trong giới trẻ đối với những vấn đề chính trị và các điều kiện cần có trước khi tìm hiểu về một vấn đề chính trị. Em không bao giờ phản đối việc mọi người tìm hiểu chính trị, vì đó là thể hiện sự quan tâm đến đất nước. Nhưng, để tìm hiểu được chính trị, cần phải có hiểu biết nhất định về các học thuyết cơ bản của chính trị, bao gồm Triết học, Xã hội học và Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
;)) Mình hiểu í kiến của Long chứ;)) Ủng hộ nhưng đợi "điều kiện tiên quyết":)

Có thể đa số người coi triết học là...như Long nói. Nhưng yên tâm, chắc cũng có đủ người nhịn nhận được như Long hoặc hơn:p, để chúng ta cho vào thành lập một NVT:-w chắc cũng sẽ kô đến nỗi bị "lợi dụng"~o)

Mà triết học thì kô phải là sport rồi, ở đâu mà chả thế:D

Có lẽ nên nghe tiếng nói của giới trẻ, giải quyết những vấn đề thực tế mà giới trẻ đang gặp phải trước, như thế người ta cũng khó mà lợi dụng này nọ.:(
 
Dạ, nên em mới nói: cần phải tìm hiểu nguyện vọng của toàn giới trẻ, trước khi đưa ra bất kì một ý kiến gì tới nghị viện trẻ :)
 
Nhưng NVT này để làm gì? Để chơi, để làm, hay để học tập?
Nếu để chơi thì coi chừng, chính trị ko phải cái để chơi.
Nếu để làm thì nghiêm trọng rồi đấy.
Còn để học thì :-??
Có vẻ ngay những ng ủng hộ cũng chưa thống nhất cái này.

Có một cái nữa là tại sao phải tách giới trẻ ra khỏi “giới già”? Tại sao ko coi làm việc với “giới già” là cơ hội để học tập mà lại phải tách ra chơi với nhau, để rồi học kinh nghiệm từ một đống lí thuyết :-?? Tại sao giới trẻ ko trực tiếp tham gia vào những cái có trọng lượng và thực tế như các cơ quan chính phủ hoặc hội đồng nhân dân mà phải “chơi” trên một mô hình thế này :-?? Tất nhiên đây là với định nghĩa giới trẻ trên 18, còn dưới thì cứ học, cùng lắm tham gia Đoàn là dc rồi.

Giới trẻ thường cho rằng giới già chả hiểu gì mình, nhưng thực tế thường ngược lại, chính giới trẻ khi già dặn hơn sẽ tự nhìn thấy cái trẻ con của mình trước đây. Ngay cái lý do trong bài đầu đã thấy có vấn đề. Nó cho thấy cái ngạo mạn của giới trẻ và cái nhìn rất có vấn đề. Chẳng lẽ giới già chỉ chăm chăm lo cho mình và chà đạp lên giới trẻ, mà phải đòi quyền lợi cho mình? Có cái thế hệ nào mà ko dành hết sức chăm lo cho cái thế hệ sau? Chỉ có những đứa chả hiểu gì mới đặt mục tiêu đòi quyền lợi như thế, thực tế sẽ là những bước cản vì có hiểu đâu. Nói giới trẻ tự giải quyết các vấn đề của mình e là hơi tự tin quá, cùng lắm nói rõ cái khúc mắc của mình để giới già điều chỉnh thôi.

Có lẽ cũng phải làm rõ cái định nghĩa giới trẻ ra, vì có vẻ cái ban đầu là nói đến tuổi teen chứ cũng ko phải cái anh định nghĩa. Ngay cái này mà khác nhau thì tha hồ ông nói gà bà nói vịt. Có lẽ nên lấy mốc 18 và chọn định nghĩa trên hoặc dưới, vì cái tuổi này đc coi là phân chia ra 2 cách nghĩ khác nhau.
 
