Nghệ thuật hư cấu của các tác giả J.R.R Tolkien và J.K.Rowling

Nguyễn Khánh Duy
(vincent_valentine)

New Member
Nghệ thuật hư cấu của các tác giả J.R.R. Tolkien

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe nói tới Tolkien và Rowling qua những tác phẩm xuất sắc của họ - "The Lord of the Rings" và "Harry Potter". Chúng ta hãy cùng bàn luận về nghệ thuật hư cấu trong những bộ truyện này - điều quan trọng nhất làm cho chúng trở nên nổi tiếng. Ở đây tôi muốn nói đến sự "hư cấu toàn diện" - tức là tạo ra một thế giới hoàn toàn tưởng tượng với những nhân vật hoàn toàn tưởng tượng hành động theo những cách mà chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Hư cấu cốt truyện không được bàn đến ở đây, vì nó quá phổ biến - hầu như truyện nào cũng có.

Trước hết hãy cùng nói về "The Lord of the Rings" (LoTR). Đây là một tác phẩm vĩ đại của cố nhà văn - nhà ngôn ngữ học Tolkien.

Tolkien viết LoTR đã hơn nửa thế kỉ. Giờ đây nó lại trở nên nổi tiếng khắp toàn cầu với bộ phim cùng tên mà chắc nhiều bạn đã được thưởng thức. Trong tác phẩm của mình, Tolkien kể lại cuộc phiêu lưu tại thế giới Middle Earth - nơi có rất nhiều sinh vật sinh sống: từ con người, đến những người lùn Dwarf, những người Elf thần bí... và quan trọng nhất vẫn là người Hobbit - giống người nhỏ bé. Hầu hết các chủng tộc này đều được Tolkien đúc kết từ truyền thuyết các vùng Bắc Âu và Tây Âu rồi cụ thể hóa thêm. Các bạn chắc đã từng nghe nhiều truyền thuyết về Elf và Dwarf - hai giống người rất phổ biến trong các truyện cổ tích.

Hãy nói đến cái hư cấu đầu tiên và rất lớn của Tolkien - đó là ngôn ngữ. Như đã nói - Tolkien là một nhà ngôn ngữ học. Trong các tác phẩm của mình, ông đã dùng rất nhiều thứ ngôn ngữ do chính tay ông tạo ra. Các bạn có thể nghe thấy trong bộ phim LoTR một đoạn tiếng Sindarin khi hai nhân vật Aragorn và Arwen nói chuyện với nhau khi giải cứu Frodo. Hay nếu bạn đã từng nghe các soundtrack của bộ phim, các bạn cũng có thể thấy có những đoạn tiếng Quenya hoặc Sindarin.
Có thể kể ra đây một số ngôn ngữ đã được Tolkien xây dựng nên:
- Telerin (tiếng nói của những người Sea Elf
- Orkish (tiếng nói của chủng tộc Orc)
- Quenya (tiếng nói cổ xưa của những người High Elf)
- Sindarin (tiếng nói của những người Gray Elf)
- Black Speech (tiếng nói của những kẻ ma quỷ hoặc Necromancer)
- Khuzdul (ngôn ngữ của người Dwarf)
Tất cả đều là những công trình nghiên cứu nghiêm túc và đầy khoa học. Mỗi thứ ngôn ngữ đều có một đặc trưng riêng, tuy có chung một xuất xứ. Đó là thứ ngôn ngữ ban đầu mà Tolkien nghiên cứu, lấy cảm hứng từ tiếng Phần Lan, tiếng Italia, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra còn một số ngôn ngữ Ănglô-XắcXông khác. Không chỉ có tiếng nói, ông còn xây dựng một hệ chữ viết mới trên cơ sở nghiên cứu của mình. Điều này giúp cho Tolkien tạo ra một thế giới kì ảo của mình sống động như thật.

