Trần Nhật Anh
(Trần Nhật Anh)
Điều hành viên
Nói thật em viết cái bài này chắc dân ams chẳng ai hưởng ứng vì ai ai cũng nắm chắc cho mình một chỗ trong đại học rồi. Nhưng dù sao thì em cũng sắp 18 tuổi, sắp phải đăng kí nghĩa vụ quân sự nên thấy bức xúc quá.
Theo em biết không nhầm (mà nếu em nhầm thì cho em xin lỗi) thì nam thanh niên nước mình đến 18 tuổi là phải đăng kí nghĩa vụ quân sự. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, nếu như ai không thi đỗ vào cao đẳng hoặc đại học thì sẽ được xét tuyển nghĩa vụ quân sự theo một số đợt. Nếu đủ tiêu chuẩn thì sẽ "được " đi làm nghĩa vụ quân sự. Kì hạn đi nghĩ vụ quân sự là 30 - 36 tháng. Nếu quá 27 tuổi mà chưa có giấy gọi thì sẽ không phải đi nữa vì quá tuổi.
Đó là quy chuẩn chung, nhưng em thấy có một số vấn đề. Ở đây em không muốn phản đối việc gọi thanh niên đi nghĩa vụ vì đó là một việc hoàn toàn chính đáng, là trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ Quốc. Nhưng vấn đề lại chính ở chỗ đó: Tại sao một số thanh niên phải hoàn thành trách nhiệm của mình trong khi số khác lại không? Nếu cho rằng nghĩa vụ quân sự rèn luyện nhân cách con người thì chính những con người đang ngồi trên ghế đại học kia lại chịu thiệt thòi! Hơn thế nữa trong số những người không thi đỗ đại học lại có những người phải đi ngay năm đầu, có những người quá 27 tuổi vẫn chẳng thấy giấy gọi đâu (trong thực tế em thấy số lượng này là rất lớn). Điều này đã gây nên sự không công bằng trong việc lựa chọn và chắc chắn là có người bị thiệt. Nếu chúng ta nhìn ra một số nước khác (Hàn quốc chẳng hạn) thì sẽ thấy tất cả thanh niên của họ sau khi tốt nghiệp cấp 3 đều phải đi nghĩa vụ 2 năm rồi sau đó mới được vào đại học. Đó là một trong những điển hình mà chúng ta cần học tập.
Đó là chưa kể đến việc đi nghĩa vụ quân sự sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến thanh niên khi đã xuất ngũ. Họ khó có thể thi tiếp tục vào đại học hay cao đẳng vì không còn đủ kiến thức văn hóa như những người khác. Trừ những người tự xin ở lại quân ngũ còn lại đa số đều rất khó khăn khi bước vaod cuộc sông thường, phải bươn chải kiếm sống. Nếu chúng ta thực hiện việc yêu cầu tất cả thanh niên đi nghĩa vụ thì điều này sẽ không xảy ra.
Còn những điều khắc nữa do các đinh kiến xã hội gây nên. Ví dụ như những người đi thực hiện nghĩa vụ của mình thường hay bị những người khác coi thường vì "có mỗi việc thi đại học cũng không xong". Chính vì cách suy nghĩ như vậy mà ở một số người xuất hiện tư tưởng lo sợ, bị sức ép thi cử từ đó dẫn đến một số trường hợp xin xỏ, hối lộ để không phải đi.
Những điều em viết trên đây hoàn toàn không nhằm mục đích đả kích hay bôi xấu chế độ. Nếu những gì em viết có chỗ sai lầm hay mang tư tưởng cục bộ cá nhân thì xim mọi người đóng góp ý kiến và lượng thứ cho.
Theo em biết không nhầm (mà nếu em nhầm thì cho em xin lỗi) thì nam thanh niên nước mình đến 18 tuổi là phải đăng kí nghĩa vụ quân sự. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, nếu như ai không thi đỗ vào cao đẳng hoặc đại học thì sẽ được xét tuyển nghĩa vụ quân sự theo một số đợt. Nếu đủ tiêu chuẩn thì sẽ "được " đi làm nghĩa vụ quân sự. Kì hạn đi nghĩ vụ quân sự là 30 - 36 tháng. Nếu quá 27 tuổi mà chưa có giấy gọi thì sẽ không phải đi nữa vì quá tuổi.
Đó là quy chuẩn chung, nhưng em thấy có một số vấn đề. Ở đây em không muốn phản đối việc gọi thanh niên đi nghĩa vụ vì đó là một việc hoàn toàn chính đáng, là trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ Quốc. Nhưng vấn đề lại chính ở chỗ đó: Tại sao một số thanh niên phải hoàn thành trách nhiệm của mình trong khi số khác lại không? Nếu cho rằng nghĩa vụ quân sự rèn luyện nhân cách con người thì chính những con người đang ngồi trên ghế đại học kia lại chịu thiệt thòi! Hơn thế nữa trong số những người không thi đỗ đại học lại có những người phải đi ngay năm đầu, có những người quá 27 tuổi vẫn chẳng thấy giấy gọi đâu (trong thực tế em thấy số lượng này là rất lớn). Điều này đã gây nên sự không công bằng trong việc lựa chọn và chắc chắn là có người bị thiệt. Nếu chúng ta nhìn ra một số nước khác (Hàn quốc chẳng hạn) thì sẽ thấy tất cả thanh niên của họ sau khi tốt nghiệp cấp 3 đều phải đi nghĩa vụ 2 năm rồi sau đó mới được vào đại học. Đó là một trong những điển hình mà chúng ta cần học tập.
Đó là chưa kể đến việc đi nghĩa vụ quân sự sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến thanh niên khi đã xuất ngũ. Họ khó có thể thi tiếp tục vào đại học hay cao đẳng vì không còn đủ kiến thức văn hóa như những người khác. Trừ những người tự xin ở lại quân ngũ còn lại đa số đều rất khó khăn khi bước vaod cuộc sông thường, phải bươn chải kiếm sống. Nếu chúng ta thực hiện việc yêu cầu tất cả thanh niên đi nghĩa vụ thì điều này sẽ không xảy ra.
Còn những điều khắc nữa do các đinh kiến xã hội gây nên. Ví dụ như những người đi thực hiện nghĩa vụ của mình thường hay bị những người khác coi thường vì "có mỗi việc thi đại học cũng không xong". Chính vì cách suy nghĩ như vậy mà ở một số người xuất hiện tư tưởng lo sợ, bị sức ép thi cử từ đó dẫn đến một số trường hợp xin xỏ, hối lộ để không phải đi.
Những điều em viết trên đây hoàn toàn không nhằm mục đích đả kích hay bôi xấu chế độ. Nếu những gì em viết có chỗ sai lầm hay mang tư tưởng cục bộ cá nhân thì xim mọi người đóng góp ý kiến và lượng thứ cho.