Nguyễn Việt Dương
(vj3t.du0ng)
New Member
Vẫn ăn thịt chó, mắm tôm bất chấp dịch tiêu chảy
Dù thân nhân đang nằm trên giường bệnh, sống chết còn chưa tiên liệu được, song nhiều người đến thăm nuôi bệnh nhân vẫn thờ ơ với dịch tiêu chảy cấp. Có người chậc lưỡi, đó chỉ là "không may" ăn thịt chó, mắm tôm đúng vào dịp phát dịch.
>Ba phần tư số người nhiễm tả không có triệu chứng /Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm ở miền Bắc
Sáng 3/11, tại Khoa Khám bệnh, Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia (Hà Nội), hơn chục người nhà bệnh nhân ngồi chờ đến giờ thăm bệnh. Có anh thản nhiên gọi điện cho bạn bè ra chợ "làm" tí thịt chó, mắm tôm về ăn.
Chị Trần Bích Ngọc, bạn bệnh nhân Khánh Ly nhập viện hôm thứ tư cho biết, sau khi ăn thịt chó chấm mắm tôm với bạn bè về thì cô bạn bị tiêu chảy. Mấy hôm đầu không nhập viện ngay mà ở nhà tự truyền dịch và mua kháng sinh uống. Thấy không đỡ, Ly đành nhập viện.
Theo chị Ngọc, chị Ly bị bệnh chưa chắc đã phải do ăn thịt chó, mắm tôm. "Cả nhóm hơn 10 người có bị sao đâu. Chắc bụng chị Ly không tốt. Bạn tôi vừa gọi điện về ăn thịt chó tiếp đấy, mát trời thế này ăn ngon phải biết", chị Ngọc nói.
Ông Nguyễn Văn Đức, phường Định Công, Hà Nội, cũng tỏ ra khá thản nhiên khi nói về bệnh tình của cậu con trai Nguyễn Hoàng Hải. Sau khi liên hoan thịt chó với bạn thì cậu chạy toilet suốt, gia đình mua thuốc kháng sinh cho uống nhưng không thấy đỡ. "Nằm điều trị ở bệnh viện, cháu đã đỡ nhiều, chắc mai là về", ông Đức cho biết.
Ngồi chờ con nằm viện, chị Hương (Hoàn Kiếm) vui vẻ góp chuyện: "Dịch bệnh xảy ra kể cũng sợ. Nhưng mình cứ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không ăn những thứ mất vệ sinh thì chắc không sao". Chị còn kể, hôm qua nhà có khách, chị ra chợ mua thịt chó, chẳng yêu cầu mắm tôm nhưng về dở túi ra vẫn có. Chị đành vứt đi, thay thế bằng muối.
Nhập viện gần một tuần nay, bệnh nhân Lê Xuân Thể (Chính Kinh, Thanh Xuân, Hà Nội) đã không còn sợ. Hôm đầu tiên mới nhập viện thấy nhiều người bị, ông phát hoảng, nhưng sau gần 2 ngày điều trị, bệnh được kiểm soát nên đã thấy yên tâm. "Bây giờ chỉ chờ kết quả âm tính lần thứ ba là xuất viện", ông Thể cho biết.
Chị Lê Minh Nguyệt con gái ông Thể cho biết, hôm đi học về nghe nói bố phải đi cấp cứu ở bệnh viện chị sợ quá. Cũng may được đưa đi cấp cứu kịp thời. Ngay chiều hôm đó y tế đã xuống phun thuốc diệt trùng, mọi người trong gia đình đều được xét nghiệm, phát thuốc CiFex 200 uống phòng bệnh nên cũng đỡ lo.
"Hàng xóm ở xung quanh vẫn bình thường. Không ai tỏ ra lo lắng. Mọi người chỉ bảo nhau trong lúc dịch bênh cần dọn nhà cửa sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi để tránh dịch bệnh", chị Nguyệt nói.
Không ăn mắm tôm, rau sống nhưng ngồi cùng mâm với người có ăn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Đó là khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Thị Tường Vân, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia. Những người ăn mắm tôm ngồi cùng mâm có thể chạm đũa vào các đĩa bát khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập cơ thể người khác.
Tuy nhiên, nếu mọi người thực hiện tốt các quy tắc đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống thì không có gì phải lo lắng. "Trong tình hình hiện nay, tốt nhất là mọi người phải ăn chín, uống sôi, tránh tiếp xúc với mắm tôm, mắm tép. Các loại gỏi hải sản, nem chua, rau sống và nước đá", bác sĩ Vân nói.
Còn bác sĩ Nguyễn Thúy Anh, Trạm trưởng trạm y tế phường Khương Thượng, quận Thanh Xuân, khuyên: "Nếu trong gia đình có người người mắc bệnh tiêu chảy thì cần báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất hoặc đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời".
Dù thân nhân đang nằm trên giường bệnh, sống chết còn chưa tiên liệu được, song nhiều người đến thăm nuôi bệnh nhân vẫn thờ ơ với dịch tiêu chảy cấp. Có người chậc lưỡi, đó chỉ là "không may" ăn thịt chó, mắm tôm đúng vào dịp phát dịch.
>Ba phần tư số người nhiễm tả không có triệu chứng /Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm ở miền Bắc
Sáng 3/11, tại Khoa Khám bệnh, Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia (Hà Nội), hơn chục người nhà bệnh nhân ngồi chờ đến giờ thăm bệnh. Có anh thản nhiên gọi điện cho bạn bè ra chợ "làm" tí thịt chó, mắm tôm về ăn.
Chị Trần Bích Ngọc, bạn bệnh nhân Khánh Ly nhập viện hôm thứ tư cho biết, sau khi ăn thịt chó chấm mắm tôm với bạn bè về thì cô bạn bị tiêu chảy. Mấy hôm đầu không nhập viện ngay mà ở nhà tự truyền dịch và mua kháng sinh uống. Thấy không đỡ, Ly đành nhập viện.
Theo chị Ngọc, chị Ly bị bệnh chưa chắc đã phải do ăn thịt chó, mắm tôm. "Cả nhóm hơn 10 người có bị sao đâu. Chắc bụng chị Ly không tốt. Bạn tôi vừa gọi điện về ăn thịt chó tiếp đấy, mát trời thế này ăn ngon phải biết", chị Ngọc nói.
Ông Nguyễn Văn Đức, phường Định Công, Hà Nội, cũng tỏ ra khá thản nhiên khi nói về bệnh tình của cậu con trai Nguyễn Hoàng Hải. Sau khi liên hoan thịt chó với bạn thì cậu chạy toilet suốt, gia đình mua thuốc kháng sinh cho uống nhưng không thấy đỡ. "Nằm điều trị ở bệnh viện, cháu đã đỡ nhiều, chắc mai là về", ông Đức cho biết.
Ngồi chờ con nằm viện, chị Hương (Hoàn Kiếm) vui vẻ góp chuyện: "Dịch bệnh xảy ra kể cũng sợ. Nhưng mình cứ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không ăn những thứ mất vệ sinh thì chắc không sao". Chị còn kể, hôm qua nhà có khách, chị ra chợ mua thịt chó, chẳng yêu cầu mắm tôm nhưng về dở túi ra vẫn có. Chị đành vứt đi, thay thế bằng muối.
Nhập viện gần một tuần nay, bệnh nhân Lê Xuân Thể (Chính Kinh, Thanh Xuân, Hà Nội) đã không còn sợ. Hôm đầu tiên mới nhập viện thấy nhiều người bị, ông phát hoảng, nhưng sau gần 2 ngày điều trị, bệnh được kiểm soát nên đã thấy yên tâm. "Bây giờ chỉ chờ kết quả âm tính lần thứ ba là xuất viện", ông Thể cho biết.
Chị Lê Minh Nguyệt con gái ông Thể cho biết, hôm đi học về nghe nói bố phải đi cấp cứu ở bệnh viện chị sợ quá. Cũng may được đưa đi cấp cứu kịp thời. Ngay chiều hôm đó y tế đã xuống phun thuốc diệt trùng, mọi người trong gia đình đều được xét nghiệm, phát thuốc CiFex 200 uống phòng bệnh nên cũng đỡ lo.
"Hàng xóm ở xung quanh vẫn bình thường. Không ai tỏ ra lo lắng. Mọi người chỉ bảo nhau trong lúc dịch bênh cần dọn nhà cửa sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi để tránh dịch bệnh", chị Nguyệt nói.
Không ăn mắm tôm, rau sống nhưng ngồi cùng mâm với người có ăn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Đó là khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Thị Tường Vân, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia. Những người ăn mắm tôm ngồi cùng mâm có thể chạm đũa vào các đĩa bát khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập cơ thể người khác.
Tuy nhiên, nếu mọi người thực hiện tốt các quy tắc đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống thì không có gì phải lo lắng. "Trong tình hình hiện nay, tốt nhất là mọi người phải ăn chín, uống sôi, tránh tiếp xúc với mắm tôm, mắm tép. Các loại gỏi hải sản, nem chua, rau sống và nước đá", bác sĩ Vân nói.
Còn bác sĩ Nguyễn Thúy Anh, Trạm trưởng trạm y tế phường Khương Thượng, quận Thanh Xuân, khuyên: "Nếu trong gia đình có người người mắc bệnh tiêu chảy thì cần báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất hoặc đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời".