Nguyễn Thục Oanh
(xo0_Jenny_0ox)
Điều hành viên
Tuấn Khanh: "Không hề bế tắc để tìm tác giả Hết Yêu"
Tranh chấp tác quyền các tác phẩm văn học nghệ thuật thường được gói ghém trong "thoả thuận nội bộ" giữa các bên liên quan chứ hiếm khi được đưa đến toà án. Không phải vì người ta ngại "vô phúc đáo tụng đình" mà vì hầu hết các tác giả đều tin rằng quá trình đòi công lý là một chặng đường gian nan, cho dù thắng kiện cũng chẳng được gì. Kết quả là ngoài vụ kiện của nhạc sĩ Trần Tiến, đến nay vẫn chưa có tranh chấp tác quyền nào được giải quyết tại toà án.
Trong Hội thảo về quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền nhấn mạnh: "Tôi rất mong có một vụ kiện về tác quyền để xử lý, làm gương". Thì đây. Vụ việc của ca khúc "Hết Yêu" chính là một tấm gương để những tác giả bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp soi rọi cũng như để những kẻ đạo nhạc nhìn lại chính mình. Nếu sự việc này cũng không được xử lý, e rằng sau phiên bản "Đạo nhạc 2006" sẽ còn có những phiên bản mới ngày càng tinh vi hơn và khó lọai trừ hơn.
Kỳ này, chúng tôi trân trọng giới thiệu ý kiến của nhạc sĩ Tuấn Khanh và đề xuất của anh nhằm giải quyết sự việc.
Với tư cách là độc giả và cộng tác viên thường xuyên của trang báo điện tử Giai Điệu Xanh, tôi vẫn thường xuyên theo dõi tình hình âm nhạc trong nước và gần đây là sự kiện bài hát "Hết Yêu". Cuộc tranh cãi có vẻ như chưa dừng nhưng lý lẽ chung dường như đang thuộc về nhóm đang bán bản quyền cho nhóm nhạc Lọ Lem. Trên thực tế, tôi thấy vẫn có một vài vấn đề chưa được đặt tới. Câu chuyện Hết yêu có vẻ như chỉ là một vấn đề nhỏ của tình trạng báo nháo về bản quyền tại Việt Nam hiện nay nhưng nếu không làm rõ, e sẽ tiếp tục khiến tình trạng bất ổn trở thành tiền lệ pháp lý, khó chữa sau này.
1. Việc viết nên một ca khúc ở mỗi thể lọai đều có đặc thù của nó. Dựa vào chuyên môn, chúng ta có thể tìm ra sự thực một cách dễ dàng. Nhân tiện đang ở Hoa Kỳ, tôi có vào thư viện Library of Congress, một trong những thư viện lớn nhất thế giới tại Washington DC. để tìm lại các vấn đề kiện cáo âm nhạc. Ví dụ như trường hợp nhóm BeeGees bị kiện bài "How deep is your love" là ăn cắp của một nhạc sĩ Úc. Việc phỏng vấn và chất vấn về quy trình, tư duy sáng tác sẽ bộc lộ rất nhiều vấn đề. Ví dụ, người ta có thể tìm một cụm chữ trong đó và đề nghị các đồng tác giả thay bằng ý tưởng khác cùng nhip điệu và vần. Và chẳng hạn lý giải về ngữ nghĩa trong đó liên quan về quá trình sáng tác… sẽ bộc lộ ai là người nói dối.
Ở đây tôi không liệt kê những phương thức này vì chúng chỉ giúp cho kẻ nói dối hoàn chỉnh thêm sự nói dối của mình và người bị ăn cắp thêm uất ức mà thôi. Nếu tòa án yêu cầu, tôi sẽ đóng góp các dữ kiện, thậm chí tình nguyện làm người chất vấn để tìm ra ai thật sự là người sáng tác bài hát Hết Yêu dựa theo các phương pháp luận mà cả thế giới đã làm, đã có kết quả, để vạch mặt những kẻ trộm cắp, nói dối bỉ ổi.
