Nguyễn Quỳnh Mai
(mo912)
New Member
Megastar có cạnh tranh không lành mạnh?
Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương vừa tiếp nhận hồ sơ khiếu nại vụ việc liên quan đến phát hành phim nhập khẩu. Theo đó, 6 doanh nghiệp phát hành phim hàng đầu VN khiếu nại Công ty TNHH truyền thông Megastar lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để cạnh tranh không lành mạnh.
Chính sách áp đặt giá thuê phim mới của Megastar ảnh hưởng đến doanh thu bán vé của các cụm rạp khác - Ảnh: Đ.N.T
Đồng loạt khiếu nại
Theo đơn khiếu nại, 6 doanh nghiệp chiếu phim trong nước, gồm: Công ty cổ phần Sài Gòn Điện ảnh (Cinebox Hòa Bình), Công ty cổ phần Điện ảnh 212 (Cinebox Lý Chính Thắng), Công ty cổ phần truyền thông Điện ảnh Sài Gòn (cụm rạp Đống Đa, Thăng Long, Toàn Thắng, Vinh Quang), Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (cụm rạp Galaxy), Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội (cụm rạp tháng 8), Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (rạp Thanh Bình và Sông Phố) đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành điều tra các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh của Megastar trong việc phát hành phim nhập khẩu ảnh hưởng đến các rạp chiếu phim và quyền lợi của khán giả.
Megastar là doanh nghiệp điện ảnh có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay, cũng là doanh nghiệp đang giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường phân phối phim nhựa nhập khẩu trên cả nước. Theo thống kê hiện nay, Megastar có trong tay 7 cụm rạp chiếu phim với 53 phòng chiếu, 7.555 ghế, chiếm thị phần không nhỏ so với hệ thống rạp của các đơn vị còn lại. Điều quan trọng nhất là Megastar luôn sở hữu được những hợp đồng phim nhập thuộc dạng bom tấn, thu hút nhiều khán giả.
Đại diện ủy quyền của 6 doanh nghiệp này cho biết, theo thông lệ quốc tế và VN, doanh thu bán vé sẽ được phân chia giữa rạp và công ty nhập phim theo một tỷ lệ được ấn định từ trước. Ví dụ: doanh thu bán vé tại cụm rạp A của một phim nước ngoài do Megastar phát hành là 1 tỉ đồng, và tỷ lệ ăn chia doanh thu giả định là 50-50, có nghĩa là cụm rạp A sẽ được hưởng 500 triệu đồng và công ty nhập phim Megastar sẽ được hưởng 500 triệu đồng. Cụm rạp A được toàn quyền ấn định giá bán vé dựa trên chi phí hoạt động của mình và phù hợp với đối tượng khách hàng. “Theo cách phân chia doanh thu này, quyền lợi của khách xem phim, lẫn quyền lợi của rạp và quyền lợi của công ty phát hành phim đều được bảo đảm một cách công bằng”, vị đại diện này nói.
Bị “ép” nâng giá vé!
Thế nhưng, theo các đơn vị này, từ tháng 6.2009, Megastar bắt đầu thay đổi cơ chế ăn chia doanh thu bán vé trên và thực hiện việc áp đặt chính sách giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem. Cụ thể, cứ mỗi một vé xem phim được bán ra, các rạp sẽ phải trả cho Megastar 25.000 đồng, bất kể giá bán vé của rạp phim đó là bao nhiêu. Trong khi đó, một số rạp chiếu phim hiện nay đang bán giá vé trung bình 25.000 đồng - 40.000 đồng/vé. Điều này, đồng nghĩa với việc để có lợi nhuận, các rạp phải tăng giá vé. Và, thiệt thòi trước hết thuộc về khán giả phải trả nhiều tiền hơn để xem phim ngoại nhập.
Theo bà Nguyễn Minh Ngọc, Phụ trách cụm rạp Galaxy, chính sách giá thuê phim tối thiểu của Megastar đã “trói tay” các doanh nghiệp chiếu phim trong cạnh tranh giá, đẩy họ vào tình thế: nếu không chấp nhận chính sách này thì không có phim để chiếu; nếu muốn giữ nguyên giá bán vé thì bị lỗ nặng; còn nếu tăng giá thì lại mất khách.
Các doanh nghiệp trên cho rằng, chính sách này của Megastar đã gây thiệt hại đáng kể cho họ, cụ thể các cụm rạp Cinebox, Tân Sơn Nhất, Galaxy và nhiều doanh nghiệp điện ảnh khác như Tháng Tám, Công ty cổ phần truyền thông Điện ảnh Sài Gòn… đều bị sụt giảm từ 25% đến 50% về doanh thu, hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ từ quý 1/2009 đến nay.
“Từ tháng 6.2009 đến nay, chúng tôi liên tục yêu cầu Megastar đàm phán trên cơ sở thiện chí để cùng hợp tác, tìm ra hướng giải quyết các vấn đề này nhưng đáng tiếc là hoàn toàn không nhận được bất kỳ sự hợp tác hay phản hồi chính thức nào từ phía Megastar ngoài việc Megastar vẫn kiên quyết nhấn mạnh và buộc chúng tôi phải chấp nhận các yêu cầu của mình theo chính sách vô lý nói trên”, một doanh nghiệp nói.
Sau quá trình hòa giải và thương lượng bất thành với Megastar, để tự bảo vệ mình, bảo vệ quyền lợi của khán giả, tập thể các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam (do 6 doanh nghiệp chiếu phim trong nước làm đại diện) đã đồng loạt gửi đơn khiếu nại tập thể lên Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương.
Theo các doanh nghiệp này, Megastar đã có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho các cụm rạp chiếu phim; việc áp đặt giá thuê phim dựa trên chính sách định phí thuê phim tối thiểu (minimum-per-cap) trên mỗi người xem đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khiếu nại và ảnh hưởng đến quyền lợi của khách xem phim.
Hiện vụ việc đang được Cục Quản lý cạnh tranh thụ lý.
Lê Nga - Minh Nam
Nguồn :
Code:
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201019/20100508231124.aspx
mình cũng thấy Megastar hơi quá đáng, mọi người nghĩ thế nào
Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương vừa tiếp nhận hồ sơ khiếu nại vụ việc liên quan đến phát hành phim nhập khẩu. Theo đó, 6 doanh nghiệp phát hành phim hàng đầu VN khiếu nại Công ty TNHH truyền thông Megastar lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để cạnh tranh không lành mạnh.
Chính sách áp đặt giá thuê phim mới của Megastar ảnh hưởng đến doanh thu bán vé của các cụm rạp khác - Ảnh: Đ.N.T
Đồng loạt khiếu nại
Theo đơn khiếu nại, 6 doanh nghiệp chiếu phim trong nước, gồm: Công ty cổ phần Sài Gòn Điện ảnh (Cinebox Hòa Bình), Công ty cổ phần Điện ảnh 212 (Cinebox Lý Chính Thắng), Công ty cổ phần truyền thông Điện ảnh Sài Gòn (cụm rạp Đống Đa, Thăng Long, Toàn Thắng, Vinh Quang), Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (cụm rạp Galaxy), Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội (cụm rạp tháng 8), Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (rạp Thanh Bình và Sông Phố) đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành điều tra các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh của Megastar trong việc phát hành phim nhập khẩu ảnh hưởng đến các rạp chiếu phim và quyền lợi của khán giả.
Megastar là doanh nghiệp điện ảnh có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay, cũng là doanh nghiệp đang giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường phân phối phim nhựa nhập khẩu trên cả nước. Theo thống kê hiện nay, Megastar có trong tay 7 cụm rạp chiếu phim với 53 phòng chiếu, 7.555 ghế, chiếm thị phần không nhỏ so với hệ thống rạp của các đơn vị còn lại. Điều quan trọng nhất là Megastar luôn sở hữu được những hợp đồng phim nhập thuộc dạng bom tấn, thu hút nhiều khán giả.
Đại diện ủy quyền của 6 doanh nghiệp này cho biết, theo thông lệ quốc tế và VN, doanh thu bán vé sẽ được phân chia giữa rạp và công ty nhập phim theo một tỷ lệ được ấn định từ trước. Ví dụ: doanh thu bán vé tại cụm rạp A của một phim nước ngoài do Megastar phát hành là 1 tỉ đồng, và tỷ lệ ăn chia doanh thu giả định là 50-50, có nghĩa là cụm rạp A sẽ được hưởng 500 triệu đồng và công ty nhập phim Megastar sẽ được hưởng 500 triệu đồng. Cụm rạp A được toàn quyền ấn định giá bán vé dựa trên chi phí hoạt động của mình và phù hợp với đối tượng khách hàng. “Theo cách phân chia doanh thu này, quyền lợi của khách xem phim, lẫn quyền lợi của rạp và quyền lợi của công ty phát hành phim đều được bảo đảm một cách công bằng”, vị đại diện này nói.
Bị “ép” nâng giá vé!
Thế nhưng, theo các đơn vị này, từ tháng 6.2009, Megastar bắt đầu thay đổi cơ chế ăn chia doanh thu bán vé trên và thực hiện việc áp đặt chính sách giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem. Cụ thể, cứ mỗi một vé xem phim được bán ra, các rạp sẽ phải trả cho Megastar 25.000 đồng, bất kể giá bán vé của rạp phim đó là bao nhiêu. Trong khi đó, một số rạp chiếu phim hiện nay đang bán giá vé trung bình 25.000 đồng - 40.000 đồng/vé. Điều này, đồng nghĩa với việc để có lợi nhuận, các rạp phải tăng giá vé. Và, thiệt thòi trước hết thuộc về khán giả phải trả nhiều tiền hơn để xem phim ngoại nhập.
Theo bà Nguyễn Minh Ngọc, Phụ trách cụm rạp Galaxy, chính sách giá thuê phim tối thiểu của Megastar đã “trói tay” các doanh nghiệp chiếu phim trong cạnh tranh giá, đẩy họ vào tình thế: nếu không chấp nhận chính sách này thì không có phim để chiếu; nếu muốn giữ nguyên giá bán vé thì bị lỗ nặng; còn nếu tăng giá thì lại mất khách.
Các doanh nghiệp trên cho rằng, chính sách này của Megastar đã gây thiệt hại đáng kể cho họ, cụ thể các cụm rạp Cinebox, Tân Sơn Nhất, Galaxy và nhiều doanh nghiệp điện ảnh khác như Tháng Tám, Công ty cổ phần truyền thông Điện ảnh Sài Gòn… đều bị sụt giảm từ 25% đến 50% về doanh thu, hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ từ quý 1/2009 đến nay.
“Từ tháng 6.2009 đến nay, chúng tôi liên tục yêu cầu Megastar đàm phán trên cơ sở thiện chí để cùng hợp tác, tìm ra hướng giải quyết các vấn đề này nhưng đáng tiếc là hoàn toàn không nhận được bất kỳ sự hợp tác hay phản hồi chính thức nào từ phía Megastar ngoài việc Megastar vẫn kiên quyết nhấn mạnh và buộc chúng tôi phải chấp nhận các yêu cầu của mình theo chính sách vô lý nói trên”, một doanh nghiệp nói.
Sau quá trình hòa giải và thương lượng bất thành với Megastar, để tự bảo vệ mình, bảo vệ quyền lợi của khán giả, tập thể các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam (do 6 doanh nghiệp chiếu phim trong nước làm đại diện) đã đồng loạt gửi đơn khiếu nại tập thể lên Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương.
Theo các doanh nghiệp này, Megastar đã có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho các cụm rạp chiếu phim; việc áp đặt giá thuê phim dựa trên chính sách định phí thuê phim tối thiểu (minimum-per-cap) trên mỗi người xem đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khiếu nại và ảnh hưởng đến quyền lợi của khách xem phim.
Hiện vụ việc đang được Cục Quản lý cạnh tranh thụ lý.
Lê Nga - Minh Nam
Nguồn :
Code:
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201019/20100508231124.aspx
mình cũng thấy Megastar hơi quá đáng, mọi người nghĩ thế nào