Người đương thời Đỗ Việt Khoa và việc chống tiêu cực trong giáo dục

Đọc lại bài bạn Hà Minh về take-home exam, nhớ hồi cấp 3 có mấy lần cô giáo dạy Văn cho làm bài 1 tiết ở nhà, lúc thì viết theo đề, lúc thì cũng làm kiểu research. Hầu như cả lớp chờ đến hôm cuối rồi cuống lên copy paste của nhau, copy từ sách ra, đảo lên đảo xuống. Lớp tớ ko dám tự nhận là gì ghê gớm nhưng đấy, trường chuyên lớp chọn còn thế thì cậu nghĩ mặt bằng chung, hay như ở cái trường Vân Tảo đấy (năm 2006 còn có học sinh đâm chết nhau) thì có đem lại cái lợi gì ko, có tác dụng thực tế j ko. Còn lớp tớ sang bên này thì dĩ nhiên phải học hành nghiêm túc. Cái tớ muốn nói là ko phải cái j tốt ở chỗ này cũng tốt ở chỗ khác, nhất là vấn đề giáo dục.
 
Việc ông Khoa này đứng lên chống tiêu cực thì phải ghi nhận công lao cho ông ấy, ít nhất thì việc này đã thay đổi cái tâm lí của người dân là tiêu cực đầy ra đấy, cứ sống chung với nó thôi chứ làm sao thay đổi được. Bây giờ mọi người đều hiểu là có thể chống được tiêu cực, và phải chống tiêu cực. Tất nhiên việc chống tiêu cực, như em Minh nói, chưa giải quyết được vấn đề, chưa nhổ được cái gốc rễ nảy sinh ra tiêu cực là một chương trình giáo dục vô cùng bất cập đẩy con người ta đi đến chỗ phải tiêu cực, nhưng dù sao đây có thể mới chỉ là bước đi đầu tiên, và dù sao cũng còn hơn là không làm gì.
Tuy nhiên mình cảm giác là ông Khoa này bắt đầu đi quá đà rồi, dường như ông ấy bắt đầu để mọi người quan tâm đến cá nhân ông ấy chứ không phải việc chống tiêu cực nữa.

@ Hoài Anh: giống kiểu ở FTU, học bằng máy chiếu slide mình thì lười chả ghi chép gì thế là chả có cái j vào đầu, có cô còn dạy theo kiểu đọc slide rõ chán. Tiếng anh lấy điểm kiểm tra presentation không đứng thuyết trình trước lớp mà quay video nộp cho cô, kết quả là chả đứa nào thuyết trình mà toàn đọc :))
hiện đại nhiều khi không hiệu quả bằng truyền thống :)
Anw, nếu giảm tải được chương trình cho phù hợp thì anh nghĩ sẽ thực hiện được cách học hiện đại hiệu quả, tại bây giờ chương trình học nặng quá nên học sinh chỉ học đối phó chứ khó lòng mà sáng tạo được.
 
@anh Kiên: em cũng chôn chân 1 năm ở FTU, trên các bạn present, ở dưới chả ai để ý, em thì lôi truyện ra đọc hoặc ngủ. Chả hiểu sao kiểu ở VN nó thế.
 
Em thì thấy ông Khoa này đánh giá rất sai lầm về vấn đề của trường ông ta, và rộng ra là của cả nền giáo dục. Muốn cải thiện chất lượng giáo dục, thì chống tiêu cực và bệnh thành tích tuy quan trọng nhưng thực ra không phải là cốt yếu. Vấn đề chính là chương trình học, và cách đánh giá học sinh thế nào, qua 1 bài kiểm tra hay qua những independent research papers, take-home exams, etc. Bi giờ cứ nhồi nhét 11 môn, phần nhiều là kiến thức linh ta linh tinh, nếu học sinh muốn làm cái gì khác nghiêm túc thì bảo sao không quay bài mấy cái vớ vẩn đó? Đánh giá học sinh thì cả 3 năm phổ thông chỉ chơi 1 bài thi tốt nghiệp với 1 thi ĐH, bảo sao nó không quay khi thi?

Thứ 2 nữa là ông Khoa này toàn nêu ra mấy cái chuyện râu ria lặt vặt, thời gian công sức thì không để tận dụng mà dạy dỗ học trò cho tốt hơn, toàn đi report như kiểu nhà trường thu thêm phí, thày hiệu trưởng làm học sinh sợ, etc. Cũng thời gian đấy, ông ta ngồi rèn luyện cái bài giảng của mình thì thật lợi cho học trò hơn biết bao nhiêu. Ông ta có đấu tranh kiểu này, chứ đấu nữa thì cũng chả kết quả gì đâu.

