Việc buôn bán phụ nữ không chỉ có ở Việt Nam mà ở các đất nước khác trên thế giới, nó có lịch sử tương đối lâu đời.
Vấn đề kết hôn, xuất khẩu lao động... là việc bình thường trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay nhưng có không it kẻ lợi dụng để trục lợi.
Và bên cạnh đó cũng có những cô gái có tính tự nguyện rất cao khi chấp nhận để mình trở thành món hàng.
]Hội cử tri Mỹ gốc Á tổ chức Hội nghị về nạn buôn người ở Việt Nam[/B]
Trích lượt theo RFA
Sáng thứ Sáu ngày 12 tháng 5 vừa qua tại khuôn viên toà nhà Rayburn của Hạ Viện Hoa Kỳ, qui tụ đại diện mười mấy tổ chức ngoài chính phủ Mỹ gốc Việt cùng viên chức bộ ngoại giao và bộ tư pháp Hoa Kỳ. Do Hội Cử Tri Mỹ Gốc Việt, gọi tắt là VAVA, đứng ra tổ chức. Hội nghị được đặt dưới sự bảo trợ của các đại diện lập pháp Hoa Kỳ thường quan tâm đến tiếng nói của cộng đồng cử tri người Mỹ gốc Việt ở đây.
Đại diện bà Jackie Bông Wright, thành viên Hội Cử Tri Mỹ Gốc Việt, cũng là người đứng đầu ban tổ chức hội nghị.
Lần lượt đại diện các đoàn thể tham dự đã lên bày tỏ ý kiến và ưu tư của họ về tình trạng buôn người từ Việt Nam qua các nước dưới hình thức xuất khẩu lao động hay lập gia đình với người ngoại quốc, dẫn đến không ít những trường hợp như trẻ gái vị thành niên hành nghề mãi dâm ở Cambodia, chồng Đài bạo hành đối với người phối ngẫu Việt Nam, công nhân qua Đài Loan bị lường gạt, quỵt lương, người Việt qua Đài Loan làm ô xin bị môi giới hay chủ nhà hãm hiếp, cô dâu qua tới nơi để sum họp với chồng nhưng lại bị bán vào ổ mãi dâm.
Đây là những câu chuyện xảy ra trong vòng năm sáu năm trở lại khiến Việt Nam bị bộ ngoại giao Mỹ đưa lên danh sách những nước cần theo dõi vì có vấn đề về nạn buôn người. Tháng Sáu năm ngoái, bộ ngoại giao Mỹ công bố phúc trình về nạn buôn người 2005, Việt Nam vẫn giữ hạng hai những nước có vấn đề nhưng không còn bị theo dõi vì có một số cải thiện.
Hai quốc gia liên quan đến những chuyện tai tiếng về buôn bán phụ nữ và trẻ em từ Việt Nam sang là Cambodia thì giữ hạng ba tức là tệ nhất. trong lúc Đài Loan từ hang một tụt xuống hạng hai tức coi như có vấn đề buôn người mà chưa giải quyết được.
Thế nhưng theo lời ông Aaron Cohen, một nhà hoạt động độc lập đang cộng tác với viện đại học John Hopkins về tệ nạn buôn người, thì tình trạng trẻ em Việt Nam bị bán qua Kampuchia hành nghề mãi dâm là vấn đề mà chính phủ Việt Nam chưa làm gì để có thể ngăn chận được.
Công Nhân Và Cô Dâu Việt Nam
Từ Đài Loan sang Washington tham dự hội nghị, linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc điều hành Hùng, giám đốc điều hành Văn Phòng Hổ Trợ Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt Nam, trình bày là kể từ khi khởi sự hoạt động đến giờ văn phòng của ông đã cứu giúp trên 2000 công nhân và cô dâu gặp phải nghịch cảnh khi sang tới Đài Loan.
Ông nói Đài Loan có trên 300.000 lao động người ngoại quốc, trong đó 85.000 là công nhân Việt Nam. Trong số 85.000 người này, gần 65.000 là những chị phụ nữ đi từ miền Bắc sang al2m nghề giúp việc nhà hay chăm sóc người bệnh.
Vẫn theo lời ông, đây là những phụ nữ bị rơi vào các trường hợp như sang Đài Loan với hôn thú giả để rồi bị môi giới bản xứ bắt chẹt xén bớt tiền lương, kiếm được việc làm trong gia đình thì bị chủ nhà hành hạ đánh đập, bị ông chủ hay môi giới hãm hiếp.
Bên cạnh đó, linh mục Nguyễn Văn Hùng trình bày tiếp, Đài Loan có trên dưới 100.000 cô dâu Việt Nam nhưng chỉ một số ít gặp may mắn, còn đa phần thì gần như lâm cảnh ở đợ, bị chồng đánh, bị nhà chồng lạm dụng, bỏ đói, bị đẩy vào đường mãi dâm. Có người vừa qua tới nơi đã bị chồng bán ngay cho bọn bất lương để làm nô lệ tình dục.
Theo linh mục Nguyễn Văn Hùng, những hình thức buôn người như vậy là trách nhiệm mà hai chính phủ Việt Nam và Đài Loan phải cùng hợp tác để giải quyết, thế nhưng gốc rể của vấn đề không nằm ở phía Đài Loan mà ở phía Việt Nam, và nếu chính phủ Việt Nam không giải quyết xuể thì phải tạo điều kiện hành động cho các tổ chức NGO ngoài chính phủ, cho phép các NGO hoat động trong tư cách độc lập.
Tiếp lời linh mục Nguyễn Văn Hùng, ông John Miller, đại sứ lưu động chuyên trách tệ nạn buôn người thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phát biểu là nhân loại đang đối diện với hình thức nộ lệ thời đại mới trong thế kỷ 21 và đây một vấn nạn không riêng ở Việt Nam mà ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.
Truy tố và xử phạt
Về tệ trạng buôn người tại Việt Nam, ông Miller kể trong một lần đi công tác ông đã gặp một viên chức Việt Nam, người này cho biết đang chờ ký hợp đồng xuất khẩu mấy chục ngàn công nhân Việt qua Saudi Arabia. Theo quan điểm của ông, trong thời đại toàn cầu hoá, không thể chối cãi rằng xuất khẩu lao động là tạo điều kiện cho công ăn việc làm hầu nâng cao mức sống, nhưng cũng tạo mối ưu tư cho người có trách nhiệm vì từ điểm này nảy sinh tệ trạng buôn người bằng nhiều hình thức như đã từng xảy ra khắp nơi:
Trình bày lập trường của Bộ Ngoại Giao Mỹ trước tệ trạng buôn người, đại sứ Miller khẳng định trách vụ của cơ quan phòng chống buôn người do ông phụ trách trong bộ ngoại giao là truy tố và xử phạt những người, những tổ chức buôn bán con người người từ nước này qua nước khác, là giải thoát và giúp đỡ các nạn nhân của tệ buôn người.
Sau cùng, để đúc kết phần hội thảo, đại sứ John Miller đề nghị các phương thức hành động để giải quyết tệ nạn buôn người tại Việt Nam nói riêng. Ông nói các NGO người Mỹ gốc Việt nên báo cáo với Bộ Ngoại Giao Mỹ những gì biết được về các tổ chức các đường dây buôn người bên Việt Nam, thứ hai là góp ý với giới hữu trách Mỹ về kế hoạch phòng chống hữu hiệu có thể thực hiện được.
Thứ ba là có thể báo cho cảnh sát hay nhân viên an ninh nếu biết có đường dây buôn người vào Hoa Kỳ, thứ tư là nhờ các đoàn thể, nhà thờ hay chùa lên tiếng về tệ nạn buôn bán phụ nữ trẻ em, thứ năm là có thể nêu ý kiến với Bộ Ngoại Giao phương cách xử lý đối với những người có trách nhiệm về tệ nạn buôn người ở Việt Nam.
Chào Thân ái và Quyết thắng!