Nghĩ gì về Ngày 30-04!

Nguyễn Hoài Nghĩa
(HanoiYeu)

Điều hành viên
Xin chân thành cáo lỗi Ban quản trị HAO cùng các Bạn vì Chủ đề này đang ở nhầm Câu lạc bộ. Vì vậy kính xin nhờ Ban quản trị HAO chuyển giúp sang "Thảo luận nghiêm túc". Cảm ơn & xin thành thật rút kinh nghiệm sâu sắc.

Đất nước Việt Nam thanh bình, không còn tiếng bom đạn trên quê hương Việt Nam kể từ ngày 30/4/1975, và bao nhiều niềm vui nổi buồn xen lẫn. Và sẽ mãi không còn:

Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe
Từng chuyến bay đêm con thơ giật mình
Hầm trú tan hoang ôi da thịt vàng
Từng đêm soi sáng là mắt quê hương

Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng
Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng
Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn
Hàng vạn chuyến xe, claymore lựu đạn
Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành
Từng vùng thịt xương có mẹ có em
...
Đại bác đêm đêm ru da thịt vàng
Đại bác nghe quen như câu dạo buồn
Trẻ con chưa lớn để thấy quê hương.

Quan điểm, suy nghĩ, cảm nhận của giới trẻ, đặc biệt là những người sinh trưởng sau năm 75 - Đối với thế hệ hiện đang chiếm hơn phân nửa số dân Việt Nam, của mình cho dù không nhất thiết phải là người trong cuộc biết đâu từ đó chúng ta có cái nhìn, có những quyển sách hay về 1 giai đoạn lịch sử này.

Hãy viết vì mình quan tâm đến Ngày 30-04, nhưng nếu viết hay sẽ có phần thưởng là 02 VCD:

- "Những hình ảnh chưa biết đến về cuộc chiến tranh Việt Nam"
- "Hà Nội 12 ngày đêm"...

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Anh Nghĩa: Sáng kiến của anh rất hay nhưng hạn nộp bài là bao giờ hả anh.
 
Để Chủ đề này bước đầu thành công, nghiêm tục mong các bạn đóng góp ý kiến để Chúng ta tiếp tục có những chủ đề tham gia có thưởng khác sôi động, không ngoài mục đích để góp phần Diễn đàn ngày càng sôi nổi & bổ ích hơn.

Kế hoạch đơn giản như sau:
1. Chủ đề: Viết về 30/04
2. Đối tượng: HAOer
3. Thời gian: kết thúc 30/05
4. Giải thưởng: Không giới hạn (Nghĩa sẽ giao cho HAO trao?)

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
ANh Nghĩa....Em!!! hì hì....
Theo như ý kiến của những người đã đứng tuổi...30/4/2005,và cũng sau ĐH Đảng,những người có nhận thức cho rằng,VN hạn chế kỷ niệm ngày này....Vì sao???Ai cũng biết 30/4/1975,giải phóng đất nước,nhưng giải phóng trong tay ai...Trong tay chính người Việt Nam yêu quý của chúng ta...Đây có lẽ chính là điều đáng buồn mà chúng ta bây giờ không cần phải gợi lên nữa....Phải nói rằng đây là 1 cuộc nội chiến,tuy rằng có sự tiếp tay của Đế Quốc Mỹ...Vì thế,một số người cho rằng,không nên gợi dậy nỗi đau nội chiến của VN,tuy rằng thế giới vẫn tuyên dương rằng,VN đã đánh đuổi được Đế Quốc Mỹ ra khỏi biên cương bờ cõi....Đất nước hòa bình thống nhất...
Từ đó mà đã có ý kiến phản ánh lên Đài truyền hinh không nên chiếu lại những bộ phim,những tài liệu xưa viết,nói về sự kiện 30/4....để không phải chứng kiến cảnh Bộ đội Việt Cộng giết hại Lính VN Cộng Hòa....:(( :(( (nghĩa là người VN tự đánh người VN)...Theo bản thân em,em nghĩ,đây có lẽ chính là dụng ý của Mỹ:Dùng người VN để đánh người VN mà chúng vẫn gọi là"VN hóa chiến tranh"!!!Và Mỹ cũng đã thành công một chút ít.....
Tuy vậy,chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò của ngày 30/4/1975...Nhiều người khi ấy kể lại (là bố em):Thà có ngày 30/4 còn hơn phải ăn cháo....Câu nói tưởng đơn giản nhưng chan chứa biết bao cảm xúc....Nó không chỉ là tiếng nói của một con người,của 1 gia đình,của 1 làng,1 xóm mà dường như đã là tiếng nói chung của cả dân tộc...Khao khát ,đợi chờ ngày đó....ngày được sống trong không khí độc lập,tự do....mà như Bác Hồ kính yêu đã nói...
Không khí ở HN khi đó cũng thật tưng bừng,những đứa bé khi đó chỉ với quần đùi,áo may ô mà vẫn tung tăng chạy nhảy quanh bờ Hồ...để thưởng thức cái nào nhiệt trong không khí sôi động của ngày 30/4/1975...(1 bác = tuổi bố em bồi hồi kể lại)
Có thể nói,ở chính vùng giải phóng là tưng bừng nhất,từng đoàn người đứng 2 bên đường đón chào đoàn quân giải phóng....trong lòng hổ hởi,vui sướng biết bao!!!Cờ đỏ sao vàng tung cánh khắp mọi nơi...Lá cờ đỏ sao vàng ngày trước còn chỉ có ở Miền Bắc,rồi dần dần xuông Miền Nam...và bây giờ đã ngự trị trong máu,trong tim của mỗi người dân VIệt Nam,đặc biệt là của dân Miền nam Việt Nam...!!!
Nói tóm lại,không khí của ngày 30/4/1975 ngày đó bây giờ vẫn còn khá sục sôi,nó đã được thể hiện trong lời ăn ,tiếng nói của Đảng,thể hiện trong từng hành động hăng say tích cực lao động của người dân.Vì thế,tôi,bạn,anh Nghĩa,bất cứ ai đó không thể nào được quên ngày lễ trọng đại của dân tộc:30/4,không được làm sai,làm vi phạm những gì mà cha anh chúng ta đã đổ mồ hôi,nước mắt,và cả xương máu nữa để có được cái ngày 30/4...để có được cái cảnh thằng bé chạy quanh bờ Hồ mà trong lòng vui sướng không biết vì cái gì,chỉ đi theo con tim mách bảo,để có Việt Nam bây giờ,để chúng ta ngồi đây....Đặc biệt hơn,ngày lễ 30/4 như là lời cám ơn sâu sắc của chúng ta với những người đã ngã xuống hy sinh,những bà mẹ VN anh hùng đã hy sinh những người con của mình:"sẽ bổ xụng sau"...đặc biệt hơn là dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta:Hồ Chủ Tịch....sẽ bổ xung sau để em lấy thêm tư liệu cho chắc chắn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đức Hà Em! cố nữa đi Em, viết nữa đi Em, hãy viết nếu thật sự có cảm xúc. Còn tài liệu không cần đâu Em ạ. Hãy viết những gì Em nghĩ về ngày 30/04 hãy để cho dâng trào, đừng vì phân vân độ chính xác 1 tài liệu, 1 địa danh, 1 thời gian đã qua mà làm ngắt quảng cảm xúc của mình. Hãy viết đi Em!