2. Ở thể loại nhạc rap, tác giả phải là người phải hát được một cách tối thiểu các phần sáng tác ngôn từ của mình, thậm chí phải biểu diễn được một cách tối thiểu. Vì nhạc rap là loại âm nhạc characterized work, nó bộc lộ cá tính và phần riêng đời sống của mình, nhịp điệu sống và cảm quan. Không ai có thể nói "Tôi có thể viết ra nhạc rap nhưng không biết hát nó", không sống được với tính cách của nó. Đó là nói dối. Vì nếu nói như vậy có nghĩa bạn chẳng biết gì về nhạc rap cả. Nhạc pop hay dance… người ta có thể làm được điều đó, tức sáng tác trên văn bản đơn thuần, còn với một số thể loại như rock, rap… người viết phải hát lên nó như một sự hoàn chỉnh ý tưởng trước khi đưa ra công chúng.
3. Trong trường hợp của Hết Yêu, các “đồng tác giả” chỉ mượn phần nhạc nền của người khác và viết lời trên đó. Điều đó lại càng dễ tìm ra hơn bao giờ hết anh là ai. Hãy lập ra bảng câu hỏi với các tùy chọn a-b-c-d như thi TOEFL, trong đó là tìm các điểm rơi của các vần, điểm nhấn của các phách mạnh và các chuỗi tính từ xuất hiện sẽ bộ lộ tính cách vùng miền. Việc thế một nhạc nền khác với tempo tương ứng và đề nghị các tác giả đó viết lại bài hát của mình, hát lên… sẽ thấy điều đó tiết lộ một số bí ẩn và hé mở gương mặt kẻ gian.
Từ những tranh cãi của các tác giả, tôi nhận thấy như sau:
1. Còn một vấn đề nữa về một tác giả có được giấy chứng nhận bản quyền. Thực tế, đó chỉ là cuộc chơi của thời gian và phép suy diễn đơn giản từ tam đoạn luận. Trên thực tế của nhiều tranh chấp cho thấy những người có giấy tờ chủ quyền, chưa chắc đã là người chủ chính. Cuộc sống có những uẩn khúc của nó. Người nhạc sĩ thật sự đã sản sinh ra bài hát sẽ chứng minh bằng thực lực của mình chứ không bằng giấy tờ. Nguyễn Du đã viết nên truyện Kiều mà không cần có bất kỳ giấy chứng nhận tác quyền nào nhưng đời đời người đọc vẫn công nhận đó là tác phẩm của Nguyễn Du chứ không phải của Tuấn Khanh, dù Tuấn Khanh có chạy qua Quảng Đông tìm cho ra một tờ giấy chứng nhận bản quyền truyện Kiều.
2. Tác giả thật, ít khi nào làm việc để tên mình cho một người khác đứng tên xuất hiện mà không có lý do. Tuy nhiên, điều này không quan trọng. Tôi chỉ nhìn ở góc độ của tâm lý người Việt Nam: đưa tác phẩm cho người khác đứng tên, hơn nữa, người đó lại là người đi “mai mối” bán tác phẩm đó của mình với giá vài triệu đồng. Nó có cái gì đó không ổn khi tác giả có giấy chứng nhận bản quyền nhìn nhận đó là chuyện riêng của đời mình, viết ra cho mình, sợ bị ăn cắp nhưng sau đó lại bán một cách nhanh chóng câu chuyện riêng với vài triệu. Thì thôi, đó có thể là ý riêng, không bàn đến, nhưng tôi muốn nói đến một vấn đề khác: Nếu mua bán trên đó, chính tác giả tự nhận nó đã vi phạm pháp luật vì cô ấy đã vi phạm pháp luật bản quyền khi lấy nhạc nền của người ta, viết lời rồi đi bán. Nếu tác giả nhạc nền này biết được, chắc chắn tiền phạt sẽ không ít. Thứ hai, tác giả của nhạc nền đó sẽ không nhận phần chia tiền mua bán, vì dù là nhạc nền, người ta cũng không thể bán nó một cách dễ dãi như vậy.
3. Cuối cùng, tôi nhìn thấy mình hoàn toàn nghiêng về phía dành tình cảm cho Lil'Kani, một em học trò bé nhỏ. Không thể nào kết luận được một cách chi tiết hiện nay nếu không làm chuyện vạch mặt kẻ gian nhưng tôi lại thấy mình dường như tin vào những gì Lil'Kani bộc lộ. Có thể vô lý, nhưng tôi nhìn thấy một sự tương đồng có tính cách đồng nghiệp từ những gì tôi biết qua sự kiện Hết Yêu này. Có thể tôi sai nhưng điều cuối cùng tôi mong mỏi vẫn là cái đúng được sáng tỏ và những điều dối trá – mà tôi đã thấy rất nhiều chung quanh mình mỗi ngày – phải bị lột trần không thương tiếc.
Tranh chấp tác quyền các tác phẩm văn học nghệ thuật thường được gói ghém trong "thoả thuận nội bộ" giữa các bên liên quan chứ hiếm khi được đưa đến toà án. Không phải vì người ta ngại "vô phúc đáo tụng đình" mà vì hầu hết các tác giả đều tin rằng quá trình đòi công lý là một chặng đường gian nan, cho dù thắng kiện cũng chẳng được gì. Kết quả là ngoài vụ kiện của nhạc sĩ Trần Tiến, đến nay vẫn chưa có tranh chấp tác quyền nào được giải quyết tại toà án.
Trong Hội thảo về quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền nhấn mạnh: "Tôi rất mong có một vụ kiện về tác quyền để xử lý, làm gương". Thì đây. Vụ việc của ca khúc "Hết Yêu" chính là một tấm gương để những tác giả bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp soi rọi cũng như để những kẻ đạo nhạc nhìn lại chính mình. Nếu sự việc này cũng không được xử lý, e rằng sau phiên bản "Đạo nhạc 2006" sẽ còn có những phiên bản mới ngày càng tinh vi hơn và khó lọai trừ hơn.
Kỳ này, chúng tôi trân trọng giới thiệu ý kiến của nhạc sĩ Tuấn Khanh và đề xuất của anh nhằm giải quyết sự việc.
Với tư cách là độc giả và cộng tác viên thường xuyên của trang báo điện tử Giai Điệu Xanh, tôi vẫn thường xuyên theo dõi tình hình âm nhạc trong nước và gần đây là sự kiện bài hát "Hết Yêu". Cuộc tranh cãi có vẻ như chưa dừng nhưng lý lẽ chung dường như đang thuộc về nhóm đang bán bản quyền cho nhóm nhạc Lọ Lem. Trên thực tế, tôi thấy vẫn có một vài vấn đề chưa được đặt tới. Câu chuyện Hết yêu có vẻ như chỉ là một vấn đề nhỏ của tình trạng báo nháo về bản quyền tại Việt Nam hiện nay nhưng nếu không làm rõ, e sẽ tiếp tục khiến tình trạng bất ổn trở thành tiền lệ pháp lý, khó chữa sau này.
1. Việc viết nên một ca khúc ở mỗi thể lọai đều có đặc thù của nó. Dựa vào chuyên môn, chúng ta có thể tìm ra sự thực một cách dễ dàng. Nhân tiện đang ở Hoa Kỳ, tôi có vào thư viện Library of Congress, một trong những thư viện lớn nhất thế giới tại Washington DC. để tìm lại các vấn đề kiện cáo âm nhạc. Ví dụ như trường hợp nhóm BeeGees bị kiện bài "How deep is your love" là ăn cắp của một nhạc sĩ Úc. Việc phỏng vấn và chất vấn về quy trình, tư duy sáng tác sẽ bộc lộ rất nhiều vấn đề. Ví dụ, người ta có thể tìm một cụm chữ trong đó và đề nghị các đồng tác giả thay bằng ý tưởng khác cùng nhip điệu và vần. Và chẳng hạn lý giải về ngữ nghĩa trong đó liên quan về quá trình sáng tác… sẽ bộc lộ ai là người nói dối.
Ở đây tôi không liệt kê những phương thức này vì chúng chỉ giúp cho kẻ nói dối hoàn chỉnh thêm sự nói dối của mình và người bị ăn cắp thêm uất ức mà thôi. Nếu tòa án yêu cầu, tôi sẽ đóng góp các dữ kiện, thậm chí tình nguyện làm người chất vấn để tìm ra ai thật sự là người sáng tác bài hát Hết Yêu dựa theo các phương pháp luận mà cả thế giới đã làm, đã có kết quả, để vạch mặt những kẻ trộm cắp, nói dối bỉ ổi.
2. Ở thể loại nhạc rap, tác giả phải là người phải hát được một cách tối thiểu các phần sáng tác ngôn từ của mình, thậm chí phải biểu diễn được một cách tối thiểu. Vì nhạc rap là loại âm nhạc characterized work, nó bộc lộ cá tính và phần riêng đời sống của mình, nhịp điệu sống và cảm quan. Không ai có thể nói "Tôi có thể viết ra nhạc rap nhưng không biết hát nó", không sống được với tính cách của nó. Đó là nói dối. Vì nếu nói như vậy có nghĩa bạn chẳng biết gì về nhạc rap cả. Nhạc pop hay dance… người ta có thể làm được điều đó, tức sáng tác trên văn bản đơn thuần, còn với một số thể loại như rock, rap… người viết phải hát lên nó như một sự hoàn chỉnh ý tưởng trước khi đưa ra công chúng.
3. Trong trường hợp của Hết Yêu, các “đồng tác giả” chỉ mượn phần nhạc nền của người khác và viết lời trên đó. Điều đó lại càng dễ tìm ra hơn bao giờ hết anh là ai. Hãy lập ra bảng câu hỏi với các tùy chọn a-b-c-d như thi TOEFL, trong đó là tìm các điểm rơi của các vần, điểm nhấn của các phách mạnh và các chuỗi tính từ xuất hiện sẽ bộ lộ tính cách vùng miền. Việc thế một nhạc nền khác với tempo tương ứng và đề nghị các tác giả đó viết lại bài hát của mình, hát lên… sẽ thấy điều đó tiết lộ một số bí ẩn và hé mở gương mặt kẻ gian.
Từ những tranh cãi của các tác giả, tôi nhận thấy như sau:
1. Còn một vấn đề nữa về một tác giả có được giấy chứng nhận bản quyền. Thực tế, đó chỉ là cuộc chơi của thời gian và phép suy diễn đơn giản từ tam đoạn luận. Trên thực tế của nhiều tranh chấp cho thấy những người có giấy tờ chủ quyền, chưa chắc đã là người chủ chính. Cuộc sống có những uẩn khúc của nó. Người nhạc sĩ thật sự đã sản sinh ra bài hát sẽ chứng minh bằng thực lực của mình chứ không bằng giấy tờ. Nguyễn Du đã viết nên truyện Kiều mà không cần có bất kỳ giấy chứng nhận tác quyền nào nhưng đời đời người đọc vẫn công nhận đó là tác phẩm của Nguyễn Du chứ không phải của Tuấn Khanh, dù Tuấn Khanh có chạy qua Quảng Đông tìm cho ra một tờ giấy chứng nhận bản quyền truyện Kiều.
2. Tác giả thật, ít khi nào làm việc để tên mình cho một người khác đứng tên xuất hiện mà không có lý do. Tuy nhiên, điều này không quan trọng. Tôi chỉ nhìn ở góc độ của tâm lý người Việt Nam: đưa tác phẩm cho người khác đứng tên, hơn nữa, người đó lại là người đi “mai mối” bán tác phẩm đó của mình với giá vài triệu đồng. Nó có cái gì đó không ổn khi tác giả có giấy chứng nhận bản quyền nhìn nhận đó là chuyện riêng của đời mình, viết ra cho mình, sợ bị ăn cắp nhưng sau đó lại bán một cách nhanh chóng câu chuyện riêng với vài triệu. Thì thôi, đó có thể là ý riêng, không bàn đến, nhưng tôi muốn nói đến một vấn đề khác: Nếu mua bán trên đó, chính tác giả tự nhận nó đã vi phạm pháp luật vì cô ấy đã vi phạm pháp luật bản quyền khi lấy nhạc nền của người ta, viết lời rồi đi bán. Nếu tác giả nhạc nền này biết được, chắc chắn tiền phạt sẽ không ít. Thứ hai, tác giả của nhạc nền đó sẽ không nhận phần chia tiền mua bán, vì dù là nhạc nền, người ta cũng không thể bán nó một cách dễ dãi như vậy.
3. Cuối cùng, tôi nhìn thấy mình hoàn toàn nghiêng về phía dành tình cảm cho Lil'Kani, một em học trò bé nhỏ. Không thể nào kết luận được một cách chi tiết hiện nay nếu không làm chuyện vạch mặt kẻ gian nhưng tôi lại thấy mình dường như tin vào những gì Lil'Kani bộc lộ. Có thể vô lý, nhưng tôi nhìn thấy một sự tương đồng có tính cách đồng nghiệp từ những gì tôi biết qua sự kiện Hết Yêu này. Có thể tôi sai nhưng điều cuối cùng tôi mong mỏi vẫn là cái đúng được sáng tỏ và những điều dối trá – mà tôi đã thấy rất nhiều chung quanh mình mỗi ngày – phải bị lột trần không thương tiếc.
Nguồn : www.thegioinhac.com