Em định đánh dấu bài hay cho bài này của anh, nhưng em còn chưa đồng ý ở nhiều điểm, muốn anh làm rõ, nên trước khi đánh dấu, nhờ anh giải thích ạ.

Em rất đồng ý với sự phân tích của anh là cái này lập ra để làm gì. Thực ra, em cho rằng NVT là một hình thức hoạt động để giúp cho giới trẻ có tiếng nói không chính thức đối với chính phủ cho những điều mình mong muốn, chẳng hạn như việc chương trình đào tạo bị chồng chéo, hay văn hóa xã hội đang thay đổi ... Nhưng đúng là câu hỏi đặt ra là: Những người tham gia sẽ có mục đích gì đây? Theo ý tưởng ban đầu, có lẽ, không phải để học, để chơi hay để làm. Theo em, chỉ là nêu ý kiến của mình mà thôi, vì thực sự, giới trẻ cần được phép có ý kiến. Bây giờ, chương trình đào tạo chẳng hạn, có nhiều tranh cãi, tại sao không cho chính giới trẻ được quyền phản ánh. Không phải là chê nặng, chê dở, mà là đóng góp ý kiến, cùng giáo viên xây dựng chương trình học. Đó chỉ là một ví dụ cho thấy nên có diễn đàn chính thức để các nhà lãnh đạo có thể nghe được. Chỉ giống như một nơi để đón nhận góp ý của giới trẻ thôi. Vì em cũng thấy, chưa có một nơi chính thức để trưng cầu ý kiến của giới trẻ, dù là giới trẻ trên hay dưới 18 tuổi về bất kì một vấn đề gì. Trang web của Bộ GDDT có vẻ như đang cố làm việc này, vì em thấy cũng có phần bình chọn (gọi là poll nhỉ). Nhưng chưa có hiệu quả, theo ý kiến riêng của em.

Có một cái nữa là tại sao phải tách giới trẻ ra khỏi “giới già”? Tại sao ko coi làm việc với “giới già” là cơ hội để học tập mà lại phải tách ra chơi với nhau, để rồi học kinh nghiệm từ một đống lí thuyết Tại sao giới trẻ ko trực tiếp tham gia vào những cái có trọng lượng và thực tế như các cơ quan chính phủ hoặc hội đồng nhân dân mà phải “chơi” trên một mô hình thế này

Nếu là để làm, theo em, cái gì cũng phải từ từ. Như trường Y của em đang học, muốn làm bác sĩ, đâu có phải cứ ra viện, khám khám gõ gõ, chẩn đoán rồi ra phác đồ là xong đâu. Muốn học thăm khám, phải qua những năm cơ sở, muốn học tiêm truyền phải qua thời gian học tiền lâm sàng, muốn học chẩn đoán, phải đi viện, muốn ra điều trị, phải có thời gian tiếp xúc dài ở bệnh viện. Như thế, muốn thành lập một kĩ năng nào, cần phải có thời gian thực tập kĩ năng đó trước đã. Em nghĩ, làm chính trị còn khổ hơn, vất vả hơn. Nếu đã có nguyện vọng, tại sao không coi đây như là một nơi để "tập", để thực hành trước khi đi làm chính trị thực sự. Phân tích về rủi ro trong chính trị thực sự đối với giới trẻ, em đã phân tích ở trên.

Em không tán thành chỗ "học kinh nghiệm từ một đống lý thuyết", bởi vì:
- Học cái gì cũng phải đi từ lý thuyết trước, không thể độp một phát mà đi làm ngay được. Lý thuyết là cần thiết, dù bất kì ngành nào.
- Chính trị khác với những ngành khác. Nếu là kĩ sư, làm sai một mẫu có thể làm lại. Nếu là giáo viên, giảng sai một bài chỉ bị kỉ luật. Nếu làm kinh tế, thất bại thì có thể vực lại. Nhưng nếu làm bác sĩ, chết bệnh nhân đã là có tội, dằn vặt lương tâm và còn bị đưa ra xét xử. Chính trị còn nguy hiểm hơn thế. Sai một li có thể đi một dặm. Vậy mà anh cho rằng, giới trẻ có thể đơn giản qua hội đồng nhân dân, ra các cơ quan chính phủ làm việc mà không cần thời gian thử thách hoặc tập dượt nào sao?

Giới trẻ thường cho rằng giới già chả hiểu gì mình, nhưng thực tế thường ngược lại, chính giới trẻ khi già dặn hơn sẽ tự nhìn thấy cái trẻ con của mình trước đây. Ngay cái lý do trong bài đầu đã thấy có vấn đề. Nó cho thấy cái ngạo mạn của giới trẻ và cái nhìn rất có vấn đề. Chẳng lẽ giới già chỉ chăm chăm lo cho mình và chà đạp lên giới trẻ, mà phải đòi quyền lợi cho mình? Có cái thế hệ nào mà ko dành hết sức chăm lo cho cái thế hệ sau? Chỉ có những đứa chả hiểu gì mới đặt mục tiêu đòi quyền lợi như thế, thực tế sẽ là những bước cản vì có hiểu đâu. Nói giới trẻ tự giải quyết các vấn đề của mình e là hơi tự tin quá, cùng lắm nói rõ cái khúc mắc của mình để giới già điều chỉnh thôi.

Em rất đồng ý với đoạn này. Giới trẻ không nên quá tự tin vào bản thân mình, nhưng cũng nên cho giới trẻ một cơ hội để có tiếng nói. Cái mà anh nói đến: nói rõ cái khúc mắc của mình để giới già điều chỉnh thôi chính là ý của em về mục đích của NVT. Chỉ là nơi để cho giới trẻ có quyền phát biểu ý kiến về những gì mình đang có, ưu điểm, khuyết điểm ... để tất cả cùng rút kinh nghiệm. Ở đoạn này, khi anh nói về giới già chăm lo vân vân, em cho rằng anh dùng từ hơi mạnh bạo, vì tác giả của chủ đề này có lẽ không có ý nói như vậy.

Có lẽ cũng phải làm rõ cái định nghĩa giới trẻ ra, vì có vẻ cái ban đầu là nói đến tuổi teen chứ cũng ko phải cái anh định nghĩa. Ngay cái này mà khác nhau thì tha hồ ông nói gà bà nói vịt. Có lẽ nên lấy mốc 18 và chọn định nghĩa trên hoặc dưới, vì cái tuổi này đc coi là phân chia ra 2 cách nghĩ khác nhau.

Nên định nghĩa về giới trẻ, đúng. Nhưng phân định dựa vào tuổi, chưa hoàn toàn đúng. Em quen rất nhiều bạn có cái nhìn khá thấu đáo về một sự việc dù mới chỉ 16 tuổi. Em cũng quen rất nhiều anh chị đã sắp ra trường mà còn ngây ngô trước một sự kiện chính trị, không có lập trường. Tuổi tác không thành vấn đề, nếu như bản thân con người đó đã có được sự chín chắn về quan điểm. Tất nhiên là tuổi lớn hơn thì kinh nghiệm sống lớn hơn và tất yếu sẽ cẩn thận hơn trong suy nghĩ. Nhưng cho đến khi tốt nghiệp đại học, hầu hết chúng ta vẫn còn sống trong sự bao bọc lớn của gia đình, ít từng trải (trừ những ai đã sớm phải cọ xát với đời). Vì thế, khoảng cách này không thực sự nhiều và có ý nghĩa đủ để làm mốc phân định.
 
Nhưng NVT này để làm gì? Để chơi, để làm, hay để học tập?
Nếu để chơi thì coi chừng, chính trị ko phải cái để chơi.
Nếu để làm thì nghiêm trọng rồi đấy.
Còn để học thì :-??
Có vẻ ngay những ng ủng hộ cũng chưa thống nhất cái này.
Em thấy NVT vừa để học vừa để làm, chính nhờ việc bàn luận, dựa trên nhiều tư liệu và vốn sống trao đổi lẫn nhau mà người ta học, tất nhiên các thành viên từ lúc tham gia đã phải có vốn hiểu biết kĩ càng về chính trị, không phải ai cũng tham gia được, thế nên ở trên em mới nói cần phải tuyển chọn tốt, điều này em cũng hoàn toàn đồng ý với Long.

Có một cái nữa là tại sao phải tách giới trẻ ra khỏi “giới già”? Tại sao ko coi làm việc với “giới già” là cơ hội để học tập mà lại phải tách ra chơi với nhau, để rồi học kinh nghiệm từ một đống lí thuyết :-?? Tại sao giới trẻ ko trực tiếp tham gia vào những cái có trọng lượng và thực tế như các cơ quan chính phủ hoặc hội đồng nhân dân mà phải “chơi” trên một mô hình thế này :-?? Tất nhiên đây là với định nghĩa giới trẻ trên 18, còn dưới thì cứ học, cùng lắm tham gia Đoàn là dc rồi.
Nói thật với anh, em thấy thành lập Nghị viện trẻ hay Nghị viện già hay Nghị viện trung niên đều không quan trọng, em đồng ý với việc thành lập NVT vì tính chất của nghị viện trả lời hoàn toàn cho những gì em mong đợi, thực ra em rất muốn việc thành lập một nghị viện không chỉ trẻ mà cả những người lớn tuổi đều có thể tham gia, thậm chí đại biểu Quốc hội, như thế tất cả mọi người đều có quyền lợi, việc này còn tránh được hiện tượng giới trẻ nông nổi và nhiều khi thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, thiếu nhiều thứ như Long nói (giới trẻ như vậy nhưng giới già cũng nhiều người bảo thủ lắm đấy). Cái quan trọng là thành lập một Nghị viện, nơi mà tất cả lứa tuổi đủ hiểu biết đều có thể bàn luận, trao đổi kiến thức, học hỏi đoàn kết một cách công khai, "tự do" (tự do một cách đúng đắn) để cùng nhau bảo vệ sự tồn tại và phát triển tốt đẹp của người dân và đất nước Việt Nam.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thực ra thì anh chưa thấy NVT cần thiết lắm, tuy nhiên các câu hỏi thì chưa định phản đối nó theo kiểu vùi dập. Các câu hỏi đó nhằm đảm bảo mọi ng đang nói đến cùng 1 cái, chứ ko phải ông nói gà, bà nói vịt. Bởi nếu mỗi ng hình dung về 1 cái NVT khác nhau thì dù có đồng ý hay phản đối nhau cũng sẽ ko giải quyết dc cái gì. Khi đã thống nhất nó là cái gì thì các câu hỏi như bài đầu đưa ra sẽ rất dễ trả lời.

Trước hết là về tuổi. Nếu nói có ng nọ ng kia thì ko ai mà xét hết dc, chỉ có thể nói mặt bằng chung. Cái anh nói 18 cũng chưa phải cái mốc cho nghị viện, mà là cái mốc cho khái niệm “giới trẻ” trước đã. Cái NVT nếu có sẽ trên cơ sở đó mở rộng một chút ra 2 biên. Dù có một số ngoại lệ thì việc chờ 1-2 năm ko phải là vấn đề. Cũng có thể lấy mốc 16, cái này chỉ là thống nhất thôi, cái quan trọng là trên hay dưới.

