Môi trường

Phạm Thành Vân
(phamthanhvan)

New Member
Sao không thấy ai bàn về môi trường ở trong này nhỉ? Toàn những cái gỉ cái gì
 
Bạn muốn mọi người bàn về môi trường thì trước tiên bạn phải nêu một chủ đề môi trường cụ thể chứ. Chẳng hạn như tình trạng Ô nhiễm môi trường hay hiệu ứng nhà kính, Khói thải từ các nhà máy ở những nước công nghiệp phát triển ...

Xin mạn phép nêu một chủ đề : Nguyên nhân chính nào kiến tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động ở Việt Nam ?
 
Mai Văn Trung đã viết:
Bạn muốn mọi người bàn về môi trường thì trước tiên bạn phải nêu một chủ đề môi trường cụ thể chứ. Chẳng hạn như tình trạng Ô nhiễm môi trường hay hiệu ứng nhà kính, Khói thải từ các nhà máy ở những nước công nghiệp phát triển ...

Xin mạn phép nêu một chủ đề : Nguyên nhân chính nào kiến tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động ở Việt Nam ?
Tại vì chẳng thấy ai bàn về môi trường cả, toàn những cái gỉ cái gì
 
Trẻ con bây h nói chuyện ko có thứ bậc gì à. Kém 2 tuổi mà vẫn bạn ngọt xớt, khổ thân cho con giai tao bị nó khinh :D:D:D
 
Nói về ô nhiễm môi trường chung chung thế thì khó mà nói được, chắc phải mất đến hàng chục bài diễn văn. Còn về hiệu ứng nhà kính thì có nhiều sách nói về cái đấy lăm rồi, còn những cái xa xôi ở các nước khác thì không có điều kiện tiếp cận, bàn làm sao đc. Thôi thì cứ nói cụ thể hơn một ít.
Có thể hay không việc phân loại rác ngay từ hộ gia đình? Việc sử dụng túi nilon phân hủy nhanh?
 
Có thể hay không việc phân loại rác ngay từ hộ gia đình? Việc sử dụng túi nilon phân hủy nhanh?

Reuse, reduce, recycle như kiểu slogan bất cứ khi nào nói về môi trường.

Câu trả lời là: có chứ, Nhật làm rất tốt program này, tuy nhiên phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Ngay cả ở Sing, việc thực hiện phân loại rác ngay từ hộ gia đình vẫn chỉ ở quy mô rất nhỏ.

Topic này hay đấy :D
 
Uhm có được gửi một offline như sau bạn nào quan tâm đến môi trường thì mong sẽ đến:
Thân mời các bạn quan tâm đến môi trường đến tham dự một buổi nói chuyện về môi trường vào lúc 16h30 ngày 2/10/2005 tức CN tuần này tại công viên Lênin(hẹn ở cổng phía đường Trần Nhân Tông).Mục đích là để giới thiệu mô hình hoạt động của nhóm Vì Biển Xanh Đà Nẵng từ đó định hướng các chương trình hoạt động tình nguyện môi trường ở HN.Rất mong các bạn tham gia.
mess trên nhận từ một người bạn nick là thienhaxanh159.nếu ai quan tâm muốn biết rõ hơn cứ hỏi anh ấy.
 
Uhm, thôi chết xin lỗi mọi người vì ở đây toàn người hơn tuổi lẽ ra em phải xưng em mới đúng, mong các anh chị lượng thứ.Đọc lại thấy bài của anh Dũng thấy giật mình :D.
 
8 reply rồi mà toàn là cái gỉ cái gì ? Chẳng ra cái gì !!!

Thế này nhé, có bài báo trên VIETNAMNET - iem pót ra đây các anh xiem nìe
http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/vande/2004/04/59218/

Xiem đi mà rật mìn......

Để tìm ra tiếng nói chung trong công tác bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên – Môi trường chuẩn bị kế hoạch mở rộng sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà bảo vệ môi trường theo hình thức... hội nghị bàn tròn. Thế nhưng thực tế đã cho thấy: vấn đề môi trường đã trở thành vấn nạn, do vẫn còn quá nhiều người chỉ nói suông về... vấn nạn môi trường!

Chỉ trong khoảng một năm trở lại đây, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường và Phát triển (CERED) đã phối hợp với Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, hội nghị… tại các thành phố lớn ở ba miền của đất nước với cùng một chủ đề: phát triển bền vững. Theo giải thích của TS Nguyễn Hữu Ninh, chủ tịch Hội đồng Khoa học CERED, phát triển bền vững là một khái niệm mới, bao gồm cả ba yếu tố: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Thế nhưng, trong thực tế, khi đưa vào Việt Nam, đây lại không phải là một lựa chọn dễ dàng… dù tất cả đều nhất trí về nguyên tắc.
Trồng... không theo kịp phá
Ông Tetsuzo Suzuki, đại diện Công ty Toyota Việt Nam giải thích quyết định của Công ty Toyota Việt Nam khi công ty này đồng ý hỗ trợ hai dự án về môi trường tại Việt Nam: ”Nếu không có những hành động kịp thời, nhất là khi Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng trong công cuộc phát triển đất nước, mức độ ảnh hưởng đến môi trường sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, cùng với những hậu quả ngày càng lớn”.

GS Võ Quý (Đại học quốc gia Hà Nội) nhìn nhận có bảy vấn đề về môi trường mà Việt Nam đang phải đối phó. Đó là: Nạn phá rừng. Khai thác tài nguyên sinh học quá mức. Tài nguyên đất xuống cấp. Thiếu và ô nhiễm nước ngọt. Ô nhiễm gia tăng. Hậu quả chất độc hóa học của Mỹ trong chiến tranh để lại. Dân số tăng nhanh cùng với nạn đói nghèo.

GS Võ Quý kể lại một câu chuyện nhỏ mà ông đã tận mắt chứng kiến trong một lần đi công tác ở Tây Nguyên. Đó là cảnh một chiếc xe bò đang nặng nề kéo lê một cây giống vào rừng để trồng. Đối lập với cảnh này là một chiếc xe ben đang hùng hỗ chở ba súc gỗ to sụ mà đường kính phải mấy người ôm mới hết đang từ trong rừng phóng ra. Ông kết luận hóm hỉnh: ”Trồng rừng cũng không lại với... phá rừng”!
( cái ảnh: GS VÕ QUÝ thấy nìe http://www.vietnamnet.vn/dataimages/normal/images154748_MT_pharung.jpg)
Thật vậy, theo số liệu của các chuyên gia, độ che phủ rừng ở Việt Nam từ 43% diện tích toàn quốc vào năm 1943 song đến nay, chỉ còn lại khoảng 35%. Hiện có đến 365 loài động vật thuộc các nhóm thú, chim, bò sát, cá... đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Riêng thực vật, có đến 355 loài đang trong tình trạng tương tự.

Việc khai thác nước ngầm quá mức đã làm giảm lượng nước như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Tây Nguyên. Số liệu đã công bố ở Hà Nội cho thấy: việc khai thác quá mức nước ngầm tại thủ đô đã làm mức nước ngầm giảm từ 29cm đến 35cm. GS Võ Quý cũng đưa ra một số liệu khiến mọi người không khỏi giật mình: Trong vòng một thập niên (1990-2000), tỷ lệ lương thực trên đầu người chỉ tăng 1,3 lần nhưng đến năm 2024, dự báo dân số Việt Nam sẽ tăng hơn ba lần so với hiện nay!

Đó chỉ là bức tranh sơ khởi về các vấn nạn môi trường trong phạm vi cả nước.

Còn riêng tại TP.HCM, nơi có đến 28.571 xí nghiệp, mười Khu Công nghiệp và hai Khu Chế xuất? Kỹ sư Nguyễn Văn Chiến - phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cho biết: Chỉ riêng về chất thải rắn, bình quân, mỗi người dân thành phố thải ra 1,5kg/ngày. Riêng khu vực kênh Thầy Cai - An Hạ, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất, nước kênh có hàm lượng BOD (một chỉ số về tình trạng ô nhiễm nước) cao gấp ba lần tiêu chuẩn cho phép,...

Vấn nạn môi trường, do chỉ nói suông về... vấn nạn!

Phát triển bền vững = Phát triển kinh tế + Bảo vệ môi trường + công bằng xã hội

Mặc dù vậy, kỹ sư Nguyễn Văn Chiến cũng thừa nhận: Tại TP.HCM, vấn đề môi trường chưa được coi là ưu tiên trong các cơ quan, ban ngành, do áp lực của phát triển kinh tế, bên cạnh đó là nhận thức thấp về môi trường.

Theo chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Hải, vấn đề môi trường đã trở nên một vấn nạn mà Thành phố đang phải trả giá: từ nay đến năm 2005, cần đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng để bảo vệ môi trường, khắc phục nạn ô nhiễm kênh rạch, nâng cao chất lượng môi trường sống của cộng đồng dân cư và cảnh quan đô thị,... Tăng trưởng kinh tế - xã hội phải đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, mà muốn làm được như vậy thì cần phải có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt - ông Hải thừa nhận như vậy!

Trong khi đó, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Mai Ái Trực đã khẳng định rõ hơn mục tiêu phát triển bền vững: Phải chọn cả hai mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, chứ không thiên về bên nào. Bộ trưởng Mai Ái Trực cho rằng có sáu vấn đề cần giải quyết cấp bách: Xử lý chất thải rắn. Giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Bảo vệ đa dạng sinh học. Hoàn thiện thể chế luật pháp về bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức xã hội về bảo vệ môi trường. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, nội dung hàng đầu phải làm là hoàn thiện về thể chế, góp phần tạo môi trường pháp lý cần thiết cho sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Bộ trưởng Trực cho biết: Hiện có mười dự luật về môi trường đang chờ sửa đổi, bổ sung. Thế nhưng, cùng với quá trình hoàn thiện khung pháp lý về môi trường, Việt Nam còn phải nâng cao nhận thức và làm cho mọi người thay đổi hành vi trong ứng xử với các vấn đề bảo vệ môi trường, chứ không phải chỉ “biết” mà thôi! Vì vậy, Bộ Tài nguyên – Môi trường đang chuẩn bị kế hoạch mở rộng sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà bảo vệ môi trường theo hình thức hội nghị bàn tròn để tìm ra tiếng nói chung trong công tác bảo vệ môi trường.

Thế nhưng nhiều "bàn tròn" hơn, liệu có thể cứu vãn và khôi phục khẩn cấp một số chỉ tiêu chất lượng môi trường đang ở mức báo động cao?

Bởi bài học trên bình diện quốc tế lâu nay đã cho thấy: Từng có nhiều hội nghị thượng đỉnh Trái đất bàn về những vấn đề môi trường toàn cầu, song kết cục cho thấy có quá nhiều "thượng đỉnh" mà Trái đất vẫn lâm nguy (nhiều "thượng đỉnh", ít "Trái đất!").

Trở lại với mong muốn đã được Bộ trưởng Mai Ái Trực phát biểu tại hội thảo Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, hôm 13/4 ở Hội trường Thống Nhất TP.HCM: "Cần chú trọng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chi trả". Liệu có thể triển khai được nguyên tắc (mong muốn) này, dẫu cho đã có công cụ pháp lý trong tay, khi mà lãnh đạo nhiều địa phương - như TP.HCM đã nêu trên, và nhiều Bộ, ngành vẫn tập trung nhiều hơn cho phát triển kinh tế, ngại phạt, ngại... tạm đình chỉ sản xuất với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường chỉ vì sợ ảnh hưởng đến... sản xuất? Điển hình gần đây nhất là vụ UBND TP.HCM vẫn tiếp tục giơ cao, đánh khẽ đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm kênh Thầy Cai - An Hạ, như VietNamNet đã có bài phản ánh.

Đại biểu Quốc hội Lê Minh Hoàng, sau khi chứng kiến thực tế tình hình ô nhiễm môi trường ở Quận 6, TP.HCM, đã kiến nghị: "Không thể đánh đổi sức khoẻ nhân dân bằng bất cứ giá nào, hoặc chỉ vì một vài đồng thuế!". Tiếc là sự lựa chọn kiên quyết ấy, phù hợp với nguyên tắc mong muốn của Bộ trưởng Mai Ái Trực, vẫn chỉ là... kiến nghị!

Nhiều "bàn tròn" hơn, nhiều tuyên bố hùng hồn hơn của các vị lãnh đạo về nhận thức vấn nạn môi trường, song môi trường vẫn lâm nguy là vì lẽ gì? Mời bạn đọc cùng xem tấm ảnh chụp ở Sapa bên cạnh để thấy rõ hơn: Không thề cứu vãn môi trường, không thể phát triển bền vững nếu chỉ dừng ở những... khẩu hiệu!

( cái ảnh nó nìe http://www.vietnamnet.vn/dataimages/normal/images154749_YT_sapa.jpg)

Nông Khắc Ý
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phạm Thành Vân đã viết:
Nói về ô nhiễm môi trường chung chung thế thì khó mà nói được, chắc phải mất đến hàng chục bài diễn văn. Còn về hiệu ứng nhà kính thì có nhiều sách nói về cái đấy lăm rồi, còn những cái xa xôi ở các nước khác thì không có điều kiện tiếp cận, bàn làm sao đc. Thôi thì cứ nói cụ thể hơn một ít.
Có thể hay không việc phân loại rác ngay từ hộ gia đình? Việc sử dụng túi nilon phân hủy nhanh?

O nha cung mua day chuyen san xuat duoc tui nilon tu phan huy roi day nhung hinh nhu dang doi chinh phu ho tro vi neu ban thi dat qua cha ai mua.
Thang Van dao nay cham chi hoc hanh phet nhi :eek:
 
Chẳng có một chủ đề nào là cụ thể cả. Các bác toàn viết tản mạn, thích viết gì thì viết nấy là không được. Các bài về chính sách, về luật nó thuộc về vĩ mô thì ta tạm thời không xét tới ở đây vì chúng ta không phải là những là làm luật, làm về chính sách. Nếu tiểu đệ nhớ không nhầm thì đây là box của kỹ thuật thì nên thử tập trung vào thảo luận những vấn đề mang tính kỹ thuật làm nâng cao chất lượng môi trường sống. Nếu anh chị nào quan tâm tới vấn đề môi trường thì có thể tham khảo website sau: http://epa.gov hay vào trang http://unep.net cũng ok. Hai website này theo tôi là có tương đối nhiều thông tin về công nghệ cũng như quản lý môi trường.
 
Thôi đc rồi, cụ thể nhé, bản thân các bác, chú, em, có ai có í thức phân loại rác ngay tại nhà trước khi đem vứt chưa, đã ai nghĩ đến chuyện tiết kiệm rác chưa, cái này nghe lạ lạ, nhưng nó như kiểu thay vì vứt 1 cái túi nilon vào sọt rác thì dùng cái túi đó để đựng rác...
 
Ồ, cái topic này có vẻ hay đấy. Mình không dám nhận là dân "môi trường" (ý là được học hành đầy đủ về ngành này ấy), nhưng cũng coi như là được xóa mù, nên nhoi vào tham gia mấy câu.

Về cái việc phân loại rác tại nhà ấy, mình thấy có một vài yếu tố cần thiết để một chương trình như vậy thành công:
1. Ý thức người dân: để phân loại rác tại nhà, mỗi người trong hộ gia đình phải "học", "hiểu" và "thực hiện" tối thiểu là các vấn đề: cần phân loại rác thành bao nhiêu kiểu, làm thế nào để "nhận dạng" được các loại rác khác nhau để phân loại cho đúng, loại rác nào có thể tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu, ...
2. Chính sách của nhà nước: nhà nước có khuyến khích phân loại rác không? có tạo điểu kiện để dân phân loại rác không? có cơ chế thưởng phạt hay không. Ví dụ như ở bên Bỉ, việc phân loại được thực hiện (nhưng không được tốt bằng các nước khác như Đức hay Thụy Điển) với sự khuyến khích và giám sát của chính phủ: nếu bạn đổ rác mà không phân loại, người ta không thu đi, đống rác sẽ lù lù trước nhà bạn (đấy là về nguyên tắc thôi, hì hì, vì enforcement ở Bỉ cũng không được okie lắm).
3. Vấn đề KT: việc phân loại rác phải có lợi ích kinh tế thì người dân và chính phủ mới có động lực để đi đến cùng. Người dân muốn phân loại rác phải có các dụng cụ trữ rác khác nhau, công ty vệ sinh cũng cần thiết bị khác nhau để thu gom, xử lý các loại rác khác nhau, ... nếu không có tiền để đầu tư thì việc phân loại rác coi như là lãng phí công sức. Ví dụ như ở nhà bạn đã phân ra thành các loại rác khác nhau rồi, nhưng vì nhà máy xử lý không có nên rác lại đi ra bãi chôn lấp hết, thế là phí công.
4. Vấn đề xã hội: cần đảm bảo công bằng, thưởng phạt nghiêm minh, nhưng cũng cần nhớ đến các vấn đề xã hội khác. Ví dụ như, quy định mức phạt và hình phạt như thế nào để người giàu cũng vẫn phân loại rác và người nghèo vẫn có thể nộp phạt.
5. cuối cùng là vấn đề môi trường: liệu việc phân loại rác tại nhà thì tốt hơn hay việc giảm thiểu không để rác xuất hiện trong nhà là tốt hơn? Ví dụ như, các siêu thị sẽ không phát túi nilong miễn phí nữa mà bắt mua túi đựng, để khuyến khích người mua hàng mang túi từ nhà đi. Hay khi mua hàng phải đặt cọc bao bì (vỏ lon bia, chai thủy tinh, ...) và trả lại tiền đặt cọc khi mang bao bì trả lại cửa hàng. Những điều này nhiều nước đã làm nhưng Việt Nam chưa làm được (vì vấn đề thể chế, chính sách, tài chính, nhân lực, ý thức... đã nêu phần nào ở trên).

Hy vọng sẽ có nhiều bạn chia xẻ ý kiến để cùng học hỏi.
 
chị Quỳnh ở đâu bên Bỉ thế;;)
em xin bổ xung thêm 1 ý,cho khỏi lạc đề
là các trường DH trong khá nhiều nước ở châu Âu cho vào chương trình học môn môi trường,môn phụ thôi ,nhưng đây là một cách rất hay để phổ biến rộng rãi và toàn diện kiến thức môi trường
y' thức người dân thì chắc là ổn rồi,nhưng y' thức của chó với bồ câu bên này thì ko chấp nhận nổi akak,trái hẳn với nước mình lol
 
:smoking: vấn đề bảo vệ môi trường, trong lĩnh vực rác thải nói riêng, em nghĩ rằng còn lâu lâu nữa, ít là vài năm thì mới có thể thực hiện có nhìn thấy hiệu quả đc :), ý thức con người là một điều ko phải thay đổi một sớm một chiều được. Kể một chuyện vui hôm đi Tràng Tiền ăn kem, tuy thùng rác khắp các góc đều có, và ko phải đầy một chút nào :)), nếu chưa muốn nói là cái thùng rác hơi bị to so với số rác ít ỏi trong đấy, nhưng kết quả là người ăn kem vẫn thích vứt rác trên sàn hơn, với lý do... "vứt rác vào thùng rác thì người lao công làm gì còn việc mà làm" [-x, không còn gì để nói :(.
Riêng việc giữ cho một đoạn đg sạch đc còn khó nữa là, ngoài ý thức của người vứt rác :), còn có ý thức của người quét rác :), chắc do lương lao động cho công việc này quá ít ỏi nên có nhiều người thậm chí ko buồn quét, mà chỉ lê cái chổi từ đầu này qua đầu khác, hay chở xe rác đi, rác mà rơi xuống thì...kệ :)), chắc so với cái xe rác to vậy thì một túi ko là gì :)):(.
Giải pháp phạt tiền ư, nghe có vẻ hợp lý vì nhiều nước đã làm rồi và rất thành công, đơn cử ở TP HCM cũng hiệu quả ra phết, nhưng e rằng, ở HN chẳng hạn, hay nhỏ hơn, ở khu phố thôi, :)), e rằng cái effectiveness ở đây là hơi thấp :(. Cứ VD như phạt tiền trong giao thông là biết :)), thôi, theo luật nhà nước giữ xe lại, xe mà hỏng mất cả chục triệu, thôi thì tặng chú công an mấy trăm làm quà :)), cả hai người đều mừng cả :)):(.

>:-D< nhưng ko phải là tương lai hoàn toàn bi quan như thế :)), thế nào cũng có giải pháp :p. Em cũng đang dự định học về Môi trường ạ :p, mong giá một ngày nào đó...
 
Bạn Lê Hải Anh thân mến! Rất vui khi bạn để ý và có ý định theo cái nghề gọi là "hơi bị bốc mùi này". Nói vui là vậy. Nhưng trước khi bạn Đăng ký theo học ngành này thì với tư cách là người đã học về ngành Môi trường ở cả 2 trường là ĐHBK và ĐHKHTN thì tôi cũng xin có 1 số ý kiến dành riêng cho bạn, đây là ý kiến chủ quan của cá nhân thôi, để bạn khỏi bị sốc khi tham dự các khóa học về Môi trường ở VN hiện nay.(Ở nước ngoài thì không dám nói).
Về mảng môi trường được đào tạo ở ta có thể chia thành 2 phân nhóm chính:
- Thứ nhất là về Quản lý Môi trường bao gồm:
+ Quản lý về tài nguyên thiên nhiên
+ Quản lý Môi trường đô thị và khu công nghiệp thì bao gồm: Quản lý tại nguồn (kiểm soát và khống chế ô nhiễm đầu nguồn) tức áp dụng các công nghệ sạch và nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu nhằm mục đích giảm phát thải; và kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống. Và quản lý chất thải rắn đô thị (Thu gom, phân loại, tái chế, đốt, chôn lấp,.....).
- Công nghệ môi trường: Dùng trong việc kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống: tính toán các thiết bị xử lý chất thải phát sinh cũng như tối ưu hóa các thiết bị xử lý và các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
Còn ở trường ĐHKHTN thì theo chương trình bạn sẽ không được học gì nhiều đâu, số lượng môn thì rất lớn nhưng số tiết học cho mỗi môn (học trình) thì quá ít thành ra là phải tự học là chính thôi.
Còn trường ĐHBK thì sẽ được cung cấp nhiều về kiến thức về Công nghệ nói chung là tương đối bài bản. Nhưng cũng đa số là phải tự tìm tài liệu mà đọc là chính.
Theo tôi thấy bạn là học lớp Toán thì theo tôi bạn có thể theo lĩnh vực mô hình hóa toán học trong quá trình xử lý. Đây là một hướng rất ít người làm ở VN, mà Viện KH&CN MT ở BK hiện có chuyên gia về lĩnh vực này rồi, bạn sẽ học được rất nhiều ở họ, nhưng sẽ rất vất vả đấy.
Chúc bạn thành công và tâm huyết với ngành môi trường vì đây là vấn đề của tương lai đấy.
 
Tạ Quang Minh đã viết:
chị Quỳnh ở đâu bên Bỉ thế;;)
em xin bổ xung thêm 1 ý,cho khỏi lạc đề
là các trường DH trong khá nhiều nước ở châu Âu cho vào chương trình học môn môi trường,môn phụ thôi ,nhưng đây là một cách rất hay để phổ biến rộng rãi và toàn diện kiến thức môi trường
y' thức người dân thì chắc là ổn rồi,nhưng y' thức của chó với bồ câu bên này thì ko chấp nhận nổi akak,trái hẳn với nước mình lol

Chị đang ở Brussels. Còn em? Không khéo hàng xóm cũng nên :))

Phạm Minh Tân đã viết:
ạn Lê Hải Anh thân mến! Rất vui khi bạn để ý và có ý định theo cái nghề gọi là "hơi bị bốc mùi này". Nói vui là vậy. Nhưng trước khi bạn Đăng ký theo học ngành này thì với tư cách là người đã học về ngành Môi trường ở cả 2 trường là ĐHBK và ĐHKHTN thì tôi cũng xin có 1 số ý kiến dành riêng cho bạn, đây là ý kiến chủ quan của cá nhân thôi, để bạn khỏi bị sốc khi tham dự các khóa học về Môi trường ở VN hiện nay.(Ở nước ngoài thì không dám nói).
Không biết sao lại bị sốc? :-/

Phạm Minh Tân đã viết:
Theo tôi thấy bạn là học lớp Toán thì theo tôi bạn có thể theo lĩnh vực mô hình hóa toán học trong quá trình xử lý. Đây là một hướng rất ít người làm ở VN, mà Viện KH&CN MT ở BK hiện có chuyên gia về lĩnh vực này rồi, bạn sẽ học được rất nhiều ở họ, nhưng sẽ rất vất vả đấy.
Mô hình hóa đúng là một lĩnh vực hay, và tương đối mới ở Việt Nam. Trên thế giới thì người ta làm nhiều rồi. Nhưng nội việc đem về Việt Nam mà ứng dụng cho tốt cũng là cả một vấn đề lớn, không chỉ trong lĩnh vực môi trường mà trong hầu hết các ngành khoa học khác.
Phạm Minh Tân đã viết:
Về mảng môi trường được đào tạo ở ta có thể chia thành 2 phân nhóm chính:
- Thứ nhất là về Quản lý Môi trường bao gồm:
+ Quản lý về tài nguyên thiên nhiên
+ Quản lý Môi trường đô thị và khu công nghiệp thì bao gồm: Quản lý tại nguồn (kiểm soát và khống chế ô nhiễm đầu nguồn) tức áp dụng các công nghệ sạch và nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu nhằm mục đích giảm phát thải; và kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống. Và quản lý chất thải rắn đô thị (Thu gom, phân loại, tái chế, đốt, chôn lấp,.....).
- Công nghệ môi trường: Dùng trong việc kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống: tính toán các thiết bị xử lý chất thải phát sinh cũng như tối ưu hóa các thiết bị xử lý và các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
Còn ở trường ĐHKHTN thì theo chương trình bạn sẽ không được học gì nhiều đâu, số lượng môn thì rất lớn nhưng số tiết học cho mỗi môn (học trình) thì quá ít thành ra là phải tự học là chính thôi.
Còn trường ĐHBK thì sẽ được cung cấp nhiều về kiến thức về Công nghệ nói chung là tương đối bài bản. Nhưng cũng đa số là phải tự tìm tài liệu mà đọc là chính.
Bây giờ mình nghĩ là có nhiều ngành hơn rồi chứ: chẳng hạn như sức khỏe môi trường, phát triển bền vững, bảo tồn,... Các môn này hình như là chưa có được chuyên ngành riêng (mã số riêng) nhưng là hướng mà thế giới cũng đang quan tâm nhiều.

Mà hồi còn ở Ams lớp chị từng đi Yên Tử với lớp của Tân đấy, có đúng không nhỉ???
 
Tạ Quang Minh đã viết:
y' thức người dân thì chắc là ổn rồi,nhưng y' thức của chó với bồ câu bên này thì ko chấp nhận nổi akak,trái hẳn với nước mình lol

Chó ở Bỉ còn đứng trên chị em mình đấy. Bên này bọn nó hay nói vui về thứ tự ưu tiên: đứng đầu là trẻ con, thứ hai là ông già bà cả, thứ ba là phụ nữ, thứ tư là chó, thứ năm mới đến đàn ông. Bọn dân á với dân phi chắc đứng hàng thứ sáu. Nhưng chắc đứng trên dân thổ và maroc :-$
 
to chị Quỳnh:Bruxelles chứ:D Còn em ở Mông Xờ (Mons):D
lại nói về môi trường,năm ngoái bọn em đến quan sát 1 nhà máy xử lý rác thải,ấn tượng đầu tiên là ...hôi.Đi một vòng quanh cái dây chuyền thu+xử lý rác thải,xem mấy cái documentaire xong thấy choáng,lượng rác thải mỗi ngày nó kinh khủng thật (trung bình 1kg/ng/ngày.1 triệu dân-->1000 tấn/ngày,80 triệu dân ---> akak).Ở châu âu chúng nó giàu thế,ý thức thế mà còn toát mồ hôi hột với đống rác thải.Chán cho nước mình,nghèo,ý thức lại chưa cao,ko biết làm thế nào nhỉ,chỉ biết chờ các bác học sinh về giải quyết:D
 
Tạ Quang Minh đã viết:
to chị Quỳnh:Bruxelles chứ:D Còn em ở Mông Xờ (Mons):D
Không, Brussels mừ :((

Mons có gì đẹp không em? Hì hì, là chị hỏi cái thành phố ấy ;)
 
Back
Bên trên