30/04: Đối với Em là ngày trọng đại, ngày vui toàn thắng, mọi người trong Nam ngoài Bắc đón chờ ... Một lần nữa Anh muốn nói với Em Hà: Hãy hồn nhiên viết theo cảm xúc của mình đừng vì 1 định hướng, 1 tài liệu nào ảnh hưởng đến cảm xúc của mình.

Còn các Bạn khác thì sao? Rất mong được đọc nhưng suy nghĩ của các Ban HAOer.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tại em quên mấy bài thơ ý mà:Bây giờ em mới dở sách ra được...THông cảm cho em nhé....Anh Nghĩa....

"[...]Như trong bài thơ "Tiêng hát con tàu" của Chế Lan Viên,nhà thơ đã ca ngợi cuộc kháng chiến thần kỳ của dận tộc ta cũng như ca ngợi tình cảm gắn bó như ruột thịt của các anh bộ đội với dân làng:
"Ôi!Kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa,
Ngàn năm sau vẫn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa,
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
...
Con nhớ anh con,người anh du kích,
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiêc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

Con nhớ em con,thằng em liên lạc,
Rưng thưa em băng,rừng rậm em chờ.
Sáng bản Na,chiều em qua bản Bắc.
Mười năm tròn chưa mất môt phong thư.

Con nhớ mế!Lửa hồng soi tóc bạc.
Năm con đau,mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Suốt đời con nhớ trọn ơn nuôi."

-Câu thơ đã nói lên tình cảm nồng nàn,sâu sắc của nhân dân với bộ đội cũng như của các chú bộ đội với nhân dân!Không chỉ có Chế Lan Viên,các nhà thơ hay nhà văn,đặc biệt là các nhạc sĩ đã không ngừng sáng tác những tác phẩm để nói lên sự kiện 30/4 quan trọng này...

Khi viết về sự kiện 30/4/1975,chúng ta không thể nào quên được cả quá trình chiên tranh gian khổ chống Mỹ của dân tộc ta...Trước hêt,thắng lợi 30/4/1975 nằm trong kế hoạch mang tên Bác:CHiến dịch Hồ Chí Minh...3/1975,Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản VN ra chị thị chỉ rõ,thời cơ chiến lược lớn đã đến và hạ quyết tâm hoàn thành giải phóng Sài Gòn và Miền Nam trước mùa mưa(Tháng 5/1975).Ngay từ đầu tháng 4/1975,cả nước ta ra quân trong mùa xuân lịch sử với khí thế thần tốc ,táo bạo nhưng chắc thắng.
Diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh ,em xin được nêu ngắn gọn với các mốc thời gian quan trọng như sau:
-17h ngày 26/4/1975, ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh,5 cánh quân hùng mạnh của ta từ các hướng ,vượt qua các tuyến phòng thủ vòng ngoài,tiến vào trung tâm Sài Gòn,đánh chiếm tất cả các trung tâm đầu não của Việt Nam cộng hòa.
-10h45' ngày 30/4/1975,xe tăng ta húc đổ cánh cửa dinh độc lập ,tiến vào dinh Độc lập ,bắt sống Ngụy quyền Trung Ương Dương Văn Minh...
-11h30' ngày 30/4/1975,lá cờ Cánh Mạng tung bay trên nóc phủ tổng thông Ngụy báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ CHí Minh...
-2/5/1975,Miền Nam hoàn toàn giải phóng...

Trên tất cả,sự kiện 30/4/1974 nói riêng và chiến dịch Hồ CHí Minh nói chung đã khẳng định những chân lý tất yếu của cuộc sống:
-Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc đấu tranh yêu nước vĩ đại,là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc tiêu biểu của nhân dân ta...Cuộc kháng chiến này ,nhân dân Việt Nam đã phải chống lại một đế quốc lớn mạnh nhất là Mỹ,nhưng cuối cùng thì nhân dân ta cũng đã giành thắng lợi.
-Thắng lợi này sẽ mãi mãi ghe vào lịch sử dân tộc ta,một trong những trang chói lọi nhất,một biểu tượng sáng ngời vế sự toàn thắng của chủ Nghĩa anh hùng Cách Mạng và trí tuệ con người....Thắng lợi 30/4/1975 là một dấu mốc son ,nó mang tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc...
-Hơn hết,sự kiên 30/4/1975 đã kết thúc 21 năm chiến đấu trường kỳ chống Mỹ.,..Đồng thời đã kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến trang giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc từ Cách Mạng tháng Tám 1945....

(Sẽ update tiếp)...
 
Chào Mr.Hà! Các Bạn đang bận thi hay ?? ... mà chủ đề này chẳng có ai tham gia cả buồn quá, chắc phần thưởng mình Mr.Hà lảnh rồi.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
hihi!Anh NGhĩa cứ nói đùa vậy chứ...Em cũng bận lắm chứ...May mà đang rõi cuối tuần nên tranh thủ đánh máy 1 chút...THứ 7 em rỗi nên lên văn phòng bể bới để online HAO mà...!
 
