Một chút trà dư tửu hậu về Kinh tế

Hồ Lê Việt Hưng
(Atonix)

Ban quản lý diễn đàn
Mọi người cho em hỏi cái được không ạ, tai sao quan niệm về kinh tế của Keynes ( demand-side economy) bộc lộ rất nhiều hạn chế so với supply-side economy của Hayek/Friedman, vậy mà sao rất nhiều trường đại học nổi tiếng của Mĩ ( Wharton, Harvard, Yale, Carleton, ...) lại chọn chương trình giảng dạy theo Keynes thế ạ. Theo em biết thì theo Friedman nổi nhất chỉ có U of Chicago thui.
 
Em không nhớ câu nổi tiếng nhất của môn kinh tế à : No theory is correct :D. Nói chung phân tích về mặt demand của Keynes rất dễ tiếp cận và nó có tính academic dễ hiểu, chuẩn mực. Còn Friedman thì thường ở cấp cao hơn, vì để hiểu được các vấn đề của Friedman thì cần nghiên cứu Keynes trước đã. Dù gì thì lý thuyết kích cầu của Keynes cũng đã được check rất tốt để giải quyết khủng hoảng ktế những năm 30 của thế giới.
Trường Chicago nghiên cứu Friedman vì trường này là trường chuyên sở trường giảng dạy và nghiên cứu sâu kinh tế học, nghiên cứu theory là đỉnh nhất ở Mỹ, và mạnh ở mức sau đại học, nvì vậy họ thiên về lý thuyết permanant income của Friedman hơn là lý thuyết thiên về interest rate của Keynes.
Câu hỏi của Hưng cũng gần giống như tại sao lý thuyết của Newton có phần hạn chế hơn của Anhstanh nhưng tại sao các trường vẫn học giáo trình Newton mà không chọn Anhstanh.
 
Thanks bác Tống nhiều, tui đang đọc bản chính của cuốn sách, gọi là giải trí nhưng cũng biết thêm được nhiều. Chứ không cứ đi học mãi cuối cùng chả biết ông nào ra ông nào thì ngượng lém.
 
ơ thế k0 fải vì Friedman sinh sau Keynes à???:D Theo em vì người ta 'chót' học ông Keynes rồi nên ngại đổi he he cũng đúng với trường hợp Einstein và Newton :D.
 
Cám ơn anh Tuấn đã trả lời, nhưng mà em vẫn còn chỗ không hiểu lắm, vì theo em biết, quan hệ giữa lý thuyết của Keynes và Hayek/Friedman không fải như giữa Newton/Einstein (cơ bản/ fức tạp) mà là 2 quan điểm trái ngược hẳn nhau. Giải pháp của Keynes đúng là đã giúp nước Mĩ thoát khỏi Great Depression hồi năm 40, nhưng mà nó đã hết thời từ năm 80 rồi. Em nghĩ kinh tế cũng như chính trị vậy, bên cạnh một số mặt tích cực, nếu như làm kinh tế theo Keynes thì sẽ có nhưng hậu quả như Hayek đã nói trong "Road to Serfdom". Không hiểu có fải bên cạnh lý do kinh tế còn có lý do chính trị không, bởi vì theo em biết nhứng trường của Mĩ đều rất left wing, không có mấy conservative đâu.
 
Cậu Hưng có vẻ học kinh tế kỹ thế mà vẫn chưa nhận ra là trong kinh tế học không có thuyết nào sai tuyệt đối hay đúng tuyệt đối à ? học intro bao giờ nó cũng có nói về positive và normative statements chứ nhỉ ;) cậu nói Keynes hết thời là sai đấy . Đến Adam Smith mà còn chẳng ai dám nói là ông ấy SAI cả, ông ấy chỉ nói CHƯA ĐỦ thôi . Smith đặt móng cho Micro, Keynes là người tạo ra Macro. Bây giờ bên cạnh Chicago School thì vẫn còn Neo Keynesian cơ mà . Mà cậu nói Friedman hoàn toàn trái ngựơc Keynes, tớ không đống tình được :)
Mình thì không làm sao mà biết hết về chương trình của những Harvard với Yale với UPenn như cậu, nhưng theo mình biết thì hiếm khi một trừơng đại học lại giảng dậy theo một set curriculum. Những cái nhận định kiểu Oxford bên trái, Chicago bên phải, MIT ở giữa ... đều là những cái generalization thôi .
Nếu có thời gian và thực sự hứng thú thì cậu thử đọc cái này chơi . Đây là một cái critique của Friedman viết về Keynes. Bản gốc là tiếng Đức, tự dưng ngày xưa tớ tìm được, đọc hay phết . không post đc lên đây vì quá mấy character limit.

http://www.geocities.com/ecocorner/intelarea/mf1.html
 
Theo mình thì Keynes không phải là rất dễ hiểu mà chỉ là người đặt nền móng, đưa ra nhiều ý tưởng cơ bản quan trọng thôi. Còn những cái mình học mà dễ hiểu thì phần nhiều là do các nhà KTế sau này giải thích lại. Cho đến giờ 1 số lý thuyết của ông ý họ còn tranh cãi nhau xem nên hiểu như thế nào loạn xị lên.
 
Hồ Lê Việt Hưng đã viết:
Mọi người cho em hỏi cái được không ạ, tai sao quan niệm về kinh tế của Keynes ( demand-side economy) bộc lộ rất nhiều hạn chế so với supply-side economy của Hayek/Friedman, vậy mà sao rất nhiều trường đại học nổi tiếng của Mĩ ( Wharton, Harvard, Yale, Carleton, ...) lại chọn chương trình giảng dạy theo Keynes thế ạ. Theo em biết thì theo Friedman nổi nhất chỉ có U of Chicago thui.

Em tìm đọc bài báo của Paul Krugman, tên là "How complicated does the model have to be", năm 2000, trên Oxford Review of Economic Policy.

Mà anh nghĩ có lẽ nên đọc một quyển nào đó về intermediate macro trước.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mọi người bằt nạt Hưng waa!! Hưng à anh bảo nè, nếu em học về Kinh Tế thì chọn một quyển cơ bản để đọc thôi. Theo anh nghĩ mấy anh chị học nhiều wa nên mỗi người theo một phe rồi lại giống mấy ông giáo sư kinh tế chỉ suốt ngày cãi nhau là thuyết của mình đúng:D Em cứ học theo cách của em vì họ bảo chẳng ai đúng chẳng ai sai cơ mà. Còn em không giám động đến các tiền bối chứ.... Nếu đúng hai bác dịch cái sách này thì em cũng xin trích dẫn nhé Theo anh Tống thì

Em không nhớ câu nổi tiếng nhất của môn kinh tế à : No theory is correct

or nothing is completely correct!:)
Nếu anh có lòng thì cho bọn em tên chi tiết của quyển sách ấy. Còn nếu anh thực sự vì bọn em thì anh post everything in English cho bọn em ngấu nghiến với! Thank anh nhiều!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hic, em đã được học một lớp kinh tế nào chính quy đâu. Tất cả đều là tự mượn sách về đọc với học thôi mà, nên kiến thức còn nông cạn lắm. Mong mọi người chỉ giáo ạ ;)
 
Hưng à! Anh không biết em sẽ chằc em sẽ học kinh tế chuyên ngành hay không nhưng nếu muốn học về kinh tế thì em nên đọc quyển này(chằc em cũng biết) David begg, stanley fischer và rudiger dornbusch(2000 đây là sixth edition hay mới hơn cũng ok), Economics, McGraw-Hill. Hy vọng em thích nó> nhưng em nên học theo giáo trình của trường vì anh không hy vọng em có thể tự học có hiệu quả được nó khoảng hơn 600 trang thì phải có cả CD và sources trên Web để luyện tập... :D anh học xong cũng mất một năm vì trường anh tách đôi Vĩ Mô và Vi Mô. Còn em có interest nữa thì học thêm cả Int. Economics. Quyển sách trên đây vẫn rất cơ bản và cần thiết nhất cho sinh viên hiện nay(theo anh nghĩ thế) em học xong nó rồi thì chẳng còn vấn đề lo ngại có trang luận thì cứ trích dẫn trong đó ra :D . Tham quan cái Web của nó trước đi www.begg6.com Chúc em thành công!
 
Cám ơn anh ạ, quyển đấy em cũng có biết nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu kĩ lắm. Hiện giờ em đang đọc Free to Choose của Milton Friedman (em rất thích cách tiếp cận vấn đề của ông này) với cả A History of Economic Thought của John Fred Bell. Em vẫn đang học trung học thôi, nên Economics nó dạy qua loa đại khái lắm, chưa đâu vào đâu cả. Em chủ yếu tự học với mày mò là chính, căn bản em thấy rất thích thú với môn kinh tế này.
 
hehe nói đến cuốn đó của Berg anh lại ngứa ngáy chân tay. Cuốn đó là cuốn rất cơ bản nhưng mà lại viêt hay nhất. Anh thích lối viết của Berd, cực kỳ dễ hiểu mà chặt chẽ. Tuy nhiên cũng có một số rắc rối vì ông này do rất kị viêt toán vào nên một số cái giải thích bằng mồm hơi dài dòng.
Ngoài ra còn có cuốn của Blanchard (khôgn biết anh nhớ đúng tên không?) cũng viết khá hay và cơ bản. Cuốn này viết danh cho sinh viên cao học.
À mà nhân tiện hỏi Hà là cuốn Berg cũng đã có 6th edit rồi cơ à, anh có cuốn 5th đây và đã tưởng là update và đẹp lắm rồi :D
 
mình thì thấy là nếu chưa biết gì về kinh tế thì không nên đọc nhiều đâu, chỉ làm cho loãng đi thôi và rối lung tung. Nếu như cậu Hưng không hề có một chút kiến thức nào về kinh tế mà đọc hiểu được những gì Friedman viết thì cậu giỏi lắm đấy :) Mình chưa đọc Free to Choose của ông ấy bao giờ, nhưng chắc là chủ yếu viết về Free Market, vì Friedman là Smith của thế kỷ này . Trước khi đọc về những sách viết đi sâu như thế, mình nghĩ cậu nên học Intro to Micro, Macro, nếu lên Intermediate thì càng tốt . Sách dậy thì nói chung trên thị trường rất nhiều nhưng đã là sách của trường cậu chọn thì thường là đều sẽ tốt . Hiện giờ theo như mình biết thì có mấy cuốn của Mankiw bên Harvard viết cho Intro là những cuốn được dùng khá phổ biến tại các trường . Mình học Intermediate Micro và Macro thì là dùng sách của một đồng chí dậy trong trường của mình (Nicholson - Amherst College), rất là nặng về tóan: Calculus, nếu cậu học lên Advanced theory thì cần biết thêm Linear Algebra nữa . Mình nghĩ là nên có nền tảng tốt đi đã rồi hẵng tự mình đọc sâu sau. cũng giống học tiếng vậy, ban đầu nếu học thiếu hướng dẫn sẽ dễ hỏng lắm
Những sách tốt mà ban đầu cậu đọc thì nên là những sách viết chung chung về các thuyết kinh tế và các nhà kinh tế thôi (có một cuốn gọi là: History of Economic Thought của E.K. Hunt rất hay và có tiếng) Vào đến đại học thì sẽ chẳng thiếu sách cho cậu đọc đâu, đừng lo.
 
Anh Tuấn ạ. Em cũng học lâu rồi nên mới học 6th thôi cách đây 2 năm rùi. Bây giờ có 7th rùi. Mọi edition đều thế thôi mà chỉ chỉnh sửa cho phù hợp với sinh viên và thêm các ví dụ cho hợp thời đại mà, hơn nữa bán cho chạy ấy mà các nhà kinh tế mà:D ...hihi hay có thể họ thêm phần against terrorism.
Hưng: anh thấy anh Long nói đúng đấy! Học kinh tế cần biết gốc một chút..Trừ phi em muốn trở thành nhà kinh tế học thì hãy chuyên sâu hoặc làm report or project thì cần dựa trên lý thuyết một chút..
Kinh tế VN thì sao nhỉ.. em đang hơi mù kinh tế VN có anh nào mở topic mới về VN đi. Chứ em sợ mọi người sau này làm hết cho nc/ ngoài thì làm sao VN đi lên được:cry:
 
