Nghệ thuật hư cấu của các tác giả J.R.R Tolkien và J.K.Rowling

Hêlô chú em Duy,
Hồi trước học đội tuyển thấy chú "phát hiện" ra chất "...bikini..." ,anh đã biết ngay là chú có hiểu biết:D,nhưng thực sự chú em làm ông anh bất ngờ và khâm phục đấy!;)Anh cũng nghiền thể loại phim hư cấu lắm,nhất định bao giờ rỗi anh em mình phải bàn luận nghiêm túc một chuyến về chủ đề này:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tại không có nhiều thời gian để viết thôi, không thì viết nhiều lắm. Với lại chủ đề này từ lâu rồi. Mặt khác viết ra cho người khác đọc cũng khó. Hồi trước em có bài về nghệ thuật nude trên này nhưng mà biến đâu mất rồi :D nếu thích sẽ viết lại.

Học kĩ thuật thì phải am hiểu cả nghệ thuật không thì bấn loạn mất.
 
Harry Potter And The Half_blood_prince!!!!!!!!:d
 
Em đã đọc Lord of the Rings rồi, còn Harry Potter thì tất nhiên là em cũng đã đọc rồi. Harry Potter còn có nội dung giáo dục rất hay, nhưng mà không phải là mục tiêu của topic này.
Trong Lord of the Rings, cái làm cho tác phẩm này trở nên bất hủ là cái nền rất sâu, sâu như chính huyền thoại của các vùng Scandinavi, v.v. mà Tolkien dùng để sáng tạo thế giới của mình (ông ấy nghiên cứu rất nhiều về phần này, còn viết cả esay về Beowulf nữa, thành ra hình như LOTR chỉ là byproduct thôi, chứ không phải thật sự do ông ấy muốn viết). Gần đây người ta mới dựng phim Narnia, chắc ai cũng nghe rồi. Ở Việt Nam chắc chưa ai nghe đến Narnia bao giờ, nhưng mà tác giả C.S. Lewis cũng là bạn thân của Tolkien. Hình như Lewis Carroll tác giả của Alice cũng là bạn thân của mấy ông này. Họ là một nhóm giáo sư say mê thế giới huyền ảo của chuyện cổ tích, và đều tự mình viết nên những tác phẩm fantasy của mình. Tuy nhiên phong cách của mỗi người rất khác, đến nỗi nếu đã thích người này có thể sẽ không thích nổi người kia.

Trước hết là về Narnia. Em đã đọc Prince Caspian (một phần của Chronicle of Narnia) rồi, và ngán ngay lập tức. Thế giới Narnia quá đơn giản, như trẻ con vẫn thường tưởng tượng, nhưng lại dùng làm nền cho cuộc phiêu lưu kiểu hiệp sĩ. Như trên New Yorker gần đây review về phim này, tác giả bài báo nói là "having missed the magic of Narnia, find no satisfation in the low soil that lacks the deep and erose root of language of Tolkien" (đại loại như thế). Đấy chính là cảm giác khi em đọc Narnia. Điểm mạnh của Tolkien chính là ở cái thế giới chi tiết đấy. Thực ra Tolkien quan tâm hơn về việc xây dựng cái thế giới đấy hơn việc viết LOTR nhiều. Ông xuất bản rất nhiều essay về middleearth. Nếu mọi người thích có thể tìm đọc Parma Endorion, trong đấy có ghi lại tất cả về middle earth, từ cấu trúc địa lý, đến lịch sử (có phần trông giống thần thoại Hi Lạp với Illuvatar giống như Zeus và các con của Illuvatar...). LOTR chỉ được viết để làm cho lịch sử của ME thêm cụ thể mà thôi. Cả Sirrimarrillion hay cái gì đấy (khó nhớ quá) cũng là để minh họa thôi, mà phần lớn chi tiết của truyện cũng đã được kể trong LOTR rồi. Tolkien khuyến khích mọi người tạo nên một thế giới tưởng tượng của riêng mình để có thể escape vào đó (cũng là một ý tưởng hay), và ông ta đi trước làm gương. Tuy nhiên, Tolkien có thế mạnh là ông ấy học về ngôn ngữ. Mỗi một địa danh và truyền thuyết về địa danh trong LOTR đều bắt nguồn từ một cái tên. Tolkien bắt đầu bằng tên, sau đó mới sáng tạo ra lịch sử của địa danh. Đó chính là lí do chúng ta thấy lịch sử và thời gian hằn lên từng chi tiết trong LOTR, và chính vì thế mà LOTR thành công. Chứ còn thực tế ra thì LOTR không có gì mấy, rất ít cuộc chạm trán: Tolkien toàn tránh kể các trận đánh đấy. Thủ pháp chủ yếu của Tolkien là làm cho gần có đánh nhau rồi lại thoát được, cho nên truyện vẫn hấp dẫn (cái này không dùng được trong phim, cho nên phần 2 của phim LOTR sửa lại cốt truyện rất nhiều: nó chỉ gồm có một nửa của quyển thứ hai trong bộ truyện, mà 2 tòa tháp nó nhắc đến cũng khác với ý của Tolkien). Thậm chí có nhiều người kêu rằng một chuyện tốn bao nhiêu lâu như thế để bắt đầu mà lại kết thúc nhanh và đơn giản như thế hay sao? Thật sự thì Tolkien không có hứng với LOTR (đọc phần Foreword thì biết), cho nên ông ấy chỉ cố viết cho xong. Tuy nhiên cái plot về chuyện chia 2 ngả và đánh lừa Sauron thì đúng là rất hay.