Em online trên phòng bơi thì làm sao tập trung mà viết được hở Hà? Viết như vậy là tốt rồi Em ạ.

Hoàng Linh dạo này bận quá hay sao mà không thấy online?

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Anh Hoàng linh học lớp Lý 01-04 á???EM nói thiệt chứ,chỉ vào nói dăm ba câu để spam thôi!CHứ ít ai tham gia lắm....!
 
Chủ đề này chắc không còn thời sự nữa, chờ đến năm sau. Còn phần thưởng Anh giữ đúng lời hứa nhé.

Chào Hà!
 
@Hà: nếu anh thích spam thì từ năm 2003 đến nay anh spam nhiều lắm rồi em b-(
@Anh Nghĩa: em xin lỗi, lúc mới có chủ đề này em muốn viết lắm nhưng dạo này nhiều việc quá cảm xúc đi đâu hết, chả biết viết gì :(
 
Oái...Em chân thành xin lỗi anh Hoàng Linh...Rất xin lỗi anh...tại thỉnh thoảng cũng có những vụ việc như thế....Em cũng biết anh tham gia các box nè rất ý thức xây dựng...
[..]Ngày 30.4.975 là ngày hội của một dân tộc đã coi sự nghiệp thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ mà bao đời tổ tiên đã khai phá và vun đắp là một chân lý thiêng liêng để phấn đấu suốt ba thập kỷ với bao nhiêu nước mắt và cả xương máu.

... 17giờ 30 phút ngày 7- 5 -1954, tập đoàn cứ điểm của quân Pháp ở Điện Biên Phủ hoàn toàn bị tiêu diệt. Ngày hôm sau, 8 - 5, Hội nghị Geneve bàn về vấn đề đình chiến ở Đông Dương khai mạc…Đêm 20, rạng sáng 21-7-1954, Hiệp định Geneve được ký kết. Về sự kiện này, sắp tới kỷ niệm 50 năm, chắc chắn sẽ là cơ hội để các nhà sử học bàn thảo về ý nghĩa cũng như những hạn chế lịch sử của nó. Nhưng điều cũng chắc chắn được ghi nhận rằng, đây là một cam kết quốc tế đầu tiên được ký kết trong một hội nghị có sự tham gia của những nước lớn như Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, Anh mà trong những văn bản cuối cùng “Chính phủ Pháp đã thừa nhận độc lập, chủ quyễn, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta” mắc dầu có ấn định một giới tuyến quân sự tạm thời (ngang vĩ tuyến 17) nhưng cũng quy định một thời hạn 2 năm sau đó (1956) sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước một cách hoà bình.

Trong lời kêu gọi sau khi hội nghị Geneve thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, chính “vì hoà bình, thống nhất độc lập, dân chủ của Tổ quốc mà 8,9 năm nay nhân dân, quân đội, cán bộ và Chính phủ ta, đoàn kết chặt chẽ, trên dưới một lòng, chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, kiên quyết kháng chiến và đã giành được thắng lợi vẻ vang".

Nhớ lại những ngày đầu Cách mạng mới thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không một phút ngơi nghỉ phấn đấu cho mục tiêu hoà bình, nhưng phải bảo toàn một trong những mục tiêu được coi là thiêng liêng hơn cả là : thống nhất quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh sẵn sàng có những nhân nhượng không nhỏ để mưu cầu hoà bình, tránh được chiến tranh. Người đã ký Hiệp định sơ bộ 6 -3-1946 chấp nhận để quân Pháp kéo vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, rồi tranh thủ những giờ phút cuối cùng trong chuyến đi thăm Pháp để ký được một Tạm ước 14-9. Chúng ta chấp nhận thay thế tư cách thể hiện trong văn bản , một “quốc gia độc lập” bằng một “quốc gia tự do trong khối Liên Hiệp Pháp” v.v…Nhưng riêng “vấn đề Nam Bộ”, thì vị Chủ tịch của nước Việt Nam mới đã coi sự nghiệp thống nhất quốc gia là một chân lý không thay đổi dù “sông có thể cạn, núi có thể mòn”.

Rồi khi buộc lòng phải kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định lại rằng “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.” Và trong một thông điệp “gửi dân chúng Việt Nam, dân chúng Pháp , dân chúng các nước Đồng minh” (21-12-1946), vị Chủ tịch của cuộc kháng chiến viết :” Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao gìơ nước Việt Nam độc lập và thống nhất”…

Với cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ chống thực dân Pháp, Việt Nam là một chiến trường thống nhất, phối hợp với cách mạng Lào và Cămpuchia. Chiến thắng Điện Biên Phủ ở miền Tây Bắc xa xôi là thành quả của cuộc kháng chiến của toàn quốc. Trong lời kêu gọi sau khi Hiệp định Geneve đã được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương :” Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao”. Đề cập tới việc đât nước tạm thời bị chia cắt ngang vĩ tuyến 17, Bác khẳng định “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nứoc nhất định được giải phóng…” và “Tôi chắc rằng đồng bào (miền Nam) sẽ đặt lợi ích lâu dài trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc”.

Lịch sử chép lại rằng, tại phiên họp ký kết hiệp định Geneve, người đứng đầu phái đoàn của chính quyền bù nhìn Bảo Đại là tổng trưởng ngoại giao Trần Văn Đỗ đã sụt sùi khóc lóc mà than rằng minh khóc là vì mình …yêu nước, không muốn đất nước chia đôi…Trước cảnh tượng ấy, trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lên tiếng: “ Những ai yêu nước Việt Nam, những ai yêu sự thống nhất đất nước, những ai không muốn chia cắt nước Việt Nam, thì không cần phải khóc lóc hôm nay. Hãy thực hiện tốt những gì đã ký kết hôm nay, thì hai năm nữa sẽ có một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hoà bình và giàu mạnh. Những gì chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà làm trong những năm qua chính là vì mục đích đó. Nước mắt của chúng tôi đổ ra trong cuộc đấu tranh cho sự nghiệp đó, nhiều hơn rât nhiều so với những giọt lệ mà quý vị nhỏ ra đây”

Mọi người đều nhớ rằng vào những năm 1954 -1956, nhiều người chia tay nhau hay gặp nhau có thói quen chào nhau bằng bàn tay nắm lại chỉ xoè 2 ngón, lúc đó hoàn toàn không ai hiểu đó là ký hiệu chữ “V” biểu tượng cho “chiến thắng”(victory) như người Tây phương sau này, mà 2 ngón tay xoè ra, đơn giản chỉ là hy vọng sau 2 năm nước nhà sẽ thống nhất.