học kinh nghiệm từ một đống lý thuyết
Bold cái chữ kia lên thì đã trả lời dc Long chưa? Cái NVT như mô tả hoàn toàn chỉ là một cái mô hình. Nó ko dc phép tương tác với thực tế, ko thể kiểm nghiệm những cái nó đề ra sẽ đem đến kết quả thực tế thế nào. Ngay cả khi đề xuất của nó dc đem vào thực tế chắc chắn cũng đã có những sửa đổi bổ sung. Vậy có đúng là đang có kinh nghiệm trên lý thuyết ko? Học lí thuyết thì đúng, nhưng kinh nghiệm thì phải từ thực tế chứ. Chính vì chưa có kinh nghiệm gì nên mới cần vào cơ quan đấy để học. Cũng ko phải cái gì em làm cũng đã có tác động ngay, mà sẽ có những ng xung quanh quan sát, và khi em tạo dc niềm tin thì mới có thể tác động đến thực tế. Ở đấy cũng sẽ có những ý kiến phản biện từ kinh nghiệm thực tế cho em. Em có thể thấy tất cả các nước trên thế giới, từ xưa đến nay, thì giới trẻ đều đi thẳng vào các cơ quan thực tế, chứ có bao nhiêu nơi cần tập dượt như thế này đâu. Cách thức thì chính em cũng nhận thấy trong cái đoạn em viết phía trên đấy, phải có từng bước. Tất nhiên cũng có thể cái này sẽ là một cái mới ưu việt hơn, nhưng việc trả lời nó ưu việt hơn ở chỗ nào chắc cũng ko phải là 1 câu hỏi thừa.

Cái anh lo ngại về NVT chính là chỗ giới trẻ ko chịu học tập, quan sát mà muốn đi tắt, muốn những cái mình nghĩ phải dc làm ngay, mà việc nằng nặc đòi thành lập cái này là một ví dụ. Ngoài ra thì là một khía cạnh ngược lại, là nhiều ng e sợ cái thực tế nên phải núp vào đây. Tại sao phải tự gán cho mình 1 chữ “trẻ”?

Một cái nữa là NVT khi đã thành lập và hoạt động thì nó sẽ ko theo cái ý muốn chủ quan của ai hết. Muốn điều hành nó phải dùng các quy luật. Việc nói chúng ta phải tìm những ng thế nọ thế kia nhưng làm dc cái đó thì kể cả quốc hội cũng còn phải xét. Liệu NVT có đủ khả năng, khi chính ở đấy còn đang để 1 mục đích là học kinh nghiệm?

Về cái mục đích thì có thể nói nó là câu hỏi quan trọng nhất quyết định đến tất cả các vấn đề. Tất nhiên ai cũng hiểu ko thể tách bạch những mục đích đó ra khỏi nhau, nhưng ko thể ko có một cái mục đích chính nhất, và cái này sẽ là cái tranh luận ngay trong chính những ng ủng hộ. Cái đáng lo lắng nhất là chính trị sẽ nguy hiểm nếu biến thành hành động mà ko thực sự kiểm soát dc. Việc chỉ nêu ý kiến thì đương nhiên chả ai phản đối, nhưng liệu có đủ khả năng đảm bảo cái này ko? Giới hạn của hành động là ở đâu?

Thực ra thì anh nghĩ tương tác thẳng các cơ quan đấy là hay nhất. Cũng ko nhất thiết là nhân viên, cũng có thể là các diễn đàn như của BGD. Đây cũng là những kênh cho phép mỗi ng tự nói đến những ng cao nhất, việc gì phải qua đại biểu.
 
Thấy cái này hay hay nên post tham gia cho vui
1. Trước hết mình xin khẳng định ngay tiêu đề bài viết là Nghị Viện Trẻ. Từ "Nghị viện" này hoàn toàn không tồn tại trong bất cứ thể chế kinh tế chính trị xã hội và cộng đồng nào ở việt nam. Nên chăng cái tổ chức mà bạn đang trưng cầu nếu được thành lập ở VN liệu có còn cái tên "Nghị Viện trẻ" như thế nữa không? Hay nó sẽ là một diễn đàn trẻ?? Hay là một tổ chức hoạt động cộng đồng??

2."Nghị viện trẻ hoàn toàn không có tiếng nói chính trị và sẽ hoạt động như một tổ chức phi chính phủ".
Trong hoàn cảnh chính trị ở VN hiện nay, một tổ chức không có tiếng nói chính trị thì không thể thay đổi những gì đã quy định trong các luật đã ban hành, trong hiến pháp đã được công nhận.

3."với những chính sách xã hội liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em và những người Việt Nam trẻ tuổi dựa trên quyền lợi chính đáng của trẻ em mà vẫn đảm bảo không vi phạm luật pháp Việt Nam."
Quyền lợi và nghĩa vụ thì đã được quy định rõ trong luật rồi. Còn việc đảm bảo không vi phạm pháp luật việt nam là đương nhiên. Cụm từ chính sách chỉ dành cho chính phủ, không thể là do "NVT" đưa ra cho chính phủ được. Những cái này thường do Ủy Ban dân số ... của Quốc Hội đưa ra. Có chăng góp ý của tổ chức là đề án, là cách thức và là các hoạt động mà thôi

4. Đúng là mô hình nghị viện trẻ ( từ giờ mình dùng theo hướng tồn tại ở nước ngoài, còn ở VN mình ko dùng cụm từ này) đã có những thành công nhất định tại nhiều nước. VN mình vừa rồi cũng đã có một mô hình tương tự diễn ra ở TPHCM. Đó là các sinh viên được tham gia bàn luận tại một cuộc họp của HDND của thành phố( có sự tham dự của bà Chủ tịch), tham luận về các vấn đề giới trẻ quan tâm, và cách thức tiến hành thì y hệt như một cuộc họp thông thường. Rất giống với mô hình mà bạn đang đề xuất

5.:"Dưới sự giám sát của cơ quan chủ quản trong Quốc hội" nếu bị giám sát rồi thì nó thuộc cái j hả bạn khi ở trên mình tuyên bố tuân theo pháp luật và là một tổ chức phi chính trị thì hoàn toàn ko bị cái j giám sát cả( vì ta đã hoạt động theo pháp luật). Nếu có cơ chế giám sát thế này mà cái cơ quan chủ quản kia tự dưng thấy có điều j muốn thay đổi là họ yêu cầu ta thay đổi thì sao??

6. Đến phần trả lời câu hỏi :D mình cũng tham gia .
Câu 1: sự ra đời hiện tại... : BÌNH THƯỜNG
Câu 2: Các vấn đề... : Giáo dục, bảo vệ teen khỏi xâm hại.., tham gia các vấn đề chính trị lớn của cả nước trên tinh thần đóng góp.. Và cái nữa không thấy bạn đề cập đến là HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG, THỂ THAO
Câu 3: Tùy vào sự quản lí của từng địa phương mà có số người đại diện hợp lí. Hà Nội sẽ khác với Hà Tây, TPHCM sẽ khác với DAKLAK
Câu 4: Có muôn tham gia
Câu 5: 15-24 tuổi
Câu 6: Ý kiến đóng góp
Đây là một mô hình rất hay và mới ở VN. Tuy rằng để thực thi cả một hệ thống từ TW cho đến địa phương và duy trì hoạt dộng của nó như vậy mình thấy lại là một vấn đề hoàn toàn không hợp lí. hiện tại đã có đoàn thanh niên, hội sinh viên là đã tồn tại ở khắp các tỉnh trong cả nước. Muốn triển khai được cả nước như vậy thì rõ ràng tổ chức này không thể phi chính trị được. Đảng ta phát hiện ra một tổ chức nào phi chính trị mà đã lan rộng cả nước là phức tạp lắm đấy. Đơn cử thế này, chỉ cần lợi dụng những thành viên yếu lập trường, và những thành viên đó lại lấy tư cách là thành viên của tổ chức thì sẽ làm sao?? Ngoài ra cũng rất có thể bị các thế lực lợi dụng tuyên truyền. Việc hạn chế bất kì tổ chức nào có chân rết ở cả nước là việc luôn làm của Đảng. Hơn nữa, khi tổ chức của bạn đạt đến tầm quốc gia, thì quyền hạn quản lí và tầm hạn quản trị của những người đứng đầu không phải là nhỏ. Và khi đó mình không dám chắc là sẽ ko có quyền lợi chính trị. Những thành viên của tổ chức vừa tham gia các tổ chức chính trị, vừa tham gia tổ chức trẻ này thì hẳn nhiên cái ý niệm ban đầu về một tổ chức phi chính trị về một mặt nào đó là không còn trong sáng nữa. Nên chăng không thật sự cần thiết ở tất cả các địa phương, mà hãy tạo ra những sân chơi,những hoạt động, những diễn đàn có thể thu hút đông đảo nhất thế hệ trẻ tham gia.( tất nhiên vẫn cần có những người đứng đầu, có tổ chức đàng hoàng)

Tiếp theo là phần bàn luận các ý kiến của các bạn khác
#Hoàng Bảo Long (post 4) : Về ý kiến đóng góp của bạn
Xã hội không có thành kiến với các môn chính trị, chỉ có sinh viên có thành kiến với nó. Rất nhiều sinh viên khi "được học" và "phải học" môn này đều chán ngán với lí do đơn giản là chả liên quan đến cái mình học và mình sẽ làm. Tuy nhiên mục đích và mục tiêu của bộ GD, của Bộ Quốc Phòng.. khi đưa các chương trình về Mác, đưa các chương trình về giáo dục QP là cung cấp cho các sinh viên về tư tưởng chính trị, lập trường chính trị vững vàng về các vấn đề của Đảng, của đất nước.. Hiện tại ở Việt Nam các hệ thông trường đảng đã có từ lâu ( Các trung tâm đào tạo chính trị,trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ) và chúng ta đều có thể học ở đó. Tuy nhiên các nơi này lại chỉ chủ yếu phục vụ cho các đối tượng đã là cán bộ mà thôi. Vả lại, trong chúng ta có bao nhiêu người học xong Kinh tế, học xong Bách Khoa ra lại vào trường đảng học tiếp không ??? Như vậy rõ ràng là nhà nước có tạo điều kiện cho chúng ta học chính trị. Có điều chúng ta không muốn và không thích học những cái gọi là khô khan như thế mà thôi. Bush hay Rice họ xác định con đường theo chính trị rõ ràng, nên họ học về Chính trị. ư
"Mọi người có thể nắm bắt các vấn đề chính trị rất nhanh, nhưng để phân tích và hiểu được nó thấu đáo, cần rất nhiều thời gian." rất đồng ý với câu này của bạn và cái cách chia của bạn về mức độ quan tâm chính trị
Về ý kiến tập trung bàn luận về giáo dục và văn hóa trước mình thấy không hợp lí lắm. Vì với câu hỏi của bạn đưa ra "Giáo dục thế nào cho hợp lý, phát triển nền Văn hóa ra sao cho đạt được yêu cầu là không làm mất đi truyền thống văn hóa nhưng vẫn theo kịp thời đại?" thì hai vấn đề trên lại thành lớn lao mất rồi . Giáo dục là cực kì cần thiết, và đóng góp về giáo dục của giới trẻ là những mong muốn của giới trẻ về chuơng trình học, về cách thức giảng dạy, về cách thức tư duy ... sao cho ta cảm thấy thoải mái nhất, hiệu quả nhất. Đương nhiên cũng ko chỉ nêu ra yêu cầu mà chính giới trẻ cũng phải tự thân vận động, tự sáng tạo tự làm mới mình thì mới mong đáp ứng được nhu cầu phát triển theo mong muốn của bản thân. Còn về văn hóa, nói ở một khía cạnh nào đó thì trong giáo dục tri thức đã có giáo dục văn hóa rồi. Cái theo mình cần quan tâm nữa chính là Hoạt động cộng đồng. Theo mình biết, chính hoạt động cộng đồng là một thước đo quan trọng về một con người trẻ, về tư duy trẻ. Nhiều nước trên thể giới đánh giá cao những hoạt động này và luôn tạo ra nhiều cơ hội cho các bạn chủ động tham gia