Thế nào là PHẦN NHIỀU là linh ta linh tinh? Công nhận là có nhiều kiến thức cũ, lạc hậu, có nhiều kiến thức mang tính định kiến nhưng nói như ông thì đi học mẫu giáo đi xong rồi ra mà thi SAT 2. Học mẫu giáo đi rồi sang "bển" mà take Calculus, Chem, Physics, Bio. Ngay như cái môn mà nhiều người cho là vớ vẩn như kĩ công nhé, chịu khó nghe thì cũng mở mang ra nhiều. Còn pascal mà học trc thì sang mà phải chiến C++ thì cũng đỡ vất.

Cái thái độ của người học cũng quan trọng đấy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ bạn Hoàng: Tất nhiên thái độ của người học là rất quan trọng. Nhưng chương trình mà chán thì bắt học sinh có thái độ tích cực sao được?
Tất nhiên việc học phổ thông ở VN có rất nhiều điều cần thiết, ví dụ học Toán, nói chung ai mà thi tốt nghiệp Toán được 9 trở lên thì tớ thấy sang Mĩ ngang với AP Calculus rồi. Như thế là tốt. Nhưng thử hỏi, có nhất thiết phải bắt học sinh học hết 11 môn không? Rồi lại thi đại học có mỗi 3 môn, bảo hs ko quay các môn còn lại mới là lạ. Còn ví dụ như tớ, từ bé đến giờ học Hóa cực kém, giờ ktra Hóa hỏi được bạn nào thì hỏi, ko thì ngồi chờ chít, nhưng từ giờ trở đi chắc ko bao giờ phải động đến Hóa nữa, vì thế mà cảm thấy hết sức vui vẻ. Nếu ở cấp 3 ko phải học Hóa, tớ hẳn đã giảm thiểu được rất nhiều việc chép bài bạn trong giờ ktra. Tương tự với các môn khác, Tin, etc.
Nói thật, chương trình ở VN muốn hs trở nên rất siêu nhân. Ví dụ, ôn thi tốt nghiệp Toán Lý Hóa Sinh xong thì gần như ai cũng sẵn sàng đi thi SAT II Math, Phys, Chem, Bio được rồi ;)) Bọn hs Mĩ học siêu cũng chỉ thi được 2-3 môn thôi, VN mình thì chơi quả tốt nghiệp 6 môn, ai cũng thành thần cả >:)

-----------------------
Quay lại vấn đề ông Khoa. Ông này chống tiêu cực thì cũng được, nếu cả nước ai cũng chống tiêu cực thì tốt quá. Nhưng vấn đề là, thứ nhất, hành động của ông ta ko mang lại hiệu quả cụ thể gì cả; thứ 2, theo mình ông ta đã được thổi phồng, thành tượng đài của Bộ, thành ra tự nhiên đánh lạc hướng dư luận khỏi cái vấn đề cốt lõi của giáo dục. Đánh lạc hướng như vậy chỉ có hại thôi chứ chả lợi lộc gì.
 
Lúc nào cũng bảo: thôi thương chúng nó, cho nó đỡ mang tiếng thất học, rồi đất nước này sẽ ra sao?
cái này đến giáo viên còn nghĩ thế chứ có phải riêng mình em đâu, để bọn nó thất học rồi đi lêu lổng còn hại hơn, còn những đứa có thể giúp ích cho đất nước, đâu phải là bởi chúng nó học giỏi ở trường, môn nào cũng 9 10 fẩy, mà vì chúng nó biết cái gì đang diễn ra chứ ko phải những thứ cách đầy vài nghìn năm rùi ghi lại trong sách, đáng nhẽ phải tặng bằng khen cho mấy trường quẳng phao vào cho bọn kia lên lớp í thì có :))
còn cái vụ ông khoa bảo là trích tiền này tiền nọ ra cho giáo viên, thế ko trích thì giáo viên làm sao mà sống đựoc vs mức lương vài trăm k 1 tháng :-@
 
đúng là cách giải quyết kiểu Việt Nam :))
phải nghĩ làm sao để những đứa thất học vẫn được có việc làm chứ ko phải để cho những đứa học dốt cũng được đánh giá ngang với những đứa học giỏi, thế thì đánh giá làm quái gì.
phải nghĩ làm sao tăng lương cho giáo viên để họ sống được chứ không phải là xuề xòa để họ sống bằng cách làm những việc trái với đạo đức người thầy.
 
nghĩ rồi nhưng nghĩ ko ra anh ạ, thế là cái khó ló cái ngu. thế thôi.
thực ra em nghĩ là gì chứ cái vụ cho qua tốt nghiệp là chấp nhận được, coi như toàn dân đều lớp 12 đi. đi làm việc có ai chìa bằng tốt nghiệp ra khoe đâu.
 
