một câu hỏi cua Cambridge dành cho thí sinh

Nguyễn Xuân Sơn
(NguyenXuanSon)

New Member
hôm trước có một bản hỏi tớ câu hỏi thế này: tại sao chiều quanh của trái đất quanh mặt trời và chiều tự quay của trái đất quanh trục của nó khác nhau.
Nay đố lại xem các bạn cấp 3 có áp dụng kiến thức tốt không nhé!
XS
 
Em rằng trời sinh ra thế anh Sơn ạ! :D Giả sử trái đất đang lang thang trong vũ trụ và tự quay quanh nó, tự nhiên gặp phải mặt trời giữ lại và bắt nó bay quanh mặt trời, lúc đó thì chiều quay của nó quanh mặt trời chỉ phụ thuộc vào vị trí và vận tốc của nó lúc đầu mà không phụ thuộc vào chiều tự quay quanh nó.
Giải thích bừa như thế không biết có đúng không? :D
Anh Sơn chắc có lời giải thích hay hơn, dùng moment hay gì gì đó! :D
 
dung moment luc cung co the duoc (gia thiet moment ban dau =0 lieu co dung khong?), nhung dung phuong trinh luc thi de hon.
XS
 
Hóa ra anh Sơn đang trên mạng, thế thì giải đáp luôn hộ đàn em phát! :D Không thì để em hỏi xpougne! :p
 
Xuân Sơn ơi, check lại câu hỏi nhé, tớ thấy là thực tế quay cùng chiều đấy chứ, ngược chiều đâu. Nếu nhìn từ trên xuống thì đều ngược chiều kim đồng hồ (giả sử Nam là trên, Bắc là dưới)...

Điều này giải thích vì sao khi phóng tàu vũ trụ làm vệ tinh của mặt trời người ta thường phóng vào ban đêm để lợi dụng vận tốc văng của trái đất..
 
Với loại bài này.Em nghĩ phương pháp là xét trong hệ quy chiếu gắn với hệ mặt trời.Xét cân bằng của 1 vật tại trái đất.Tổng hợp lực bao gồm lực hút trái đất,mặt trời,lực quán tính,Coriolis từ đó mà xem vận tốc góc của Trái Đất và Mặt Trời cùng chiều hay khác chiều thì đảm bảo cân bằng.
Nghĩ thế ko biết đúng ko,mong anh Sơn chỉ giáo
 
1/ nếu chỉ là vệ tinh trái đất thì điều Tuấn nói không đúng
2/ nếu vệ tinh thám hiểm vùng xa của hệ mặt trời hoặc đi ngoài hệ thì điều tuấn nói là đúng
3/ nếu chỉ thắm hiểm sao Hoa hay mặt trời sao Kim thì điều Tuấn nói không đúng.


4/ lời giải thì gần nhữ Hạnh nói, những cái quái gì cũng Coriolis thế?
XS
 
Theo em nghĩ thì chiều quay của trái đất phụ thuộc vào chiều quay của bản thân nó quanh mặt trời và được sinh ra bởi lực ly tâm của trái đất khi quay quanh mặt trời với xu thế lực ly tâm tạo ra bởi trái đất khi tự quay quanh nó luôn chống lại lực ly tâm của trái đất khi quay quanh mặt trời để tạo ra trạng thái cân bằng về moment lực tại các điểm trên trái đất. Duy có một điều em hơi thắc mắc là góc tạo bởi trục quay của trái đất so với mặt phẳng hoàng đạo (ecliptic) không hoàn toàn cố định ở mức 23.5 degrees mà có thay đổi dù chỉ rất nhỏ vậy việc thay đổi góc quay này sẽ dẫn đến sự thay đổi về vận tốc quay của nó quanh mặt trời hay vận tốc quay của chính bản thân nó? bác Sơn giải thích hộ em nhá. Còn về câu trả lời của bác Tuấn thì theo em hiểu mục đích của việc phóng vệ tinh vào ban đêm (chính xác là giữa đêm) nhằm tận dụng tối đa sức văng được sinh ra bởi lực ly tâm của trái đất khi quay quanh mặt trời vì khi đó khoảng cách giữa vị trí phóng vệ tinh và mặt trời đạt cực đại và với các điểm ở cùng 1 vận tốc góc thì khoảng cách cực đại sẽ cho lực văng cực đại. Mặc dầu vậy cái này chỉ đúng nếu muốn phóng vệ tinh ra xa ngoài quỹ đạo của trái đất đối với mặt trời còn nếu phóng vệ tinh trái đất thì nta sẽ phải tận dụng lực ly tâm của trái đất khi tự quay xung quanh mình thay vì xung quanh mặt trời. Ko biết em nói vậy có đúng không các bác chỉ giáo nhá.
 
