Nghĩ gì về Ngày 30-04!

* Nếu có điều kiện Mai có thể thông tin cho Anh em ở nhà biết cụ thể hơn những cảm nghĩ của thế hệ 1.5 ở Mỹ thì tuyệt quá.

* Thanh Mai! Đúng vậy Mai ạ, em sinh ra hơn 1 năm sau ngày giải phóng và Anh sinh ra trước ngày giải phóng chỉ 1 vài năm nhưng cả hai cũng chưa chưa có cảm nhận gì về ngày 30/04, nếu có chăng Anh chỉ ngửi 1 chút mùi thuốc súng hay nghe 1 vài tiếng nổ trong cuộc chiến tất cả rất mơ hồ.... và cũng cay lắm em ạ.

* Nó là 1 trong các giai đoạn lịch sử mà chúng ta cần tìm hiểu, cuộc chiến nhìn từ hai phía... Anh cũng biết những ngày này một bộ phận bên Mỹ (diện HO...) người ta tổ chức và gọi đó là ngày Quốc Hận, ở các trại tỵ nạn... người ta còn khuyến khích xăm vào tay, ngực hai chữ Quốc Hận... Ở miền Bắc thì mọi người rất vui xem đó là ngày vui của đất nước... Nhân dịp có WC, có thể Anh ví dụ chưa chính xác lắm nhưng cá nhân Anh xem cuộc chiến này như 1 trận bóng đá, có người vui kẻ buồn chứ không thể nói là tất cả cùng vui, tất cả đều cờ hoa đón mừng là chưa đúng với sự thật lịch sử.

* Tặng em bài hát của Trịnh Công Sơn, khép lại quá khứ (nhưng thật ra khép lại khó lắm phải là thiện chí của cả hai phía) cùng nhau nối vòng tay lớn:

Tie our hands together

Mountain, forests link with distant sea
We go, hands' ring broadens to tie our land (together)
Infinite ground, our brothers come back
Gather happily like a haboob (is) whirling (the) wide sky
Our hands connect, encircle our Viet Nam...

Chúc Em sức khỏe - hạnh phúc!
 
Anh Nghia oi, de hen 30-4 nam sau se tim hieu ky hon vay!!!!
Enjoy WC nhe! Bon em o day cung muon xem WC lam nhung ko thay co khong khi gi. TV o nha con co highlight, do vui du kieu soi dong. O day chi co kenh ESPN va vai kenh Spanish la co, ma cung chieu lac dac lam. Dan My chi me football thoi chu soccer thi cha may nguoi quan tam.
 
* Mai! mấy kênh này bên anh cũng có đầy đủ, Anh biết người Mỹ không thích bóng đá lắm nhưng bóng đá nữ của Mỹ là số 1 đó.

* Không chờ đến năm sau đâu Mai, bất cứ khi nào có cảm xúc cứ vào đây mà thả Mai nhé.

Chúc Người Việt khắp nơi khỏe mạnh & bình an!
 

Mừng 30.4 và 1.5 - Người dân đi chơi lễ đông nhất từ trước đến nay

Đình Mười - Mai Vọng - Lê Hân - Quế Hà

Ngày 30.4, ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc bến xe Miền Đông (BXMĐ) TP.HCM cho biết: Trong hai ngày 29 - 30.4, lượng khách từ TP.HCM đi về các tỉnh thông qua BXMĐ đạt trên 45.000 người/ngày, tăng gần 25.000 người/ngày so với ngày thường, đạt mức tăng cao nhất từ trước đến nay.

BXMĐ đã huy động khoảng 4.000 phương tiện tham gia vận chuyển, khởi hành liên tục từ 6 - 22 giờ để hành khách không phải chờ lâu. Sáng 30.4, do ảnh hưởng của đoàn đua xe đạp Cúp Truyền hình TP.HCM, và du khách đi chơi gây kẹt xe kéo dài trước khu du lịch Suối Tiên, đã khiến khá đông hành khách bị kẹt trong bến do nhiều xe không thể khởi hành đúng giờ. Ông Lê Hải Phong, Phó giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng (thuộc Sở Giao thông - Công chính TP.HCM) cho biết các tuyến xe buýt đến những khu vui chơi trong ngày 30.4 đều chật cứng khách, nhất là các tuyến Sài Gòn - Cần Giờ, Sài Gòn - Suối Tiên, An Sương - Suối Tiên...

