Lựa chọn khó khăn – Live suffering or die relieved?

To Yến: Ai nói là các cụ "không có lý do gì để sống"? Em có phải là các cụ không mà biết như thế? Con người ta nói chung ai cũng có ý chí cầu sống mãnh liệt (nói cách khác là rất sợ chết). Một cụ già một lúc nào đó có thể sẽ nói rằng ko muốn sống nữa, nhưng thường đến lúc đối diện với cái chết thì phần nhiều là các cụ đều muốn sống cả. Sống có thể chỉ là để nhìn thấy những thay đổi của thế giới, hoặc chỉ đơn giản là để hít thở không khí mà thôi, hoặc đơn giản hơn nữa, là để khỏi chết :). Hơn nữa so sánh giữa chuyện sống và chết thì nó thế này:

- Một người sống là một người có quyền lựa chọn.

- Một người đã chết là không còn quyền lựa chọn gì nữa. Chết là một chuyến viễn đu một chiều, nếu đã chết thì ko thể sống lại. Do đó đừng nói rằng các cụ già cô đơn họ muốn chết. Em thấy đấy, ở các nước nghèo mà các cụ già không có con cháu họ vẫn cố đi làm, hoặc nếu quá già thì họ đành phải ăn xin để sống qua ngày, cái đó chẳng phải đã nói lên ý chí cầu sống mãnh liệt của con người hay sao?

Còn về chuyện người sống thực vật, thì chuyện duy trì sự sống cho họ một phần được phát triển từ một thuộc tính của con người, đó là "Hi vọng". Người thân của ngừoi sống thực vật luôn hi vọng đến một ngày nào đó họ sẽ tỉnh lại. Cho dù bác sĩ có nói là ko bao giờ tỉnh nữa đâu thì người thân vẫn cứ hi vọng như thường.

Nhân tiện kể cho các bạn một câu chuyện như thế này: Mình biết ở lớp cấp 3 của em gái mình có một cậu con trai, lúc đang học Đại Học thì một lần bị tai nạn giao thông rất nặng, chấn thương liên quan đến não. Các bác sĩ cho biết là đã hết hi vọng, cậu bé sẽ hôn mê cho đến chết, mà có lẽ cái chết sẽ đến trong vòng 24 giờ. Gia đình vì thế đã đón cậu con về nhà để "chuẩn bị hậu sự" (và như thế là đã ngừng truyền thuốc, ngừng các loại máy theo dõi nhịp tim, não đồ...). Tuy vậy các bạn cùng lớp của cậu bé thì, có lẽ là vẫn không hết hi vọng (những kẻ trẻ tuổi hão huyền, chưa va vấp với đời mà lại), và họ vẫn phân chia nhau túc trực ở quanh giường bệnh của cậu. Chi tiết thì anh nhớ ko chính xác, nhưng chính các bạn trẻ này đã phát hiện ra dấu hiệu cho thấy cậu bé kia dã tỉnh lại, và gia đình lại hộc tốc mang cậu trở lại bệnh viện. Sau đó vài ngày cậu bé đã tỉnh lại, nhận được người thân và các bạn, sau đó còn trở lại giảng đường Đại Học một thời gian nữa. Sau này có tốt nghiệp hay không và hiện làm gì thì anh ko biết chắc nữa. Cách đây 2 năm có lần gặp trong lúc đi Chùa Hương, nó vẫn nhận ra bố mẹ mình và lại chào hỏi. Vậy đấy. Câu hỏi đặt ra là:

- 1. Nếu như những dấu hiệu của sự hồi tỉnh không được ai nhận biết (vì gia đình còn đang bận đi lo hậu sự) thì sao? Nếu cậu bé không được nhanh chóng mang trở lại bệnh viện để tiếp tục cấp cứu thì có khả năng là cậu sẽ thật sự không tỉnh lại nữa.

- 2. Nếu như vì "nhân đạo", "ko muốn kéo dài nỗi đau" mà ai đó quyết định thay cho cậu bé là chấm dứt sự sống của cậu thì sao?

Câu trả lời xin dành cho các bạn.
 
Vũ Hoàng Yến đã viết:
ừ em nói đúng :) chỉ là mình nói về cảm xúc của mình thôi

theo em thì thế nào là thương hại thế nào là thương tâm?
Em thực ra cũng ko có ý gì :D
Chỉ là đọc bài của chị có cảm giác đấy giống thương hại hơn là thương tâm nên mới nói vậy chứ bản thân em cũng chẳng nhận thức được rõ ràng cái việc đấy :D

Chỉ là em cảm thấy đôi khi mình nhìn vào 1 người bệnh đau đớn tột cùng,nhìn gia đình họ khánh kiệt vì tiền chữa bệnh cho họ.....mình cảm thấy thương cảm và mình cho rằng có lẽ họ đang mong muốn được ra đi nhẹ nhàng,chấm dứt mọi sự đau đớn chứ sống như thế này thật là khổ sở!
Nhưng hầu hết thì chỉ là mình nghĩ vậy (mình thật sự thương cảm nên nghĩ vậy) còn đối với người ta thì đấy chỉ là sự thương hại ko cần thiết :) Bởi vì có thể lúc đấy bản thân người ta đang mang trong mình ước vọng sống mãnh liệt chị ạ :)

Gia đình người ta chấp nhận khánh kiệt đâu phải để cho người ta dễ dàng nghĩ đến cái chết và buông xuôi vậy hả chị :)
Lúc đấy nếu người ta nghĩ đến cái gọi là cái chết nhân đạo thì chính người ta đang có lỗi với người thân của mình,những người đang dốc sức cứu người ta,mặc dù đôi khi biết chắc người ta sẽ ra đi,ko thể khác được.
Cho dù là chắc chắn sẽ chết thì bản thân người đó cũng ko muốn bỏ cuộc sớm vậy và đương nhiên người nhà của họ cũng ko!!! (những trường hợp cá biệt khác thì ko kể đến ạ,em đang nói số đông :) )
Vậy thì cái điều mình đang thương cảm,đang nói liệu có còn cần thiết ko :) Có thể người ta sẽ nhìn mình như mấy đứa quái gở ý chứ :D

Đơn cử như cô Nhung dạy Địa trường mình :) Các anh chị chắc hẳn ko ít người biết về cô đúng ko ạ!
Căn bệnh của cô hành hạ thể xác cô đau đớn nhưng em vẫn thấy 1 cô Nhung cố gắng chiến đấu với bệnh tật để có thể sống bên cạnh gia đình,con cháu và học trò của mình thêm được lúc nào hay lúc ấy!
Có thời gian điều trị,bệnh cô có thuyên giảm 1 chút,em lại thấy cô tiếp tục đến trường để dạy,để gặp cái lũ học trò của mình!Những lúc thấy cô em vẫn cười,vẫn chào,vẫn hỏi thăm cô nhưng nghĩ đến tình trạng của cô thì em thật sự buồn và cũng đã từng khóc khi chứng kiến sự cố gắng của cô!
Vậy đấy,trong khi học sinh của cô nhìn cô đau đớn bệnh tật thấy rất đau lòng thì bản thân cô đang cố gắng đến tận cùng chứ nếu cô cũng buông xuôi thì sẽ ra sao ạ? Và cho đến tận trước khi cô mất ý thức thì cô vẫn còn dặn dò mọi người,vẫn nhở đồng nghiệp quan tâm đến những đứa học trò cô mà vẫn chưa cảm thấy yên tâm cho tương lai chúng nó!Những điều cô làm và sự cố gắng của cô đã thật sự làm cảm động học trò,rất nhiều đứa bạn của em (và cả em nữa,đương nhiên rồi) đều đã khóc khi hay tin cô ra đi!
Chị thấy đấy,đây là 1 ví dụ rất điển hình để minh chứng cho điều em muốn nói :)

Em cũng biết điều chị đưa ra là 1 câu hỏi quá khó,ko thể có câu trả lời chính xác được.......Chỉ có thể để mỗi người nêu ra ý kiến của mình thôi :)
Ko phải là cố gắng hướng người ta nghĩ theo mình mà là đưa ra chính kiến của mình,phải ko ạ!!! :D
 
