một câu hỏi cua Cambridge dành cho thí sinh

Các bạn biết đấy, thởu khai thiên lập địa thế giới là cát bụi, và một lúc nào đó tôi cũng sẽ lại là cát bụi thôi (cho nên chúng ta cần enjoy life:)
Khối bụi khổng lồ đó có một chiều quay nhất định quanh khối tâm của chúng (giả sử vị trí mặt trời bây giờ), ngoài ra còn các khối tâm khác (tâm trái đất hiện tại). Các khối tâm hình thành tự nhiên vì lý do nào đó mà vật chất tập trung và kéo theo lực hấp dẫn sẽ hút khí bụi bổ xung thêm.

Một điểm lưu ý là ngày cả trong hệ quy chiếu tương đối (với mỗi khối tâm) moment quay của khí bụi bao quanh nó luôn cung dấu, và khi khí bụi bị hút vào thì do bán kính giảm đi, vận tốc quay sẽ tăng lên.

Tóm lại: chiều quay quanh trục các hành tinh trùng với chiều quay quanh mặt trời (và tương tự cho mặt trăng).

Tóm lại chúng ta hoan nganh anh Tống Minh Tuân đã thể hiện tinh thần cảnh giác cao độ và không mắc bẫy của anh Xuân Sơn. Tôi nghĩ các anh như anh Minh cần đi ôn tập cấp 3 :))
XS
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Minh ngày xưa có học Vật lý không? Hay anh hỏi chú chú có chịu khó quan sát không? Hay thôi anh để Sơn vào check rồi trả lời vậy.. Hình trên là mặt trời làm hệ quy chiếu, đứng yên, giả sử nhìn từ trên xuống, có nghĩa là đứng trên trục phía bắc nhìn xuống phía Nam. Chú không thấy là cả trái đất và Sao mộc cùng dịch chuyển à... Nếu chú nhìn từ duới lên sẽ thấy cả 2 chiều là đều quay theo chiều thuận kim đồng hồ..

Mà thôi, có thể chú không quen nghiên cứu mấy cái này. Chỉ cần nhờ vào cái này anh cũng có thể xác định được đâu là Sao Kim, sao Thổ trên trời một cách cực kì chính xác...

Vậy để anh khẳng đinh lại nhé:
- Nếu coi trái đất quay quanh mặt trời là ngược chiều kim đồng hồ
- Thì chiều tự quay quanh trục trái đất cũng là ngược chiều kim đồng hồ
- Chiều quay của Mặt trăng quanh trái đất cũng ngược chiều kim đồng hồ (giải thích rõ nhất là mặt trăng luôn mọc muộn hơn vào ngày hôm sau)..

Thực ra mấy cái cơ bản này ai cũng biết cả, có điều anh thấy hơi lạ là cả Sơn và chú đều nhầm lẫn, mà còn có thể rất nhiều người nhầm như vậy, nên anh mới lấy cái sơ đồ Nasa ra giải thích thôi. Để tẹo nữa anh google xem có tài liệu nào nói rõ hơn = text không cho chú đỡ thắc mắc :D...


Hê hê bác Tuấn, bác cứ bình tĩnh nào em sẵn sàng tiếp thu ý kiến của bác, vấn đề là em cũng hơi dốt nên mong bác trình bày cụ thể và chi tiết hơn cho em một tẹo :D.
Chú không thấy là cả trái đất và Sao mộc cùng dịch chuyển à... Nếu chú nhìn từ duới lên sẽ thấy cả 2 chiều là đều quay theo chiều thuận kim đồng hồ..

Em chả hiểu câu này ý bác là gì tất nhiên là cả trái đất và sao mộc cùng dịch chuyển rồi và cũng tất nhiên là nhìn từ "dưới" lên thì 2 cái sao đó nó sẽ dịch chuyển theo chiều ngượi lại vấn đề thế nào là trên, thế nào là dưới, ở cái hình của bác hoàn toàn chả nói lên điều gì cả hoàn toàn có thể là "trên" mà cũng hoàn toàn có thể là "dưới" lam sao mà phân biệt được :-?

Mà thôi, có thể chú không quen nghiên cứu mấy cái này. Chỉ cần nhờ vào cái này anh cũng có thể xác định được đâu là Sao Kim, sao Thổ trên trời một cách cực kì chính xác...

Với cái cách dùng bản đồ thiên cầu mà em nói thì có thể xác định được bất kỳ ngôi sao hay chòm sao nào trên trời một cách chính xác đến từng giờ từng phút và từng milimet :D ngay cả nãy giờ em thấy bác nhấn mạnh đến sao Mộc nhưng bác cũng chỉ nói chung chung khoảng mấy giờ và nó ở vị trí tương đối nào thôi chứ em ko thấy bác đề cập đến vĩ độ quan sát vì ở các vĩ độ khác nhau thì vị trí các ngôi sao tại các thời điểm cũng khác nhau. Ví dụ như em quan sát ở vĩ độ San Fran khác với bác quan sát ở vĩ độ Hanoi.
Còn về chuyên nghiên cứu cái này thì em cũng thú thật với bác là em là member của astronomy club trường em (tuy là cả năm đến meeting có 1 lần :D) nhưng em rất khoái lên tầng 6 của cái science bulding trường em ngắm sao, hóng gió trời, làm thơ và ... tán chuyện với các em gái :D. Khoe bác Tuấn 2 cái telescope chỗ em luôn
tele2.jpg

tele3.jpg


Chiều quay của Mặt trăng quanh trái đất cũng ngược chiều kim đồng hồ (giải thích rõ nhất là mặt trăng luôn mọc muộn hơn vào ngày hôm sau)..
Cái này thì rõ rồi vấn đề là bác không thể nào lôi mặt trăng ra so cũng với mặt trời được vì mặt trăng là quay quanh trái đất còn trái đất thì lại quay quanh mặt trời do vậy việc đưa mặt trăng, mặt trời và trái đất vào cũng với nhau để nhân xét mà không nói rõ hệ quy chiếu thì rất dễ gây confused ko có ích lợi gì cả tốt nhất là ta nên chỉ dùng sự chuyển động tương quan giữa mặt trời và trái đất và thống nhất dùng hệ quy chiếu trái đất để làm chuẩn để xét là thích hợp nhất sau này khi thống nhất được rồi ta mới đưa mặt trăng ra bàn. Nói chung associate với vấn đề này cũng có nhiều topic rất hay ví dụ như em đố bác lý giải vì sao lại có hiện tượng nguyệt thực vành khuyên, bản chất nó khác với nguyệt thực toàn phần thế nào và cách tính sắc xuất của nguyệt thực vành khuyên trong 1 năm tại 1 vĩ độ cụ thể là thế nào....Đại khái thế, còn việc chuyển động ngược nhau giữa mặt trời/trái đất, trái đất/trái đất thì em nghĩ là có thể bác và sách giao khoa địa lý của VN bi confused chứ cái này thuộc về lecture đầu tiên trong lớp astronomy 101 của em bác ạ bác thích thì em cá với bác chầu bia luôn hehe.

Còn về tàu vũ trụ ban đêm thì bác nói vậy là đúng rồi có điều ngày và đêm chenh lệch nhau ko phải là 6 Km bán kính mà là 12 Km đường kính :D
 
Đến giờ chú Minh lại còn không thể nhìn nổi thế nào là ngược hay cùng chiều kim đồng hồ nữa, anh sợ quá, đúng là giải thích cho chú là thành viên CLB Thiên văn đáng sợ hơn học sinh lớp 10 :D..

Xuân Sơn bạn anh đã nhận sai rồi, vậy là cứ theo thể thức 2 đánh 1, công lý thuộc về anh.. ;)
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Đến giờ chú Minh lại còn không thể nhìn nổi thế nào là ngược hay cùng chiều kim đồng hồ nữa, anh sợ quá, đúng là giải thích cho chú là thành viên CLB Thiên văn đáng sợ hơn học sinh lớp 10 :D..

Xuân Sơn bạn anh đã nhận sai rồi, vậy là cứ theo thể thức 2 đánh 1, công lý thuộc về anh.. ;)

Hê hê ok em nghĩ lại rồi, bác Tuấn và bác Sơn nói đúng, em bị nhầm hệ quy chiếu vì đúng là mặt trời move eastward trên đường hoàng đạo trong 1 năm và move westward (mọc đằng đông, lặn đằng tây) trong 1 ngày nên mới đầu nghĩ thì tưởng chúng nó chuyển động ngược nhau nhưng nghĩ kỹ lại thì mới thấy vì chuyển động thứ nhất là trái đất chuyển động tự quay quanh nó còn chuyện động thứ 2 là chuyển động nó quay quanh một vật thể khác nên thực chất nó lại là cũng chiều hẹ hẹ, cũng tricky phết. Anyway cái ví dụ minh họa đầu tiên (cái hình chuyển động) của bác Tuấn cũng sai rồi vì như cái đấy thì trái đất lại move clock-wise.

Hehe thôi chiu thua bác Tuấn một chầu bia anyway bác Tuấn, bác Sơn và các đồng chí khác thử giải thích hiện tượng nguyệt thực vành khuyên xem sao. Lâu lâu suy nghĩ mấy cái này cũng vui phết :).
 
Back
Bên trên