@Fanh : anh nói vậy tất nhiên cũng ko phải FAC nào cũng thế rồi
nhưng mà cái DEUG MIAS ngày xưa anh học thì nó là thế
( thỉnh thoảng có bài kiểm tra, phát đề xong độ 10 - 15" cả amphi mấy trăm đứa đứng lên đi về hết
chỉ còn lại vài chú ngồi cắm cúi gỡ gạc
) Vì thế mà năm đầu cứ 10 đứa thì 8 chú ra đi là thế
Anh nhớ năm đầu của anh cả giảng đường trật kín, đâu như xấp xỉ 300 đứa gì đấy (6 groupes de TD), lên đến năm 2 chỉ còn 60 70 đứa gì đấy (2 groupes de TD), sau đấy vào L3 thì ko nhớ lắm nhưng đại khái là cũng không nhiều người quen lắm. Trong khi xuống Depart 1cycle thì bạn bè đông vui như fete
) bắt tay đứa nọ bisous đứa kia đã hết cả buổi
)
@Phương : anh nghĩ là vấn đề của em là em không hòa đồng được với bọn Pháp bên này
Cố gắng hòa nhập và sống cùng với môi trường mình phải sống hơn là isoler vào một góc em ạ
Nói chuyện với chúng nó, tiếp xúc với chúng nó thì em sẽ thấy tuần nào không bọn nọ thì bọn kia kiểu gì cũng có bọn đi boite. Hơn nữa tiếp xúc với người bản xứ thì mình hiểu hơn về văn hóa về tập tục
tiếng tăm cũng khá hơn đúng không nào?
Còn cái em bảo về chuyện học, đúng là nó chỉ đúng với 1e cycle thôi, ça sert à rien du tout
) Sau cái LMD thế là nó đã thay đổi nhiều lắm rồi đấy em, nhưng mà để được như các nước khác thì còn lâu lắm, vì vẫn đội ngũ enseignant đấy mà
Cái mà chúng nó dậy cho bọn em bây giờ hoàn toàn không phải là kiến thức mà là cách làm việc cách nghiên cứu trước 1 vấn đề
Để lên đến 2e cycle em sẽ thấy tác dụng của 2 năm đầu tiên (sert à rien) này. Một lượng kiến thức đáng lẽ bình thường phải được học trong 2 năm thì bây giờ em chỉ còn có 5 buổi thôi
Ví dụ như cours của bọn anh cũng tính bằng buổi chứ ko tính bằng học kỳ. Cũng đừng nghĩ là vì giờ học ít mà lượng kiến thức ít nhé. Anh có đứa bạn năm ngoái học IUT, khi vào L3 nó bảo với anh là tất cả những gì về statistique ông thầy nói trong 2 cours đầu tiên (mỗi cours 3 tiếng) là chương trình nó học trong 2 năm, tức là 4 học kỳ ở IUT
Trong khi đó anh là 1 thằng débutant về statistique =))
) Sau 2 cours introduction hay revision đấy là attaque chính thức vào những vấn đề nóng bỏng mà ngay cả bọn học rồi cũng ngán. Nhưng rồi đến cuối kỳ làm partiel, nộp projet thì cũng chả biết mèo nào cắn mỉu nào đâu em
Vậy trỏng 2 năm này em cố gắng học lấy cái cách làm việc, cái cách đọc tài liệu (trong thời gian ngắn làm sao rút ra được maximum kiến thức), còn kiến thực sự sử dụng sau này phấn lớn là phài từ năm L3 trở đi cơ
Còn nếu em chán thì có thể chuyển sang IUT mà học, ở đấy chắc chắn em sẽ biết là em học để làm gì và biết mình làm được gì sau khi ra trường
Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản giữa education Pháp và Mỹ. Bọn Pháp chúng nó chuyên môn hóa cao hơn trong chuyện học ra để đi làm với học để nghiên cứu (IUT, ecoles... và FAC), trong khi ở Mỹ thì đánh đồng 1 lứa cả
Anh cũng không dám so sánh, vì không đủ trình độ, là nền giáo dục Pháp hay Mỹ cái nào tốt hơn. Nhưng riêng về nghiên cứu khoa học, anh có thể khẳng định là bọn Mỹ không được giỏi lắm (ít ra là kém Pháp với Nga). Cũng chính vì thế mà Mỹ luôn có những sách ưu đãi 1 cách đặc biệt đối với chercheur từ Pháp và Nga. Mỹ cung cấp học bổng, nhà cửa xe cộ (thiếu mỗi vợ thôi
) ) cho chercheur
và sau đấy nếu thành công thì cái quốc tịch Mỹ chỉ là chuyện sớm muộn. Xem ra chính sách của Mỹ là dùng tiền để thu hút nhân tài hơn là dùng tiền để đào tạo nhân tài
So sánh Pháp hay Mỹ với VN cũng ko được vì học ở VN học ra cũng chả biết để đi làm hay để nghiên cứu, học ở VN ra chỉ đơn giản là học vì có cái bằng, có cái bằng thì mới xin được việc. Sau khi được nhận vào cty rồi thì học lại từ đầu