#Nguyễn Ngọc Khánh (post 5)
Tất cả các ý kiên bạn đưa ra theo mình gói gọn lại là :" Cần tạo ra môi trường tranh luận, chứ không phải tranh cãi để giới trẻ đưa ra nguyện vọng, mong muốn đồng thời đưa ra các biện pháp, các cách thức hành dộng để đem lại lợi ích cho giới trẻ"

#Trần Lương Thành (Post 10)
Cũng đồng ý với ý kiến về cái gọi "nghị quyết" của bạn. Rõ ràng sau khi thống nhất vấn đề gì đó rồi, bước tiếp theo là đưa ý kiến đó cho các cấp có thể thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện "nghị quyết" đó. Nếu được thì đương nhiên rất có ích còn nếu không thì cũng rất tốt vì giới trẻ đã nêu ra được ý kiến của mình để các cấp xem xét.
Ý kiến thứ hai của bạn mình ko đồng ý lắm vì Mông Cổ với Pháp có tổ chức cho sinh viên, còn diễn đàn trẻ của họ tồn tại độc lập với các tổ chức sinh viên.

#Trần Hữu Quang (post 15)
Đúng là câu hỏi đặt ra là để làm gì? nhưng mà bạn hỏi thế thì lại hơi thừa. Vì mục đích của nó đã được bạn Linh giải đáp ngay đầu. Nếu để chơi thì là sai, và cũng ko phải là tổ chức chính trị nên ko có j nghiêm trọng. Nếu để làm thì cũng ko có j to tát cả vì làm theo bạn ở đây là làm gì ấy nhỉ? Để học thì ở một góc nào đó cũng sẽ học được : về cái nhìn, về cách suy nghĩ.. Theo mình chẳng phải để chơi, chẳng phải để làm mà là để tạo nên một diễn đàn, đưa tiếng nói của giới trẻ để tạo nên những điều kiện tốt nhất cho giới trẻ phát triển toàn diện, phục vụ cho nhu cầu phát triển cá nhân( làm giàu cho bản thân giới trẻ), phát triển đất nước.
Giới già tinh ý lắm, mình ko qua mắt được đâu :D

mệt quá cho nghỉ tí ~o)
 
Mấy câu hỏi đấy đặt ra là vì trong topic này thấy đủ cả gà vịt ngan ngỗng mỗi ng một phách, nói để mọi ng nhìn lại thôi, chứ ko phải để hỏi. Ban đầu thì là cho teen, nên những mục tiêu với hình thức, rồi tầm hoạt động nó khác. Sau đấy thì đến ý kiến về lứa tuổi lớn hơn, với mục đích để làm quen với chính trị, tất nhiên sẽ dẫn đến các hoạt động khác. Rồi dần dần có cả kiến nghị quốc hội….. Túm lại là đâu có ủng hộ 1 cái, mà mỗi ng nghĩ 1 kiểu, đến lúc nó thành cái gì thật thì lại ngớ ra tôi có định bảo làm thế này đâu. Bây giờ nói ủng hộ cái này thì cũng phải nghĩ sau đó nó sẽ biến thành cái gì, vì nó ko tồn tại như mình nghĩ, mà theo quy luật. Ngay những ý kiến ở đây cũng giúp mọi ng hình dung nếu có thì sẽ có những luồng quan điểm lái nó theo những hướng nào, chứ đừng nghĩ mình muốn thế nào thì sẽ có 1 cái như thế. Và hãy ủng hộ trên dự đoán nó sẽ là cái gì chứ đừng ủng hộ cái mô hình mình tưởng tượng trong đầu.
 
Back
Bên trên