Đúng là cái j nó sai từ bên trong thì sửa mấy nó cũng vẫn sai.
Có 1 ĐVK chứ 1000 ĐVK thì nền giáo dục vẫn thế thôi.=))

Giáo dục là truyền đạt kiến thức chứ không phải chạy đua thành tích.
Một mặt chống tiêu cực, không cho bọn học dốt nó ngang với bọn giỏi nhưng nhiệm vụ của giáo dục không phải chỉ có thế, còn phải cho bọn nó giỏi lên chứ.
Cái đấy mới là quan trọng.

Mà nói thật, tốt nghiệp 12 cũng đã là gì trong cái kỷ nguyên tri thức này đâu.
Nếu không thì Thuỳ Dung đâu đến nỗi.=))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
căn bản là kiếm việc cho nó ở cái tuổi đấy thì đg nhiên là chưa đủ tuổi nghĩ => dễ sa ngã, vậy nên mới bắt nó đi học để đỡ "nhàn cư vi bất thiện", vào lớp học ko những chỉ dạy kiến thức cho nó (chắc là thừa với mấy thằg vô học) mà còn dạy nó kỉ luật này nọ, cho nó tốt nghiệp hay là học hết lớp 12 đi rồi lúc đấy nó phải tự suy nghĩ mình đang làm j, tóm lại là nó không nên đi làm khi vẫn đang là thằg thất học.
Còn lương giáo viên thì mọt đời cũng như lương công chức, có tăng thì cũng tăng từ từ, trong khi đó ngày càng lạm phát, thì sao giáo viên đỡ được. Vậy muốn sống chỉ có 1 là đi dạy thêm 2 là sống nhờ vào tiền của ban phụ huynh. Mà 1 ở cái nơi đó thì học sinh cũng không có nhu cầu j cho lắm, thế nên muốn giáo viên dạy tử tế (mà không hoặc ít chú ý đến mấy nghề tay trái) thì ban phụ huynh cũng nên giúp đỡ thầy cô về mặt vật chất lắm chứ :D
 
Ai bảo cho nó đi học thì nó sẽ học, ai chăc chắn nó ko bỏ học đi lêu lổng? Nếu nó muốn học thì nó đã ko phải quay bài chỉ để đỗ tốt nghiệp.
 
Lại như kiểu " các bác cho em nó đỗ tốt nghiệp để có cái bằng nó còn lấy chồng":-ss
 
Trường học chứ có phải cái trại đâu 8-} cho đứa hư hỏng học dốt vào ko ảnh hưởng đến đứa khác à?
 
Mà tốt nghiệp ĐH ở VN nó cũng chả đc coi trọng như tốt nghiệp ĐH ở nước ngoài. Thế thì TN phổ thông ở VN cũng chỉ đc VN coi trọng thôi.:))
 
thì ít ra cũng còn là tốt nghiệp:D
hoa hậu mình còn chả nổi nữa là:-j
 
Mà tốt nghiệp ĐH ở VN nó cũng chả đc coi trọng như tốt nghiệp ĐH ở nước ngoài. Thế thì TN phổ thông ở VN cũng chỉ đc VN coi trọng thôi.:))
Nó không có giá trị bằng thôi, đặc biệt trên ý nghĩa áp dụng thực tế. Nhưng cứ thử không tốt nghiệp xem lol

Cái gọi là tốt nghiệp phổ thông ở nhiều nước mới là không được coi trọng :D
 
thật ra thì em thấy ông Khoa này cũng hơi ... dại
có ai nhớ cái tấm gương của bà Khải gì gì đó viết cái bài thơ <ko nhớ tên> mà đc Tiền Phong đưa lên trong cái loạt Đêm Trước Đổi Mới ko ... cả đời khổ - đến bây h được báo chí nó khen cho 1 tí thì cũng rục xương rồi
ko nên xét đến chuyện đời tư của thày giáo này ra sao - nhưng em thấy cái hành động dám đứng lên là dũng cảm :) - cũng như trong h học : thày giáo ra 1 câu hỏi - cả lớp ai cũng trả lời được nhưng ngại thì chỉ cần 1 thằng dám đứng lên là giờ học sẽ sôi nổi ngay.
Bộ có lẽ hy vọng vào đây sẽ là 1 cái gì đó làm tiền đề để bộ có cớ tiến hành cải cách triệt để hơn chăng ... ? Nên bác này mới được lăng-xê thế ...
tuy xét về mặt tổng thể thì là tốt đẹp như thế nhưng xét về mặt cá nhân thì bác Khoa này sẽ còn chịu thiệt thòi dài dài . Đúng là "Được vạ thì má đã sưng" :))
Nước mình cần những ngừơi như thế này lắm lắm
 
ko biết thầy Khoa đang chống tiêu cực hay gây tiêu cực nữa:-/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên