Ludwig Van Beethoven

Cái đẹp của âm nhạc nằm ở giai điệu, đó là cũng là cái đem đến sự bất tử cho nhạc của Beethoven. 9 bản giao hưởng, bản nào cũng rất hoành tráng, và bản nào giai điệu cũng đẹp (cái này thì xin lỗi bác Mozart có là thần đồng thật thì cũng không hơn nổi đâu). Còn bản nào là đỉnh cao thì người ta cũng tranh cãi mãi rồi, nhưng cuối cùng thì nói chung cũng đều thừa nhận bản cuối cùng, bản số 9 (bản số 10 nói cho cùng cũng chỉ là đồn đại là chính cho thêm phần màu sắc) là tuyệt tác số 1. Có lẽ ông là người duy nhất viết được những bản giao hưởng vĩ đại (cả nghĩa đen và nghĩa bóng, bản số 9 mà xếp đủ người hát đoạn Choral thì cũng gần hết chỗ rồi), và cũng là người duy nhất tạo ra được những đột phá (giao hưởng nhiều chương hơn, kết hợp cả vocal vào, ...)
Nhạc của Beethoven thì không cần tên, những cái tên đặt ra chỉ tổ làm người nghe bị ảnh hưởng, mất đi cái cảm nhận cá nhân của mình thôi (hoặc cũng có thể làm người nghe dễ nghe hơn chăng???!!!). Như bản GH số 6 ông đặt tên là do được yêu cầu, Ánh trăng thì do người khác gọi, mà thực ra cũng chỉ hợp với chương 1, hai chương sau chẳng Ánh trăng tẹo nào cả, dù vẫn cứ là tuyệt tác. Bản số 3 thực ra lúc đầu ông viết cho Napoleon, nhưng sau Napoleon xưng hoàng đế, ông mới thất vọng mà gọi tên là Eroica.
Beethoven được ví như một vị tướng, cũng như Napoleon có lẽ cũng hoàn toàn đúng. Mỗi thể loại ông đều để lại kiệt tác. GH thì khỏi nói, concerto số 5 cho piano, concerto cho violon (chỉ có 1 bản mà cũng chẳng ai bằng được), sonata cho violon số 5 (Mùa xuân), sonata số 14 (Ánh trăng), số 23 (Passionnata), số 29, trio Archiduc, các ouverture, các khúc nhạc ngắn, cái gì ông cũng đều để lại những kiệt tác, những cột mốc mà chẳng ai vượt qua được cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tại sao nhắc đến Beethoven mọi người lại không nhắc đến Concerto cho Violin giọng Rê nhỉ. Đó là 1 bản nhạc tuyệt vời. Theo mình là bản concerto cho violin hay nhất.
 
mọi người cho mình hỏi, tên gốc của bài Ode to Joy là gì, hình như việt nam gọi là khúc khải hoàn
 
Sonate "Ánh trăng" của L.v.Beethoven

Beethoven là người phát triển chủ nghĩa cổ điển đến đỉnh cao và cũng được xem là người bắc cầu cho chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc. Ở một số trường hợp, ông đã phá vỡ những truyền thống cổ điển để phục vụ cho những ý đồ nghệ thuật mới mẻ.
Điều đó được thể hiện khá rõ trong liên khúc sonate của ông. Beethoven không hài lòng với tính đặc thù riêng lẻ của từng chương trong liên khúc sonate cổ điển, ông muốn tìm kiếm một nguyên tắc khác - đó là sự thống nhất về âm nhạc của toàn bộ sonate nói chung. Và ông đã thực hiện được ý tưởng này trong sonate số 14 viết cho piano ở điệu tính Do thăng thứ (op. 27).
Beethoven gọi tác phẩm này là Sonate phóng tác, nhưng thực tế nó được phổ cập rộng rãi với tên gọi Sonate Ánh trăng mà nhà thơ Ludwig Rellstab (ở Berlin) đã đặt. Khi nghe bản sonate này, Ludwig Rellstab đã hình dung ra một đêm trăng tuyệt đẹp bên bờ hồ. Nhưng như thế, Ludwig Rellstab chỉ mới đề cập đến cái vỏ của tác phẩm, thật ra đằng sau khung cảnh thơ mộng đó là cả một thế giới nội tâm phong phú sinh động, từ sự chiêm nghiệm, bình lặng cho đến tuyệt vọng cao độ...
Một số người khác thì gắn Sonate Ánh trăng với mối tình dang dở của nhạc sĩ và Giulietta Guicciardi (người được đề tặng tác phẩm này), nhưng nội dung của Ánh trăng đã vượt khỏi xúc cảm tình yêu, tình yêu chỉ như một nguyên cớ để tác phẩm ra đời. Sonate này đã báo trước cho những tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn.
Sonate Ánh trăng thuộc loại tác phẩm phổ cập nhất của Beethoven và là một trong những tuyệt phẩm của âm nhạc cổ điển. Cả 3 chương của sonate là một chỉnh thể nhất quán.
Chương I, không có những tương phản và những gay gắt như thường thấy trong truyền thống cổ điển. Ở đây là những âm điệu khoan thai, trầm tĩnh. Trên nền những hợp âm rải xuất hiện giai điệu sâu lắng, sau đó lắng dần và xuất hiện nỗi buồn day dứt, đưa người nghe vào thế giới của niềm mơ ước và hồi ức... Chương này được xem là một bản dạ khúc tuyệt vời.
Chương II, với những nét tương phản nhẹ nhàng, mềm mại, được xem như đoạn chuyển tiếp từ chương I với những tâm trạng thơ mộng để sang chương kết hùng dũng và kiêu hãnh.
Chương III (chương kết), được viết ở hình thức sonate. Trong chương này, lần lượt những chủ đề với tính chất khác nhau vang lên trong những dòng thác âm thanh, thể hiện thế giới sôi động của tâm hồn con người. Và lần đầu tiên trong lịch sử âm nhạc thế giới, Sonate Ánh trăng đã tạo nên một hình tượng âm nhạc hoàn chỉnh hiếm có về nội tâm con người.
Toàn bộ 3 chương của tác phẩm đã đạt được sự thống nhất cao là nhờ vào sự phát triển motiv rất tinh tế của những chủ đề ở các chương. Sonate Ánh trăng ghi dấu một cột mốc quan trọng trong bước đường sáng tạo của Beethoven, là tiền đề cho những tác phẩm có nội dung tư tưởng rộng lớn hơn.
 
Nói về Violin Concerto thì ngoài op.61 của Beethoven, còn phải kể đến op.77 của Brahms, op.35 của Tchaikovsky (cả 2 cái này đều cung D), op.64 của Mendelssohn (Em), KV.219 'Turkish' của Mozart (A)

Ode to Joy nguyên gốc là 1 bài thơ của Schiller. Thực ra ý tưởng kết hợp giữa giao hưởng số 9 op.125 với bài thơ dài này đã nhen nhóm ở Beethoven từ nhũng năm 1813-1816, khá lâu trước khi bản giao hưởng này ra đời (1824)
 
trong số các bản GH của btv thì em thích bài số 7 nhất

mà ngày xưa nhà em nhiều đĩa lắm
bây giờ cứ hỏng dần hỏng dần...
 
ở sega có bài Beethoven virus hay kinh dị, nhảy phê luôn, ko hiểu là remix từ bản nhạc nào của Beethoven :-/
 
Trong các tác phẩm của Beethoven, có thể kể đến Symphony No. 9 - Choral, đây là một tác phẩm xuất sắc. Thấy người ta phân tích là để khúc Scherzo lên trước Andante thì phải, như thế là một cách biến tấu hết sức khó. Mình ko chuyên về phần này lắm, nhưng đúng là Symphony 9 rất hay. Sym. 3 và Sym. 5 xuất sắc cũng không kém.
Còn Sonata thì có bản 8, 13, 14 là BL thích. Nhất là sonata 14 - Moonlight, trong đấy thì chương III - Presto Agitato là mình thích nhất. Thực ra thì mọi người hay nghe đến chương I - Adagio Sostenuto nên chắc là thích chương này nhất. Nhưng riêng BL thì chương III, những nốt nhạc, luyến láy mới gây cảm xúc đặc biệt. Chương I nặng nề về tâm lý, tình cảm. Chương II - Allegretto cũng rất hay, nhẹ nhàng, tươi đẹp.

À, hôm trước vừa kiếm được một đĩa của Dvorak, Symphony No. 9 - From the New World cực kỳ hay. Oày, hồi nghe Rhapsody, đĩa Rain of the Thousand Flames, cái bài cuối lấy từ chương IV của bản này, từ hồi đấy đã kết rồi. Hôm trước nghe cả đĩa mới thấy xuất sắc, cả 3 chương kia cũng rất hay.
 
Beethoven ngoài Piano Sonata no 14 ra thì em chỉ nghe Piano Concerto, em thấy piano concerto no 3 do Sviatoslav Richter chơi rất tuyệt, còn piano no 4 thì cũng rất hay, có ai nghe hai bản này chưa? :)
 
Mình có đủ collection cả 9 bản giao hưởng và 5 bản PC của Beethoven đấy. Ai muốn copy cứ liên hệ nhé. [email protected] ...
Cả 5 PC này đều sáng tác trước 1810 nên vẫn còn mang nặng tính cổ điển ...
Sonata, Beethoven soạn tổng cộng 32 cái, trong đó minh thích nhất cái số 23 op.57. Nghe phê vãi ...
Không thể không nói đến 16 String Quartet, 11 Piano Trio, 10 Violin Sonata ... những con số thật ấn tượng cho thấy sức sáng tạo và khả năng làm việc không biết mệt mỏi của nhà soạn nhạc thiên tài.
 
Catalogue of Works by Opus Number

--------------------------------------------------------------------------------
Opus 1 no 1 (1795) Piano Trio No. 1 in E flat major
Opus 1 no 2 (1795) Piano Trio No. 2 in G major
Opus 1 no 3 (1795) Piano Trio No. 3 in C minor
Opus 2 no 1 (1796) Piano Sonata No. 1 in F minor
Opus 2 no 2 (1796) Piano Sonata No. 2 in A major
Opus 2 no 3 (1796) Piano Sonata No. 3 in C major
Opus 3 (1794) String Trio No. 1 in E flat major
Opus 4 (1795) String Quintet in E flat major
Opus 5 no 1 (1796) Sonata for Piano and Violin cello No. 1 in F major
Opus 5 no 2 (1796) Sonata for Piano and Violin cello No. 2 in G minor
Opus 6 (1797) Piano Sonata for four hands
Opus 7 (1797) Piano Sonata No. 4 in E flat major
Opus 8 (1797) Serenade in D major for string trio
Opus 9 no 1 (1798) String Trio No. 2 in G major
Opus 9 no 2 (1798) String Trio No. 3 in D major
Opus 9 no 3 (1798) String Trio No. 4 in C minor
Opus 10 no 1 (1798) Piano Sonata No. 5 in C minor
Opus 10 no 2 (1798) Piano Sonata No. 6 in F major
Opus 10 no 3 (1798) Piano Sonata No. 7 in D major
Opus 11 (1798) Piano Trio No. 4 in B flat major
Opus 12 no 1 (1798) Violin Sonata No. 1 in D major
Opus 12 no 2 (1798) Violin Sonata No. 2 in A major
Opus 12 no 3 (1798) Violin Sonata No. 3 in E flat major
Opus 13 (1799) Piano Sonata No. 8 in C minor "Pathetique"
Opus 14 no 1 (1799) Piano Sonata No. 9 in E major
Opus 14 no 2 (1799) Piano Sonata No. 10 in G major
Opus 15 (1795) Piano Concerto No. 1 in C major
Opus 16 (1796) Quintet for Piano and Wind
Opus 17 (1800) Horn Sonata in F major
Opus 18 no 1 (1800) String Quartet No. 1 in F major
Opus 18 no 2 (1800) String Quartet No. 2 in G major
Opus 18 no 3 (1800) String Quartet No. 3 in D major
Opus 18 no 4 (1800) String Quartet No. 4 in C minor
Opus 18 no 5 (1800) String Quartet No. 5 in A major
Opus 18 no 6 (1800) String Quartet No. 6 in B flat major
Opus 19 (1795) Piano Concerto No. 2 in B flat major
Opus 20 (1799) Septet in E flat major
Opus 21 (1800) Symphony No. 1 in C major
Opus 22 (1800) Piano Sonata No. 11 in B flat major
Opus 23 (1801) Violin Sonata No. 4 in A minor
Opus 24 (1801) Violin Sonata No. 5 in F major "Spring"
Opus 25 (1801) Serenade in D major for Flute, Violin and Viola
Opus 26 (1801) Piano Sonata No. 12 in A flat major
Opus 27 no 1 (1801) Piano Sonata No. 13 in E flat major
Opus 27 no 2 (1801) Piano Sonata No. 14 in C sharp minor "Moonlight"
Opus 28 (1801) Piano Sonata No. 15 in D major
Opus 29 (1801) String Quintet in C major
Opus 30 no 1 (1803) Violin Sonata No. 6 in A major
Opus 30 no 2 (1803) Violin Sonata No. 7 in C minor
Opus 30 no 3 (1803) Violin Sonata No. 8 in G major
Opus 31 no 1 (1802) Piano Sonata No. 16 in G major
Opus 31 no 2 (1802) Piano Sonata No. 17 in D minor "Tempest"
Opus 31 no 3 (1802) Piano Sonata No. 18 in E flat major
Opus 32 (1805) Song - An die Hoffnung
Opus 33 (1802) Seven Bagatelles for piano
Opus 34 (1802) Six variations for piano on an original theme, F major
Opus 35 (1802) Fifteen variations and a fugue for piano on an original theme, E flat major "Eroica"
Opus 36 (1803) Symphony No. 2 in D major
Opus 37 (1803) Piano Concerto No. 3 in C minor
Opus 38 (1803) Piano Trio No. 8 (Arrangement of the Septet opus 20)
Opus 39 (1789) Two Preludes through all twelve major keys for piano
Opus 40 (1802) Romance for Violin in G major
Opus 41 (1803) Serenade for Paino and Flute or Violin in D major
Opus 42 (1803) Notturno for Viola and Piano in D major
Opus 43 (1801) The Creatures of Prometheus: Overture and Ballet music
Opus 44 (1792) Piano Trio No. 10 (Variations on an original theme in E flat major)
Opus 45 (1803) 3 Marches for Piano, 4 hands
Opus 46 (1795) Song - Adelaide
Opus 47 (1802) Violin Sonata No. 9 in A major "Kreutzer"
Opus 48 no 1 (1802) Song - Bitten
Opus 48 no 2 (1802) Song - Die Liebe des Naechsten
Opus 48 no 3 (1802) Song - Vom Tode
Opus 48 no 4 (1802) Song - Die Ehre Gottes aus der Natur
Opus 48 no 5 (1802) Song - Gottes Macht und Vorsehung
Opus 48 no 6 (1802) Song - Busslied
Opus 49 no 1 (1792) Piano Sonata No. 19 in G minor
Opus 49 no 2 (1792) Piano Sonata No. 20 in G major
Opus 50 (1798) Romance for Violin in F major
Opus 51 no 1 (1797) Rondo in C major for piano
Opus 51 no 2 (1798) Rondo in G major for piano
Opus 52 no 1 (1805) Song - Urians Reise um die Welt
Opus 52 no 2 (1805) Song - Feuerfab
Opus 52 no 3 (1805) Song - Das Liedchen von der Ruhe
Opus 52 no 4 (1805) Song - Maigesang
Opus 52 no 5 (1805) Song - Mollys Abschied
Opus 52 no 6 (1805) Song - Die Liebe
Opus 52 no 7 (1805) Song - Marmotte
Opus 52 no 8 (1805) Song - Das Bluemchen Wunderhold
Opus 53 (1803) Piano Sonata No. 21 in C major "Waldstein"
Opus 54 (1804) Piano Sonata No. 22 in F major
Opus 55 (1805) Symphony No. 3 in E flat major "Eroica"
Opus 56 (1805) Triple Concerto in C major
Opus 57 (1805) Piano Sonata No. 23 in F minor "Appassionata"
Opus 58 (1807) Piano Concerto No. 4 in G major
Opus 59 no 1 (1806) String Quartet No. 7 in F major "Rasumovsky 1"
Opus 59 no 2 (1806) String Quartet No. 8 in E minor "Rasumovsky 2"
Opus 59 no 3 (1806) String Quartet No. 9 in C major "Rasumovsky 3"
Opus 60 (1807) Symphony No. 4 in B flat major
Opus 61 (1808) Concerto for Violin and Orcestra in D major
Opus 62 (1807) Overture - Coriolan
Opus 63 (1806) Arrangement of String Quintet (Opus 4) for Piano Trio
Opus 64 (1807) Arrangement of Piano Trio (Opus 3) for Piano and Cello
Opus 65 (1796) Aria - Ah perfido!
Opus 66 (1796) Variations for Cello on Mozart's `Ein Maedchen oder Weibchen'
Opus 67 (1808) Symphony No. 5 in C minor
Opus 68 (1808) Symphony No. 6 in F major "Pastoral"
Opus 69 (1808) Sonata for Piano and Violincello No. 3 in A major
Opus 70 no 1 (1808) Piano Trio No. 5 in D major "Ghost"
Opus 70 no 2 (1808) Piano Trio No. 6 in E flat major
Opus 71 (1796) Wind sextet in E flat
Opus 72a (1805) Opera - Leonore (with Overture Leonore No. 2)
Opus 72b (1806) Opera - Leonore (with Overture Leonore No. 3)
Opus 72c (1814) Opera - Fidelio
Opus 73 (1809) Piano Concerto No. 5 in E flat major "Emperor"
Opus 74 (1809) String Quartet No. 10 in E flat major "Harp"
Opus 75 no 1 (1809) Song - Mignon
Opus 75 no 2 (1809) Song - Neue Liebe, neues Leben
Opus 75 no 3 (1809) Song - Aus Goethes Faust: Es war einmal ein Koenig
Opus 75 no 4 (1809) Song - Gretels Warnung
Opus 75 no 5 (1809) Song - An die fernen Geliebten
Opus 75 no 6 (1809) Song - Der Zufriedene
Opus 76 (1809) Six variations for piano on an original theme, D major
Opus 77 (1809) Piano Fantasia
Opus 78 (1809) Piano Sonata No. 24 in F sharp major
Opus 79 (1809) Piano Sonata No. 25 in G major
Opus 80 (1808) Choral Fantasia
Opus 81a (1809) Piano Sonata No. 26 in E flat major "Les Adieux"
Opus 81b (1795) Sextet in E flat
Opus 82 no 1 (1809) Song - Hoffnung
Opus 82 no 2 (1809) Song - Liebes-Klage
Opus 82 no 3 (1809) Duet - L'amante impatiente
Opus 82 no 4 (1809) Song - L'amante impatiente
Opus 82 no 5 (1809) Song - Lebens-Genuss
Opus 83 no 1 (1810) Song - Wonne der Wehmut
Opus 83 no 2 (1810) Song - Sehnsucht
Opus 83 no 3 (1810) Song - Mit einem gemalten Band
Opus 84 (1810) Egmont (Overture and Incidental Music)
Opus 85 (1804) Christus am Olberge
Opus 86 (1807) Mass in C major
Opus 87 (1795) Trio for two Oboes and English Horn in C major
Opus 88 (1803) Song - Das Gluck der Freundschaft
Opus 89 (1814) Polonaise in C major
Opus 90 (1814) Piano Sonata No. 27 in E minor
Opus 91 (1813) Wellington's Victory ("Battle" Symphony)
Opus 92 (1813) Symphony No. 7 in A major
Opus 93 (1814) Symphony No. 8 in F major
Opus 94 (1815) Song - An die Hoffnung
Opus 95 (1810) String Quartet No. 11 in F minor "Serioso"
Opus 96 (1812) Violin Sonata No. 10 in G major
Opus 97 (1811) Piano Trio No. 7 in B flat major "Archduke"
Opus 98 (1816) Song - An die ferne Geliebte
Opus 99 (1816) Song - Der Mann von Wort
Opus 100 (1814) Song - Merkenstein
Opus 101 (1816) Piano Sonata No. 28 in A major
Opus 102 no 1 (1815) Sonata for Piano and Violincello No. 4 in C major
Opus 102 no 2 (1815) Sonata for Piano and Violincello No. 5 in D minor
Opus 103 (1792) Wind octet in E flat
Opus 104 (1817) String Quintet (arrangement of Piano Trio No. 3)
Opus 105 (1819) Six sets of variations for Piano and Flute
Opus 106 (1818) Piano Sonata No. 29 in B flat major "Hammerklavier"
Opus 107 (1820) Ten sets of variations for Piano and Flute
Opus 108 (1818) Twenty-Five Scottish Songs
Opus 109 (1822) Piano Sonata No. 30 in E major
Opus 110 (1822) Piano Sonata No. 31 in A flat major
Opus 111 (1822) Piano Sonata No. 32 in C minor
Opus 112 (1815) Song - Meeresstille und glueckliche Fahrt
Opus 113 (1811) Singspiel - Die Ruinen von Athens (The ruins of Athens)
Opus 114 (1822) March and Chorus - Die Weihe des Hauses
Opus 115 (1815) Overture - Zur Namensfeier
Opus 116 (1802) Vocal Trio with Orchestra - Tramte, empi tremate
Opus 117 (1811) Singspiel - King Stephen
Opus 118 (1814) Song - Eligischer Gesang
Opus 119 (1822) Eleven new Bagatelles for piano
Opus 120 (1823) Thirty-three variations for piano on a waltz by Diabelli, C major
Opus 121a (1803) Piano Trio No. 11 (Variations on `Ich bin der Schneider Kakadu')
Opus 121b (1822) Song - Opferlied
Opus 122 (1824) Song - Bundeslied
Opus 123 (1822) Mass in D major (Missa Solemnis)
Opus 124 (1822) Overture - Die Weihe des Hauses
Opus 125 (1824) Symphony No. 9 in D minor "Choral"
Opus 126 (1824) Six Bagatelles for piano
Opus 127 (1825) String Quartet No. 12 in E flat major
Opus 128 (1822) Song - Der Kuss
Opus 129 (1795) Rondo Capriccio for piano in D major
Opus 130 (1825) String Quartet No. 13 in B flat major
Opus 131 (1826) String Quartet No. 14 in C sharp minor
Opus 132 (1825) String Quartet No. 15 in A minor
Opus 133 (1826) Grosse Fuge in B flat major
Opus 134 (1826) Piano arrangement (4 hands) of Grosse Fuge
Opus 135 (1826) String Quartet No. 16 in F major
Opus 136 (1814) Cantata - Der glorreiche Augenblick
Opus 137 (1817) String Quintet (fugue) in D major
Opus 138 (1807) Overture - Leonore 1

Catalogue of Works Without Opus Number
WoO 1 : Ritterballett
WoO 2 : March and Entr'acte for Tarpeja
WoO 3 : Gratulations-Menuett
WoO 4 : Piano Concerto in E flat major
WoO 5 : Violin Concerto in C major
WoO 6 : Rondo in B flat major for piano and orchestra
WoO 7 : Twelve Minuets
WoO 8 : Twelve German Dances
WoO 9 : Six Minuets
WoO 10 : Six Minuets
WoO 11 : Twelve Laendler
WoO 12 : Twelve Minuets
WoO 13 : Twelve German Dances
WoO 14 : Twelve Contredanses
WoO 15 : Six Laendler
WoO 16 : Twelve Ecossaises
WoO 17 : Eleven Moedling Dances
WoO 18 : March for Military Band
WoO 19 : March for Military Band
WoO 20 : March for Military Band
WoO 21 : Polonaise for Military Band
WoO 22 : Ecossaise for Military Band
WoO 23 : Ecossaise for Military Band
WoO 24 : March for Military Band
WoO 25 : Rondo for wind
WoO 26 : Duo for two flutes
WoO 27 : Three Duos for clarinet and bassoon
WoO 28 : Variations for two oboes and cor anglais on 'La ci darem'
WoO 29 : March for wind
WoO 30 : Three Equali for four trombones
WoO 31 : Fugue for organ
WoO 32 : Duo for viola and cello
WoO 33 : Five pieces for mechanical clock
WoO 34 : Duet for two violins
WoO 35 : Canon for two violins
WoO 36 : Three quartets for piano and strings
WoO 37 : Trio for piano, flute and bassoon
WoO 38 : Piano trio in E flat major
WoO 39 : Piano trio in B flat major
WoO 40 : Variations for piano and violin on 'Se vuol ballare'
WoO 41 : Rondo in G major for piano and violin
WoO 42 : Six German Dances
WoO 43 : Two pieces for mandolin and piano
WoO 44 : Two pieces for mandolin and piano
WoO 45 : Variations for piano and cello on 'See the conqu'ring hero comes'
WoO 46 : Variations for piano and cello on 'Bei Maennern'
WoO 47 : Three Piano Sonatas
WoO 48 : Rondo for piano
WoO 49 : Rondo for piano
WoO 50 : Piano sonatina in F major
WoO 51 : Piano sonata in C major
WoO 52 : Bagatelle for piano in C minor
WoO 53 : Allegretto for piano in C minor
WoO 54 : Lustig-Traurig for piano
WoO 55 : Prelude in F minor for piano
WoO 56 : Bagatelle for piano in C major
WoO 57 : Andante favori for piano
WoO 58 : Two cadenzas for Mozart's piano concerto K 466
WoO 59 : Fuer Elise for piano
WoO 60 : Piano piece
WoO 61 : Piano piece
WoO 62 : Unfinished string quintet in C major
WoO 63 : Variations for piano
WoO 64 : Variations for piano
WoO 65 : Variations for piano
WoO 66 : Variations for piano
WoO 67 : Variations for piano duet
WoO 68 : Variations for piano
WoO 69 : Variations for piano
WoO 70 : Variations for piano
WoO 71 : Variations for piano
WoO 72 : Variations for piano
WoO 73 : Variations for piano
WoO 74 : Song 'Ich denke dein' with variations for piano duet
WoO 75 : Variations for piano
WoO 76 : Variations for piano
WoO 77 : Variations for piano
WoO 78 : Variations for piano
WoO 79 : Variations for piano
WoO 80 : Variations for piano
WoO 81 : Allemande for piano in A major
WoO 82 : Minuet for piano in E flat major
WoO 83 : Six Ecossaises for piano
WoO 84 : Waltz for piano
WoO 85 : Waltz for piano
WoO 86 : Ecossaise for piano in E flat major
WoO 87 : Cantata on the death of Joseph II
WoO 88 : Cantata on the accession of Leopold II
WoO 89 : Aria 'Pruefung des Kuessens'
WoO 90 : Aria 'Mit Maedeln sich vertragen'
WoO 91 : Two arias for 'Die schoene Schusterin'
WoO 92 : Aria 'Primo Amore'
WoO 92a: Aria 'No, non turbati'
WoO 93 : Duet 'Nei giorni tuoi felice'
WoO 94 : 'Germania', finale for 'Die gute Nachricht'
WoO 95 : 'Chor auf die verbuendeten Fuersten'
WoO 96 : Incidental music for 'Leonore Prohaska'
WoO 97 : 'Es ist vollbracht' finale for 'Die Ehrenpforten'
WoO 98 : 'Wo sich die Pulse', chorus for 'Die Weihe des Hauses'
WoO 99 : Italian Partsongs
WoO 100 : 'Lob auf den Dicken'
WoO 101 : 'Graf, Graf, liebster Graf'
WoO 102 : 'Abschiedsgesang'
WoO 103 : Cantata 'Un lieto Brindisi'
WoO 104 : 'Gesang der Moenche'
WoO 105 : 'Hochzeitslied'
WoO 106 : Birthday Cantata for Prince Lobkowitz
WoO 107-130 : Twenty-four songs
WoO 131 : Unfinshed song 'Erlkoenig'
WoO 132 : Song
WoO 133 : Song
WoO 134 : Song 'Sehnsucht' in four settings
WoO 135-151 : Seventeen Songs
WoO 152-158 : 143 Folksong Settings
WoO 159-198 : Forty-three Canons
WoO 199 : Ich bin der Herr von zu
WoO 200 : 'O Hoffnung'
WoO 201 : 'Ich bin bereit'
WoO 202 : 'Das Schoene zu dem Guten'
WoO 203 : 'Das Schoene zu dem Guten'
WoO 204 : 'Holz, Holz'
WoO 205 : Musical quips from Beethoven's letters
Hess 12 : Oboe Concerto in F (fragment only)
Hess 13 : Romance in E minor for 3 soloists and orchestra
Hess 15 : Piano Concerto No. 6 (unfinished)
Hess 19 : Wind quintet in E flat major
Hess 28 : Movement in A flat major for string trio
Hess 29 : Prelude and Fugue for Strong Quartet
Hess 30 : Prelude and Fugue for Strong Quartet
Hess 31 : Prelude and Fugue for Strong Quartet
Hess 33 : Minuet for string quartet
Hess 34 : String Quartet arrangement of Opus 14 No. 1
Hess 36 : Handel Fugue arranged for String Quartet
Hess 38 : Bach Fugue arranged for String Quartet
Hess 39 : String Quintet in F major (lost)
Hess 40 : Movement in D minor for String Quintet
Hess 46 : Violin Sonata in A major
Hess 48 : Allegretto in E flat major for piano trio
Hess 64 : Fugue for keyboard
Hess 65 : Concerto excerpt (arrangement of Opus 37)
Hess 69 : Bagatelle in C minor for piano
Hess 87 : March for piano (arrangement of WoO 29)
Hess 88 : Minuet for piano (arrangement of Hess 33)
Hess 89 : Ritterballett (piano arrangement of WoO 1)
Hess 90 : The Creatures of Prometheus (piano arrangement of Opus 43)
Hess 91 : Opferlied (piano arrangement of Opus 121b)
Hess 92 : Bundeslied (piano arrangement of Opus 122)
Hess 93 : `Freudvoll', piano accompaniment for Opus 84
Hess 97 : Wellington's Victory (piano arrangement of Opus 91)
Hess 99 : March for piano (arrangement of WoO 18)
Hess 107 : Grenadier's March
Hess 108 : Wellington's Victory (panharmonicon arrangement of Opus 91)
Hess 115 : Vestas Feuer (unfinished Opera)
Hess 118 : Music for the Consecration of the House (from Opus 113)
Hess 133 : Folksong
Hess 134 : Folksong
Hess 137 : Song `Ich wiege dich' (lost)
Hess 139 : Song `Minnesold' (lost)
Hess 143 : Song `An die Freude' (lost)
Hess 152-207 : Folksong settings
Hess 208-232 : Italian partsongs
Hess 233-246 : Counterpoint exercises
Hess 274-277 : Four Canons
Hess 297 : Adagio for three horns
Hess 300-301 : Two Canons
AnH 3 : Piano Trio in D major
AnH 4 : Flute Sonata in B flat major
AnH 5 : Two Piano Sonatinas
AnH 6 : Rondo in B flat major for piano
 
em nghe chỉ thấy Sonate ánh trăng là hay, còn symphonie 5 thì ko hỉu lắm, bác nào có thể chỉ thêm cho em nó viết về cái gì được ko (Ánh trăng thì em còn tưởng tượng đc chứ symphonie 5 em ko hiểu là ntn :) )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sonata Ánh trăng thì đỉnh rồi.
Symphony của Beethoven khá khó hiểu đấy anh ạ.
Nhất là bản số 5 và bản số 9 mang tính triết học rất cao.
 
Ludwig Van Beethoven

1 số tác phẩm tuyển chọn cho piano, và các bản symphony nổi tiếng.

Piano Sonatas No.1 to No.32 (pianist: Mitsuko Uchida).


BeethovenPS.jpg

6 part:

Mã:
 http://rapidshare.com/files/471142/B-32PS.part1.rar.html
 http://rapidshare.com/files/472681/B-32PS.part2.rar.html
 http://rapidshare.com/files/474197/B-32PS.part3.rar.html
 http://rapidshare.com/files/475766/B-32PS.part4.rar.html
 http://rapidshare.com/files/477415/B-32PS.part5.rar.html
 http://rapidshare.com/files/478706/B-32PS.part6.rar.html


The Symphonies 1-9

Category Classical, Classical Period, Box Sets, Symphony, Overture, Incidental
Label Oiseau Lyre London / Decca
Year 1997

1. Symphony no 1 in C major, Op. 21

Composer Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)
Conductor Christopher Hogwood
Genre Symphony
Date Written 1800
Ensemble Academy of Ancient Music
Period Classical
Country Vienna, Austria
Recording Studio

2. Symphony no 2 in D major, Op. 36

Composer Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)
Conductor Christopher Hogwood
Genre Symphony
Date Written 1801-1802
Ensemble Academy of Ancient Music
Period Classical
Country Vienna, Austria
Recording Studio

3. Symphony no 3 in E flat major, Op. 55 "Eroica"


Composer Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)
Conductor Christopher Hogwood
Genre Symphony
Date Written 1803
Ensemble Academy of Ancient Music
Period Classical
Country Vienna, Austria
Recording Studio

4. Symphony no 4 in B flat major, Op. 60

Composer Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)
Conductor Christopher Hogwood
Genre Symphony
Date Written 1806
Ensemble Academy of Ancient Music
Period Classical
Country Vienna, Austria
Recording Studio

5. Symphony no 5 in C minor, Op. 67

Composer Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)
Conductor Christopher Hogwood
Genre Symphony
Date Written 1807-1808
Ensemble Academy of Ancient Music
Period Classical
Country Vienna, Austria
Recording Studio

6. Symphony no 6 in F major, Op. 68 "Pastoral"


Composer Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)
Conductor Christopher Hogwood
Genre Symphony
Date Written 1808
Ensemble Academy of Ancient Music
Period Classical
Country Vienna, Austria
Recording Studio

7. Symphony no 7 in A major, Op. 92

Composer Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)
Conductor Christopher Hogwood
Genre Symphony
Date Written 1811-1812
Ensemble Academy of Ancient Music
Period Classical
Country Vienna, Austria
Recording Studio

8. Symphony no 8 in F major, Op. 93


Composer Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)
Conductor Christopher Hogwood
Genre Symphony
Date Written 1812
Ensemble Academy of Ancient Music
Period Classical
Language German
Country Vienna, Austria
Recording Studio

9. Symphony no 9 in D minor, Op. 125 "Choral"

Composer Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)
Conductor Christopher Hogwood
Performer Arleen Auger (Soprano)
Catherine Robbin (Alto)
Anthony Rolfe Johnson (Tenor)
Gregory Reinhart (Bass)
Genre Symphony
Date Written 1822-1824
Ensemble London Symphony Chorus
Period Classical
Country Vienna, Austria
Recording Studio

Mã:
http://rapidshare.de/files/15387254/BSYMP1-9.part1.rar
http://rapidshare.de/files/15387262/BSYMP1-9.part2.rar
http://rapidshare.de/files/15387277/BSYMP1-9.part3.rar
http://rapidshare.de/files/15405809/BSYMP1-9.part4.rar
http://rapidshare.de/files/15400971/BSYMP1-9.part5.rar
http://rapidshare.de/files/15387275/BSYMP1-9.part6.rar
http://rapidshare.de/files/15387285/BSYMP1-9.part7.rar
http://rapidshare.de/files/15393556/BSYMP1-9.part8.rar
 
bàn về việc NGHE nhạc cổ điển và Re: Ludwig Van Beethoven

em nghe chỉ thấy Sonate ánh trăng là hay, còn symphonie 5 thì ko hỉu lắm, bác nào có thể chỉ thêm cho em nó viết về cái gì được ko (Ánh trăng thì em còn tưởng tượng đc chứ symphonie 5 em ko hiểu là ntn :) )

Khúc mắc của anh Minh cũng là vấn đề của khá nhiều bạn về việc làm thế nào để NGHE nhạc cổ điển một cách thích thú và "thỏa mãn" nhất.

Để trả lời câu hỏi này thì các bạn có thể tham khảo bài viết "Chúng ta nghe nhạc như thế nào" ở địa chỉ http://giaidieuxanh.vietnamnet.vn/bantron-amnhac/2006/05/575385/ . Trước khi xin phép người dịch Phạm Kiều Tùng và website giaidieuxanh.com.vn đăng tải toàn bộ bài viết ở đây để mọi người tiện theo dõi thì mình xin có một vài lời bình luận nho nhỏ.

Thật ra âm nhạc không thể thay thế được thi ca hay hội họa. Mỗi loại hình nghệ thuật có thể biểu đạt rất tốt một khía cạnh của 1 ý tưởng nhưng lại có những giới hạn của riêng nó. Nếu như thơ ca có thể kể cho bạn được nhiều điều về sự vật sự việc, nếu như hội họa có thể vẽ ra trước mắt bạn sức tưởng tượng vô biên của tác giả về không gian, thì âm nhạc giúp bạn khám phá ra những cảm giác, cảm xúc hay những cảm thức sâu thẳm trong nội tâm con người mà kho từ vựng của chúng ta khó có thể bao trùm.

Bây giờ, bạn thử nhớ lại một bài hát nào đó, hay tốt hơn là một bản nhạc không lời nào đó. Thử tưởng tượng có một người đứng bên cạnh, hỏi bạn xem bài này vui hay buồn, bạn sẽ trả lời thế nào? Thực tế thì anh không cần phải suy nghĩ để biết ấn tượng đầu tiên khúc nhạc mang đến cho anh là gì, một cảm giác khoan khoái, kích động hay một cái gì đó thâm trầm. Điều này cũng giống như xem tranh, một cái nhìn thoáng qua gam màu của tác phẩm (màu nóng hay màu lạnh, sặc sỡ hay monotone) là đủ để có một ý niệm về dụng ý của họa sĩ. Câu này dễ trả lời phải không ạ.

(Trích bài viết) "Vâng, hiển nhiên là bạn có thể biết là chủ đề đó nói về niềm vui hay nỗi buồn. Nói cách khác, bạn có thể, trong tâm trí bạn, vẽ ra một khung của cảm nhận gây xúc động quanh chủ đề của bạn. Hãy thử nghiên cứu chủ đề nói về nỗi buồn, một cách sâu sát hơn. Hãy cố gắng minh định tính chất chính xác của nỗi buồn đó. Là nỗi buồn đầy bi quan yếm thế hay là nỗi buồn cam chịu nhẫn nhục, là nỗi buồn mang màu số kiếp hay là nỗi buồn hứa hẹn nụ cười?"

Đến đây thì sự tinh tế của âm nhạc xuất hiện. Khi mà anh không thể hài lòng với chỉ một từ "buồn" hay "vui" duy nhất để nói về tác phẩm, anh sẽ bắt đầu đắn đo, tìm cho ra xem nó chính xác là cảm xúc gì. Nếu công việc tìm tòi này làm anh phải nghe đi nghe lại bản nhạc nhiều lần, làm anh để ý đến từng sự thay đổi trạng thái cảm xúc nhỏ nhất, mà "khoảng cách" có khi chỉ tính bằng giây đồng hồ, thì anh hoàn toàn có thể là fan của nhạc cổ điển mà không cần biết nhiều về lý thuyết âm nhạc.

Sau cùng, bạn có hai lựa chọn. Hoặc bạn thỏa mãn bằng một vài từ ngữ mà bạn đã chọn lọc rất kĩ, hoặc bạn tìm được sự đồng cảm với tác giả. Ở một vài đoạn nào đó gây chú ý cho bạn, sau khi nghe đi nghe lại nhiều lần, bạn phát hiện ra rằng rõ ràng mình đã từng có cảm giác này ở đâu đó, rõ ràng nó làm mình nhớ đến một điều gì đó. Và rồi sự kiện ấy dần hiện lên rõ ràng trong tâm trí bạn : đó có thể là một buổi chiều dài bóng nắng bên cạnh một người mà nay người ấy không còn ở bên bạn nữa, đó có thể là một lần đứng trên đỉnh cao lồng lộng gió, khiến bạn cảm thấy bên trong dâng lên một quyền năng của đấng sáng tạo, hay đó có thể là chính bạn, chính những giá trị nhân bản mà bạn đã từng bỏ quên.

Thật tuyệt diệu phải không ạ, khi những người ở các thời đại khác nhau có thể kết nối với nhau theo một cách như vậy.

Vậy thì làm sao âm nhạc có thể thực hiện được những điều tuyệt vời như vậy? Qua nhiều thời kì âm nhạc, các nhà soạn nhạc đã khám phá và tích lũy một cơ số các "chất liệu âm nhạc" - giống như các loại bút lông và mực vẽ của họa sĩ vậy. Một trong những chất liệu dễ nhận thấy nhất là âm sắc của các loại nhạc cụ. Trong lúc nghe giao hưởng các bạn hãy thử để ý xem có khi nào tiếng kèn trompette "reo lên một cách véo von" hay tiếng sáo flute "vang lên một cách bi hùng" hay không. Về chất liệu tiết tấu (nhịp điệu), có khi nào bạn ru mình vào giấc ngủ với một bản hành khúc rầm rập và đều chằn chặn không? v.v. Cuối cùng, phải nói rằng hòa âm là một trong những chất liệu mang tính biểu cảm cao nhất. Ví dụ, như các bạn biết thì hợp âm trưởng mang màu sắc vui vẻ, còn hợp âm thứ thì ... ít vui vẻ hơn. Thế chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta thử kết hợp 1 hợp âm trưởng với 1 hợp âm thứ? Giả sử trưởng đứng trước, thứ đứng sau, thì ta sẽ có hợp âm Do_7Maj (do-mi-sol-si) chẳng hạn, trong đó do-mi-sol là hợp âm trưởng và mi-sol-si là hợp âm thứ. Tương tự, nếu để thứ đứng trước trưởng, như Do_m7 (do, mi_b, sol, si_b) thì do-mi_b-sol là hợp âm thứ, mi_b-sol-si_b là hợp âm trưởng. Sự kết hợp trưởng và thứ khác nhau làm hai hợp âm này tuy cùng chênh vênh, huyền hoặc nhưng lại có những sắc thái biểu cảm rất khác nhau. Nói như vậy để thấy rằng kho từ vựng của chúng ta quả thật rất nhỏ bé so với muôn vàn tình huống âm nhạc có thể tạo ra.

Thế chúng ta có cần hiểu hết những sự kết hợp như thế tượng trưng cho điều gì không? Phải chăng nhà soạn nhạc có thể liệt kê hết những khả năng kết hợp chất liệu và "dịch" được ý nghĩa của chúng ? Câu trả lời là "không hoàn toàn". Nói theo cách của các nhà phân tâm học thì lượng thông tin thu thập bởi vô thức (unconscious) lớn gấp nhiều lần lượng thông tin mà con người tin là mình đã học (tức là ý thức). Do đó, mình tin là tài năng thiên bẩm của các nhà soạn nhạc nằm ở chỗ họ có thể "kết nối" được với vô thức của chính họ (individuation). Nói một cách dân dã thì điều này không khác mấy so với cảm tính (intuition) và là những người nghe nhạc, cảm tính, cảm xúc có lẽ là điều đầu tiên chúng ta nên để ý tới. (tất nhiên việc sửa chữa tác phẩm để đạt đến độ hoàn thiện cao trong sáng tác là điều không thể thiếu)

Dành cho bạn nào thích tìm hiểu thêm về nhạc cổ điển :
http://town.hall.org/radio/Kennedy/Broyles/
Đây là 1 course dưới dạng audio có tên là "What to Listen for in Music--Introduction"
dành cho người biết ... từ nốt nhạc trở lên, tuy là course intro nhưng vẫn rất hấp dẫn.

Sau đây là bài viết trên giaidieuxanh.com.vn

Aaron Copland
Chúng ta nghe nhạc như thế nào
07:21' 29/05/2006 (GMT+7)
Tất cả chúng ta đều nghe nhạc tuỳ theo khả năng riêng biệt của từng người. Nhưng, để tiện cho việc phân tích, toàn bộ quá trình nghe nhạc có thể trở nên sáng tỏ hơn nếu chúng ta chia nó ra thành những bộ phận cấu thành, có thể nói như vậy. Theo một nghĩa nào đó, mọi người chúng ta đều nghe nhạc trên ba bình diện tách biệt. Vì thiếu thuật ngữ chính xác hơn, ta có thể đặt tên ba bình diện đó như sau: một, bình diện giác quan; hai, bình diện biểu đạt; ba, bình diện thuần tuý âm nhạc. Lợi điểm duy nhất của việc phân chia một cách máy móc quá trình nghe nhạc thành ba bình diện giả định trên chỉ là để có được cái nhìn sáng tỏ hơn về việc chúng ta nghe nhạc như thế nào.



Cách đơn giản nhất để nghe nhạc là nghe chỉ thuần vì niềm thích thú thưởng thức thanh âm. Đó là bình diện giác quan. Là bình diện trên đó chúng ta nghe nhạc mà không nghĩ ngợi gì khác, không có suy tưởng bất kì nào về nhạc. Chúng ta mở ra-đi-ô trong khi làm công việc gì đó, và lơ đãng đắm mình vào các thanh âm. Khi đó, thuần là do sức lôi cuốn của tiếng nhạc đã khiến nảy sinh nơi chúng ta một trạng thái tâm trí thật thích thú nhưng không có sự tham dự của đầu óc.

Có thể bạn đang ngồi đọc sách này trong một căn phòng. Hãy tưởng tượng một nốt nhạc bỗng vang lên từ cây đàn dương cầm. Ngay tức khắc, chỉ một nốt nhạc đó thôi cũng đủ để làm thay đổi không khí của căn phòng - điều này chứng tỏ rằng yếu tố thanh âm trong nhạc là một tác tố đầy sức mạnh và đầy bí ẩn, và sẽ thật điên rồ khi nhạo báng hoặc xem thường nó.

Điều kì lạ là nhiều người, vốn tự nhận là những người yêu nhạc theo nghĩa có đủ trình độ chuyên môn, lại lạm dụng bình diện này khi họ nghe nhạc. Họ tới dự những buổi hòa nhạc để đắm mình vào đó. Họ sử dụng âm nhạc như một nguồn an ủi hoặc một nơi đào thoát. Họ bước vào một thế giới lí tưởng nơi đó con người khỏi phải nghĩ về những thực tại của đời thường. Dĩ nhiên khi đó họ cũng chẳng nghĩ ngợi gì về âm nhạc. Khi đó âm nhạc giúp họ rời bỏ chính nó, và họ đi vào một cõi riêng để mơ mộng, mơ mộng vì có nhạc, nhân có nhạc, tuy vậy lại hầu như không nghe nhạc.

Đúng vậy, sức lôi cuốn của tiếng nhạc là một lực có sức thuyết phục mạnh mẽ và là một lực có tính nguyên sơ, nhưng bạn không thể để nó tiếm đoạt tới mức làm mất sự cân xứng của mối quan tâm của bạn. Bình diện giác quan giữ địa vị quan trọng trong âm nhạc, phải nói là rất quan trọng, nhưng một mình nó không làm nên toàn bộ câu chuyện chúng ta đang đề cập.

Không cần phải dài dòng hơn, khiến có thể lạc đề, về bình diện giác quan này. Sức lôi cuốn của nó đối với bất kì một người bình thường nào, là hiển nhiên, tự thân nó đã rõ ràng. Tuy nhiên cần lưu ý là có vấn đề như sau : người ta có thể nhạy cảm hơn trước những loại thanh âm nào đó được sử dụng bởi nhiều nhà soạn nhạc khác nhau. Bởi lẽ những nhà soạn nhạc không sử dụng những thanh âm xét như những chất liệu theo cùng một cách. Xin đừng rút ra ý tưởng rằng giá trị của âm nhạc tương xứng với sức lôi cuốn về mặt giác quan, hoặc rằng tiếng nhạc du dương nhất ắt phải do nhà soạn nhạc vĩ đại nhất sáng tạo ra. Nếu như điều đó là đúng, thì Ravel đã phải là nhà sáng tạo vĩ đại hơn Beethoven. Vấn đề là yếu tố thanh âm thay đổi với từng nhà soạn nhạc, rằng cách sử dụng thanh âm của ông ta tạo nên một bộ phận không thể thiếu trong phong cách của ông ta và điều này phải được xét đến trong khi nghe nhạc. Do đó, người đọc bài này có thể thấy rằng cách tiếp cận có ý thức hơn là điều rất có giá trị ngay cả trên bình diện sơ đẳng là bình diện giác quan của quá trình nghe nhạc.



Bình diện thứ nhì trên đó âm nhạc hiện hữu, như tôi đã nêu trên, là bình diện biểu đạt. Tại đây, lập tức chúng ta bước vào một lãnh vực gây tranh cãi. Các nhà soạn nhạc có biệt tài lảng tránh bất kì thảo luận nào liên quan tới khía cạnh biểu đạt của âm nhạc. Chẳng phải chính Stravinsky đã tuyên bố rằng âm nhạc của ông ta là một "đối tượng", một "sự vật", có một cuộc sống riêng của nó, và nó không có một ý nghĩa nào khác ngoài sự hiện hữu thuần tuý là âm nhạc ? Thái độ không khoan nhượng này của Stravinsky có thể do sự kiện là nhiều người cứ cố gắng đọc ra nhiều ý nghĩa khác nhau trong nhiều nhạc phẩm. Có trời biết là khó khăn biết mấy để nói ra chính xác điều mà một nhạc phẩm muốn nói, nói ra một cách rõ ràng, dứt khoát, để cuối cùng bất kì ai cũng thỏa mãn với lời giải thích của bạn. Nhưng không vì thế mà chúng ta rớt vào cực đoan ở đầu bên kia, là phủ nhận cái quyền được "biểu đạt" của âm nhạc.

Đây là niềm tin riêng của tôi, rằng mọi loại âm nhạc đều có khả năng biểu đạt, có khác nhau về mức độ nhiều hay ít, rằng mọi loại âm nhạc đều có một ý nghĩa tiềm ẩn sau những nốt nhạc, và rằng ý nghĩa ấy, xét cho cùng, tạo nên điều mà nhạc phẩm muốn nói, muốn đề cập tới. Toàn bộ vấn đề có thể được diễn tả đơn giản qua câu hỏi "Âm nhạc có một ý nghĩa nào không ?" Câu trả lời của tôi sẽ là "Có". "Vậy bạn có thể phát biểu thành lời rằng ý nghĩa đó là gì không ?". Câu trả lời của tôi sẽ là "Không". Sự khó khăn của vấn đề nằm tại điểm này.

Những tâm hồn giản dị chất phác sẽ chẳng bao giờ thỏa mãn với câu trả lời thứ hai trên đây. Họ luôn muốn rằng âm nhạc phải có một ý nghĩa, và ý nghĩa đó càng cụ thể bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Một nhạc phẩm nào đó càng khiến họ nhớ tới một chuyến tàu, một cơn bão, một đám tang, hoặc bất kì một khái niệm quen thuộc nào, thì nhạc phẩm đó đối với họ xem chừng càng có tính biểu đạt bấy nhiêu. Ý tưởng phổ biến này về ý nghĩa của âm nhạc - được khuyến khích và tiếp tay bởi những người bình giải âm nhạc ở mức độ trung bình - cần phải được ngăn chặn ở bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào mà nó xuất hiện. Có một lần một quí bà nhút nhát đã thú nhận với tôi rằng bà ta ngờ rằng trong khả năng cảm thụ âm nhạc của bà ta có thiếu một cái gì đó thật trầm trọng bởi lẽ bà ta không thể nối kết nhạc phẩm nghe được với một điều cụ thể, xác định nào đó. Dĩ nhiên, như vậy là đẩy lùi toàn bộ vấn đề.

Mặc dù vậy, vấn đề vẫn còn đó : Người yêu nhạc một cách thông minh, hiểu biết, có thể trông đợi sẽ gán được một ý nghĩa xác định gần gũi tới mức nào đối với một nhạc phẩm cá biệt nào đó? Không gần gũi hơn một khái niệm tổng quát, chỉ thế thôi, tôi cho là vậy. Âm nhạc biểu đạt, ở những thời khắc khác nhau, nỗi thanh thản hay là niềm phấn khích, sự nuối tiếc hay là niềm vui chiến thắng, cơn cuồng nộ hoặc niềm thích thú. Âm nhạc biểu đạt từng tâm trạng trong số những tâm trạng trên và còn nhiều tâm trạng khác nữa, qua sự đa dạng vô hạn của những sắc thái và dị biệt tế vi. Thậm chí nó còn diễn đạt được một dạng ý nghĩa nào đó mà chẳng có một ngôn ngữ nào có được từ thích hợp để gọi tên. Trong trường hợp như vậy, các nhạc sĩ thường thích nói rằng âm nhạc chỉ có một ý nghĩa thuần tuý âm nhạc. Đôi khi họ đi xa hơn và nói rằng mọi âm nhạc chỉ có một ý nghĩa thuần tuý âm nhạc. Điều mà họ thực sự muốn nói, là không có ngôn từ thích hợp để biểu đạt ý nghĩa của âm nhạc, và giả như là có, thì họ cũng chẳng cảm thấy là cần phải tìm cho ra ngôn từ thích hợp đó.

Nhưng cho dù người nhạc sĩ chuyên nghiệp có quan điểm như thế nào, phần đông những người mới vào nghề nhạc vẫn tìm kiếm những từ đặc tả để xác định những phản ứng âm nhạc của họ. Đó là lí do tại sao họ luôn cảm thấy Tchaikovsky thì dễ "hiểu" hơn Beethoven. Sở dĩ vậy, trước hết, là vì dễ tìm một từ để gán nghĩa cho một nhạc phẩm của Tchaikovsky hơn là của Beethoven. Phải nói là dễ hơn nhiều. Lại nữa, với nhà soạn nhạc người Nga này, mỗi lần bạn trở lại với một nhạc phẩm của ông ta, thì hầu như nhạc phẩm đó luôn nói với bạn về cùng một điều; trong khi đó, với Beethoven, thường là rất khó để bạn xác định rằng nhạc phẩm của ông ta nói với bạn điều gì. Và bất kì nhạc sĩ nào cũng sẽ nói với bạn rằng chính vì lí do đó mà Beethoven được coi là nhà soạn nhạc vĩ đại hơn. Bởi lẽ nếu một loại nhạc nào bao giờ cũng chỉ nói với bạn một điều duy nhất, loại nhạc đó ắt hẳn sẽ mau chóng trở nên buồn tẻ nhàm chán; nhưng với loại nhạc mà mỗi lần nghe bạn lại cảm nhận một ý nghĩa được đổi khác đi, một chút thôi, ắt hẳn loại nhạc đó có nhiều triển vọng hơn để còn là sinh động lâu dài.

Nếu có thể, bạn hãy lắng nghe 48 chủ đề fuga Well Tempered Clavichord của Bach. Hãy lắng nghe từng chủ đề một, lần lượt nối tiếp nhau. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng mỗi chủ đề phản ánh một một thế giới cảm nhận khác biệt. Bạn cũng sẽ sớm nhận ra rằng một chủ đề mà với bạn càng đẹp đẽ bao nhiêu thì càng khó khăn bấy nhiêu để tìm ngôn từ thích hợp cho chủ đề đó, sự thích hợp khiến bạn có thể hoàn toàn thỏa mãn.

Vâng, hiển nhiên là bạn có thể biết là chủ đề đó nói về niềm vui hay nỗi buồn. Nói cách khác, bạn có thể, trong tâm trí bạn, vẽ ra một khung của cảm nhận gây xúc động quanh chủ đề của bạn. Hãy thử nghiên cứu chủ đề nói về nỗi buồn, một cách sâu sát hơn. Hãy cố gắng minh định tính chất chính xác của nỗi buồn đó. Là nỗi buồn đầy bi quan yếm thế hay là nỗi buồn cam chịu nhẫn nhục, là nỗi buồn mang màu số kiếp hay là nỗi buồn hứa hẹn nụ cười?

Hãy giả dụ rằng bạn may mắn diễn tả thỏa được lòng bạn bằng những ngôn từ chỉ ra cái ý nghĩa chính xác của chủ đề bạn đã chọn. Thì vẫn chẳng có gì bảo đảm rằng những người khác cũng sẽ được thỏa mãn như bạn. Họ cũng chẳng cần phải như vậy. Điều quan trọng là mỗi người cảm nhận cho riêng mình cái tính chất biểu đạt đặc trưng của một chủ đề hoặc là, tương tự vậy, của toàn bộ một nhạc phẩm. Và nếu đó là một tác phẩm nghệ thuật lớn, bạn chẳng nên trông chờ rằng nó bao giờ cũng truyền đạt tới bạn một cách chính xác cùng một ý nghĩa mỗi lần bạn trở lại với nó.

Tất nhiên là những chủ đề hoặc những nhạc phẩm không buộc phải biểu đạt chỉ một cảm xúc. Hãy thử xét một chủ đề như chủ đề chính đầu tiên của Ninth Symphony chẳng hạn. Rõ ràng là nó được cấu thành từ nhiều yếu tố khác biệt. Nó không chỉ nói lên một điều. Tuy nhiên bất kì ai nghe nó đều tức khắc có được một cảm nhận về sức mạnh, một cảm nhận về quyền lực. Không phải là quyền lực đó có được chỉ đơn giản là do chủ đề được diễn tấu với âm lượng lớn. Đó là một quyền lực nội tại trong bản thân chủ đề. Sức mạnh và sự mãnh liệt kỳ lạ của chủ đề đã làm nảy sinh nơi sự thu nhận của người nghe một ấn tượng rằng một lời diễn đạt mạnh mẽ đã được hình thành. Nhưng ta chẳng bao giờ nên cố công cô đọng nó thành cái gì đại loại như "tiếng búa gõ định mệnh của cuộc đời", vân vân. Đó chính là điểm bắt đầu gây bối rối, tranh cãi. Người nhạc sĩ thì bực dọc tuyên bố rằng chủ đề chẳng nói lên điều gì ngoài chính những nốt nhạc, trong khi đó người không chuyên lại quá bận tâm tới việc bám chặt lấy một cách lí giải nào đó nhằm mang lại cho anh ta cái ảo tưởng là tiếp cận được cái ý nghĩa của âm nhạc.

Giờ đây, có lẽ là người đọc hiểu rõ hơn điều tôi muốn chỉ ra, khi tôi nói rằng âm nhạc hẳn là có một ý nghĩa biểu đạt, nhưng chúng ta không thể diễn thành lời cái ý nghĩa đó.



Bình diện thứ ba trên đó âm nhạc hiện hữu là bình diện thuần túy âm nhạc. Ngoài tiếng nhạc mang lại thích thú và cảm nhận về ý nghĩa biểu đạt mà âm nhạc cống hiến cho chúng ta, thì âm nhạc còn hiện hữu nhờ vào chính những nốt nhạc và sự vận động của chúng. Phần lớn người nghe nhạc không ý thức một cách đầy đủ về bình diện thứ ba này. Nhiệm vụ của sách này, phần lớn, là khiến người nghe ý thức nhiều hơn nữa về âm nhạc trên bình diện thứ ba này.

Mặt khác, những nhạc sĩ chuyên nghiệp lại chỉ bận tâm về chính những nốt nhạc, nếu ta có thể nói được như thế. Họ thường rơi vào sai lầm là quá mải mê với những hợp âm rải, những nốt giật của họ, khiến họ quên đi những khía cạnh sâu xa hơn của nhạc phẩm họ đang diễn tấu. Nhưng từ quan điểm của người không chuyên, vấn đề không phải là khắc phục những thói quen xấu trên bình diện thuần tuý âm nhạc cho bằng vấn đề làm thế nào để có ý thức hơn nữa về điều gì đang diễn ra, tới mức mà chính những nốt nhạc được quan tâm tới.

Khi một người bình thường lắng nghe "chính những nốt nhạc", với một mức tập trung nào đó, rất có khả năng là anh ta sẽ lưu ý tới giai điệu. Hoặc là anh ta nghe được một giai điệu đẹp, hoặc là không, và thường thì anh ta không nói gì thêm về điều đó. Kế tiếp, có thể anh ta lưu ý tới nhịp điệu / tiết tấu, đặc biệt nếu nhịp điệu / tiết tấu đó nghe chừng kích động. Nhưng hoà âm và âm sắc thì hẳn là dĩ nhiên rồi, nếu như chúng được ý thức một cách đầy đủ. Còn về vấn đề nhạc phẩm đó có cấu hình xác định nào, ý tưởng này xem ra anh ta chẳng bao giờ quan tâm tới.

Với tất cả chúng ta, điều rất quan trọng là chúng ta phải trở nên sinh động hơn đối với âm nhạc trên bình diện thuần túy âm nhạc. Nói cho cùng, thì một chất liệu âm nhạc thực sự nào đó đã được sử dụng. Người nghe thông minh phải được chuẩn bị để có ý thức sâu đậm hơn nữa về chất liệu âm nhạc đó, và về điều gì xảy tới với chất liệu đó. Anh ta phải nghe ra những giai điệu, những nhịp điệu / tiết tấu, những hoà âm, những âm sắc theo cách thế có ý thức nhiều hơn nữa. Nhưng trên hết, để có thể theo được dòng suy tưởng của nhà soạn nhạc, anh ta phải hiểu biết đôi điều về những nguyên tắc của cấu hình nhạc. Lắng nghe tất cả những yếu tố này chính là lắng nghe trên bình diện thuần tuý âm nhạc.

Xin được nhắc lại rằng tôi đã phân chia một cách máy móc thành ba bình diện tách biệt trên đó chúng ta lắng nghe nhạc, là chỉ nhằm giúp làm vấn đề được sáng tỏ hơn. Thực ra, chẳng bao giờ chúng ta nghe nhạc trên một bình diện riêng lẻ nào trong ba bình diện nêu trên. Điều chúng ta làm, khi nghe nhạc, là nối kết ba bình diện đó - nghe theo cả ba cách cùng một lúc. Điều đó không đòi hỏi nỗ lực tinh thần, bởi lẽ chúng ta thực hiện điều đó theo bản năng.

Có lẽ một sự tương đồng với điều xảy tới với chúng ta khi chúng ta đi xem kịch sẽ làm cho sự nối kết bằng bản năng nói trên được sáng tỏ hơn. Trong rạp hát, bạn để ý tới các nam nữ diễn viên, tới y phục, phông cảnh, âm thanh, cử động. Tất cả những thứ đó cho chúng ta cái cảm nhận rằng rạp hát là nơi thích thú. Chúng tạo nên bình diện giác quan trong phản ứng về nghệ thuật kịch của chúng ta.

Bình diện biểu đạt trong kịch nghệ bắt nguồn từ cảm nhận bạn có được do những gì diễn ra trên sân khấu. Bạn bị xúc động khiến mủi lòng, phấn khích hoặc hoan hỉ. Cảm nhận nói chung này, được sản sinh thêm vào những lời thoại đặc thù được diễn viên nói ra, một điều gì đó gây xúc động và là xác thực đang diễn ra trên sân khấu, là cái tương đồng với tính chất biểu đạt trong âm nhạc.

Còn cốt truyện và sự triển khai của cốt truyện thì tương đương với bình diện thuần tuý âm nhạc của chúng ta. Nhà viết kịch sáng tạo và triển khai một nhân vật theo cùng một cách như nhà soạn nhạc sáng tạo và triển khai một chủ đề. Tuỳ theo mức độ ý thức của bạn về cách mà người nghệ sĩ trong cả hai lãnh vực trên xử lí chất liệu của họ, mà bạn trở thành người nghe thông minh ở mức độ tương ứng nào đó.

Thật dễ thấy rằng người xem kịch chẳng khi nào lại ý thức về từng yếu tố biệt lập nói trên. Anh ta có ý thức về tất cả những yếu tố đó cùng một lúc. Điều này cũng đúng với việc nghe nhạc. Chúng ta lắng nghe trên cả ba bình diện cùng một lúc và không hề suy nghĩ về điều đó.

Hiểu theo một nghĩa nào đó, thì người nghe nhạc lí tưởng, trong cùng một lúc, vừa ở trong vừa ở ngoài âm nhạc; anh ta vừa phê phán nó vừa thưởng thức nó, vừa muốn nó đi theo chiều này vừa ngắm nhìn nó tiến về nẻo khác - hầu như giống với nhà soạn nhạc vào thời điểm ông ta đang sáng tác; bởi lẽ để sáng tác được, nhà soạn nhạc cũng buộc phải vừa ở trong vừa ở ngoài âm nhạc của ông ta, bị nó kích động nhưng vẫn đủ lạnh lùng để tỉnh táo phê phán nó. Một thái độ vừa chủ quan vừa khách quan hàm chứa trong cả hai hoạt động sáng tạo cũng như thưởng thức âm nhạc.

Như thế, điều mà người đọc bài này phải nỗ lực để đạt được, là một cách nghe nhạc có tính chủ động hơn. Dù là bạn nghe nhạc Mozart hay nhạc Duke Ellington, bạn chỉ có thể am hiểu nhạc một cách thâm trầm hơn bằng cách trở thành một người nghe nhạc có ý thức hơn và hiểu biết hơn - không phải một người chỉ nghe không thôi, mà là một người đang chú ý lắng nghe một điều gì đó.


Vài thuật ngữ [người dịch thêm vào]
Hợp âm rải, arpeggio: những nốt nhạc của một hợp âm được chơi nhanh, nối tiếp nhau, không phải là đồng thời như một hợp âm đúng nghĩa.
Những nốt giật, staccato notes: những âm ngắn nối tiếp nhau, rõ ràng, tách biệt, không êm.
Giai điệu: chuỗi âm thanh có tổ chức hoàn chỉnh.
Nhịp điệu / tiết tấu: sự lặp lại đều đặn các quãng thời gian bằng nhau làm nền cho nhạc, tỉ như nhịp 2/4, 3/4, …
Hoà âm: liên kết các hợp âm để nâng cao nội dung giai điệu.
Hợp âm: âm hưởng hỗn hợp do nhiều âm có độ cao khác nhau cùng phát ra một lúc tạo nên.
Âm sắc: đặc trưng của âm, làm phân biệt các âm cùng độ cao và độ mạnh; cùng một nốt nhạc, tấu bởi hai nhạc cụ khác nhau sẽ cho âm sắc khác nhau.
Cấu hình nhạc, tạm hiểu như sau: âm nhạc gồm bốn chất liệu chính, là giai điệu, tiết tấu, âm sắc và hoà âm; cấu hình nhạc là cách mà bốn chất liệu đó phối hợp với nhau để tạo nên một thể thống nhất.

Phạm Kiều Tùng dịch
[Chương 2: How We Listen, các trang 7-15, trong cuốn WHAT TO LISTEN FOR IN MUSIC của Aaron Copland (1900-1990), nxb Mentor in lại năm 1999. Lần in đầu tiên: năm 1939. Aaron Copland có sửa lại bản in năm 1985]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thích Beethoven nhất, nhất là giao hưởng số 9 và piano sonata số 23 Appassionata. Hồi nhỏ thì em thích Mozart, ko hiể sao càng lớn lại càng thích Beethoven
 
em cho biết tại sao được kô, chịu khó viết dài dài ủng hộ topic đi, trung bình mấy tháng trời mới được 1 bài...
 
hic, mình nghe được beethoven gần một tháng, mà chẳng biết cách nghe đúng là như thế nào.
mới nghe mấy bản sonata chỉ cảm thấy rất sướng, chứ ko biết tưởng tượng hay cao xa gì.
Vừa tra được Gil shaham là violinist rất nổi tiếng, nhưng ko tài nào kiếm được bộ beethoven triple concert của ổng.
-_-
 
Back
Bên trên