Ngô Xuân Bách
(ngô xuân bách)
New Member
(http://www1.dantri.com.vn/nhipsongtre/2007/7/186989.vip)
“Sáng nay em thi đại học. Có lẽ đây là ngày cả nhà nôn nóng cũng như hồi hộp, lo lắng. Thấy em cười nói, tự tin vào phòng thi, chị hai thương em nhiều hơn và chúc em thành công, tương lai sẽ trở thành một luật sư giỏi!”
Không chỉ nơi trường thi, không chỉ trên đường tấp nập, không chỉ trên mặt báo, mà trong blog cũng rộn ràng, sâu lắng những kỷ niệm, những yêu thương mùa thi.
Chị tin em
“Sáng nay em thi đại học. Có lẽ đây là ngày cả nhà nôn nóng cũng như hồi hộp, lo lắng. Thấy em cười nói, tự tin vào phòng thi, chị hai thương em nhiều hơn và chúc em thành công, tương lai sẽ trở thành một luật sư giỏi!
Năm năm trước khi em chỉ mới là học sinh lớp 8, đã cùng mẹ chờ chị hai ở cổng trường thi. Chị hai còn nhớ lúc đó mưa xối xả, ngồi làm bài mà chị hai rơi nước mắt, khiến thầy cô coi thi và bạn cùng thi tưởng chị không làm bài được. Lúc đó, hai không nói gì, chỉ cố gắng làm bài hết mình, để ra cổng trường với mẹ và em…” - những dòng yêu thương và hồi tưởng trong blog của Huyền H đã nói hộ tâm sự của nhiều sĩ tử trong những ngày căng thẳng trước cánh cổng đại học.
Trong hành trang bước vào trường thi không chỉ có những công thức cho môn toán, những ý tứ cho bài văn, những cột mốc lịch sử quan trọng… không chỉ có kiến thức bao ngày dùi mài, nung nấu mà trĩu nặng là lòng mong mỏi của cha, ánh mắt âu lo, trìu mến của mẹ, niềm tin của chị với bao yêu thương gửi gắm qua blog: “Chị ngồi đây viết những dòng chữ này, hy vọng sẽ mang đến cho em niềm tin, nguồn động viên làm bài thật tốt… Chị hai thương bé nhiều lắm! Những ngày thi thật tốt đẹp và êm đềm nghe bé! Ba mẹ và chị hai luôn ở cạnh bé! Cố lên!” (trích Huyền H’s blog).
Con thấy yên lòng
Là hồi tưởng của T.C.N trong blog của mình với cảm giác ấm áp khi rời trường thi nhìn thấy cha đã đứng đợi nơi cổng trường. “Khi mình thi xong bước ra ngoài, thấy có ba mẹ hoặc người thân ngoắc tay, dúi cho cái bánh mì ăn trưa và hỏi han: “Được không con? Ba thấy nhiều đứa ra sớm mà không thấy con” - cảm giác rất dễ chịu và cần thiết cho tinh thần trong một ngày căng thẳng.
Một hai câu hỏi ngắn nhưng chứa cả hy vọng lớn lao rằng cuộc đời tốt đẹp sẽ đến với con mình, dành dụm cho ăn học, dồn khó nhọc vào đôi tay chai cục, vào khuôn mặt đen sạm là tương lai cho con không phải cho cha mẹ, là ước mơ con được truyền từ cha mẹ”.
Rất nhiều, rất nhiều những thí sinh đến trường thi từ ngôi nhà cách xa hàng trăm, hàng ngàn cây số, lần đầu lạ lẫm nhìn phố thị và sân trường đại học rộng lớn, sẽ yên lòng biết bao khi bên cạnh mình có mẹ, có cha, có người thân. “…ba chở tui đi thi và ba chờ ngoài sân trường, mỗi ngày thi được mẹ chuẩn bị đồ ăn trưa cho hai cha con. Đi sớm lắm, đi từ khi mặt trời mới thò cái chỏm tóc màu hồng ở bên kia bờ sông sài Gòn. Tui nhớ kỳ đó thi ở ĐH SPKT thì phải, sân trường rộng ơi là rộng, ba dắt tôi đi kiếm phòng thi. Xong, khi tôi bước vô ba nói “Ba ngồi đợi con ở đây nha”. (trích blog Eo Chang Hy).
Cũng có khi cha mẹ không theo con đến tận cổng trường thi vì “bao nhiêu tiền dành dụm cũng chỉ đủ cho một mình con “lên kinh” ứng thí” nhưng trong mái nhà đơn sơ, giữa những vườn rau, luống cà quê mình ba mẹ đợi con về đem theo tin vui là thành quả của bao giọt mồ hôi cha mẹ, của những ngày dùi mài kinh sử để không phụ lòng mong mỏi của cả nhà. Nhiều thí sinh vừa rời trường thi đã vội bắt xe về quê, nơi cả nhà đang đợi.
Ai đó, đã từng một thời đi thi đại học hay những thí sinh đang trong “những ngày quan trọng” đều lưu giữ tấm lòng của mẹ cha qua mỗi bước ngoặt của cuộc đời để thấy yêu thương nhiều hơn, để thấy dù cho kết quả kỳ thi có ra sao, vẫn luôn nỗ lực hết mình trong cuộc sống để không phụ những yêu thương.
Những ngày đi thi với nó là cả một nỗi niềm.........
“Sáng nay em thi đại học. Có lẽ đây là ngày cả nhà nôn nóng cũng như hồi hộp, lo lắng. Thấy em cười nói, tự tin vào phòng thi, chị hai thương em nhiều hơn và chúc em thành công, tương lai sẽ trở thành một luật sư giỏi!”
Không chỉ nơi trường thi, không chỉ trên đường tấp nập, không chỉ trên mặt báo, mà trong blog cũng rộn ràng, sâu lắng những kỷ niệm, những yêu thương mùa thi.
Chị tin em
“Sáng nay em thi đại học. Có lẽ đây là ngày cả nhà nôn nóng cũng như hồi hộp, lo lắng. Thấy em cười nói, tự tin vào phòng thi, chị hai thương em nhiều hơn và chúc em thành công, tương lai sẽ trở thành một luật sư giỏi!
Năm năm trước khi em chỉ mới là học sinh lớp 8, đã cùng mẹ chờ chị hai ở cổng trường thi. Chị hai còn nhớ lúc đó mưa xối xả, ngồi làm bài mà chị hai rơi nước mắt, khiến thầy cô coi thi và bạn cùng thi tưởng chị không làm bài được. Lúc đó, hai không nói gì, chỉ cố gắng làm bài hết mình, để ra cổng trường với mẹ và em…” - những dòng yêu thương và hồi tưởng trong blog của Huyền H đã nói hộ tâm sự của nhiều sĩ tử trong những ngày căng thẳng trước cánh cổng đại học.
Trong hành trang bước vào trường thi không chỉ có những công thức cho môn toán, những ý tứ cho bài văn, những cột mốc lịch sử quan trọng… không chỉ có kiến thức bao ngày dùi mài, nung nấu mà trĩu nặng là lòng mong mỏi của cha, ánh mắt âu lo, trìu mến của mẹ, niềm tin của chị với bao yêu thương gửi gắm qua blog: “Chị ngồi đây viết những dòng chữ này, hy vọng sẽ mang đến cho em niềm tin, nguồn động viên làm bài thật tốt… Chị hai thương bé nhiều lắm! Những ngày thi thật tốt đẹp và êm đềm nghe bé! Ba mẹ và chị hai luôn ở cạnh bé! Cố lên!” (trích Huyền H’s blog).
Con thấy yên lòng
Là hồi tưởng của T.C.N trong blog của mình với cảm giác ấm áp khi rời trường thi nhìn thấy cha đã đứng đợi nơi cổng trường. “Khi mình thi xong bước ra ngoài, thấy có ba mẹ hoặc người thân ngoắc tay, dúi cho cái bánh mì ăn trưa và hỏi han: “Được không con? Ba thấy nhiều đứa ra sớm mà không thấy con” - cảm giác rất dễ chịu và cần thiết cho tinh thần trong một ngày căng thẳng.
Một hai câu hỏi ngắn nhưng chứa cả hy vọng lớn lao rằng cuộc đời tốt đẹp sẽ đến với con mình, dành dụm cho ăn học, dồn khó nhọc vào đôi tay chai cục, vào khuôn mặt đen sạm là tương lai cho con không phải cho cha mẹ, là ước mơ con được truyền từ cha mẹ”.
Rất nhiều, rất nhiều những thí sinh đến trường thi từ ngôi nhà cách xa hàng trăm, hàng ngàn cây số, lần đầu lạ lẫm nhìn phố thị và sân trường đại học rộng lớn, sẽ yên lòng biết bao khi bên cạnh mình có mẹ, có cha, có người thân. “…ba chở tui đi thi và ba chờ ngoài sân trường, mỗi ngày thi được mẹ chuẩn bị đồ ăn trưa cho hai cha con. Đi sớm lắm, đi từ khi mặt trời mới thò cái chỏm tóc màu hồng ở bên kia bờ sông sài Gòn. Tui nhớ kỳ đó thi ở ĐH SPKT thì phải, sân trường rộng ơi là rộng, ba dắt tôi đi kiếm phòng thi. Xong, khi tôi bước vô ba nói “Ba ngồi đợi con ở đây nha”. (trích blog Eo Chang Hy).
Cũng có khi cha mẹ không theo con đến tận cổng trường thi vì “bao nhiêu tiền dành dụm cũng chỉ đủ cho một mình con “lên kinh” ứng thí” nhưng trong mái nhà đơn sơ, giữa những vườn rau, luống cà quê mình ba mẹ đợi con về đem theo tin vui là thành quả của bao giọt mồ hôi cha mẹ, của những ngày dùi mài kinh sử để không phụ lòng mong mỏi của cả nhà. Nhiều thí sinh vừa rời trường thi đã vội bắt xe về quê, nơi cả nhà đang đợi.
Ai đó, đã từng một thời đi thi đại học hay những thí sinh đang trong “những ngày quan trọng” đều lưu giữ tấm lòng của mẹ cha qua mỗi bước ngoặt của cuộc đời để thấy yêu thương nhiều hơn, để thấy dù cho kết quả kỳ thi có ra sao, vẫn luôn nỗ lực hết mình trong cuộc sống để không phụ những yêu thương.
Những ngày đi thi với nó là cả một nỗi niềm.........