Được, Ok, cái lý do đó rất chính đáng
Anh hơi buồn cái là khi gặp mấy người từ nước ngoài về, khi nói chuyện các từ kinh tế bằng tiếgn E không sao, nhưng mà nói bằng tiếng việt là họ chả hiểu gì. Kể ra anh thấy mình còn may mắn chán là có thể sử dụng được cả 2 thứ tiếng. Chẳng hạn khi nói "net" thi ho hiểu, nhưng mình nói "ròng" hay "thuần" thì họ bảo mày nói cái gì đấy.. chán..
Thực ra 1 thằng học kinh tế học lý thuyết giỏi thì đã tốt rồi, nhưng mà sẽ tốt hơn nữa nếu thằng đó biết vận dụng và có tầm nhìn hay. Anh thì anh thích học những cái liên quan đến Macro hơn, vì dù sao mấy cái đó anh thấy vẫn sướng hơn:)
Dạo này bận quá nên cái board này rất cần đóng góp của bọn em. Anh cũng rất thích viết những gì liên quan đến Vn có lồng các lý thuyết đã biết vào một cách đơn giản, khó là cái đấy chứ nếu viết lý thuyết trên sách rồi bốc phét thì là một chuyện cực dễ.
Sơ bộ về Vn thì anh thấy nếu ai có nghiên cứu về Development như anh thì học về Agriculture là rất hay đối với VN.
À mà tin mới nhất là bọn anh vừa xin được giấy phép xuất bản cuốn sách trên, chỉ chờ in nữa là xong. Sách dày hơn 400 trang, có lẽ sách ở HN sẽ được bán với giá 40 ngàn đồng 1 cuốn. Anh sẽ tặng một cuốn cho ai không chuyên ngành kte có yêu thích đọc, nếu có nhu cầu thì cứ liên hệ. Cái quyển sách này là để cho những ai không chuyên ngành đọc là chính vì nó chỉ giải trí thôi mà.
 
Hi Hưng, nếu em muốn học chuyên sâu về kinh tế thì có lẽ không nên bắt đầu bằng Freedom to choose. Anh cũng chưa đọc cuốn này, chỉ nhận xét theo cảm tính của mình thôi. Anh nghĩ nếu chưa có cơ sở về lý thuyết kinh tế học hiện đại thì khó nắm được tư tưởng chính của những cuốn sách như thế. Nếu em nghiên cứu kỹ và nghiêm túc thì không sao (nếu em không thông minh tuyệt diệu thì sẽ mất rất nhiều thời gian). Còn nếu không, đọc lướt sẽ dễ bị ngộ nhận và chỉ chú ý đến các kết quả mà không chú ý đến giả thuyết, trực giác (intuition) cốt lõi của vấn đề. Tuy nhiên, bây giờ đọc để lấy hứng thú về kinh tế học, sau này kiến thức vững hơn lại đọc lại cũng không sao. Anh cũng học kinh tế được một thời gian, nhưng vẫn để cuốn đó trong Wish list thôi chứ chưa dám mua về đọc.

Anh nghĩ cách tiếp cận tốt nhất là theo phương pháp của Samuelson : mô hình hóa một cách súc tích các hiện tượng kinh tế. Ở Việt Nam cho đến bây giờ vẫn sử dụng hai cuốn sách chính trong chương trình giới thiệu về kinh tế hiện đại : cuốn Begg, Dornbusch & Fischer đã được nói, và cuốn Kinh tế học của Samuelson. Đây đều là những cuốn rất tốt để bắt đầu, có điều tuổi tác thì đã quá cao rồi. Những cuốn Nhập môn kinh tế mới chắc có nhiều. Em ở Mỹ có thể tìm được dễ dàng. Ví dụ, có thể tìm trên Amazon.com xem cuốn Intro nào được để ý nhất, rồi tìm mượn trong thư viện trường. Anh không biết nhiều về sách Intro. Sách Intermediate, về Macro có cuốn của N. Greg Mankiw rất thịnh hành, viết rất sáng sủa. Sách advanced thì chắc em chưa cần ngay.