Không thể nói hết về vấn đề này ở đây, tôi sẽ trình bày về nó rộng hơn trong một chủ đề về ngôn ngữ học khác. Bây giờ xin trở lại với một nghệ thuật hư cấu khác của Tolkien. Đó là Tolkien đã kết hợp được một thế giới hư cấu với đầy đủ lịch sử của nó. Xuyên suốt tác phẩm "The Hobbits" và sau này là LoTR, Tolkien đã dẫn dắt chúng ta bước vào thế giới kì ảo ấy. Ông đã bỏ ra đến 5 năm trước khi viết LoTR chỉ để nghĩ ra một thế giới thật sự theo đúng nghĩa của nó - nơi sinh sống cho các nhân vật của ông. Ngoài việc dựng nên lịch sử đầy biến cố qua 4 giai đoạn của vùng đất Middle Earth, ông còn suy nghĩ cụ thể về các vùng đất, các vương quốc, các phong tục trong đó - và còn phải kể đến là các dòng họ với lịch sử lâu đời. Gia phả của Bilbo Baggins được soạn thảo khá chi tiết, làm ta cứ tưởng đây phải là một nhân vật có thật, chứ nhất định không thể khác!
Tiêu biểu có thể kể ra ở đây là vùng đất LothLurien - thánh địa của người Elf - nơi nữ hoàng Galadriel ngự trị. Tolkien đã miêu tả rất kĩ cách bố trí các ngôi nhà trên cây của người Elf, hệ thống an ninh của họ cũng như cung điện của nữ hoàng được đặt ở vị trí được tính toán như thế nào.
Một ví dụ khác là cuộc sống của những người Hobbit. Tolkien đã miêu tả họ chi tiết đến từng tí một, cũng như cách họ sống trong các ngôi nhà tí hon trong lòng đồi, và cả tập quán ăn nhiều bữa trong ngày của họ cũng được nhắc tới.

Trong các bài lần sau, tôi sẽ giải thích kĩ hơn về LoTR cũng như sẽ nói đến những sáng tạo của Rowling trong việc hư cấu nên thế giới phù thủy. Hẹn gặp lại và mong nhận được ý kiến của các bạn.
 

Đính kèm

  • nice_to_meet_you.gif
    nice_to_meet_you.gif
    3.1 KB · Xem: 128
Chỉnh sửa lần cuối:
Hay đấý chứ,chị cũng đang đọc truyện chúa tể chiếc nhẫn!!!Công nhận là Tolkien có trí tượng tuợng phong phú thật,riêng về điều này thì "chúa tể" hay hơn cả " harry poter"!Mà đọc truyện còn thấy hay hơn cả xem phim nữa chứ!!!!!!
 
Chị biết địa chỉ nào có The Silmarillion không? Em đang tìm đọc tác phẩm này. Cái này hình như là viết sau LoTR thì phải.

Tolkien sử dụng những sáng tạo của mình vào tất cả các tác phẩm. Ông viết rất nhiều tiểu thuyết, truyện dài và hầu hết là về những cuộc phiêu lưu, những con người ở vùng đất Middle Earth. Silmarillion kể về Luthien, người con gái Elf được coi là đẹp nhất mọi thời đại, và cũng là Elf đầu tiên chết thực sự (Elf là những người bất tử).
 
Xem ra thì chỉ có mỗi hai chị em mình nói chuyện với nhau ở đây thôi thì phải. Chị có muốn tìm hiểu về tiếng Quenya không? Lle quena i'lambe tel' Eldalie? Tengwainen?
 
Truyen "The Hobbits" la truyen truoc of "The Lord of the ring" do, neu moi nguoi thich doc thi doc . Truyen noi ve viec di tim kho bau do :)
 
Moinguoi co ve thich lord of the ring nhi.Em thi em khoai Harry Potter hon.Em that su kham fuc tri tuong tuong cua tg vi co the nghi ra 1 the gioi hoan toan ko co that nhu the,cau chuyen dien ra het suc tu nhien va hoan taon hop ly.Ko co nhan vat nao wa tot( ngay ca Harry la nhan vat chinh ma cung co luc lam nhung viec ko fai la tot lam). Ko bit bao gio moi ra tap 5 nhi????
 
đúng là số người thích harry nhiều hơn là LoTR, lý do chính có lẽ là LoTR có phần khó hiểu hơn, nhất là về mặt ngôn ngữ, rồi tình tiết cũng phức tạp hơn. nhưng thấy một điêu là ai đã thích thì cực kỳ thích luôn, mà hình như là fan của LOTR cũng thường thích cái loại fantasy fiction thì phải
 
Trần Lan Vy đã viết:
Truyen "The Hobbits" la truyen truoc of "The Lord of the ring" do, neu moi nguoi thich doc thi doc . Truyen noi ve viec di tim kho bau do :)

Không chỉ có đi tìm kho báu đâu Vy ơi, còn cả sự tích vì sao cái nhẫn chúa lọt vào tay Bilbo Baggins nữa chứ ;)

Mọi người cứ nói chuyện tiếp về LOTR đi, sau đó ta nói tiếp về bộ phim nhỉ :)
 
Ơ, sao mọi người không continue nhỉ? Đang nói đến đoạn hay tự nhiên lại ... huhuhu.

Mình cũng là 1 fan của Harry Potter, hihi, mình chưa đọc LOTR bao giờ nhưng có anh bạn cũng rất thích LOTR. Và mình cũng đã được nghe phân tích 1 số điểm hay từ anh bạn này. Nhưng chưa từng được nghe về vấn đề "ngôn ngữ". CÓ vẻ rất thú vị. Có lẽ sẽ tìm đọc thử xem thế nào. Không có ý định bàn cùng mọi người đâu. Nhưng đọc truyện để cảm thấy hay, theo mình, ngoài cảm thụ của cá nhân, còn cần phải có những "chỉ dẫn" về các điểm đặc biệt trong tác phẩm. Như vậy sẽ cảm nhận được đầy đủ hơn. Nhất là các hiểu biết về tác giả của tác phẩm đó.

Mọi người làm ơn, please, s'il vous plais, tiếp tục thảo luận để mình được học hỏi với. Cảm ơn nhiều nhiều trước nhé.
 
Trong phim, thứ tiếng của người Elf mà Arwen, Aragorn... sử dụng là Sindarin - ngôn ngữ của Gray Elf. Một số bài dạy ngôn ngữ này có thể tìm thấy trên mạng ở dạng chưa hoàn chình. Còn trong bài "May it be" ở phần một, các bạn có thể nghe Enya hát bằng tiếng Quenya - ngôn ngữ của High Elf. Hiện đã có một chuỗi bài giảng khá hoàn chình về Quenya trên mạng. Chú ý đừng nhầm với Qenya là ngôn ngữ gần như là "tiền thân" được Tolkien sáng tạo ra trước đó.

Mornie utúlie
Mornie alantie

Các ngôn ngữ Elf dùng bảng chữ cái Tengwar, tuy nhiên cách viết khác nhau.
 
em không dám nhận xét là truyện nào hay hơn!!!!chắc là mỗi một truyện đều có cái hay riêng!!!!!!!!!!!!!!với cả cũng tùy vào gu của mỗi người!!!!với cả em cũng chưa đọc chuyện chúa tể bao giò!!!!!!!!!
Nhưng riêng đối với harry!!!ngạc nhiến vớii trí tưởng tượng phong phú của tác giả là 1 chuyện nhưng điều làm em bất ngờ nhất là sự lozic trong lối viết truyện cảu tác giả! đọc từ tâp 1 đến tập 5 mà em ko kiếm đâu lấy 1 chi tiêt thừa!!!!dường như khi viết ra 1 chữ thì tác giả đều có dũng ý cả!!!!!!!!!!!!sự kiện của tập 1 liên quan rất chặt chẽ đến phần kết của tập 5!!!!!!!!!!!!
Thực sự ngạc nhiên khi tác giả có thể sắp xếp hơp lý đến vậy!!!!!!!!!!!!!!
Em rất thích truyện hary ! harry và túp lều bác tom có thể nói là 2 tác phẩm em thịch nhất từ trước đến giò :-$ :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ồ... tự nhiên lại được chú ý ở trên này. Vì tôi đã được 5 điểm nhờ bài viết này nên xin được tiếp tục. Sắp tới sẽ có 1 vài bài dài hơn nói về các sinh vật trong thế giới của 2 tác giả.

