Ludwig Van Beethoven

Ngô Tố Giao
(togiao)

Administrator
Ludwig Van Beethoven sinh năm 1770 tại Bon (Đức), là con trưởng của một ca sĩ trong dàn đồng ca ở nhà thờ xứ Cologne, cháu nội của vị nhạc trưởng dàn nhạc lễ ở đó. Năm 1792, Beethoven chuyển đến Vienna (áo), ở đây ông đã được học những bài học đầu tiên từ nhà soạn nhạc Haydn và một số nhạc sĩ khác. Và ông đã nhanh chóng chứng tỏ khả năng chơi nhạc và soạn nhạc đầy tiềm năng của mình. Năm 1815, bệnh khiếm thính trở nên trầm trọng đã khiến ông không thể có mặt tại những buổi biểu diễn nữa, nhưng chính điều đó đã khơi dậy những sự cố gắng phi thường nơi ông. Được bảo trợ bởi những khán giả giàu có và người học sinh hoàng gia của ông là hoàng tử nước áo, Beethoven đã cố gắng rất nhiều trong việc mở rộng khả năng âm nhạc và mở ra những chân trời hiểu biết mới về âm nhạc cho những thế hệ soạn giả sau này. Đối với đồng nghiệp, đôi khi Beethoven là một trường hợp gây tranh cãi. ông đã đặt ra những yêu cầu rất nghiêm khắc đối với người nghe cả về trường độ và sự phức tạp trong những bản nhạc của ông và ông luôn luôn tìm khám phá những lĩnh vực mới trong âm nhạc.

Con đường sự nghiệp

Beethoven chỉ viết duy nhất một bản Opera được trình diễn lần đầu tiên năm 1805 và diễn lại vào năm 1814.Vở opera này viết về người con gái có tên là Leonara đã cải trang thành đàn ông để làm việc trong trại giam nơi chồng nàng bị giam giữ một cách bất công. Vở opera ít được chú ý này cũng có tiền lệ giống như một số soạn giả Pháp đương thời kết thúc với sự thất bại của tay giám mục tôi lỗi, sự giải thoát của Florestan, minh chứng tình yêu và lòng chung thuỷ của người vợ - nàng Leonara. Beethoven cũng viết bản vở ba lê The Creatures of Promethieus (Những tạo vật của thần Promete) đã được biểu diễn ở Vienna năm 1801. Ông cũng đã viết nhạc nền cho rất nhiều vở kịch khác như Egmont của Goethe, The Ruins of Athens và King Stephen của Von Kotzebue.

Hợp xướng và ca khúc

Bản Hợp xướng ấn tượng nhất của Beethoven là bản Missa Solennis - được viết cho lễ tấn phong của hoàng tử nước áo Rudolph, nhưng ông đã không hoàn thành vào đúng dịp đó. Một tác phẩm trước đó, bản otario viết theo đề tài kinh thánh "The Mount of Olives" thì ít được biết đến. Cũng giống như các nhà soạn nhạc khác. Beethoven cũng đã sáng tác một số bài hát. Và những tác phẩm nổi tiếng nhất có lẽ là những bản nhạc phổ từ thơ của đại thi hào Gớt. Một bộ gồm 6 bài hát có tên "Gửi người yêu nơi xa" rất nổi tiếng, trong đó có bài Adelaide là một bài hát mang lại nhiều hứng khởi và được mọi người đón nghe thường xuyên.

Nhạc giao hưởng

Beethoven đã viết 9 symphonie, những tác phẩm mà có ảnh hưởng tới toàn bộ tương lai của nền âm nhạc bởi sự phát triển của nền âm nhạc truyền thống. Nổi tiếng nhất là bản symphonie số 3 "Eroica" viết với dụng ý kỷ niệm những thành tựu đầu tiên của Napoleon khi xây dựng chế độ cộng hoà. Bản symphonie số 5,6 "Pastoral" (Đồng quê) và thứ 9 "choral" (bài thánh ca). Bản symphonie "Battle" ít thành công hơn, kỷ niệm những chiến thắng đầu tiên của quân đội của công tước vùng Wellinglon. Beethoven cũng đã viết rất nhiều những khúc nhạc dạo đầu cho các nhà hát vào những dịp lễ khác nhau. Trong số bốn bản nhạc dạo đầu cho opera, có một tác phẩm duy nhất mang tên Fidelo còn lại ba bản kia lấy tên vị nữ anh hùng Leonara. Ngoài ra còn có một số khúc dạo đầu khác đó là Egmont, Carionlan, Prometheus, the Consecration và The Ruins of Athens. Beethoven đã hoàn thành một concerto cho Violon, 5 concerto cho đàn Piano cũng như một bản concerto cho bộ ba hoà tấu Violon, cello, piano và một bản thánh ca Fantasia cho độc tấu đàn piano, dàn nhạc giao hưởng và dàn đồng ca. Những bản concerto cho piano được dành cho chính tác giả biểu diễn trong buổi hoà nhạc. Bản concerto số 5 được gọi là bản concerto "Hoàng đế" có lẽ là bản nhạc ấn tượng nhất. Bản concerto viết riêng cho đàn violon với 2 bản Romances - thể hiện chuẩn mực của người phụ nữ - có thể là những bước chuyển động nhỏ cho 1 bản concerto viết cho violon truyền thống.

Nhạc thính phòng

Beethoven đã viết 10 bản Sonat cho đàn Vionlon và piano, trong số đó bản "Spring" và "Kreutzer" được khán giả đặc biệt yêu thích. ông dã mở rộng khả năng to lớn của nhóm tứ tấu, thậm chí ngay cả với 18 tác phẩm đầu tiên. Có lẽ những bản tứ tấu đã được đặt tên gồm có 3 bản viết cho hoàng tử Raumovsky và vì thế có tên là bản tứ tấu Raumovsky. Tác phẩm thứ 59 là tác phẩm nổi tiếng nhất. Những bộ tứ tấu đàn dây sau đó đã đặt ra rất nhiều thách thức cho cả nhạc công lẫn người nghe, trong đó đáng chú ý nhất là bản Grosse Fuge - một tác phẩm đồ sộ được xem là chương cuối cùng của tứ tấu đàn dây và được sản xuất riêng (tác phẩm thứ 103). Những tác phẩm thính phòng khác gồm có một số bản tam tấu cho violon, cello và piano với bản tam tấu xuất sắc "Hoàng tử nước áo" và bản "Ghost". Những bản sonat viết cho cello và những khúc biến tấu cho cello và violon gồm các tác phẩm dựa theo tác phẩm opera của Mozart và của Handel đều là những tiết mục trình diễn có giá trị cho bất kỳ tay chơi cello nào. Nhạc thính phòng với nhạc cụ khí nhạc và piano gồm 1 bản ngũ tấu (tác phẩm số 16) cho piano, kèn oboe, clarinet, kèn và kèn pha gót.

Nhạc piano

32 bản sonate cho đàn piano của Beethoven đã được tận dụng hết trong sự phát triển loại hình này của piano với những phạm vi và khả năng rộng hơn của sự đối lập cực độ. Cũng có rất nhiều khúc biến tấu hấp dẫn bao gồm những tác phẩm dựa trên tác phẩm "God save the King,Rule, Britannia", những biến tấu dựa trên cốt truyện của bản hoà tấu Eroica và một tác phẩm lớn dựa trên cốt truyện của nhà sản xuất Diabelli. những bản nổi tiếng nhất là những bản có cái tên dễ thương như tác phẩm số 13, ánh trăng...Những bản nhạc cho piano ít hiện thực hơn, bao gồm ba tập hợp những khúc bagaten, và một bản nhạc cũng rất nổi tiếng là "Thư gửi Elise".

Vũ Nhạc

Những nhà soạn nhạc nổi tiếng như Haydn và Mozart đã được thuê viết những bản nhạc cho triều đình và vào những dịp lễ hội. Beethoven cũng đã viết một seri nhạc theo điệu Minuet, điệu nhảy Đức và điệu Contredance
 
Đỉnh cao của Beeth được mọi nguời biêt đến qua nhạc giao hưởng và sonata. Bản số 3 là bản "anh hùng ca" thậm chí còn nổi tiếng hơn cả bản số 5 (định mệnh), tuy nhiên em lại thích nhất bản số 6, nghe chuẩn mực của giao hưởng đồng quê. Phải công nhận là về phối khí hòa thanh của Beeth đầy màu sắc, nghe rất dày và tràn ngập.
Bản Concerto Piano số 5 thì quá đỉnh, nghe thật hoành tráng, đêm nằm chụp phone nghe không thể có bài nào phê hơn :D...
 
em không nghe được nhiều, nhưng em thích nhất 2 bản Piano sonate của ông là Pathetique và Appassionata
 
em chỉ thắc mắc ko hiểu điếc thế thì sáng tác kiểu gì nhỉ ? nhưng công nhận những tác phẩm của beethoven hay thật , nhất là sonate ánh trăng !
 
to thùy dương: chị nghĩ Beeth nổi tiếng về tài năng thì là chuyện đương nhiên, ai cũng biết , nhưng cái quan trọng làm nên sự nổi tiếng ấy lại chính là nghị lực phi thường mà Beeth có được để vượt qua mọi mặc cảm bệnh tật , cống hiến cho nhân loại những tác phẩm bất hủ. Vì thế em đừng thắc mắc tại sao ông ấy bị khiếm thính mà vẫn sáng tác được.
 
Thực ra cuộc đời Beeth là điếc dần dần, bắt đầu nặng tai từ hồi hơn 20 tuổi khi ra vùng ngoại ô viết Sonate số 7 hay 14 gì đấy mà người ta tự bịa cho là "ánh trăng". Càng già càng điếc nặng. Đến lúc điếc hẳn thì chẳng sáng tác được cái gì cho ra hồn cả. Có lần biểu diễn giữa đông khách gì đấy Beeth chơi to quá, mà lúc to lúc nhỏ nên bị góp ý (lúc này gần như điếc hẳn).

Cuộc đời Beeth chỉ sáng tác hay (đến 90% đóng góp) là từ nhỏ đến năm 35 tuổi, khi còn nghe được, sau này chẳng có cái gì hay lắm, ngoại trừ vài năm cuối đời ông hoàn thành nốt bản giao hưởng số 9...
 
em thấy ngoài sonate ánh trăng ra thì bản giao hưởng số 5 cũng tuyệt vời thật
 
That ra Betthoven luon su dung nhung dung cu tro tai khi sang tac, tuc la ong van nghe duoc it nhieu.
Ngaoi la nguoi sang tac, ong cung la nguoi choi piano (mozart da tung danh gia cao):Do do theo em ong co the cam nhan am thanh bang do nhan cua ngon tay.
 
cảm nhận bằng ngón tay? Em nghĩ là rất khó,( nhất là ở trên Piano, trên ghita còn đỡ) cái tai là khá quan trọng....
 
theo tui được bố kể từ nhỏ thi ông nghe được là nhờ chiếc gậy luôn mang theo người ( chi tiết này ở trong phim )
 
Không hiểu sao trong số các bản giao hưởng của Beethoven,tôi chỉ thích bản số 6 và số 3 thôi,đặc biệt ghét cay ghét đắng bản số 5 vì chỉ có chương 1 tôi cho là nghe được,các chương còn lại thì nghe quá lạ lẫm,thế mới lạ chứ!:D.Tôi nghe nói người ta đã tìm ra bản giao hưởng số 10 của ông,có ai biết gì về nó không?
 
Nói chung mấy bản giao hưởng của Beethoven nghe được, nhưng của Mozart nghe hay hơn.
Nói đến Beethoven, mình chỉ nghĩ ngay đến Sonata ánh trăng, Sonata Pathetique và For Elise. Mấy bản đấy nghe hay dã man. Nhưng em vẫn là fan của Mozart hơn.
 
có người đã nói rằng mozart là thần đồng còn beethoven là số 1.nói chung ko thể khẳng định ai giỏi hơn or hay hơn,mỗi người thích 1 tạng thui!
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
Không hiểu sao trong số các bản giao hưởng của Beethoven,tôi chỉ thích bản số 6 và số 3 thôi,đặc biệt ghét cay ghét đắng bản số 5 vì chỉ có chương 1 tôi cho là nghe được,các chương còn lại thì nghe quá lạ lẫm,thế mới lạ chứ!:D.Tôi nghe nói người ta đã tìm ra bản giao hưởng số 10 của ông,có ai biết gì về nó không?
Bạn nghe thêm giao hưởng số 5 của Beethoven rồi sẽ thấy được những cái đẹp của nó. Hầu như cả 4 chương đều hay, và chúng còn hay trong cả mối liên hệ với nhau nữa. Trong giao hưởng số 5, mình thích nhất chương II.
Trong 9 bản giao hưởng của Beethoven thì có tới 5 bản là những giao hưởng mang tính chất cách mạng trong âm nhạc là giao hưởng số 3 "Anh hùng", số 5, số 6 "Đồng quê", số 7 [bản này cũng rất phóng khoáng, mạnh mẽ và rực lửa], và bản số 9. Những bản còn lại đều là những tác phẩm xuất sắc, đáng chú ý là ban số 4 và số 8 rất tươi vui và trong sáng.
Beethoven có thói quen sáng tác nhiều tác phẩm cùng lúc. Ngay trong các giao hưởng, số 5 và số 6 được sáng tác đồng thời, thậm chí trong buổi công diễn đầu tiên, bản số 5 được đánh số 6 và ngược lại số 6 được đánh số 5. Giao hưởng số 7 và 8 cũng được sáng tác đồng thời. Ngay cả số 9 và 10 [trong dự định] cũng cùng lớn lên. Song vì qui mô các giao hưởng này rất lớn, và cuối đời Beethoven gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống và sức khỏe nên số 10 không hoàn thành được. Tuy vậy, những phác thảo của ông cho giao hưởng số 10 vẫn được giữ lại. Trong giao hưởng [dự định] số 10, Beethoven dự định kết hợp phong cách âm nhạc nhà thờ cổ [Gregorian Chant] với nhạc hát Venetian và thần thoại Hy Lạp. Hình như ông đã hoàn tất về đại cương chương I [mình đang chờ mượn đĩa để nghe, vì đã có bản thu]. Thật đáng tiếc, nếu như cuối đời Beethoven không gặp nhiều bệnh tật như vậy thì có lẽ chúng ta đã có thêm một kiệt tác âm nhạc khác.
 
Trong giao hưởng Beethoven anh khoái nhất là bản số 6, đồng quê..
Nói chung về độ hoành tráng thì giao hưởng mozart không lại được so với Beethoven, nhưng Mozart cũng có bản giao hưởng cuối số 41 là Jupiter nghe cũng cực kì hoành tráng. Còn bản 40 Gm và 25 Gm là thể loại cực kì mẫu mực trong giao hưởng...
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Trong giao hưởng Beethoven anh khoái nhất là bản số 6, đồng quê..
Nói chung về độ hoành tráng thì giao hưởng mozart không lại được so với Beethoven, nhưng Mozart cũng có bản giao hưởng cuối số 41 là Jupiter nghe cũng cực kì hoành tráng. Còn bản 40 Gm và 25 Gm là thể loại cực kì mẫu mực trong giao hưởng...
Em cũng thế...
Mỗi chương là một bức tranh bằng âm nhạc thật là tuyệt... nhất là sau chương IV "Cơn giông" đầy dữ dội được nghe chủ đề của chương V "Bài ca mục đồng" cảm giác xúc động không thể tả nổi. Nó quá tươi sáng, như bầu trời sau cơn bão vậy.
 
beet thi rõ ràng là phải hay rồi! Em thích bản số 5.
Nhạc của Mozart thì hơi bác học hơn một chút nên không phải lúc nào nghe cũng thích. Nhất là hôm nào đang mệt mà nghe Mozart thì thấy nhức hết cả đầu. Nhạc của Beet giải tỏa tâm lí tốt hơn :D
 
có phải cứ thiên tài là hơi điên điên kô nhỉ...............nghe nói lúc sáng tác bác ý đổ nước vào đâu:D
 
hahaha....... thiệt hả? Mình mới nghe thấy điều này lần đầu tiên đấy! Điên thật! :D :D (hao không có cái biểu tượng cười lăn cười bò ra)
 
Back
Bên trên