* Sở Du lịch tỉnh Bình Thuận ngày 30.4 cho biết có khoảng 42.000 lượt khách đến tham quan, du lịch tại tỉnh Bình Thuận trong dịp lễ 30.4 - 1.5, tăng hơn 20% so với dịp này năm ngoái. Trong đó có trên 17.000 lượt khách lưu trú từ 2 - 4 ngày. Giá cả lưu trú tại các khu du lịch tương đối ổn định do các công ty lữ hành, khách đoàn và một số khách lẻ đã đặt phòng từ trước.

* Trong dịp lễ 30.4 và 1.5, lượng khách đến Đà Lạt tăng cao so với năm trước. Ông Dương Ngọc Đức - Trưởng phòng Thương mại - Du lịch TP Đà Lạt cho biết đến ngày hôm qua 30.4 đã có 20.000 du khách đến Đà Lạt. Các điểm tham quan du lịch như thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Prenn, thác Đatanla... đều rất đông khách tham quan. Các khách sạn đều hết phòng và giá phòng tăng từ 50-100%.

Đình Mười - Mai Vọng - Lê Hân - Quế Hà
 
© 2004 talawas
Trần Doãn Nho

Chiều 29 tháng 4 trên đường Công Lý

thành phố thất thần
bóng tối đến sớm
mây thấp và cửa đóng, đường run
năm giờ chiều, chiếc đồng hồ bứt rứt
tôi đi trong bóng của mình

dinh Ðộc Lập úa
như phế tích âm thầm
góc đường Hồng Thập Tự - Công Lý
toán lính nhảy dù ngồi ăn cơm
lá rơi trên tấm poncho
lá rơi trên ga-men
lá rơi thảng thốt
chiếc áo trận nhòe
ngậm ngùi lịch sử

lá rơi, rơi
mải miết như đùa
như trò chơi
như mơ như thực
cuộc phế hưng bủn rủn phận người.

lính nhảy dù, người ngồi kẻ đứng
súng nghiêng
nhắm vào thành phố vô hồn
những góc đường bối rối
dấu chân chìm

đêm xuống nhanh
cho một ngày mai khác

ngày mai mặt trời vẫn sẽ lên
thành phố khép chặt
lạnh
và quên.
 
Sài Gòn ngày 30/4/1975 trong mắt một phóng viên Anh (4)
Tâm trạng những người Mỹ trong sứ quán như trong ngày hội. Họ ngồi trên bãi cỏ quanh bể bơi với chai champagne đặt trong các bình đá được lấy từ khu nhà hàng của sứ quán. Họ vỗ tay hoan hô. Một người đội mũ kiểu cao bồi miền tây mở chai champagne cho bọt tràn vào người khác.

Hai thợ cơ khí trên máy bay, Frank và Elmer, hát bài "The Camp Town Races":

We're goin' home in freedom birds,
Doo dah, doo dah;
We ain't goin' home in plastic bags,
Oh doo dah day.
TCS1.jpg
(CẢnh chen lấn xô đẩy)

"Đây là nơi tôi phải đến sau 10 năm", Warren Parker nói gần như khóc. "Nhìn người đàn ông ở đằng kia kìa. Ông ta là một quan chức Cảnh sát Quốc gia... không hơn gì một người đi tra tấn". Cho tới sáng hôm đó, Warren Parker là lãnh sự Mỹ tại Mỹ Tho. Nhà ngoại giao này ít nói, đã dành 10 năm qua ở Việt Nam để làm tâm lý chiến và suy nghĩ tại sao quá nhiều người không nghe tư vấn của ông.

