Mỹ thuật bên các nước khác học những gì và như thế nào?

bài của anh Nghia Vu (chả biết dấu má ra sao nữa!) tuyệt lắm!
Những cái đấy rõ ràng là rất độc đáo, rất lôi cuốn chứ không như môn văn phổ thông toàn suy diễn vớ vẩn.
Cách nhận xét cũng hoàn toàn thoải mái và khách quan, không hề mang nặng tính "phục vụ chính trị" như môn văn ở Vn (bản thân môn đấy không phải là không hay mà do cách giảng dạy gượng ép, khô cứng của ta!)
 
đại loại em thì vào dạng trẻ người nên nếu có viết gì sai mong các bác các anh các chị bỏ waaaa cho!
thực tế mỗi dòng hội họa đều có sự bắt nguồn và đi từ thấp đến cao
muốn có dc những tác phẩm như ngày nay các danh họa đã đổ xuống không biết bao nhiêu mồ hôi và cả máu. nếu ta nhìn nhận lại về hội họa VN ta sẽ thấy ở đó chứa đựng nhiều thú vị
nếu ai đó lang thàng 4 đên 5 tiếng một ngày ngắm thật ky 1 bức tranh tai bảo tàng my thuật VN thi có lẽ sẽ nhận ra rằng chúng ta cũng có những họa sỹ đại tài
còn về phương pháp giảng dạy thì có lẽ hội họa được xây đắp lên từ người thầy là chính mình các tác phảm của 1 số học trò có thể vượt xa thầy trên lớp của mình
nếu mỗi người có dc niềm đam mê đích thực thì cũng sẽ tìm dc cho mình 1 khoảng trong hội họa
không phải chỉ trừu tượng không phải chỉ tả thực mà chỉ là 1 nét but bi
1 vệt sơn cũng có thể làm nên 1 tác phẩm kinh điển.
em viết lung tung thôi
nhưng em nghĩ hội họa không bao giờ chán không phải do ta trong môi trường kém mà chỉ do ty ta dành cho hội hòa đã đủ chưa mà thôi
em rất thích dòng tranh hiện đại nhưng em thấy không bao gio mình đủ khả năng xem tranh phục hưng vì nó quá tuyệt vời
 
Mình không phải là dân Mỹ thuật cũng chưa bao giờ nghĩ mình có tý chút nào khả năng về môn nghệ thuật xưa nhất này của loài người nhưng sau khi đọc các bài viết của các bạn thì thấy rất thích thú nhất là sau khi "gặm" một ít quyển sách mà các bạn giới thiệu thì những suy nghĩ về việc hoc mỹ thuật chỉ dành cho những người "được trời phú" cũng tan biến. Song mình không có tham vọng là học Mỹ thuật chỉ mong bạn nào có thời gian và nhiệt tình thì chỉ cho mình cùng nhiều kẻ như mình biết cách thưởng thức một bức tranh đúng nghĩa ( một cách đơn giản cũng được) không chỉ thấy những hình vẽ và màu sắc một cách đơn thuần ... cho vui.
 
mĩ thuật vô vàn cái để học,các trường phái qua các thời đại ngày càng tăng tiến,cực kỳ đa dạng.cách học nghệ thuật tốt nhất chắc là phải xuất phát từ cảm thụ của trái tim

dù sao thì cũng ko khoái xem mấy tranh của mấy ông việt nam lắm,đấy là ý kiến riêng.Tranh có đẹp hay ko còn tùy vào mức độ cảm nhận của người họa sỹ lẫn người xem
người họa sỹ truyền hình truyền hồn truyền ý tưởng,cảm nhận của chính bản thân vào bức họa
người xem nhìn vào bức họa vẽ nên câu trả lời đẹp cho riêng mình
đấy có thể coi là bức tranh thành công
còn bức tranh đẹp khác bức tranh thành công ở chỗ nó truờng tồn trong tâm tưởng người cảm thụ
 
Mong rằng cái topic này càng lớn mạnh để truyền bá rộng rãi đến thế hệ học sinh chúng ta! Em mạn phép nói về Mỹ Thuật một chút: Mỹ thuật là một môn nghệ thuật xưa nhất của con người, phát triển trước cả chữ viết, ngôn ngữ. Người xưa dùng hình ảnh để thể hiện đời sống, kể câu chuyện săn bắn hay là để vẽ lại hình ảnh con vật. Từ hình ảnh mà con người đơn giản hóa chúng để trở thành chữ viết, vì vậy hội họa có thể coi là nôi văn hóa của con người. Hội họa càng ngày càng phát triển theo sự tác động của nền kinh tế, chính trị, thế giới quan, nhân sinh quan của con người, mà theo đó trở thành những dòng tranh hội họa! Có thể nói VN ảnh hưởng của hội họa Pháp, khi nền hội họa du nhập vào VN, kèm theo tình hình kinh tế, chính trị đã tạo thành dòng Mỹ Thuật Việt Nam ( có thể thấy là sự xuất hiện của Mỹ Thuật Đông Dương). Phải nói thêm Mỹ Thuật là ngôn từ chung nhưng khi nó đến từng nước thì nó sẽ phát triển tạo thành vườn hoa Mỹ Thuật khác nhau ( vd: sự khác biệt ở tạo hình giữa tpHCM và Hà Nội). Vì vậy ta không thể so sánh các nền hội họa với nhau! Chúng khác nhau chẳng qua đó là sự tác động của nền kinh tế, sự hội nhập với thế giới mỗi nước khác nhau! Có thể đơn cử đơn giản ở Đông Nam Á chúng ta phải thừa nhận không có nền hội họa nào bằng Việt Nam, nhưng tại sao tranh của họa sĩ ta vẫn chưa có ảnh hưởng tới thế giới, hay có thể nói là chưa có chỗ đứng vì sự hội nhập của chúng ta quá hạn chế!
Bây giờ quay lại vấn đề học mỹ thuật cơ bản! Vì sự đa dạng đó của mỹ thuật mà vấn đề dạy, truyền bá Mỹ thuật cũng khác nhau! Các bạn đưng nên so sánh việc học Mỹ Thuật của các nước với nhau! Nhưng phải nhìn nhân thực tế là nền giáo dục nghệ thuật của chúng ta quá kém, việc học nghệ thuật đối với chúng ta chỉ là sự làm quen, tiếp xúc hạn chế! Còn khi bạn đi sâu vào hội họa thì đó là vấn đề rất khác! Xin các bạn phân biệt hội họa của nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật kiến trúc hay thiết kế Công Nghiệp. Từ bé chúng ta cũng như người xưa vậy! Chúng ta vẽ để thể hiện những gì chúng ta nhìn thấy, và cố thể hiện nó giống nhất, đó là bản năng, nó không hề ảnh hưởng đến sự sáng tác sau này! Khi các bạn lớn lên thì các bạn vẫn phải vẽ theo mẫu vì lý do đó là sự khuyến khích quan sát thế giới quan của bạn! Nhưng tại sao Vẽ lại bị bỏ lửng vì lý do các thầy cô của chúng ta không định hướng được cho chúng ta về việc học mỹ thuật, chúng ta học chúng chỉ như việc giả bài, kiếm điểm. Mà chúng ta không học chúng có ý thức chút nào. Đó chính là sự yếu kém của việc giảng dạy Mỹ Thuật, khi mà các thầy chúng ta không hiểu thấu đáo về hội họa + sư phạm kém thì truyền lại cho chúng ta một kiến thức quá nông cạn! Sau đó chúng ta trở thành thế hệ cũng mù tịt về hội họa, tiếp nữa rồi sau đó càng trở thành xuống dốc! Thế nên việc các bạn thích thú việc học Mỹ Thuật ở nước ngoài hơn cũng là chuyện đương nhiên!
 
đọc tên topic thì nghĩ là chỉ thấy kể về đào tạo mỹ thuật ở các nước khác, nhưng xem trong này thấy mọi người toàn cứ so sánh giữa nước ta với các nước khác (mà ở đây toàn là so sánh với các nước phương Tây) nên ngứa tay viết một tí.
Nói về Mỹ thuật thì quá rộng, bởi vì nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực ở trong, ví dụ như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, thời trang, nhiếp ảnh,.... Mình là một người trong ngành kiến trúc nên cũng chỉ xin phép nói trong lĩnh vực của mình thôi chứ chả dám đề cập đến các lĩnh vực khác của Mỹ thuật vì cũng ko nắm rõ lắm.
- Kiến trúc là ngành nghệ thuật có tính kỹ thuật ứng dụng cao nhất hoặc là ngành kỹ thuật có tính mỹ thuật cao nhất, bởi vậy học kiến trúc không phải chỉ là học mỹ thuật hay kỹ thuật mà là sự kết hợp của cả 2 lĩnh vực trên. Chính bởi sự kết hợp này mà trên thế giới cũng có nhiều hình thức đào tạo kiến trúc sư khác nhau. Những trường chuyên về nghệ thuật đào tạo kiến trúc sư có khuynh hướng nghệ thuật nhiều hơn, các trường về xây dựng, kỹ thuật đào tạo kiến trúc sư có phong cách nghệ thuật ít hơn. Điều này bắn nguồn từ chính nhu cầu của xã hội về người kiến trúc sư mà ra.
Ở một môi trường cần nhiều kiến trúc sư thành thạo về các bộ môn kỹ thuật hơn, kiến trúc cần có tính công nghiệp hoá cao, cụ thể như ở nước ta hiện nay, việc xây dựng các công trình kiến trúc vẫn còn mang tính cho đủ đáp ứng như cầu trước mắt chứ chưa có nhiều công trình mang tính biểu hiện cao do đó kiến trúc mang tính kỹ thuật nhiều hơn.
-Nhìn qua hệ thống đạo tào kiến trúc ở ta thì có thể thấy điều đó. Tuy nhiên không phải điều đó sẽ kéo dài mãi. Cụ thế là trường ĐH Kiến trúc Hà Nội là trường đầu tiên lấy lại sự cân bằng của các bộ môn mỹ thuật trong giảng dạy. Hệ đào tạo của trường hiện nay đã có thêm 2 khoa mới là Mỹ thuật công nghiệp và thời trang nhằm cân bằng với các khoa xây dựng hiện đã có từ lâu. Về mặt giáo trình thì hệ số của các môn Mỹ thuật cũng được nâng cao với nhiều giờ dạy hơn, các môn kỹ thuật không hề giảm số giờ dạy để đảm bảo kiến thức của SV nhưng số hệ số tính điểm có thể thay đổi một chút cho phù hợp.
Đó là về cấu trúc đào tạo trong trường.
-Điều thứ 3 cần nói là đầu vào của các trường đào tạo kiến trúc nói riêng và Mỹ thuật nói chung. Tại sao ở nước ta cũng như các nước Châu Á lại có hiện trạng các lò luyện vẽ và vẽ kiểu chép tranh như vậy. Có 2 lý do:
1 là do chính sách đào tạo của các trường đại học do bộ GD đề ra. đó là kiểu đào tạo theo dạng hình ống: vào bao nhiêu ra bấy nhiêu. Như vậy chỉ cần đỗ đại học, học bình bình hoặc hơi yếu cũng vẫn ra trường và trở thành kiến trúc sư được, như vậy thì để trở thành kiến trúc sư cần đầu tiên là vào được trường đã. Các trường ĐH cũng biết vậy, nhưng họ không thể kiểm tra kiến thức của một kiến trúc sư tương lại bằng những bài thi về cơ sở tạo hình hay năng lực sáng tác được vì trong chương trình của phổ thông không hề có. Họ cũng không thể đuổi hàng loạt sinh viên sau khi đỗ vào vì họ kém những cái kể trên vì vậy để kiểm tra năng khiếu chỉ còn một cách là kiểm tra năng lực nhận thức của học sinh về hình khối trong không gian được vẽ lại theo nguyên tắc tả thực. Một bạn nào đó ở trên đã nói là thất vọng và bỏ ý muốn vào kiến trúc vì lý do đó, nhưng mình cho như vậy là không đúng lắm. Tại sao có những người luyện vẽ nhiều năm mà thi điểm vẫn không cao, trong khi đó có người chỉ cần luyện có vài tháng, đó thực sự là năng khiếu. Hơn nữa bạn cần biết rằng người hoạ sĩ vẽ tranh trước hết cần hiểu hay nói đúng hơn là học thuộc cách tính toán ánh sáng với hình khối trong không gian trước khi bắt đầu sáng tác một cái gì đó khác lạ. Các thầy luyện thi vẽ nói như vậy chẳng có gì là sai. Nếu ta chỉ biết đi tìm cái mới trong khi chưa nắm rõ cái cũ thì cái mới đó chỉ là một sự che đậy sự nông cạn về kiến thức thực sự.
2 là vấn đề nhu cầu xã hội, hiện tại đội ngũ kiến trúc sư đang rất thiếu, đặc biệt là kiến trúc sư sáng tác (vì rất nhiều kiến trúc sư ra trường ở dạng thợ vẽ). việc tuyển chọn kiến trúc sư phải mang tính phổ thông và đại chúng. Trường đào tạo kiến trúc chỉ có vài trường vả chỉ có ở HN và tp HCM, nhưng rất nhiều địa phương thiếu người làm nghề kiến trúc. Bài thi đầu vào kiến trúc do đó cần phải là bài kiểm tra năng lực cơ bản của một người có chút năng khiếu Mỹ thuật chứ không phải là người có học qua một khoá về design.
-Điều thứ 4 là việc giảng dạy trong trường kiến trúc. Nếu xét về giáo trình giảng dạy thì đúng là Việt nam ta còn đi sau các nước phương tây nhiều vì các thông tin cũng như mức độ đổi mới của tại liệu nước ta là rất chậm. Nhưng về hệ thống bộ môn giảng dạy là không hề kém. Có thể nói mấy khoá học mỹ thuật em Huyền My kể ở trên thì ở trong trường kiến trúc đều có cả. Nhưng cái chính của sự khác nhau lại là ở phương thức giảng dạy của người phương Đông và phương Tây không giống nhau. Hiện tại thì khoảng cách này đã được thu ngắn đáng kể nhưng kiểu học theo kiểu thầy đọc trò chép vẫn còn khá nặng nề. Việc của sinh viên hiện nay không phải là kêu ca mà là nghiên cứu thêm bên ngoài bởi vì bây giờ thông tin toàn cầu cũng như số lượng sách trong các thư viện, cửa hàng sách là đáng kể (cái thiếu chỉ là kinh tế eo hẹp mà thôi).
Các trường ĐH phương tây có thể khuyến khích sinh viên tự học vì họ thi cử khó khăn và sẽ loại hàng loạt nếu ko đạt vì vậy người học phải tự nỗ lực, nhưng ở ta vì vấn đề thành tích tốt nghiệp thì các thầy lại cần dạy thật nhiều để dù sv ko nhớ hết thì cũng còn được vài phầm trăm kiến thức khi ra trường. Vấn đề khuyến khích tự học cũng vì thế mà bị xem nhẹ. Nhưng, nói đi cũng nên nói lại, một kiến trúc sư ở nước ta ra trường nếu không phải loại lười thì cũng không đến nỗi kém hơn kiến trúc sư đào tạo nước ngoài ở một trường bình thường. (các trường danh giá ở nước ngoài thi vào đã khó, rồi lại 10 ngươi học, 1 người ra trường thì chắc chắn chất lượng phải thế nào rồi)
...

Tạm thời mới nói về việc học thôi vì mình không có nhiều thời gian lắm. Khi nào sẽ viết tiếp về việc lạp của các kiến trúc sư ở Việtnam ta so với nước ngoài sau.
 
OLALA chao` moi nguoi`minh` dang hoc MT. hi` hi` theo minh` thay thi` cach day don gian nhat ma` khac giua~ VNva`NN do la` cach day
Minh` thay không phai vê` loi ta thuc hay không dau ma` do cach day thui ,no thang nhe o minh` lô'i hoc dai hoc van con` mang tinh dao` tao thanh ` tho thoi ,no moi chi giup sinh vien co tay nghe` chu chua co tinh sang tao dot bien .UH....the nao` nhi truong` dhmt van giu lôi' day tu` thoi` phap cho den bay gio` nhung cach hoc lai la` cua viet nam cac thay` co quyen` han rat nhieu` khoang cach ve` trinh` do la` rat xa khong co su trao doi thang than ve hoc thuat ma` van de` nay` la` vo cung quan trong cua my thuat ,no mang y nghia dinh hinh` ve` tu tuong cho sinh vien .cai thu hai tu` nam thu nhat de den khi ra truong` trinh` do khong khac nhau la` may cac ban co tin khong?khi ra truong` loi ve~ gan` giong nhau chi khacv ai kheo tay va` khôn hon thui .The gio dang thay doi rat nhanh trong khi do sinh vien la` nhung ~ nguoi` thu dông do tam ly cung~ nhu y thuc khong duoc kich thich dung muc ,o nuoc ngoai`sinh vien hoan` toan` chu dông trong viec thu nhan thông tin ,ho co quyen` chon thay` va` duoc dinh huong ngay nang khieu tu` nho,o minh` hoan` toan` khong thay dieu`ay sinh vien MT rat luoi` viet bai` kien thuc thu dong ,cach day nhu day hoc nghe` ma` thoi .dieu` ay la` can ban ma` dung khong? ;)
 
Em chả học Mĩ thuật, nhưng ở trường em người ta cứ trưng tác phẩm của học sinh khắp nơi nên không muốn nhìn cũng không được. Hầu hết các tác phẩm em không thể gọi là đẹp được, nhưng mà ý tưởng thì rất hay. Trên tường treo vô số những khuôn mặt làm bằng gốm, trong mọi tư thế hoảng hốt, trông như ma ám. Rồi lại có những bức chân dung tự họa, với hình tác giả vặn vẹo mặt mày đủ kiểu. Rồi lại có những quyển sách được gấp nếp theo một kiểu nào đó, rồi dán lên tường, trông rất đẹp. Rồi lại có tranh tự họa mình trong tương lai. Nói chung tranh không cần trông giống thật lắm, nhưng mà cái chính là phải thể hiện ý tưởng mình đến một mức độ nào đấy để mọi người đều hiểu được. Nếu dựa trên nguyên tắc đấy thì các tác phẩm ở trường em hơi bị tốt, xem xong thế nào cũng bị ám ảnh.
 
He he so ta với Mĩ thì còn gì lệch lạc bằng nhưng Mĩ về Mĩ thuật thiên về ứng dụng nhiều hơn so với các nước khác.
Các họa sĩ cũng như SV ta vẽ linh tinh dăm ba nét, hơi giông giống một cái gì đấy rồi ghép cho nó không biết bao nhiêu tư tưởng, phong cách nó kia.
Nhìn đâu xa, thời trang thì chắp vá, chôm mỗi nơi một ít thếm nếm lăng nhăng rồi đưa lên, kiến trúc thì đơn điệu, Mĩ thuật thì sao chép, nhiếp ảnh thì chụp toàn phong cảnh?????
Đừng cho rằng họ vẽ mấy hình tròn mà hãy nhận ra rằng nền móng của họ vẽ về hình họa hay sơn dầu đã rất vững chắc. Nói thật không mấy bác ở VN vẽ 1 con người chỉ hơi thể hiện cá tính là đã vẽ không nổi nói gì đến đột phá.
Điều đó ăn sâu vào các SV nên dần dần số đông là vậy nhìn mặt bằng tất cả các nghề liên quan đến mĩ thuật đều rất yếu (cái này thì ngành nào cũng zay nói mĩ thuật không cũng hơi oan).
Nghệ thuật là tự học vì phong cách cá tính mỗi người 1 khác, có dạy cơ bản chỉ 3 hôm là hết, tranh không vẽ lấy đâu ra mà dạy.
Còn học nghệ thuật 100 người học 1 người thành danh đã là nhiều, kêu ca làm chi vì nghệ thuật chọn lọc là tất yếu....
 
Khoái quá! Sau khi đọc sơ qua phần review của cuốn "Drawing on the Right Side of the Brain", mình như được khai sáng về tư tưởng nghệ thuật, mà cụ thể ở đây là hội họa. Có thể coi cái theory trong cuốn sách đó đã tạo ra cả một cuộc cách mạng trong tư tưởng của mình ! Từ trước đó, mình chưa bao giờ cầm bút vẽ, cũng chưa bao giờ nghĩ là mình có thể vẽ! Bởi mình đã luôn cho rằng vẽ là việc chỉ dành cho những người có năng khiếu...

Ngay khi đọc cái theory của tác giả cuốn "Drawing on the Right Side of the Brain" , mình đã thấy rất tâm đắc. Mình hiểu ra rằng vẽ đẹp hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào hoa tay, mà chỉ phụ thuộc vào khả năng nhận thức hình ảnh: nhận thức những đường nét, màu sắc, hình dạng..., mà quá trình nhận thức này phải không được có sự can thiệp của tư duy lôgic, chỉ dựa vào sự quan sát của mắt. Nói cách khác, quá trình vẽ chỉ hoàn toàn bao gồm sự hoạt động của mắt và não phải (não phải là nơi tư duy bằng hình ảnh , không có sự lôgic).

Những người vẽ không đẹp chẳng qua là vì khi vẽ, họ đã không trung thành với những gì mắt mình quan sát được, mà lại dùng tư duy lôgic thông thường để vẽ theo những hình ảnh đã tồn tại sẵn trong não từ trước. (đây là hoạt động của não trái). Tác giả cuốn sách chỉ ra rằng hiện tượng này luôn xảy ra khi người vẽ vô tình gọi tên những đối tượng vật thể mà mình đang vẽ. Việc gọi tên đã gây ra sự can thiệp của tư duy lôgic.

Mình đã thử áp dụng ngay phương pháp Drawing on the Right Side of the Brain, và kết quả rất khả quan! (nếu nói là vẽ đẹp thì tự kiêu quá, nhưng ít nhất bản thân mình thấy rất hài lòng.) Nhưng vẽ như thế này cần sự kiên nhẫn và nhập tâm cao. Muốn thế, bắt buộc phải có hứng thú và phải thấy yêu đối tượng hình ảnh mà mình quan sát. Vì thế theo mình, yếu tố quyết định trong công việc luyện vẽ là phải duy trì và nuôi dưỡng tình yêu đối với việc vẽ...

Mọi người thử tìm đọc cuốn sách nhé!

À quên, cảm ơn chị Đỗ Nguyệt Hà đã suggest cuốn sách này ! Thanks
Mọi người tiếp tục share kinh nghiệm nhé!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào mọi người, bâyh mới có dịp ghé thăm lại topic này! Mong mọi người vào cho ý kiến thường xuyên hơn để chúng ta có dịp trao đổi về ngành Mỹ Thuật của Việt Nam hiện nay và Mỹ Thuật của nước ngoài nói riêng! Nếu như mọi người đều đồng ý tán thành thì xin được ủng hộ lập thành CLB Mỹ Thuật!
 
Hôm nay lọ mọ tình cờ mới vào được topic về Mỹ thuật được lập cách đây ..khá lâu rồi.

Đợt sang Fr năm ngoái, em có kiếm được cuốn "Louvre - les 300 chefs d'oeuvre" và ""Abstrationism". Mê hội họa từ bé nhưng mới chỉ dừng lại ở việc cọ quệt, bôi màu, đúng là phải bỏ công tìm hiểu, nghiên cứu thì mới phát hiện ra nhiều khía cạnh thú vị và nhìn nhận mỹ thuật một cách sâu sắc hơn.

Nhân bài viết này em muốn học hỏi các anh chị về mỹ thuật trừu tượng được không ạ? Đây là domain về mỹ thuật mà em chú ý đặc biệt nhất, khi lần đầu ngắm bức "Senecio" của Paul Klee.

paulkleesenecio19021546fj4.jpg

Để hiểu và bình về tranh trừu tượng hẳn phải có kiến thức sâu rộng về mỹ thuật. Nhưng chiêm ngưỡng một tác phẩm hội họa - hẳn mỗi người có những cảm nhận riêng đồng điệu với tâm hồn và "nhãn quang" cá nhân.
Khi tìm hiểu về "Abstrationism", em có bắt gặp một từ được xuất hiện nhiều lần "Cubisme" (Chủ nghĩa lập thể).

Cubisme đã xuất hiện trước "Abstrationism" và tạo tiền đề cho "Abstrationism" như thế nào? Trải qua một quá trình vận động sáng tạo và ý thức nghệ thuật ra sao để từ một trào lưu "Lập thể" có thể trở thành một trường phái "Trừu tượng" ?

Qua tham khảo cuốn "Histore des Arts", em được biết Abstrationism đã trải qua 3 chặng đường cơ bản của một lịch sử tích lũy và phát triển lâu dài:
- Chủ nghĩa lập thể: với những nét cọ đầu tiên của Paul Klee, Piet Mondrian.
- chủ nghĩa trừu tượng hình học.
- Nghệ thuật trừu tượng phi hình học.

Điều băn khoăn của em chính là quá trình đào thải và chọn lọc của "Abstrationism" để từ "Hình học" sang "Phi hình học", "Đối xứng" sang "Phi đối xưng" và "Phản đối xứng" diễn ra như thế nào ạ?

(thực sự tán thành ý kiến của anh Vinh - muốn lập box Hội họa Mỹ thuật quá - bởi câu hỏi của em không ăn nhập với chủ đề "Mỹ thuật bên các nước khác học những gì và như thế nào?" :D )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
anh chị ơi lập box mỹ thuật đi :x (hix hôm nay mới biết có topic này:">)
 
Em cảm giác Mỹ thuật VN vẫn đi theo 1 lối mòn :(, có lẽ là do các trường Mỹ Thuật vẫn dạy theo kiểu áp đặt, luôn gò sinh viên theo 1 khuôn mẫu. :(

Đi thi vào trường A thì phải vẽ theo kiểu trường A, thi vào trường B thì phải vẽ theo kiểu trường B... Eo ôi chán! :)|

Ôi... đến bao giờ... 8->

Ôi Picasso...

8292-1.jpg


Btw, em ủng hộ việc thành lập CLB Mỹ Thuật. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
để có thể học tốt mỹ thuật phải là người có năng khiếu bẩm sinh
phải có lòng đam mê
và đặc biệt là phải có óc nghệ thuật:D 8-}

e là người iu thích mỹ thuật nhưng lại không có năng khiếu trong khoản này:-<
 
Back
Bên trên