Sơn check lại đi, tớ nói đúng. Nếu cần tớ lôi bản đồ Nasa vào cho Sơn xem, check ngày vị trí trái đất là biết ngay.

Sách Giáo khoa Địa lý lớp 6 cũng viết thế. Trái đất quay vòng mặt trời theo chiều ngược kim đồng hồ nếu nhìn từ Bắc xuống Nam

Xem các film về Discovery cũng thế, thậm chí mặt trăng quay quanh trái đất cũng theo hướng ngược kim đồng hồ

Nếu không chỉ cần Sơn giải thích vụ phóng vũ trụ ban đêm phát
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Sơn check lại đi, tớ nói đúng. Nếu cần tớ lôi bản đồ Nasa vào cho Sơn xem, check ngày vị trí trái đất là biết ngay.

Sách Giáo khoa Địa lý lớp 6 cũng viết thế. Trái đất quay vòng mặt trời theo chiều ngược kim đồng hồ nếu nhìn từ Bắc xuống Nam

Xem các film về Discovery cũng thế, thậm chí mặt trăng quay quanh trái đất cũng theo hướng ngược kim đồng hồ

Nếu không chỉ cần Sơn giải thích vụ phóng vũ trụ ban đêm phát

Hê hê bác Tuấn bị nhầm sang hệ quy chiếu thiên cầu rồi. Đúng là trong thiên văn học ít khi nta dùng hệ quy chiếu mặt trời (heliocentric) mà hầu hết là dùng hệ quy chiếu thiên cầu tức là coi trái đất là trung tâm, bầu trời bao gồm mặt trăng, mặt trời và các vì sao chuyển động xung quanh nó để quan sát, đo đạc và nhận biết các sự kiện thiên văn. Mà nếu dùng hệ quy chiếu thiên cầu thì đúng là mặt trời chuyển động eastward hay counter-clockwise trên đường hoàng đạo (ecliptic curve) trong chu kỳ 365 ngày nhưng lại chuyển động westward hay clockwise xung quanh trái đất trong chu kỳ 24 giờ. Do vậy cách bác nói quan sát hướng từ bắc về phía nam chính là cách quan sát theo hệ quy chiếu thiên cầu vì nếu nói theo cách thông thường tức là chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời thì ta phải lấy hệ quy chiếu mặt trời để quát sát chứ không dùng hệ quy chiếu trái đất được mà như vậy thì mọi cái sẽ ngược lại. Bác Tuấn có thể tham khảo thêm hình vẽ sau:
Ecliptic-Date.jpg


Hình này mô tả chuyển động counter-clockwise của mặt trời xung quanh trái đất tương ứng với chu kỳ 12 tháng bao gồm 4 điểm cơ bản là winter solstice (Dec 22), Vernal Equinox (Mar 22), Summer solstice (June 22), và autumnal equinox (Sep 22).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chú Minh, anh không đến nỗi chã hay dốt thiên văn đến mức những cái cơ bản thế này có thể nhầm lẫn thiên cầu hay địa cầu được. Nhân đây anh cũng muốn các chú cần có một số thứ nhớ cơ bản khi nói về hệ mặt trời. Dù gì anh cũng đã từng quan sát hệ mặt trời vui vui trong 4 năm bằng kính thiên văn tự tạo.

Để chứng minh cho sự khẳng định của anh, anh xin mời chú vào trang web http://space.jpl.nasa.gov/ mà bất cứ thằng vỡ lòng nào về thiên văn cũng phải vào để tìm vị trí hành tinh.

Sau đây là 2 hình ảnh mà anh thu được. 1 là vị trí các thiên thể nhìn từ trên xuống của ngày hôm nay 18/6/2005

1.jpg


Và đây là vị trí các hành tinh sau 1 tháng, tức là ngày 18/07/2005

2.jpg


Hãy chú ý sự dịch chuyển của Trái đất và Sao Mộc trong sự khác nhau giữa 1 tháng.

Vì hành tinh ở trong quay nhanh hơn hành tinh ở ngoài, nên rõ ràng ta khẳng định rằng trong sơ đồ này trái đất move quay mặt trời theo chiều ngược kim đồng hồ.

Để xác định chiều tự quay của trái đất là ngược hay thuận chiều kim đồng hồ, rất dễ. Vì sao Mộc quan sát rất dễ trên bầu trời, nên ta sẽ xác định sao Mộc để xem trái đất quay theo chiều nào.
- Nếu trái đất quay theo chiều thuận kim đồng hồ, thì ta sẽ nhìn thấy sao Mộc ở trên đỉnh đầu vào lúc mờ sáng (độ khoảng 5-6 h sáng) vào ngày hôm nay 18/6
-Néu trái đất quay theo chiều ngược kim đồng hồ, thì ta sẽ nhìn thấy sao Mộc ở trên đỉnh đầu vào lúc sẩm tối (độ 6-7h chiều).

Rõ ràng là thời gian này, sao Mộc sẽ ở trên đỉnh đầu vào độ 6-7h chiều, không tin chú Minh có thể check vào ngày mai, khi nhìn lên bầu trời có thể thấy một ngôi sao sáng nhất, đó chính là sao Mộc. Nếu ai có kính viễn vọng như anh thì soi lên có thể nhận ra rõ sao có 2 vạch và 4 vệ tinh quay rất nhanh xung quanh..
Như vậy từ hình 1 có thể thấy, trái đấi tự quay theo chiều ngược kim đồng hồ, cùng chiều với chiều quay của trái đất xung quanh mặt trời..

Hơn nữa, càng ngày nó sẽ càng mọc sớm, ví dụ bây giờ 6-7h chiều là nó ở trên đỉnh đầu, nhưng 1 tháng sau thì 4-5h chiều nó đã ở trên đỉnh đầu rồi

Anh giải thích như vậy là đã hết sức rõ ràng, nhân đây cũng nhắn bạn Xuân Sơn nếu có tài liệu nào tin cậy về câu hỏi thì post ra đây. Nếu chỉ căn cứ vào câu hỏi của một học sinh dốt bên UK thì cần xem xét lại. Nhìn vào hình vẽ mà vẫn không hiểu hoặc cố tình không hiểu thì tớ xin không quay trở lại giải thích ở topic này nữa :D ...

Xem ra XSon định giải thích = mấy cái định luật vật lý cũng vớ vẩn nhỉ, vì thực tiễn là bạn sai rồi. Cho nên muốn cố giải thích theo thực tế quan sát được thì lại đành phải cố dựa vào một cái giải thích khác thôi. Những nhà Vật lý lý thuyết luôn khổ sở và mò mẫm là như vậy :D..
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tống Minh Tuấn đã viết:
Chú Minh, anh không đến nỗi chã hay dốt thiên văn đến mức những cái cơ bản thế này có thể nhầm lẫn thiên cầu hay địa cầu được. Nhân đây anh cũng muốn các chú cần có một số thứ nhớ cơ bản khi nói về hệ mặt trời. Dù gì anh cũng đã từng quan sát hệ mặt trời vui vui trong 4 năm bằng kính thiên văn tự tạo.

Để chứng minh cho sự khẳng định của anh, anh xin mời chú vào trang web http://space.jpl.nasa.gov/ mà bất cứ thằng vỡ lòng nào về thiên văn cũng phải vào để tìm vị trí hành tinh.

Sau đây là 2 hình ảnh mà anh thu được. 1 là vị trí các thiên thể nhìn từ trên xuống của ngày hôm nay 18/6/2005

1.jpg


Và đây là vị trí các hành tinh sau 2 tháng, tức là ngày 18/08/2005

2.jpg


Hãy chú ý sự dịch chuyển của Trái đất và Sao Mộc trong sự khác nhau giữa 2 tháng.

Vì hành tinh ở trong quay nhanh hơn hành tinh ở ngoài, nên rõ ràng ta khẳng định rằng trong sơ đồ này trái đất move quay mặt trời theo chiều ngược kim đồng hồ.

Để xác định chiều tự quay của trái đất là ngược hay thuận chiều kim đồng hồ, rất dễ. Vì sao Mộc quan sát rất dễ trên bầu trời, nên ta sẽ xác định sao Mộc để xem trái đất quay theo chiều nào.
- Nếu trái đất quay theo chiều thuận kim đồng hồ, thì ta sẽ nhìn thấy sao Mộc ở trên đỉnh đầu vào lúc mờ sáng (độ khoảng 5-6 h sáng) vào ngày hôm nay 18/6
-Néu trái đất quay theo chiều ngược kim đồng hồ, thì ta sẽ nhìn thấy sao Mộc ở trên đỉnh đầu vào lúc sẩm tối (độ 6-7h chiều).

Rõ ràng là thời gian này, sao Mộc sẽ ở trên đỉnh đầu vào độ 6-7h chiều, không tin chú Minh có thể check vào ngày mai, khi nhìn lên bầu trời có thể thấy một ngôi sao sáng nhất, đó chính là sao Mộc. Nếu ai có kính viễn vọng như anh thì soi lên có thể nhận ra rõ sao có 2 vạch và 4 vệ tinh quay rất nhanh xung quanh..
Như vậy từ hình 1 có thể thấy, trái đấi tự quay theo chiều ngược kim đồng hồ, cùng chiều với chiều quay của trái đất xung quanh mặt trời..

Hơn nữa, càng ngày nó sẽ càng mọc sớm, ví dụ bây giờ 6-7h chiều là nó ở trên đỉnh đầu, nhưng 2 tháng sau thì 4-5h chiều nó đã ở trên đỉnh đầu rồi

Anh giải thích như vậy là đã hết sức rõ ràng, nhân đây cũng nhắn bạn Xuân Sơn nếu có tài liệu nào tin cậy về câu hỏi thì post ra đây. Nếu chỉ căn cứ vào câu hỏi của một học sinh dốt bên UK thì cần xem xét lại. Nhìn vào hình vẽ mà vẫn không hiểu hoặc cố tình không hiểu thì tớ xin không quay trở lại giải thích ở topic này nữa :D ...

Xem ra XSon định giải thích = mấy cái định luật vật lý cũng vớ vẩn nhỉ, vì thực tiễn là bạn sai rồi. Cho nên muốn cố giải thích theo thực tế quan sát được thì lại đành phải cố dựa vào một cái giải thích khác thôi. Những nhà Vật lý lý thuyết luôn khổ sở và mò mẫm là như vậy :D..

Hix hix bác Tuấn thân mến, bác lại bất nhất trong hệ quy chiếu rồi :(
Thứ nhất là cái hình bác show cho em chả thấy có phương hướng, longtitude, latitude cụ thể gì cả mà như vậy thì không thể xác định được là trái đất quay theo chiều nào nếu chỉ nhìn vào 2 cái hình đó của bác vì cũng với cái hình của bác thôi nếu lật ngược lại thì nó cũng chả khác gì mà lúc đó trái đất lại quay theo chiều kim đồng hồ. Ngay cả khi bác đưa ra khái niệm quay theo chiều kim đồng hồ hay quay ngược chiều kim đồng hồ cũng là chưa chuẩn vì cũng với cái chiều kim đồng hồ đó nếu lật ngược lại thì nó lại thành ngược chiều do vậy khi nói đến chiều quay nhất thiết phải xác định được phương hướng thì mới có thể bàn được.

Cái thứ 2 là trong 2 cái hình bác show vừa rồi điểm quan sát nằm ở ngoài hệ mặt trời còn trong cách mà bác trình bày để quan sát chiều quay của trái đất thì điểm quan sát lại nằm trên trái đất và lấy sao mộc làm chuẩn??? Như vậy thì có thánh cũng không biết được là thế nào. Bây giờ để cho chính xác thì bác phải chọn một hệ quy chiếu với 1 điểm quan sát thống nhất. Hoặc là lấy trái đất làm chuẩn hoặc là lấy mặt trời làm chuẩn và đồng thời phải xác định phương hướng rõ ràng chứ không thể nào quan sát mông lung như vậy được.