Còn Alice của Lewis Carroll thì chắc là ai cũng đọc rồi. Thế mạnh của Lewis là ở lòng yêu trẻ thơ và logic. Đọc rồi đọc lại lại khám phá ra những điểm hay mới. Alice thực sự là một tác phẩm bậc thầy, tuy nhiên không được thích nhiều bởi người lớn như LOTR có lẽ vì truyện vốn được viết cho trẻ con. Phim Alice phải nói là đã lược hết tất cả dấu tích của Lewis trong câu chuyện, những mẩu đối thoại rất thông minh. Có cái này rất hay, em nghĩ là mọi người nên đọc. Đấy là mẩu đối thoại của Alice với con mèo (em không có sách ở đây nên không trích tiếng Anh được, phải dùng tạm tiếng Việt vậy):
_ Mèo ơi cho tôi biết nên đi đường nào?
_ Nhưng mà cô bé muốn đi đâu?
_ Tôi không biết.
_ Thế thì đi đường nào đâu có quan trọng.

Về Harry Potter, em có một nhận xét là văn của bà J. K. Rowling càng ngày càng kém. Càng ngày nó càng thô và cứng ngắc vì bà ấy cố làm cho nó có vẻ người lớn. Nhưng đổi lại thì cốt truyện ngày càng phức tạp và thông minh, có lẽ trừ tập sáu. Tập 5 có lẽ là đỉnh cao của cái này. Nó phức tạp đến mức em lười phân tích ra đây, tuy nhiên phần hấp dẫn của truyện đã bắt đầu giảm (vì ai cũng nghĩ là phải có cái gì kinh khủng lắm khi Voldermort trở lại, hóa ra chẳng có gì mấy). Nhưng còn tập 6 thì... có lẽ đây là chỗ bà Rowling phải viết để cung cấp đầy đủ thông tin cho tập 6 cho nên bà ấy không nghĩ ra được cách nào làm cho nó hấp dẫn. Truyện cứ trải dài ra để nói cho hết những gì cần nói, hoàn toàn không có chi tiết gay cấn. Thậm chí cái chết của Dumbledore rất loãng và bà ấy không thể làm cho nó có vẻ cảm động chút nào. Em thấy buồn hơn khi em biết là Dumbledore chết (trước khi đọc) hơn là khi em đọc phần the White tomb. Bà ấy không nhấn mạnh cái đẹp trong Dumbledore: ông ấy chấp nhận chết để cứu lấy Malfoy, ông ấy làm ngơ tất cả những gì Malfoy làm để Malfoy không bị giết. Dumbledore trong tập 6 vẫn rất đẹp, rất giỏi và điềm tĩnh, rất nhân hậu, vậy mà đọc xong thì em lại cứ tưởng như ông ấy là một thằng ngu. Bà Rowling rất kém chỗ này. Hơn nữa trong tập 6 không có một sự kiện nào bắt nguồn cho một cơn lốc sự kiện kéo Harry đi suốt một chặng đường dài mà không kiểm soát được như trong các tập trước (chính đây là cái làm cho truyện hấp dẫn). Cốt truyện cứ bị đứt ra.
Một vấn đề nữa là ở tập 6, có vẻ như bà Rowling đã cạn ý tưởng về phép thuật, cho nên người đọc không có được cái cảm giác awestruck như ở các tập trước.

Thôi chê bà ấy đủ rồi, bà ấy làm tập 6 dở để tập 7 hay đấy mà. Thế giới pháp thuật trong HP hay ở chỗ nó rất thường ngày, pháp thuật nảy ra từ bất cứ xó xỉnh nào mà ta vẫn thấy, thành ra chúng ta có cảm giác như chính mình đang sống trong thế giới đấy. Thế giới đấy hoàn hảo và đóng kín đến mức nếu như những điều trong đấy có thật thì thế giới của chúng ta vẫn không có gì khác. Có tuyệt vời không nếu như pháp thuật tồn tại xung quanh chúng ta mọi lúc mọi nơi?

Tất cả những gì em viết đều là ý kiến riêng của em, cho nên mọi người đừng giận nếu em có vẻ chê ai đó nhiều quá. Em thích tất cả các tác giả này, chỉ có điều em muốn nhiều hơn ở họ, thế thôi.
 
Hiz, anh này poz bài dài quá.
Nói về nghệ thuật thì em cũng chẳng sành sỏi j, vả lại trong mấy truyện trên em đọc mỗi HP
Không hiểu sao phần 1,2,3,4 em có thể đọc đi đọc lại dc, còn phần 5, 6 thì chán chẳng muốn đọc
Đành rằng harry ngày càng lớn và truyện cũng ngày càng cay gấn hơn nhưng có cảm giác sao ấy...
Thôi thì chờ phần 7 để xem JKR sẽ viết ra sao.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên