Một chút trà dư tửu hậu về Kinh tế

Em cũng thích Mankiw. Nhưng mà kì này ông prof lại bắt học sách của William J. Baumol và Alan Blinder. Chả hiểu cứ ca ngợi ông ấy giỏi thế nào chứ đọc vừa khó hiểu lại còn viết sai nữa. Bực quá.
 
Nope, nếu Hưng đọc thấy cách viết dễ hiểu thì cứ tiếp tục thôi. Ngành kinh tế học khá mới mẻ, nên kiến thức được cập nhật từng tháng, từng năm. Những kết quả mới do đó có nhiều evidence và empirical support hơn (cái chỗ này cóc biết dịch tiếng Việt thế nào). Vì thế anh mới khuyên phải chú ý cả vào giả thiết/giả thuyết, trực giác vv. chứ nếu chỉ cần hiểu về kết quả ("cách giải thích khá cụ thể" cũng là kết quả của nghiên cứu kinh tế) thì nên tìm đọc những sách vulgarization mới viết. Nếu em thích Chicago school (personal preference thôi) thì mới đây cũng có cuốn của Robert Barro (anh quên tên sách rồi - mà chú Long đừng có chửi anh là chó nhà theo chủ nữa nhé :) ). Nếu thích Cambridge school thì có Paul Krugman, Joe Stiglitz đấy. Những sách viết trước đây, mà Freedom to choose là ví dụ hiện đại nhất, như Lý thuyết tổng thể etc. của Keynes, sách của Hayek, Schumpeter, hay xa như Das Kapital của Marx, The Wealth of Nations của Smith vv. vẫn được đọc rất nhiều : nhưng trong môi trường academic việc đọc những sách đó chủ yếu để tìm ý tưởng bị bỏ sót và để khơi những ý tưởng mới. Ngoài môi trường đấy chắc vẫn có nhiều người đọc vì lý do khác, anh không biết. Như chú chẳng hạn :). À, hồi cấp 2, cấp 3 anh cũng không học "trường mình" đâu.

Châu : học kinh tế under là để học tiếp grad chứ còn làm gì nữa :D. Grad ra còn chả biết làm gì nữa là (không kể cái trò về WB VN chú nói).

Long : calculus và linear algebra là cái cơ bản thôi, chứ bây giờ trong kinh tế thích toán đến mấy mà chả có. Toàn mấy ông PhD toán sang viết mà lại, nhìn mà khóc thét (anh hồi trước cũng bập bẹ hai ba chữ toán, bây giờ nhìn nhiều cái vẫn khóc thét như trẻ con). Hè hè, nói cho vui thế thôi chứ các chú định học grad về kinh tế cũng đừng sợ, có đi có đến ấy mà. Nếu ngại toán thì vẫn có những chỗ ít toán, yên tâm.

Có phải chú định qua vào đợt 1/3 không? Thế thì chú gặp anh là cái chắc rồi.
 
Thôi đùa chứ anh khuyên các cô các chú cấp 3 là dân chuyên ngữ hay chuyên xã hội gì đấy không nên học Kinh tế. Anh cũng hiểu học Liberal Arts College thì Kinh tế là môn khá khẩm nhất các cô các chú có thể học được, nhưng mà nói thật muốn lên cao học giỏi thì khó lắm. Không phải anh đánh giá thấp khả năng của các cô các chú đâu nhưng cái background về Toán không thể ngày một ngày hai mà có được. Có những người dân chuyên Toán gà nòi từ bé còn phải kêu khóc thét thì chắc anh cũng không cần phải giải thích thêm nữa. Còn nếu mục tiêu chỉ là về VN làm cho World Bank thì như một thằng bạn anh nói, cần đếch gì học cũng xin vào được.
 
hị hị, báo cáo anh Châu, cần gì anh phải đùa đâu, học kinh tế ra thì có nhiều đường, không lên grad thì vào Law school, không law school thì vào cái MBA, mang tiếng tham tiền tí nhưng chắc là cũng không đến nỗi chết đói, không thì về WB làm thì có làm sao? anh học grad về econ ra xong thì đi làm chỗ nào ? IMF hay la Microsoft ;)
còn thì cái vụ tóan, cứ phải chuyên Toán tổng hợp ra thì mới học được cao học kinh tế à ? cái bọn Mẽo ở đây chả lẽ anh không biết, sinh viên vào trường bập bà bập bẹ có biết gì toán đâu, intermediate cal ở đây mới bằng cal mình học ở nhà lớp 12. thế nhưng mà rồi nó vẫn lên grad ào ào, vẫn harvard princeton MIT, thế nó làm được thì mình không làm được à ? hay là lại cứ phải về VN học lại chuyên Toán ? Mà em nghĩ học kinh tế giỏi toán thì là cần thiết nhưng giỏi toán không chắc gì đã học được kinh tế :) các bác việc gì cứ phải ỷ cái chuyện là học qua rồi xong bỉ mặt anh em làm cái gì :) có gì em về WB đi làm cũng được, có phải lo ê mặt với thằng nào đâu . Stiglitz về trường em chơi vẫn toàn rủ sv đi làm cho WB :D
Báo cáo anh QA, hôm đấy định sáng đi chiều về, các bác Harvard party chắc cũng có nhiều đồ ăn ngon chứ ạ :p
 
Hị hị chú Châu đểu quá, anh ho he hai câu đã bị chú đá rồi. Đã bảo là có đi có đến rồi, chú để cho các em nó còn học. Anh đã nói ở trên rồi, không cần tư duy toán mạnh hay nhanh làm gì, chỉ cần nắm chắc và đúng kiến thức là được.
 
Ơ chú Long, học kinh tế không cần giỏi toán, chỉ cần thật chắc là được.

Mà anh tưởng chú sáng đi sáng về thì mới hay chứ. Thôi không bàn mấy chuyện này ở đây, chứ post nào cũng cứ đầu là chân dung mọi thời đại, cuối lại chuyện ăn nhậu thế này thì chán.
 
Lê Diệu Linh đã viết:
Em cũng thích Mankiw. Nhưng mà kì này ông prof lại bắt học sách của William J. Baumol và Alan Blinder. Chả hiểu cứ ca ngợi ông ấy giỏi thế nào chứ đọc vừa khó hiểu lại còn viết sai nữa. Bực quá.

Sách tên gì, sai thế nào hả em? Baumol và Blinder thì hiển nhiên là tài năng kiệt xuất rồi.
 
Intro Micro anh ạ. Bài tập ra một đằng key ra một nẻo, tất nhiên em không bảo các ông ấy viết sai nhưng mà soạn sách ẩu thế có bực mình không.
 
Các bác admin có lòng thì chuyển cái đuôi về sách vở sang topic mới đi ạ, không là cái gì cũng kết thúc bằng ăn nhậu hết. Có một vài ý, nhưng không muốn kéo cái topic này nó dài nữa.
 
Mankiw cả Intro và Intermediate viết đều dễ hiều, chỉ không sâu lắm thôi :)
 
Nếu học ktê lên cao và hướng là The Economics chứ không phải Biz thì quả thuật tỉ trọng toán trong kte ngày một lớn. Thật ra thì tất cả các giải Nobel gần đây hoặc những công trình mới mẻ được công nhận gần đây đều là những công trình liên quan đến toán kinh tế, và đều là phát triển và khai thác mảng toán mà thôi. Công nhận là nếu học chuyên sâu thì nghiên cứu cái gì học toán cái đấy, chứ đúng là không thể học hết được. Có những quyển sách nó viết có mỗi vấn đề bình thường nhưng cách tiếp cận nó khác, dùng toán thấy đúng là lòi mắt ra, toàn toán tử, mình không thể nào mà hiểu hết một cách nhanh chóng vì có thằng tác giả cả đời nó chỉ đi nghiên cứu mỗi cái đấy, dường như nó viết chỉ để cho nó hiểu :D. Lý thuyết thì đã đành là thế, ở đây có chú nào làm nhiều về Econometric chưa. Anh thì thấy riêng cái đó thôi đã hao tổn sức lực lắm rồi, mà lại khó nhớ...
Học ở U of Chicago thì bắt buộc phải giỏi toán, nghe nói ở đó một năm vài chú tự tử, hoặc không thì bị điên. Trường này theory thì đỉnh cao rồi. Havard thì cũng đỉnh nhưng mà đỉnh nhất là Methodology, đấy là anh nghĩ thế vì anh thấy cái standard của nó hay. Còn học về Development thì anh thấy viện ISS của châu âu còn hay hơn Mỹ.
 
Đỗ Quốc Anh này ắt hẳn phải là QA đoạt Bronze IMO96 & Gold 97 (1 trong 4 đ/c tuyệt đối 42/42) rồi :) :) Cứ xem cách lập luận chặt chẽ, cách tiếp cận vấn đề đơn giản, tư duy Toán rất dễ nhận biết, rất đáng để các bạn trẻ AMSers học tập :):) Đã thế lại rất khiêm tốn khi nói về quá khứ:), không ưa hoắng lên bịp trẻ con :)
Btw, PhD định giải quyết vấn đề gì đấy em? Phải biết viết về thesis của mình không quá 3 dòng, và dễ hiểu /comprehensible/ cho ng khác :)

Đỗ Quốc Anh đã viết:
Nếu thích Cambridge school thì có Paul Krugman, Joe Stiglitz đấy. Những sách viết trước đây, mà Freedom to choose là ví dụ hiện đại nhất, như Lý thuyết tổng thể etc. của Keynes, sách của Hayek, Schumpeter, hay xa như Das Kapital của Marx, The Wealth of Nations của Smith vv. vẫn được đọc rất nhiều : nhưng trong môi trường academic việc đọc những sách đó chủ yếu để tìm ý tưởng bị bỏ sót và để khơi những ý tưởng mới. Ngoài môi trường đấy chắc vẫn có nhiều người đọc vì lý do khác, anh không biết. Như chú chẳng hạn :). À, hồi cấp 2, cấp 3 anh cũng không học "trường mình" đâu.

Long : calculus và linear algebra là cái cơ bản thôi, chứ bây giờ trong kinh tế thích toán đến mấy mà chả có. Toàn mấy ông PhD toán sang viết mà lại, nhìn mà khóc thét (anh hồi trước cũng bập bẹ hai ba chữ toán, bây giờ nhìn nhiều cái vẫn khóc thét như trẻ con). Hè hè, nói cho vui thế thôi chứ các chú định học grad về kinh tế cũng đừng sợ, có đi có đến ấy mà. Nếu ngại toán thì vẫn có những chỗ ít toán, yên tâm.
 
Hẹ hẹ bác Hưng cho em thở với. Bi bô được ba câu đã bị đá rồi, bác nhớ là trong điều lệ diễn đàn còn có cái mục không công kích cá nhân đấy nhé :).

Nhờ các bác admin dịch cái đuôi chủ đề bàn về sách vở kinh tế sang chủ đề mới, mà các bác lại dịch cả một đống. Thôi thì cứ để đó, khi nào có thời gian em vào làm chủ đề mới một phát cho thích vậy.
 
Back
Bên trên