Còn về cách xác định vị trí các sao thì không nhất thiết phải dùng đến công nghệ của nasa đâu mà có thể dùng bản đồ thiên cầu để xác định dựa trên ngày giờ và vĩ độ quan sát rất đơn giản. Từ đó có thể xác định được longtitude và latitude của từng ngôi sao hay chòm sao trên bầu trời. Dưới đây là hình minh họa về bản đồ thiên cầu:
lspns300.jpg
 
Minh ngày xưa có học Vật lý không? Hay anh hỏi chú chú có chịu khó quan sát không? Hay thôi anh để Sơn vào check rồi trả lời vậy.. Hình trên là mặt trời làm hệ quy chiếu, đứng yên, giả sử nhìn từ trên xuống, có nghĩa là đứng trên trục phía bắc nhìn xuống phía Nam. Chú không thấy là cả trái đất và Sao mộc cùng dịch chuyển à... Nếu chú nhìn từ duới lên sẽ thấy cả 2 chiều là đều quay theo chiều thuận kim đồng hồ..

Mà thôi, có thể chú không quen nghiên cứu mấy cái này. Chỉ cần nhờ vào cái này anh cũng có thể xác định được đâu là Sao Kim, sao Thổ trên trời một cách cực kì chính xác...

Vậy để anh khẳng đinh lại nhé:
- Nếu coi trái đất quay quanh mặt trời là ngược chiều kim đồng hồ
- Thì chiều tự quay quanh trục trái đất cũng là ngược chiều kim đồng hồ
- Chiều quay của Mặt trăng quanh trái đất cũng ngược chiều kim đồng hồ (giải thích rõ nhất là mặt trăng luôn mọc muộn hơn vào ngày hôm sau)..

Thực ra mấy cái cơ bản này ai cũng biết cả, có điều anh thấy hơi lạ là cả Sơn và chú đều nhầm lẫn, mà còn có thể rất nhiều người nhầm như vậy, nên anh mới lấy cái sơ đồ Nasa ra giải thích thôi. Để tẹo nữa anh google xem có tài liệu nào nói rõ hơn = text không cho chú đỡ thắc mắc :D...
 
À anh cũng nói luôn nữa là cách giải thích của chú MInh về phóng tàu vũ trụ ban đêm như thế là không chuẩn. Phóng ban đêm, nếu lấy hệ quy chiếu mặt trời thì khi đó sẽ tận dụng được
- Vận tốc văng của bề mặt trái đất
- Vận tốc của chính trái đất đối với mặt trời

Vì khi đó 2 vận tốc này là cùng hướng, sẽ cộng vào nhau và đỡ tốn nhiên liệu hơn. Tuy nhiên cái này chỉ áp dụng cho trường hợp muốn phóng đi xa hoặc làm vệ tinh đối với mặt trời. Còn đối với làm vệ tinh trái đất thì không quan trọng vào việc phóng đêm hay ngày...

- Cái bán kính dài mà chú nói được cộng thêm ở đây để tăng vận tốc là rất nhỏ, thậm chí không hề đáng kể. Bán kính từ mặt trời đến trái đất là 150trieu km, thêm 6k km thì bõ bèn gì
 
Chỉnh sửa lần cuối:
quy ước một:
1/ mặt phẳng quỹ đạo trái đất (quay quanh mặt trời) gọi là P
2/ chiều dương (+) được xác định bởi vector trực giao mặt phẳng P tạo vơi vector đi từ Nam cực trái đất lên Bắc cực một góc nhọn. Định nghĩa này được đưa ra vì trục quay trái đất không thực sự vuông góc với P (suy ra từ sự thay đôi chiều dài của ngày trong năm).
3/ Hệ quy chiếu gắn với mặt trời với chiều dương xác định như trên. Chiều quay từ ĐÔNG sang TÂY tương ứng việc quay ngược chiều đồng hồ trong hệ quy chiếu trên (mắt nhìn dọc trục + )

Rõ ràng vận tốc góc quay quanh mặt trời là rất nhở với vận tốc tự quay quanh trục của trái đất (1/365), ta bỏ qua vận tốc quay quanh mặt trời để xác định hướng quay quanh trục của trái đất: Trong hệ quy chiếu trên, trái đất quay từ TÂY sang ĐÔNG.

Làm sao xác định chiều quay của trái đất quanh mặt trời? ...
 
Back
Bên trên