Nếu em định học tiếp về kinh tế thì cũng phải chú ý rất kỹ về toán. Xu hướng hiện giờ là thế, thích hay không cũng phải theo thôi. Sách intro/intermediate của Mỹ rất hay, nhưng thường giảm mức toán hóa tối thiểu có thể được (theo demand của sinh viên thôi mà). Đến khi chuyển sang các môn advanced, sự ứng dụng của toán đột ngột tăng lên cao hẳn làm rất nhiều sinh viên học Đại học ở Mỹ bất ngờ. Do vậy em cũng nên tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng trên phương diện này. Không nhất thiết cần có tư duy toán mạnh và nhanh đâu, nhưng học phải để nắm thật vững kiến thức.

Viết một hai dòng trong trường hợp Hưng thích đi sâu vào học kinh tế thôi (thế thì rất hay!). Nếu chỉ muốn có thêm kiến thức bề rộng thì cũng không cần chú ý gì nhiều. Khi đó, có thể tìm đọc các sách vở của Krugman - ông này khá thành công trong việc vulgarize kiến thức kinh tế kinh viện. Em chắc còn rất nhiều thời gian để chọn lựa. Good luck!

À, Hoàng Long có phải chú ở Amherst không nhỉ? Qua khu vực Boston lần nào chơi chưa?
 
:( Em không hiểu có phải tại em dốt quá nên không hiểu được hết ý của Friedman hay không, nhưng em cảm thấy cách viết của ông ấy trong Free to Choose khá là dễ hiểu (kể cả với một thằng bập bõm về kinh tế như em). Tất cả những thắc mắc của em về Great Depression, Social Welfare, Federal Reserve System, Labor, Consumer đều được giải thích khá cụ thể. Đấy đang là sách gối đầu giường của em đấy ạ. Em cũng đã mượn nhiều quyển khác, nhưng đúng là mình chưa được đào tạo về cơ bản mà nhảy vào thì lost ngay, cám ơn anh đã khuyên ạ, em sẽ tìm mua những quyển kia về đọc trước.

Anh học ở Harvard đúng không ạ, em cũng đang ôm mộng vào đấy, đến cuối tháng 3 mới có kq , chẳng hiểu có được không nhưng hy vọng có vẻ mong manh quá :( Hồi cấp 2 em cũng học chuyên Toán trường mình, nhưng sang cấp 3 thì chuyển sang Hóa rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hị hị, hóa ra bác Quốc Anh ở Harvard, thảo nào mà quảng cáo cho anh Mankiw, hay là anh ý cho ăn hoa hồng đấy ;) hehehe.
Em thì hoàn toàn nghĩ như anh QA, intermediate ở Mỹ học rất nhẹ về toán . Em transfer từ một trường public sang Amherst, cũng đã học qua inter ở bên trường kia nhưng khi sang Amherst, vác quyển econ lên đọc thấy toàn tóan, choáng hết cả người, những cái gì mình học ở trường cũ cũng chỉ giúp mình tí chút trong việc luận ra một số vấn đề . Em thấy đúng là intro thì nên viết kiểu lý thuyết, inter là phải cho nhiều toán vào rồi, advanced thì phải như là quyển từ điển về calculus với linear alg ấy :)
Vì thế em mới thấy quyển intro của Mankiw viết hay, em đọc rất thích và dễ hiểu . Inter thì em chưa đọc của ông ấy nhưng cái quyển của Walter Nicholson trường em viết cũng rất nặng về toán và trình bầy khá rõ ràng . Advanced thì em chịu , kỳ sau mới học .
Em chưa sang Boston bao giờ . Tuần sau mới định qua anh ạ, bạn em ở bên UMass rủ qua, bảo là gặp chị Ngọc nào đấy cũng đang học tại Harvard. Có dịp thì anh em gặp nhau, anh đưa em đi chơi Cambridge cái ạ :p
 
Học under thì không cần nhiều toán đâu. Nhưng mà dân Kinh tế mà không học graduate thì ra làm gì nhở? Hay lại về WB Vietnam?
 
Back
Bên trên