Tôi và ông tới chỗ nhà hàng bên cạnh bể bơi, đi qua một người đàn ông nói: "Không có người Việt Nam ở đây, không người Việt Nam". Chúng tôi lấy một chai rượu vang Taylor New York đã được làm lạnh. Không còn ly, nên chúng tôi tu cả chai. "Tôi sẽ kể cho ông vài chuyện", Parker nói với tôi bằng giọng bang Georgia. "Nếu có khoảnh khắc sự thật thì với tôi đó là hôm nay. Những năm qua tôi ở đây, làm việc cho đất nước tôi và đất nước này. Và hôm nay tất cả những gì tôi thấy là chúng ta đã chia rẽ người tốt khỏi người xấu... và chúng ta thu được người xấu".

3h15' chiều 29/4
saigon1n.jpg



Chen lấn xô đẩy để lên máy bay.
Graham Martin sải bước, qua phòng chờ tới khu nhà bên trong. Những chiếc trực thăng lớn sắp đến và gốc cây me không thể thấp hơn được nữa dù mấy người lính thuỷ đánh bộ đã tìm hết cách cưa, chặt. Chiếc Cadillac của đại sứ Mỹ tại Sài Gòn đang chờ ông và, trong khi các nhân viên sứ quán choáng váng, chiếc Cadillac đi về phía cánh cổng, nơi đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Viên lính thuỷ đánh bộ đứng ở cổng không thể tin nổi vào mắt mình. Chiếc Cadillac dừng lại, đại sứ bước xuống, đi qua gốc cây và các binh sĩ. "Tôi sẽ đi bộ một lần nữa tới nhà mình", Martin tuyên bố. "Tôi sẽ đi bộ thoải mái trong thành phố này. Tôi sẽ rời Việt Nam khi Tổng thống bảo tôi làm vậy". Ông này rời sứ quán bằng cổng phụ, vượt qua đám đông và đi bộ một đoạn tới nhà. Một tiếng rưỡi sau, Martin quay lại cùng chú chó xù Nitnoy và một người giúp việc Việt Nam.

Khi chiếc trực thăng Chinook đầu tiên hạ cánh, các cánh quạt va phải một ngọn cây, và tiếng các cành cây khô rơi xuống giống như tiếng súng nhỏ. "Xuống ngay! Xuống ngay!", một hạ sĩ thét lên, hướng về dòng người đang cố gắng trèo tường, chờ đến lượt được di tản, cho tới khi một sĩ quan bước tới và trấn an anh ta.

Trực thăng có thể đưa 50 người, nhưng cuối cùng cất cánh với 70 người. Phi công thể hiện khả năng tuyệt vời khi bay thẳng lên độ cao 61 mét, nhiều tài liệu của sứ quán được huỷ đi. Tuy nhiên, không phải toàn bộ văn bản bị huỷ, một số vẫn được để lại trong túi nilon. Tôi có một trong những tài liệu đó. Nó đề ngày 25/5/1969 và ghi: "Tuyệt mật... biên bản ghi nhớ từ John Paul Vann, chống nổi loạn... 900 ngôi nhà ở Châu Đốc bị không lực Mỹ phá huỷ mà không có dấu hiệu cho thấy một đối phương nào bị giết... vụ phá huỷ ngôi làng này của hoả lực Mỹ là sự kiện sẽ luôn được ghi nhớ và không bao giờ được những người sống sót tha thứ...".

Tiền rơi như mưa từ trên nóc sứ quán: những đồng 20 USD, 50 USD và 100 USD. Hầu hết bị cháy xém. Những người Việt chờ dưới mặt đất không thể tin nổi vào mắt mình; các cựu bộ trưởng, tướng lĩnh và những người tra tấn tranh cướp nhau để kiếm khoản tiền ở trên trời. Một quan chức sứ quán cho biết hơn 5 triệu USD đang bị đốt. "Tất cả các két trong sứ quán đã trống rỗng nhưng được khoá cẩn thận", ông này nói, "để đánh lừa những tên trộm".

Vẫn còn ít nhất 1.000 người trong sứ quán, chờ được di tản, trong khi hầu hết các nhân vật nổi tiếng như tướng Quang đã có mặt trên những trực thăng đầu tiên. Số còn lại chờ đợi một cách bị động, trông họ như thể bị choáng. Bên trong sứ quán, champagne sủi bọt tràn trên bàn trong khi một số nhân viên cố gắng huỷ hoại chính văn phòng mình: đập máy làm lạnh nước, đổ rượu ra thảm, quẳng tranh từ trên tường xuống. Trong một văn phòng ở tầng 3, ảnh cố tổng thống Johnson được cho vào thùng giấy loại. Chỉ còn câu trích của Lawrence trên tường: "Thà để họ làm dở dang còn hơn là tự bạn làm một cách hoàn hảo, vì đây là đất nước của họ, cuộc chiến của họ, và thời gian của bạn thì ngắn ngủi". (Lawrence tên đầy đủ là Thomas Edward Lawrence, 1988-1935, nổi tiếng từ sau Thế chiến I vì đóng vai trò nổi bật trong thời gian làm sĩ quan liên lạc của Anh trong cuộc nổi dậy người Ảrập năm 1916-1918).

Đã gần nửa đêm. Sứ quán được thắp sáng bằng đèn pha ôtô, và mỗi trực thăng hiệu Jolly Green Giant giờ đưa đi 90 người. Phụ trách an ninh Martin Garrett tập trung tất cả những người Mỹ còn lại. Những người Việt Nam đang chờ ra đi cảm thấy điều gì đó sắp xảy ra. Một đại tá lính thủy đánh bộ xuất hiện, một lần nữa đảm bảo rằng đại sứ Martin đã khẳng định ông sẽ là người cuối cùng rời đi. Tất nhiên, đó là lời nói dối.

2h30' sáng 30/4, Kissinger gọi điện cho Martin và yêu cầu ông kết thúc kế hoạch di tản lúc 3h45' sáng. Nửa tiếng sau, Martin xuất hiện cùng một cặp da, một túi xách và các tài liệu. Ông im lặng đi lên tầng 6, nơi một chiếc trực thăng đang đợi.


Trực thăng tại số nhà 22, đường Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng).
"Lady Ace 09 đang ở trong không trung cùng Code Two". "Code Two" là mật mã ám chỉ đại sứ Mỹ. Tuyên bố này có nghĩa cuộc xâm lược Đông Dương của Mỹ đã kết thúc. Khi trực thăng ra đến ngoại vi thành phố, đại sứ nhìn thấy đèn pha xe tải của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Những viên lính thủy đánh bộ cuối cùng lên đến mái nhà và bắn hơi cay xuống thang bộ. Họ nghe thấy tiếng kính vỡ và tiếng cạy mở những két sắt trống rỗng của các cựu đồng minh. Những viên lính thủy đánh bộ đã kiệt sức và bắt đầu lo lắng; chiếc trực thăng cuối cùng chưa tới trong khi đã sắp bình minh.

Ba giờ sau, khi mặt trời ló rạng, những chiếc xe tăng cắm cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam tiến vào trung tâm thành phố. Các binh sĩ trên xe tăng không bắn phát nào. Một người nhảy xuống, trải bản đồ trên xe tăng và hỏi những người đứng gần đó: "Hãy chỉ cho chúng tôi đường đến dinh tổng thống. Chúng tôi không biết Sài Gòn, chúng tôi không ở đây lâu rồi". Các xe tăng qua Công trường Lam Sơn, dọc theo Đại lộ Tự Do, qua Nhà thờ Đức Bà và qua những cánh cổng đẹp đẽ của dinh tổng thống, nơi Minh "Lớn" (Dương Văn Minh) cùng nội các đang chờ để đầu hàng. Ngoài phố, binh lính Việt Nam Cộng hoà vứt bỏ quân phục. Họ đã hoà vào cùng đám đông. Không có "biển máu". Kẻ xâm lược bị đẩy lùi, Việt Nam lại là một đất nước thống nhất. Cuộc chiến dài nhất thế kỷ 20 đã kết thúc.