Thật ra những gì mọi người trả lời em về các trường hợp bị bệnh nặng nhưng cố sống để chống chọi lại với bệnh tật, để đấu tranh, kéo dài thời gian sống với gia đình, hi vọng...là không cần thiết, vì bản thân em hoàn toàn công nhận và ủng hộ 100% những trường hợp đó. Tâm lý chung của em với những trường hợp đó trước hết là thương, vì họ đã không may mắn mắc phải bệnh tật; nhưng hơn hết là khâm phục và biết ơn vì họ cũng cho mình hiểu về ý chí con người :) cái này em cũng nói từ kinh nghiệm cá nhân mà ra. Thế này phải xem lại diễn đạt dở hơi của mình chứ nghe thế thì bi quan tăm tối quá :D

Câu hỏi của anh Trung về "một cậu con trai", cũng là không cần thiết. Không ai nói trước được điều gì, nếu điều đó không xảy ra thì cũng không ai biết để mà trách ai. Điều thần kỳ xảy ra để con người biết rằng phải không ngừng hi vọng, không ngừng đấu tranh. Em cũng có 1 người bạn cùng lớp gần đúng như anh Trung nói, chỉ có điều nó nằm đã 2 năm mà chưa tỉnh dậy. Nhưng em tin rồi thế nào cũng đến lúc :) , và tất nhiên tất cả gia đình, bạn bè nó cũng vậy.

Những gì anh nói về cái chết mới làm em suy nghĩ lại. Thực ra những gì em nêu ra rất rất thuộc về cảm xúc cá nhân, vì vậy cho phép em trình bày một tí.

Em ở nhà host này đến bây giờ là 2 năm, bố mẹ host ngoài việc chính là film-maker và english-teacher, thì còn làm thêm ở các bệnh viện dưỡng lão chăm sóc các cụ già. Tính đến nay em chứng kiến họ làm qua 5 viện tất cả. Mẹ host cũng đang học tiếp bằng master thứ 2 về anthropology nên rất quan tâm đến vấn đề này nói chung, và đang làm luận văn có liên quan. Cả nhà hay nói chuyện trong bữa ăn về những trường hợp mà 2 bố mẹ gặp khi đi làm. Em được đến thăm 1 viện 1 lần. Theo 2 người thì khoảng 70% những người già trong những viện họ đã làm qua là như em tả, tức là không thể hiện ham muốn hay thú vui sống gì nữa, thậm chí liên tục nói ra, tự ngắt dây truyền, đập phá...Mỗi ngày trung bình họ được cho uống vào người 20 viên thuốc, nhiều người tìm cách vứt thuốc đi, đổ vào toilet, ngậm rồi quay ra nhổ...

Đây hoàn toàn là kinh nghiệm rất cá nhân, và em cũng không hiểu nó bao quát đến đâu. Nhưng em nghĩ là đã là vấn đề thì nhỏ cũng là vấn đề, và em chỉ nói đến nhóm này thôi. Anh nói như vậy xong, em mới chợt nghĩ có lẽ chỉ cần họ có gia đình, bạn bè, có người hỏi han động viên, giải pháp như anh Khánh Ngọc nói ấy. Nhưng cách nào để biến
giải pháp đấy thành hiện thực, một cách hiệu quả?


@Em Yến: không phải là có ý hay không có ý, mà là suy nghĩ như thế thì nên nói ra thì chị mới hiểu được chứ :D Chị cũng không phân biệt được rành mạch 2 khái niệm đó, chỉ có điều "thương hại" cảm giác "bề trên" quá, mình là ai đâu??? nên nghe hơi oan...Em nói thế mà hợp lý chị cũng phải xem lại cảm xúc của mình chứ :)

Cô Nhung chị đã được may mắn học cô 2 năm... Thật sự mà nói chị luôn coi cô là giáo viên tuyệt vời nhất chị đã được học ở Ams. Những gì em nghĩ về cô cũng là những gì chị nghĩ thôi, ko có câu hỏi ở đây.

Lại về câu hỏi chính, em nghĩ nói
Em thấy mỗi người có quyền tự quyết định về cuộc đời mình nên việc có quyền chọn cái chết cũng ko thể cấm được.
cũng là một câu hỏi cần thiết. Thỉnh thoảng vẫn có những th họ đòi quyền được chết đấy thôi, như ầm ĩ nhất vừa qua là 1 bệnh nhân người Mỹ (mà em không thể nhớ tên chỉ nhớ xuất hiện mấy ngày liền trên news hình như gia đình xin Bush cho được ngừng việc chữa trị để ra đi êm ái). Có nên cho 1 con người quyền lớn hơn để quyết định sự sống cá nhân ko? Vấn đề lại là "hi vọng", bởi vì hình như giới hạn của con người là...không có giới hạn thì phải. "Điều kì diệu" vẫn xảy ra, và đấu tranh sinh tồn là bản chất của con người. Có phải ở Thụy Sỹ có địa danh mà những người muốn giải thoát bản thân đến đó, có "1 kì nghỉ 1 chiều"... (Em đọc lâu lắm rồi từ hồi còn bé nên chả biết bây giờ chính xác ra sao)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đối với bệnh nhân không muốn sống thì là quyền được chết, họ tự quyết định mà :(
Còn những người không tự quyết định được (bị hôn mê ...) => câu hỏi về cái chết nhân đạo.

Người già đúng là hay có biểu hiện như em Yến nói, có lẽ chỉ vì họ không tìm được niềm vui trong cuộc sống nên không muốn sống vô nghĩa nữa. Kể cả thanh niên cũng thế thôi, chẳng ai thích cảm giác mình là kẻ vô dụng.

Dù sao thì ở các nước phương Tây người già sống tương đối độc lập, con cháu ít quan tâm đến, thật sự làm cho mình cảm thấy xót xa ...
 
To Hoàng Yến: Thật ra những gì anh viết về cậu bé bị tai nạn kia (nói là cậu bé vì nó bé so với anh thôi, chứ so với em thì :D :D :D - nếu quả là nó học hết Đại Học 5 năm thì nó phải ra trường cách đây 3 năm rồi) là dành chung cho tất cả mọi người, do đó em không nên nói là không cần thiết. Vả lại vấn đề là ở chỗ cuối cùng thì nạn nhân cũng đã tỉnh lại cho nên ta hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi như vậy (trong trường hợp nạn nhân rốt cục đã chết thì quả thật là ko thể đặt câu hỏi gì nữa!!!) - câu hỏi này là quan trọng vì có người thắc mắc là tại sao lại duy trì cuộc sống thực vật cho con người. Trên thế giới thi thoảng cũng có những người hôn mê sâu sau vài chục năm lại tỉnh lại - cho dù là ít thì đó vẫn là niềm hi vọng, và nếu ko có hi vọng thì e rằng phần lớn nhân loại sẽ không muốn sống nữa.

Đối với "quyền được chết" thì đó là một câu hỏi khó trả lời. Bản thân tôi cũng ko dám nói chắc là "có" hay "không". Nhưng nếu các bạn nghĩ là "có" thì tôi thử đặt một câu hỏi như thế này:

1 - Nói chung con người ta có quyền tự sát không? Có nhiều lý do để một người muốn tự sát. Bệnh tật chỉ là một trong số đó thôi. Nếu một người bện không muốn sống có quyền được chết, vậy một người khỏe mạnh không bệnh tật nhưng muốn chết vì một lý do nào đó có quyền được chết hay không?

2 - Nếu câu trả lời cho câu 1 là "có" thì một người khác có quyền giúp một người tự sát không? Lưu ý là không phải chỉ là muốn chết vì bệnh, mà còn là muốn chết vì các lý do khác (vỡ nợ, thất tình, hoặc bất cứ tổn thất lớn nào đó về mặt tinh thần, hoặc đơn giản chỉ là chán quá, thấy sống ko có ý nghĩa gì nữa, ... - về một mặt nào đó thì phải chăng một người muốn chết là đã có thể coi là bị "bệnh" - nhưng là bệnh về tinh thần?).

3 - Giả sử câu trả lời cho câu hỏi 2 là không, thì một người có quyền khoanh tay đứng nhìn khi thấy một người khác tìm cách tự sát không? Nếu câu trả lời là không thì sẽ mâu thuẫn với câu trả lời "có" của câu 1.

4. Giả sử các bạn cho rằng quyền chết chỉ áp dụng cho bệnh tật thôi còn ko áp dụng cho các trường hợp muốn chết khác. