Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Bác nào không thấy xấu hổ thì tùy, nhưng riêng em vẫn thấy nhùng nhục thế nào ấy. )Thực ra chẳng có gì xấu hổ cả. Đấy là v/đ tự do phát biểu công bố ý kiến cá nhân
Lật ngã gã khổng lồ
Mọi người đều muốn có một phần của Einstein. Hai trong số ba bài báo điên rồ nhất mà các nhà khoa học và các tạp trí nhận được có liên hệ với Einstein. Bài báo đầu tiên tuyến bố về một lý thuyết thống nhất ( nơi mà Einstein đã thất bại), tuyên bố thứ hai chứng minh lý thuyết của ông là sai, và tuyên bố thứ ba đó là về động cơ vĩnh cửu, chạy với một nguồn năng lượng vô hạn. Giống như những con thú ăn thịt, săn lùng các con mồi ngon, béo bở, những người có đường lối sai lệch này dường như nghĩ rằng bằng việc phản chứng lý thuyết của Einstein, họ có thể thu được tất cả những uy tín và sự thán phục của ông. Tất nhiên, họ đều dồn mọi sức lực và khả năng của mình để phản chứng lại thuyết tương đối của Einstein.
Nhưng sự điên rồ này không phải chỉ xuất phát từ những người muốn đả phá. Rất nhiều những nghiên cứu tầm cỡ và có quy mô để vượt qua gã không lồ Einstein, giống như chính ông đã vượt qua Galileo và Newton. Một bài báo của Alan Kostelecky miêu tả việc nghiên cứu dựa trên thực nghiệm để tìm ra sự sai lệch của thuyết tương đối. Bước phân tích ông đưa ra dựa trên một "Mô hình chuẩn mở rộng " tổng quát, ở đó tất cả các điều kiện xâm phạm tương đối tính đều được áp dụng một cách thích hợp vào các phương trình của vật lý hạt. Mô hình này còn chứa các sai số có thể xảy ra; những sai số xuất phát trong mọi ngày từ đỉnh núi vật lý năng lượng cao ( chưa khám phá được) của lý thuyết thống nhất cuối cùng.
Chưa có một giả định chắc chắn nào vi phạm tương đối tính mà thu hút được sự chú ý đặc biệt. Một lớp lý thuyết đã được đưa ra với cái tên " Thuyết tương đối hẹp kép"(*)( doubly special relativity) , được nghiên cứu bởi Giovanni Amelino - Camelia thuộc đại học Rome từ năm 2000 và sau đó bởi Lee Smolin thuộc viện vật lý lý thuyết Ontario, Joa Magueijo thuộc cao đẳng hoàng gia London, và một số khác. Magueijo, ngẫu nhiên thích hợp với biệt hiệu " đả phá" bởi những lập luận của ông trong cuốn sách : Nhanh hơn vận tốc ánh sáng.
Thuyết tương đối hẹp kép được truyền vào các thuyết hấp dẫn lượng tử, như hấp dẫn lượng tử vòng [đọc, "Nguyên tử của không gian và thời gian" bởi Lee Smolin, Scientific American tháng 1, 2004]. và nó đặt ra một "giới hạn vận tốc" thứ hai, để hoạt động liên kết với rào chắn quy ước của vận tốc ánh sáng trong chân không, c. Ý tưởng đó là tại một khoảng cách cực ngắn, sự nhẵn nhụi và liên tục của không-thời gian bị phá vỡ, thay vào đó là các "mạng lưới". Trong vật lý lượng tử, khoảng cách ngắn và thời gian ngắn tương ứng với động lượng và năng lượng cao. Do đó, tại năng lượng đủ cao - gọi là năng lượng Planck - một hạt có thể "nhìn thấy" tính chất "mạng lưới" của không -thời gian. Điều này xâm phạm đến thuyết tương đối bởi vì thuyết này phụ thuộc vào không-thời gian nhẵn tới kích thước nhỏ nhất. Giống như một hạt không thể có vận tốc lớn hơn c, trong thuyết tương đối hẹp kép, hạt này không thể được nâng quá mức năng lượng Planck.
Một số mô hình dự đoán rằng, tại một tần số cực lớn, ánh sáng sẽ di chuyển nhanh hơn so với ánh sáng ở tần số thấp. Các nhà thực nghiệm đang tìm kiếm hiệu ứng này từ việc quan sát ánh sáng của các vụ nổ ở khoảng cách xa, có tên là các vụ nổ tia gamma.
Một số nhà nghi vấn cho rằng các lý thuyết trên không có tính thuyết phục. Họ lập luận rằng các phương trình chỉ là tương đương trên cơ sở vật lý với thuyết tương đối gốc, nó chỉ bao bọc dáng vẻ phức tạp bên ngoài để làm cho nó không được rõ ràng. Các chứng minh sẽ phải đến từ một biến đổi chặt chẽ hơn của lý thuyết đó, từ những thứ cơ bản hơn , như thuyết dây hay thuyết hấp dẫn lượng tử vòng.
Một sự vi phạm khác mà một số người suy tưởng đó là bản thân c thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử của vũ trụ. John W. Moffat thuộc đại học Toronto đã nghiên cứu mô hình này từ những năm đầu của thập niên 90, và Magueijo, hiện đang là người đi đầu trong lĩnh vực này. Nếu c đã lớn hơn so với thời kỳ ban đầu của Big bang, các hiệu ứng xác định có thể truyền với một vận tốc cực nhanh, và nó có thể giải quyết một số vấn đề hóc búa của vũ trụ học.
Nếu c biến đổi, thì hằng số cấu trúc tinh thể alpha (**) cũng biến đổi theo; alpha chính là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh của tương tác điện từ. Alpha có thể biểu diễn dưới dạng c, hằng số Planck và điện tích electron. Alpha cũng có thể thay đổi khi c là một hằng số, điều này không xâm phạm đến thuyết tương đối, nhưng sẽ gây trấn động lớn. Sự biến đổi này của alpha có thể xảy ra trong thuyết dây, nơi mà độ lớn của alpha phụ thuộc vào cấu trúc chính xác của chiều không gian bù,cái được thêm vào cùng với 4 chiều không gian và thời gian đã biết. [ tìm đọc " The String Theory Landscape" của Raphael Bousso và Joseph Polchinski].
Khả năng alpha có thể thay đổi đã được xem xét từ những năm 1955, bởi nhà vật lý nổi tiếng người Nga Lev Landau. Các nhà vật lý và thiên văn học ngày nay đang nghiên cứu nguồn ánh sáng phát ra từ các quasar ở khoảng cách xa để tìm kiếm bằng chứng về sự biến đổi của alpha. Đa phần các nghiên cứu trên đều chưa có một kết quả khả quan nào. Duy chỉ có một kết quả được đưa ra bởi John K. Webb thuộc đại học New South Wales, Úc. Nhóm nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích số liệu mới để đạt được kết quả chính xác hơn, và họ cho rằng giữa 8 tỷ đến 11 tỷ năm về trước, alpha khi ấy nhỏ hơn 6 phần triệu so với ngày nay.
Một số nhà nghiên cứu quả quyết rằng kết quả trên là không chính xác và nó chỉ là sự biến đổi do các dao động thống kê. Trong tháng 5 vừa qua, một nhóm thiên văn học dẫn đầu bởi Patrick Petitjean thuộc viện vật lý thiên văn Paris và Raghunathan Srianand thuộc Viện vật lý thiên văn Pune, Ấn độ báo cáo rằng độ lệch của alpha 10 tỷ năm trước so với ngày nay chỉ là 0,6 phần triệu, mâu thuẫn với kết quả của Webb và cộng sự.
Có thể kết luận rằng, Einstein vẫn thách thức tất cả các đối thủ khác. Các nhà đả kích sẽ phải tìm kiếm một cách miệt mài hơn để thấy được một nốt rách trên tấm áo giáp của gã không lồ Einstein.
(*) : doubly special relativity : Thuyết tương đối hẹp kép. Tên gọi này bắt nguồn từ ý tưởng của Giovanni, người cho rằng vũ trụ của chúng ta không chỉ có một đại lượng bất biến là vận tốc c. Ông này muốn mở rộng nghiệm của phương trình Einstein bằng cách thừa nhận thêm đại lượng (năng lượng / chiều dài) cũng có tính chất bất biến .
(**): Alpha ( Fine-structure constant): hằng số cấu trúc tinh tế . Nó là đại lượng đặc trưng cho cường độ trong tương tác điện từ. Đại lượng này không có thứ nguyên và do đó không phụ thuộc vào việc chọn đơn vị đo.
Nguồn : http://vatlyvietnam.net/forum/showthread.php?t=1536
Nguyễn Hà Phương đã viết:Thuyết tương đối hẹp kép (doubly special relativity) có phải là: Thời gian bị co ngắn lại khi vận tốc chuyển động đủ lớn ? hic thât là khó hiểu! thế này có đúng không ạ? Nếu em ngồi trên một con tàu vũ trụ chuyển đọng với tốc độ của ánh sáng, thì vài triệu năm sau quay lại trái đất chỉ bị già đi mấy tuổi! Hị, thích thật đấy nhỉ
Nguyễn Hà Phương đã viết:Thuyết tương đối hẹp kép (doubly special relativity) có phải là: Thời gian bị co ngắn lại khi vận tốc chuyển động đủ lớn ? hic thât là khó hiểu! thế này có đúng không ạ? Nếu em ngồi trên một con tàu vũ trụ chuyển đọng với tốc độ của ánh sáng, thì vài triệu năm sau quay lại trái đất chỉ bị già đi mấy tuổi! Hị, thích thật đấy nhỉ
Hehe được như cháu Hà Phương lại 0 hay à, đi tàu được những hàng triệu năm, tha hồ chơi bời, yêu đương mệt nghỉ, về đến nhà mới già đi vài tuổi. Đúng là hệ quy chiếu của con gáiĐinh Trọng Thành Trung đã viết:KHông phải đâu em ạ . Nói đúng ra thì ở hệ qui chiếu của em phải là thế này: Em đi tàu vũ trụ mới có mấy năm mà về đến trái đất thì nó đã già đi vài triệu năm, hu hu hu hu, mọi người quen biết chết hết cả. Hic