Còn về Harry Potter, cách viết của Rowling đúng là rất chặt chẽ. Chỉ có điều là tôi chưa ưng ý lắm về cái Time-Turner (xoay thời gian). Quyền lực của nó phải chăng là quá mạnh? Và hình như cũng không xuất hiện thêm lần nào nữa. Đây có phải là một điều mà Rowling ngại không nhắc lại? Bởi nếu không thì câu chuyện sẽ rối rắm, và sẽ không có nhiều tình huống đáng tiếc (và hấp dẫn) xảy ra.
 
các ông các bà đấy ăn phải cái gì mà tưởng tượng siêu giỏi ạ!
Truyện hay ko chịu được!
Em vẫn thích truyện hơn phim xem phim thấy hình tượng sụp đổ!!!
 
Bác nào có e-book bộ 3 tập RoTR thì chia sẻ với ^_^.

Bác Tolkiel có vẻ rất mê văn hóa Bắc Âu. Đám Elf với Dwarf đều là từ truyền thuyết Bắc Âu ra cả. Nếu tôi nhớ không nhầm thì trong truyền thuyết, Elf là chủng tộc gần thần nhất và được giao nhiệm vụ canh cây cầu đến thiên giới :D.

Tiếc mỗi cái là trong LoTR không thấy có cô... Valkyrie nào xuất hiện hết :D.
 
Tôi rất thích tìm hiểu về các nhân vật thần thoại xuất hiện trong truyện. Những nhân vật trong LOTR, Harry Potter hình như đều xuất phát từ thần thoại Hy lạp. Đó là những nhân vật được hư cấu nhưng cũng rất chân thực. Ví dụ như Người lùn (Drawf) sống trong rừng, rất khỏe mạnh, sử dụng búa để chiến đấu, hay Tiên (Elf) có khả năng bắn cung rất giỏi, và Phù thủy (Mage) có khả năng sử dụng phép thuật , ta có thể thấy rõ qua các nhân vật trọng LOTR. Ngoài ra còn 1 số nhân vật cũng rất quen thuộc nữa như Unicorn (ngựa 1 sừng), Dragon (rồng), Orc (quái thú), Cyclops (khổng lồ 1 mắt), phoenix (phượng hoàng), Griffin (nửa đại bàng nửa sư tử),... mỗi nhân vật thần thoại này ta có thể bắt gặp trong LOTR, HP hay rất nhiều game (đặc biệt là Heroes III, game này có khá đầy đủ các nhân vật )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo mình nghĩ, chuyện có nhiều tình tiết lấy từ truyện cổ các nước thì rất khó theo dõi và cũng khó hiểu cho thấu đáo. Vì để hiểu được thì người đọc phải có kiến thức nhất định về kho tàng truyện cổ/thần thoại của khá nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt là những vùng không quen thuộc với bạn đọc Việt Nam, như của vùng bắc Âu chẳng hạn.
Mình cũng là một người mê thần thoại Hy Lạp và La Mã, cũng như đọc khá nhiều Andersen, thế nhưng theo dõi, và hiểu, được LOTR cũng khá khó khăn. Nhưng vì mình chưa đọc truyện này, chỉ xem phim thôi, nên có thể nhận xét không hoàn toàn đúng.
Mình thích Harry Potter vì nó gần gũi hơn, đời thường hơn, tạo cho người đọc cơ hội tưởng tượng ra mình làm nhân vật chính, sử dụng siêu năng để giải quyết nhiều việc hàng ngày, cũng như gặp rắc rối thường ngày với siêu năng vậy. Đọc Harry Potter thực ra làm mình nhớ tới Doremon, Mèo máy thông minh. Cùng một dạng siêu năng, một kiểu cổ điển, một kiểu hiện đại. Hay đấy chứ.
 
em thấy truyện HArry hay hơn phim rất nhiều,c so lẽ vì thời lượng sản xuất có hạn nên phim xem nếu chưa đọc truyện thì khó hiều lám! với cả diẽn viên đóng chả hay gì cả, ko lột tả đựoc tâm trang của nhân vật gì hết trơn!!!!
Nhất là tập 3, phim làm em thất vọng quá.CÒn truyện Hary phần 5 em ko thích bằng các phần khác có lẽ vì tâm lý nặng nề quá, đọc hơi tưc mình
 
Cầu trời cho Ginny là bạn gái tiếp theo của Harry há
 
chà nếu như vậy thì chán chết!!!!!!! :-$ :p, ginny đâu có gì đặc biệt đâu,nếu đáy là ginny thì ko gây được sự bất ngờ rùi
 
Back
Bên trên