Niềm tin ấy cuối cùng đã bị bội tín bởi sự phá hoại của chính những kẻ đã nhỏ nước mắt khóc thương cho sự chia đôi đất nước và của cường quốc duy nhất đã không ký vào văn kiện cuối cùng của hội nghị là Mỹ cũng như ý đồ của một vài nước lớn khác muốn Việt Nam bị chia cắt lâu dài. Nhưng niềm tin ấy không thay bằng nỗi thất vọng mà bằng sức mạnh của một dân tộc coi sự thống nhất quốc gia là một chân lý thiêng liêng, để phấn đấu gấp 10 lần số thời gian hai năm ghi trên giấy ấy với bao nhiêu nước mắt và cả xương máu nữa cho cuộc đấu tranh vì sự nghiệp thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ mà bao đời tổ tiên đã khai phá và vun đắp.

Chính trên con đường ấy, với mục tiêu không hề đổi thay nhưng bản lĩnh đã trưởng thành để sau Mậu Thân (1968), với bài học Geneve, chúng ta đã tự chủ đàm phán với Mỹ bất chấp những ý đồ của các nước lớn khác muốn đàm phán trên lưng chúng ta. Cùng với một “Điện Biên Phủ trên không” đánh bại ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ (12-1972), đầu năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết khởi đầu cho quá trình chấm dưt sự dính líu của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam. Với Hiệp định Paris, Mỹ phải ký vào một cam kết đầu tiên“ tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam” điều mà Mỹ trước đây đã cố tình không thừa nhận ở Geneve. Với Hiệp định Paris “Mỹ đã cút” mở ra quá trình “nguỵ phải nhào” là một tất yếu của lịch sử làm nền tảng cho sự thống nhất tron vẹn của Tổ quốc Việt Nam. Ý nghĩa lịch sử của con đường dài 3 thập kỷ mà dân tộc đã trải qua từ 1945 qua 1954 và đến ngày 30-4-1975 là như vậy.
 
Vì giải thưởng này có tính chất cá nhân người tạo ra chủ đề chứ không nằm trong hệ thống các hoạt động của HAO nên Hà vui lòng cho Anh địa chỉ lớp để Anh gửi 2 bộ đĩa đến tặng Em.

Chúc Hà sức khỏe & thành đạt!
 
Bài viết của Phan Huyền Thư về ngày 30/04

Sinh ngày 19-2-1972 tại Bệnh viện Bạch Mai,Hà Nội. Chết hụt bom khi cùng gia đình chạy sơ tán về quê (Thạch Thất, Sơn Tây) tháng 12-1972. Ði xuyên Việt lần đầu tiên từ Bắc vào Nam bằng tàu Thống Nhất I, năm 1978.

Là con gái lớn của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa và Nghệ Sĩ Nhân Dân Thanh Hoa. Ðã học Nhạc viện, làm diễn viên biểu diễn. Tốt nghiệp Ðại Học Tổng Hợp Văn năm 1993. Làm báo, viết Văn, làm thơ đến nay.

1998 lập gia đình. Có hai trai, Nguyễn Thiên Lập Duy sinh năm 2000, Nguyễn Thiên Lập Phúc sinh năm 2002.

Hiện là biên kịch tại Hãng Phim Tài Liệu và Khoa Học Trung Ương. Ðã xuất bản tập thơ Nằm nghiêng và nhiều truyện ngắn, thơ đăng tải trên các báo trong và ngoài nước.


Phan Huyền Thư
Cuộc đua xe đạp ngày Thống Nhất

Tôi sinh ngày 19 tháng 2 năm 1972, tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Chẳng có dấu ấn gì đặc biệt vào những ngày 19 tháng 2 hàng năm, theo như tôi biết. Không biết bằng cách nào, bố mẹ tôi có được một tờ lịch của miền Nam, in tại Sài Gòn ngày sinh ra tôi. Tờ lịch rất to, chia làm nhiều phần, lịch âm, lịch dương, chữ Tàu, chữ Quốc ngữ, và đặc biệt là một câu thơ luận đoán chung cho những người sinh vào ngày tháng năm đó. Theo âm lịch, tôi sinh ngày mồng 4 Tết Nguyên Ðán. Tôi chỉ mang máng ý nghĩa của câu thơ vận mệnh của tôi là: Trước khổ sau sướng, khi sinh ra đời gặp thời buổi loạn lạc, binh biến, sau này lớn lên thì sẽ được hưởng cảnh thiên hạ thái bình...

Tờ lịch ấy, tôi vẫn còn giữ. Câu thơ luận đoán của tôi, có điều gì đó như viết chung cho cả một thời kỳ, cho hy vọng chung của tất cả mọi người. Giáng sinh năm 1972, máy bay B52 rải thảm Khâm Thiên, cả gia đình tôi về quê sơ tán. Cả nhà tôi được gói ghém trên một chiếc xe đạp thồ và một đôi quang gánh. Tôi đã chết hụt trong một trận bom trên đường đi. Hoàn toàn những điều đó là tôi được nghe bà nội, nghe mẹ kể lại. Tôi đã nhiều lần cố hình dung xem khi nằm trong nôi, lúc 10 tháng tuổi, mình đã từng trải qua chuyện gì. Với một lời luận đoán sinh mạng thì đúng là tôi được sống, được lớn lên để tận hưởng cái sự "thiên hạ thái bình".

Những bạn văn thuộc thế hệ đi trước, những bạn văn hải ngoại một thời đã từng là phía bên kia, hay nhìn tôi là kẻ hậu sinh bên kia tuyến, đã có bận hỏi tôi về ngày độc lập 30-4-1975, cái ngày "thiên hạ thái bình" đó trong lá số của tôi như thế nào. Tôi đã cố hình dung ra ngày ấy. Tôi hoàn toàn không nhớ gì cả.

Trong ký ức của tôi, chưa bao giờ có một tiếng súng, chưa bao giờ có một ngày chiến tranh. Ngày 30-4-1975, tôi mới được 3 tuổi, một tháng, mười một ngày. Nhưng, ký ức của tôi có một sự kiện ấn tượng đặc biệt. Ðó là ngày mẹ tôi từ chiến trường trở về. Mẹ tôi, ngày ấy là một chiến sỹ thuộc Ðài phát thanh Giải phóng CP 90 với cái tên hiệu được ghép lại từ tên của chồng và của mình để hoạt động là Thanh Hoa. Tôi không nhớ ngày mẹ lên đường vào chiến trường miền Nam, chỉ nhớ ngày mẹ trở về. Với riêng tôi, ngày mẹ trở về chính là ngày giải phóng. Mẹ tôi không thể về đúng ngày 30 tháng 4 mà phải mất hơn một tháng sau mới từ chiến trường Liên khu 5 ra đến Bắc.

Với trí nhớ của một đứa trẻ ba tuổi, mọi thứ đều được thiêng hoá, nhất là ký ức về mẹ . Tôi nhớ như in, bất cứ lúc nào tôi muốn, nhắm mắt lại tôi đều có thể hình dung ra buổi chiều ngày hôm đó. Khoảng ba, bốn giờ bà nội tôi như thường lệ, xúc ra chiếc nong một bơ rưỡi gạo và ngồi nhặt sạn. Hai bà cháu vừa nhặt thóc, nhặt sạn, nhặt cả mọt trong một bơ rưỡi gạo đỏ, lúc nào cũng có mùi ẩm mốc. Suốt bao năm qua, tôi vẫn thỉnh thoảng thèm ngửi cái mùi cơm gạo đỏ vừa hôi, vừa mục và được ghế mì sợi vụn. Bây giờ thì kiếm đâu ra thứ gạo đỏ cứng và mủn ấy nữa...Tôi nhớ, chiều hôm đó, nắng vàng có màu da cam, hơi chói mắt. Nong gạo bỗng tối sầm như có một đám mây di qua, tôi ngẩng đầu lên, trước mắt tôi là một người gầy tong teo, da đen xậm lẫn vào màu áo bộ đội giải phóng. Ðội mũ tai bèo, trên vai đeo ba lô, hai tay xách hai chiếc chậu nhựa lớn, một chiếc màu xanh, một chiếc màu đỏ. Sau lưng ba lô thập thò đầu một con búp bê nhựa. Trí nhớ ấy thuộc về hình ảnh, không thuộc về nhận thức của tôi. Tôi thấy bà khóc lặng đi, hai tay ôm mặt, rồi ôm mẹ rất lâu. Tôi quá sợ hãi, chạy vào sau ri đô giường núp và thập thò nhìn ra. Suốt một tuần, mẹ tôi không tài nào chạm được vào người tôi. Tôi thấy người phụ nữ ấy quá xa lạ. Tôi chỉ dành cho mẹ những cái nhìn thăm dò, chủ yếu là thăm dò tình cảm của con búp bê nhựa. Phải mất gần một tuần con búp bê nhựa nhắm mắt mở mắt mới đóng nổi vai trò đại sứ thiện chí của hoà bình để cho mẹ có thể ôm tôi vào lòng, tuy là rất ngắn ngủi. Lần nào mẹ cũng khóc. Tôi đã có mẹ bên cạnh. Hoà bình của tôi là thế, độc lập của tôi là thế. Rất bé nhỏ riêng tư.

Ấn tượng về ngày thống nhất của tôi đã lớn dần lên. Một niềm vui chung nào đó cho tất cả mọi người. Năm 1976, lần đầu tiên đoàn tàu xuyên Việt vào Nam ra Bắc mang tên Thống Nhất được thông tuyến. Bố tôi được tham gia đội tuyên truyền viên thuyết minh trên hành trình bằng hệ thống loa truyền thanh trên tàu. Ðến mỗi ga, qua mỗi miền, đội tuyên truyền viên đều có những bài hướng dẫn, những đoạn văn, thơ ca, bản nhạc ca ngợi vẻ đẹp của các vùng, các danh lam thắng cảnh cũng như các chiến tích anh hùng của quân dân. Bố tôi viết bài hát "Tàu anh qua núi" trong chuyến đi này. Một bài hát để lại nhiều kỷ niệm đẹp đẽ khác nhau cho nhiều người, hình như còn có cả nỗi đau, niềm khắc khoải chờ mong đến một ngày của biết bao con người: "Ði dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay, qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi...."

Lên 6 tuổi, mùa hè năm 1978, lần đầu tiên tôi được đi tàu Thống Nhất theo bố vào Nam. Mất gần một tuần trên đường, tôi đến Sài Gòn. Ðược thăm họ hàng, ông bà, chú bác, được đi chơi Thảo Cầm Viên, thăm chùa Vĩnh Nghiêm, Chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng và Dinh Ðộc Lập. Nhưng, ấn tượng của tôi tập trung vào hai thứ, đối với tôi đó là hai phát minh kỳ diệu nhất trên đời mà tôi chưa bao giờ có thể tưởng tượng: Xích lô máy và nước chanh ga. Nếu được so sánh, tôi sẽ so sánh tàu vũ trụ Apollo với xích lô máy, còn nước chanh ga thì cho đến tận bây giờ, nếu nhắc đến, tôi vẫn không thể hiểu nổi cảm xúc kỳ lạ của mình. Tôi đã không uống một ngụm nước chanh nào, chỉ ngồi ngắm những quả bóng nhỏ li ti đang nổi dần lên mặt nước cho đến khi không còn một hạt bọt nào sủi.

Tôi không biết những ấn tượng nào của bố tôi đã khiến bố có được bài "Tàu anh qua núi" trong những chuyến đi xuyên Việt, Nam - Bắc đó, tôi không biết những ấn tượng ấy có giống với xích lô máy và nước chanh ga của tôi hay không.

Tôi không nhớ rõ đó là năm 1980 hay là trước. Chuẩn bị đón ngày 30 tháng 4, ngày vui Giải Phóng. Cả khu tập thể Ðài tiếng nói Việt Nam của chúng tôi phấn chấn chờ đón một cuộc đua xe đạp Thống Nhất Bắc- Nam, lần đầu tiên được tổ chức. Bọn trẻ con chúng tôi dậy sớm hơn thường lệ. Sau tiếng kẻng tập thể dục buổi sáng, tiếng kẻng xếp hàng lấy bánh mỳ, khẩu phần ăn sáng của mỗi gia đình, cả lũ chúng tôi được nghỉ học. Ðứa trèo lên cây, đứa trèo tường rào, kê ghế nhìn ra đường quốc lộ 1A. Ðoạn bây giờ đã nhường chỗ cho chiếc cầu vượt ngã tư trước cổng bệnh viện Bạch Mai. Tôi là con gái, lại thấp bé nên phải tìm cách mượn thang, trèo lên nóc nhà bảo vệ của khu tập thể đón chờ đoàn đua xe đạp đi qua. Ðứng từ trên nóc nhà bảo vệ, tôi thấy mọi người cũng bỏ hết công việc ra đứng dầy đặc hai bên đường suốt một chiều dài hàng cây số. Chắc là con đường chạy dọc cổng phía Nam thành phố đều được đón chờ.

Chưa bao giờ tôi có một tâm trạng đợi chờ háo hức như vậy. Suốt từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa, tôi thấp thỏm, mong đợi. Cói lúc tôi lại lo lắng, biết đâu đoàn đua xe sẽ không đi qua đây? Biết đâu họ lại đi đường khác? Các bác hàng xóm nói chắc như đinh đóng cột, không có đường nào khác đâu, chỉ có một đường duy nhất cho đoàn đua là quốc lộ 1A này thôi! Không ai chịu về nhà suốt ngần ấy giờ đồng hồ. Bà nội phải mang cơm, mang nước ra tận nhà bảo vệ cho tôi ăn, tôi không chịu về dùng bữa, sợ bỏ lỡ mất cơ hội lớn lao này. Người lớn háo hức, căng thẳng, trẻ con chúng tôi còn thấy hồi hộp, chấn động gấp bao nhiêu.

Thế rồi, vào đúng lúc tôi đang cãi nhau với mấy đứa bạn vì tranh nhau cái cặp tóc mai thì nghe tiếng rầm rầm tung hô từ xa vọng lại. Mọi người giơ cao tay trên đầu khua khoắng, vỗ tay, hò hét. Tôi thò ra nhìn xuống đường, thấy một đàn kiến đỏ từ xa lao vút qua mặt. Các tay đua lao rất nhanh, chẳng nhìn thấy mặt ai, chẳng nhìn thấy gì, ngoài một đoàn người đạp xe loang loáng, ánh màu đỏ để lại rất ấm trong cái nắng trưa hè gay gắt. Cuộc đua đã đi qua. Tôi bàng hoàng. Lại mất gần một tuần vẩn vơ vì cái đàn kiến màu đỏ ấy...

Chỉ hai năm sau đó, năm 1982, tôi thành trẻ mồ côi cha. Bạo bệnh khiến bố tôi, người đã hát lên khúc ca thống nhất của đoàn tàu lịch sử dẫu sao cũng được chứng kiến cảnh "thiên hạ đặng thái bình" với cô con gái nhỏ của mình.

Suốt 30 năm qua. Khi nhắc đến ngày vui thống nhất, nhắc đến đoàn quân giải phóng, trong tôi lẫn lộn ngần ấy thứ: Mẹ về, xích lô máy, nước chanh ga và cuộc đua xe đạp. Nhưng sau 30 năm, mỗi hình ảnh ấy lại cho tôi một suy nghĩ khác, trưởng thành dần lên. Mẹ tôi đã không phải nằm lại chiến trường như biết bao đồng đội khác thiệt thòi trong cuộc chiến mà ở bên tôi cho đến ngày hôm nay với nghệ danh cao quí bậc nhất của đất nước: Nghệ Sĩ Nhân Dân Thanh Hoa. Tôi hiểu rất rõ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ tình cảm dành cho chiếc xích lô máy thuở ấu thơ. Tôi biết thế nào là hưởng thụ cuộc sống bắt đầu từ ly nước chanh ga trong sở thú. Nhưng, điều làm tôi hiểu rõ nhất về cái giá của ngày độc lập là tâm trạng đợi chờ lo âu đằng đẵng một đoàn đua sẽ đi qua trước mắt. Cảm xúc ấy nhanh đến nỗi, nó vụt qua rồi mà mọi người còn bàng hoàng, ngỡ ngàng và chẳng hiểu là thế nào, chẳng hiểu là thực ra đã có những phép màu kỳ diệu nào xảy ra... Gia đình tôi, đồng bào tôi, tổ quốc tôi đã chờ đợi suốt 30 năm giây phút ấy giống như tôi đã chờ đợi cuộc đua từ 4 giờ sáng đến mười hai giờ trưa trên nóc nhà bảo vệ. Tôi đã mang theo những hình ảnh ấy suốt 30 năm, một quãng thời gian tương đương với cuộc chiến. Tôi biết ơn người đã in những câu thơ trên tờ lịch để bố mẹ tôi, gia đình tôi có niềm tin và hi vọng vào một ngày những đứa bé giống như tôi được hưởng cảnh thiên hạ thái bình.

Chào Thân ái!
 
Wow....Qua ngày 30/5 rồi anh Nghĩa nhỉ???Thế anh công bố xem ai được giải xem...
Em đọc của Phan Huyền THư thấy cũng hay hay....
Từ sau hum nay, tuy là cuộc thi đã hết hạn những em sẽ cố gắng post nhứng gì mới về 30/4 cũng như ... tương tự!
 
Đức Hà: Qua ngày 30/5 rồi anh Nghĩa nhỉ???Thế anh công bố xem ai được giải xem... Em đọc của Phan Huyền THư thấy cũng hay hay....
Từ sau hum nay, tuy là cuộc thi đã hết hạn những em sẽ cố gắng post nhứng gì mới về 30/4 cũng như ... tương tự!


* Hôm này, Anh thay mặt người lập ra chủ đề, trân trọng thông báo Chu Đức Hà người đạt các giải sau: Giải Người tham gia nhanh nhất, nhiệt tình nhất và bài viết hay nhất (bởi giám khảo là Anh mà).

* Em không phải là nhà văn, nhà thơ lớn nên em chỉ viết bài trong HAO và chỉ dành cho người mình yêu thương (trong đó có anh?!). Còn bài viết của Phan Huyền Thư rất hay nhưng anh không đủ trình để cảm, để thưởng thức thôi.

* Cảm xúc thì vô tận, không có chuyện hết hạn ở chủ đề này, vẫn viết đi em viết đến khi cạn thì thôi Hà ạ.

Chào Hà!
 
Em xin cám ơn anh Nghĩa nhiều...
Còn về bài của chị Thư,nói chung em thấy rất hay,rất có cảm xúc....
Em ước gì sẽ có nhiều cuộc thi như thế nè,nhưng phải nhìu người tham gia 1 chút...Chứ sl hơi ít ỏi...


Đảng CSVN lãnh đạo đổi mới đạt nhiều thành tựu lớn
"Tôi ngạc nhiên khi nghe tin ông Hoàng Minh Chính ra tuyên bố cái gọi là khôi phục “Đảng Dân chủ”. Bản thân ông Chính đã bị khai trừ khỏi Đảng dân chủ từ lâu; khi không được sự đồng tình của số đông cựu đảng viên ông không có quyền và không đủ tư cách đứng ra khôi phục Đảng" - Ông Huỳnh Văn Tiểng, nguyên uỷ viên Thường vụ Đảng dân chủ Việt Nam (1944-1988), nguyên đại biểu Quốc hội khoá I, II, III nói.


Ông Huỳnh Văn Tiểng, ảnh chụp cuối tháng 4-1975.
Đảng Dân chủ Việt Nam ra đời năm 1944 với thành phần ban đầu là các nhà tư sản, trí thức yêu nước. Tôn chỉ, mục đích của Đảng là đoàn kết, cùng nhân dân đấu tranh, giành độc lập cho dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Thời gian đầu, Đảng Dân chủ có mục tiêu tập hợp lực lượng chống thực dân, đế quốc. Quá trình tồn tại, Đảng Dân chủ đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tập hợp những nhà tư sản yêu nước ủng hộ, hợp tác với Đảng Cộng sản Đông Dương đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Năm 1988, Đảng Dân chủ tự giải thể vì xét thấy đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.

Bản thân tôi từng là đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam, nguyên Uỷ viên Thường vụ Đảng Dân chủ Việt Nam từ năm 1944 đến năm 1988. Tôi có biết ông Hoàng Minh Chính và nghe nhiều anh em trong Đảng Dân chủ nói về ông ấy. Năm 1946, khi tôi ra Hà Nội, ông Chính với vai trò là thư ký thường trực của Đảng Dân chủ, đã thay mặt Đảng tiếp tôi.

Nhìn chung ông Chính là người lanh lợi, nhanh nhẹn. Tuy nhiên, thời gian về sau ông Chính đã gây mâu thuẫn trong Đảng Dân chủ và bị coi là chống Đảng. Khi đó, Đảng Dân chủ có xu hướng ủng hộ đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh: kháng chiến, kiến quốc và bảo vệ quyền lợi của số đông, trong khi ông Chính chỉ bảo vệ quyền lợi của một ít nhà tư sản, đưa ra quan điểm chỉ những người giàu mới được phép đến Hà Nội học. Ông Chính đã không nhận được sự đồng tình của đa số thành viên Đảng Dân chủ (một số người nói với tôi: "Nghe ông ấy là hỏng đấy!"). Vì vậy, ông Chính bị khai trừ khỏi Đảng Dân chủ.

Tôi cho rằng sự hiện diện của Đảng Dân chủ và một số đảng khác tại Việt Nam trong những năm đầu phấn đấu giành độc lập cũng như củng cố nền độc lập là có cơ cở. Bởi vì, khi đó, nhiều tầng lớp trong xã hội còn chưa hiểu Đảng Cộng sản, cần có những đại diện của họ hướng họ vào mục tiêu đấu tranh chống thực dân. Nhưng sau vài thập kỷ, Đảng Cộng sản đã chứng minh được vai trò của mình: lãnh đạo đất nước đấu tranh giành độc lập, thống nhất thành công suốt; và trong ba thập kỷ và tiếp theo đã lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhìn chung, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu phục được lòng người. Chính sách đại đoàn kết của Đảng Cộng sản chú trọng phát huy sức đóng góp của mọi thành phần giai cấp trong xã hội. Vì vậy, đã đến lúc không cần đến những đảng phái khác, dễ gây chia rẽ nội bộ.

Tôi xin nhấn mạnh rằng , Đảng Dân chủ hiện nay mà ông Hoàng Minh Chính lên tiếng “khôi phục” thì về bản chất đã khác Đảng Dân chủ từng tồn tại từ năm 1944 đến 1988. Tôi được biết, Đảng Dân chủ hiện nay là tập hợp của một số ít người bị xúi giục, thậm chí bị mua chuộc, kích động hoặc mang sự ấm ức với chính quyền trong nước, khác hẳn với suy nghĩ tâm huyết của số tư sản, trí thức yêu nước hoạt động với tôn chỉ đại đoàn kết trước đây.

Cuối cùng, xin được nói rõ rằng, đông đảo những cựu đảng viên Đảng Dân chủ hiện nay không có ý định khôi phục Đảng Dân chủ. Do vậy, ông Hoàng Minh Chính phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm có dụng ý xấu của mình.

Huỳnh Văn Tiểng
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30.4

* Báo chí nước ngoài viết về Việt Nam

Kỷ niệm 31 năm ngày giải phóng miền Nam 30.4 và ngày Quốc tế Lao động 1.5, các địa phương trong cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi. Tại Khánh Hòa, các vị lãnh đạo tỉnh đã đến đảo Trường Sa lớn dự lễ mít tinh kỷ niệm 31 năm giải phóng quần đảo Trường Sa (29.4.1975-29.4.2006). Các buổi biểu diễn, giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao, triển lãm tại thành phố và các huyện đã thu hút hàng ngàn khán giả.


Tại Đồng Nai, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, từ ngày 28.4 đến 15.5, triển lãm chuyên đề "Kỷ vật kháng chiến" trưng bày 105 bức ảnh chân dung các nhân chứng lịch sử, những người có công lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Tại Điện Biên, ngày 29.4, Tỉnh ủy đã tổ chức lễ kỷ niệm 31 năm ngày giải phóng miền Nam, ngày Quốc tế lao động 1.5 và báo cáo nhanh kết quả Đại hội X của Đảng. Tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương, đông đảo các vị lãnh đạo cao cấp Quân khu 3, Sư đoàn 320 và các cựu chiến binh Sư đoàn 320 tỉnh Hải Dương, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên đã cùng nhau kỷ niệm 55 năm thành lập Sư đoàn 320 (Đại đoàn Đồng Bằng), 31 năm chiến thắng căn cứ Đồng Dù - Củ Chi, ôn lại truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang QĐND và những trang sử vẻ vang của sư đoàn. Tại Hà Nội, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội và đại diện lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, phường Trần Hưng Đạo, các nhân chứng lịch sử cùng đông đảo nhân dân đã tham dự lễ gắn biển di tích cách mạng kháng chiến tại nhà số 62 phố Trần Quốc Toản. Nhà số 62 Trần Quốc Toản là địa chỉ đỏ hiện còn lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử quan trọng của quân dân thủ đô trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

* Nhân dịp này, Hội đồng xét giảm án tha tù tại các địa phương trong cả nước đã xét giảm hình phạt tù cho các phạm nhân đang thụ án tại các trại tạm giam và trại giam chấp hành tốt nội quy lao động cải tạo. Địa phương và gia đình nơi các phạm nhân cư trú đã tổ chức đưa đón về quê, tạo điều kiện thuận lợi để họ hòa nhập cộng đồng, hoàn lương.

* Tạp chí Match du Monde số đặc biệt đã dành phần lớn số trang để viết về 5 nước Đông Nam Á, trong đó phần giới thiệu về Việt Nam chiếm hơn 20 trang với nhiều bài và ảnh giới thiệu về đất nước và thế hệ trẻ của Việt Nam ngày nay.

* Báo Acahata của Đảng Cộng sản Nhật Bản ngày 28.4 đã đăng bài và ảnh của một phóng viên thường trú tại Hà Nội giới thiệu về bộ phim tài liệu Việt Nam của tác giả người Nhật Bản Yamamoto vừa được chiếu trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, gây xúc động sâu sắc cho người xem. Bộ phim được sản xuất năm 1965, thời kỳ diễn ra cuộc vận động ở Nhật Bản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của Việt Nam. Bộ phim được phát sóng nhân dịp 31 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

(TTXVN)
 
Xin hoi em Ha va anh Nghia, hai nguoi rat nhiet tinh voi chu de nay la ca nhan 2 ban da ky niem ngay 30-4 nhu the nao?
Minh nho la khi o nha moi khi den ngay 30-4 thi chi nghi den mot dip nghi le dai ngay, duoc di choi, an uong va tu hop gia dinh. Con thuc su, dai bao, TV noi rat nhieu nhung minh luon cam thay rat nham chan, ngoai tru vai bo phim tai lieu xuc dong ve Bac Ho.
Nhung khi o My, toi ngay 30-4, di cho VN, thay to roi keu goi nguoi Viet tu hop cho ngay goi la "Quốc Hận" rai tran lan khap noi, minh moi that su thay co cam xuc 30-4 trao dang. Co le tai chung ta sinh ra khi dat nuoc da thong nhat nen da ko thuc su hieu duoc het y nghia cua su hy sinh cua the he di truoc nhu the nao. Va ca ben kia chien tuyen nua, tai sao sau hon 30 nam ma ho van goi ngay nay la ngay "Quoc Han", tai sao lai van con au tri den the....
Thuc ra the he tre Viet Kieu o day ho cung ko co cam giac gi ve ngay 30-4. Chi co nhung nguoi gia, nhung nguoi da co mat mat tu cuoc chien la van con "ko quen chuyen xua" thoi. Nhung co le ban than ho cung ko den noi "cam han" lam dau, co le vi da trot xin "grant" roi nen phai co ma hoat dong va keu gao cho co phong trao de thanh ly grant y ma!!!!
Con nguoi My nhin nhan ngay nay the nao. Hoa ra cha ai quan tam ca, it nhat la trong so nhung nguoi minh biet. Nguoi My ko muon nhac den ngay nay nua!!! Minh la SV Viet duy nhat trong truong, o truong cung co 1 professor nguoi Viet, 1 nguoi rat nice, nhung cung da tung vuot bien sang My tren 1 con tau nho, tung bi song danh giat vao bo..(nhung chuyen nay chi la biet qua nguoi khac). Nhung toi nay moi khi gap thay, minh va thay chi noi voi nhau bang tieng Anh, rat vui ve, rat hai huoc, nhung chang ai noi voi ai ve chuyen xua!!!
Nho luc xua o Uc, khi do minh con nho va ngay tho qua nen chang dam tiep xuc gi voi cac Viet Kieu. Chi nho la luc do, moi khi di cho VN, minh deu noi tieng Anh ca, vi cam thay moi khi minh noi tieng Viet bang giong bac la ro rang cac ba ban hang co thai do rat "ko de chiu". Ro rang la van con khoang cach. Ro rang ai cung hieu rang qua khu la qua khu nhung duong nhu 20-30 nam van la qua it den xoa nhoa nhung ranh gioi.
 
Back
Bên trên