Nguyễn Hạnh dịch
 
Hay lắm em Tùng! còn mấy phần nữa gửi luôn nhé.
 
Tui thích cái topic này quá trời! Tiếc là biết quá chậm!
Tui cũng nhất trí về cái "... trong mắt 1 phóng viên Anh" của Đức Tùng là bài đáng đọc, phần tiếp theo đâu vậy?
Tui cũng quan tâm tới việc những người Việt di cư và tị nạn ở nước ngoài, lúc này đang nghĩ gì về đất nước. Tui thường xuyên xem "Thúy Nga Paris by night". Thấy họ tổ chức show quá hay, nhưng vô cùng phản động! Liệu giới trẻ Việt sinh ra trên đất Mỹ có tin tất cả nhwngx điều đó?
 
Thu Hà: Tui thích cái topic này quá trời! Tiếc là biết quá chậm!
Tui cũng nhất trí về cái "... trong mắt 1 phóng viên Anh" của Đức Tùng là bài đáng đọc, phần tiếp theo đâu vậy?
Tui cũng quan tâm tới việc những người Việt di cư và tị nạn ở nước ngoài, lúc này đang nghĩ gì về đất nước. Tui thường xuyên xem "Thúy Nga Paris by night". Thấy họ tổ chức show quá hay, nhưng vô cùng phản động! Liệu giới trẻ Việt sinh ra trên đất Mỹ có tin tất cả những điều đó?


* Rất vui khi đọc những giòng chữ này.

1. Chậm là sao hả Hà? nếu có cảm hứng Hà cứ gửi vào đây nhé, rất mong chờ bài của Hà.

2. Người Việt di cư và tị nạn ở nước ngoài: Đề tài rất hay. Em chịu khó tìm đọc:
- Tác phẩm "The Boat People": Imprints on History by Lloyd Duong (Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử của Dương Thành Lợi) @ Reference: Thư Khố Ðiện Tử (Canada's Digital Collections) của chính phủ Canada ở Ottawa và Văn Khố Ðông Nam Á của Ðại Học California - Irvine (Southeast Asian Archives at the University of California - Irvine.)

Tác phẩm này khắc ghi hoài ý tưởng niệm hàng vạn thuyền nhân đã mất mạng trên biển Ðông và trân trọng tri ân những cá nhân dám đối chọi với tử thần để ra đi tìm tự do và tiếp tục tranh đấu cho lý tưởng tự do cũng như tất cả các mạnh thường quân, tổ chức, quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục cứu trợ dân tị nạn.

3. Đang nghĩ gì về đất nước:Hà tự tạm chia ra 3 thế hệ để tiện phân tích, theo dõi:Thế hệ trước 1975 (Tham gia cuộc chiến tạm gọi là người trong cuộc); thế hệ 1.5 (sinh sau giải phóng) và thế hệ thứ 3 phần đông 9x.

4. "Thúy Nga Paris by night": Thật ra không gọi là cực kỳ phản động em Hà ạ. Chương trình kỷ niệm 30 năm viễn xứ... nói lên sự khốc nghiệt của cuộc chiến nhưng chỉ có 1 số bài, 1 số ca từ chưa thật sự nhìn 1 cách khách quan chứ theo anh chưa nặng nề lắm!?

PS: Chắc em xem nhiều em biết Nguyễn Cao Kỳ Duyên là con của Nguyễn Cao Kỳ. Nhưng với Nguyễn Ngọc Ngạn cũng là 1 trong những thuyền nhân thật tội nghiệp không biết em có biết không? trong 1 cuộc di cư (vượt biên trái phép) xác của vợ, của con nằm vùi cùng với các xác thuyền nhân khác và chỉ còn lại Ngọc Ngạc. Cuộc chiến vốn đã tàn khốc mà hậu chiến còn tàn khốc hơn nhiều. Nhưng với nghệ thuật, với nền âm nhạc Việt Nam, những tìm tòi, đóng góp của Ông cũng đáng nói đấy chứ...

Chào Thân ái!
 
Sài Gòn ngày 30/4/1975 trong mắt một phóng viên Anh (3)
1-162.jpg

Hai máy bay C-130 Hercules từ căn cứ không quân Clark tại Philippines đang bay phía trên sân bay Tân Sơn Nhất. Họ được lệnh không hạ cánh. Trinh thám báo tin về sân bay: 2 trung đội bộ binh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được tăng viện cho công binh.

Một phi công Việt Nam Cộng hoà đã hạ cánh máy bay chiến đấu F-5 trên đường băng và bỏ lại phương tiện trong khi máy vẫn chạy. Một chiếc xe jeep toàn lính Việt Nam Cộng hoà cố chạy tới một chiếc máy bay trước khi nó cất cánh.

"Có khoảng 3.000 thường dân rất lo lắng đang ở đường băng", tướng Homar Smith báo cáo. "Tình hình có vẻ như đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát".


Trực thăng đưa người khỏi Sài Gòn.
Graham Martin ngồi một mình trong phòng làm việc, nhìn thấy cây đổ và nghe thấy tiếng trưởng văn phòng CIA thét ở ngoài sân. Khi Kissinger gọi điện thoại ngay sau đó để thông báo ý của Tổng thống Ford là đại sứ Mỹ sẽ ra quyết định cuối cùng về chuyện di tản, ông lắng nghe giọng mệt mỏi, kiệt sức và ốm yếu của Graham Martin một cách kiên nhẫn.

10h43': Lệnh tiến hành "Option Four" (di tản bằng đường biển và đường không) được đưa ra. Tuy nhiên, Martin vẫn tin chắc rằng vẫn "còn thời gian" để đàm phán và có một "giải pháp danh dự".

Khách sạn Caravelle trống trải. Không ai nói gì với tôi hết. Bing Crosby không hát trên đài phát thanh. Những căn phòng lộn xộn những quần áo, giấy tờ, bàn chải đánh răng. Tôi chạy về phòng, thu thập máy đánh chữ, radio và những mẩu giấy ghi chú, tống tất cả vào một chiếc túi nhỏ. Số vật dụng khác thì tôi bỏ lại. Hai nhân viên phục vụ phòng tới và nhìn tôi vội vã thu dọn. Họ sửng sốt và hơi sợ một chút. Một người hỏi: "Ông sắp đi à?". Tôi trả lời là đúng vậy. Anh ta cho biết: "Nhưng đồ giặt khô của ông sẽ không được trả trước tối nay". Tôi cố gắng không nhìn anh ta. "Anh hãy giữ lại, bất kỳ thứ gì mà anh thấy". Tôi cho họ vài đồng bạc, tôi hiểu rằng mình đang mua sự chiều khách trong lúc phải ra đi. Sau 9 năm, cách ra đi này mới khổ sở làm sao.

Bên ngoài, Công trường Lam Sơn trống trải, chỉ có vài binh lính Việt Nam Cộng hoà đi lại chán nản. Một người trong số này đi nhanh lên đại lộ Tự Do, thét vào mặt tôi. Anh ta say xỉn. Anh ta lấy súng lục, ngắm bắn, chọn mục tiêu và bóp cò. Viên đạn sượt qua đầu tôi trong khi tôi chạy.


Người dân xô đẩy, cố gắng vượt qua bức tường để vào trong sứ quán Mỹ.
Một đám đông chen lấn ở trước cửa sứ quán Mỹ. Một số người có mặt ở đây chỉ vì tò mò; một số khác ôm chặt cánh cổng sắt, vừa nài xin viên lính thuỷ đánh bộ cho vào, vừa giơ ra những văn bản được niêm phong và những lá thư từ các quan chức Mỹ. Một ông già có lá thư của một trung uý mà cách đó một thời gian dài đã quản lý quán bar tại câu lạc bộ sĩ quan Không lực tại Pleiku. Người đàn ông đó rửa bát ở câu lạc bộ, và lá thư đề ngày 5/6/1967 ghi: "Ông Nhạ, người đem bức thư này, đã trung thành phục vụ sự nghiệp tự do của Việt Nam Cộng hoà". Ông Nhạ cũng đưa ra một món đồ chơi là ngôi sao Texas Ranger mà một trong các phi công ở Texas đã tặng. Ông ta giơ lá thư và ngôi sao, nói với viên lính thủy đánh bộ đang thét lên với đám đông là "Đừng lo lắng!". Những người làm việc cho Mỹ từng được khuyên là nên sợ Cộng sản, bây giờ thì lại được bảo là không nên lo.

Người đàn ông già tìm cách lách qua khe cửa nhưng bị viên lính đẩy ngã xuống đất. Ông ta đứng dậy, cố một lần nữa và bị viên lính thứ hai đẩy ra ngoài bằng súng trường, ném mạnh ngôi sao Texas Ranger vào đám đông. Tôi cảm thấy hổ thẹn khi cố gắng vượt qua đám đông, dùng sức đẩy những người khác ra.
1-161.jpg

Bên trong sứ quán, những viên lính thuỷ đánh bộ đứng quanh gốc cây me vừa bị đốn. "Chúng ta sẽ làm gì với cái đồ của nợ bất động to đùng này nhỉ?", một sĩ quan nói vào bộ đàm. "Thoải mái đi, Jed", giọng từ đầu bộ đàm bên kia trả lời. "Hãy cưa bớt đi ít nhất là 30 cm nữa, để có thêm chỗ cho cánh quạt. Và Jed, nhớ là dọn sạch chỗ vỏ bào vì nếu không thì động cơ sẽ hút vào và gặp trục trặc". Các binh lính dùng cưa cưa bớt gốc cây me. Họ tức điên vì việc đốn cây trở thành trò cười với những người cả ở trong và ngoài sứ quán, với những binh lính gác cổng sứ quán Pháp ở bên cạnh.

Tục ngữ Việt Nam có câu "Cháy nhà mới ra mặt chuột". Phan Quang Đán, cựu phó thủ tướng kiêm bộ trưởng phụ trách an sinh xã hội và giải pháp tị nạn, đi cùng vợ vào sứ quán. Đi cùng họ là những người thân - số lượng tương đương một trung đội.

Trong số những người sắp di tản còn có các thanh niên ở độ tuổi đi quân dịch nhưng cha mẹ giàu có đã hối lộ những khoản tiền lớn để họ không vào quân đội. Dù vẫn có tên trong danh sách của một đơn vị nào đó, nhưng họ chưa bao giờ ra chiến trường. Họ có cuộc sống phong lưu ở Sài Gòn: đi uống cà phê, cưỡi xe Honda, đi bể bơi trong khi con trai nhà nghèo phải tham gia quân đội Việt Nam Cộng hoà, bỏ mạng ở Quảng Trị, An Lộc...

"Nhìn này, tôi đây... Cho tôi vào đi, cảm ơn rất nhiều... xin chào, tôi đây". Giọng nói chói tai vang lên từ cuối đám đông bên ngoài cánh cổng là của trung tướng Đặng Văn Quang. Viên lính thuỷ đánh bộ có danh sách những người được vào, và tướng Quang ở trong số đó. Hết sức cẩn thận, viên gác cổng giúp ông này (thuộc diện béo mập) vào. Viên tướng thở ra một hơi khi vào đến nơi. Cậu con trai 20 tuổi của ông ta đang vùng vẫy vô vọng trong đám đông. Hai túi đầy chặt đôla ở túi ngực áo của tướng Quang khiến chiếc áo chùng xuống.
 
Back
Bên trên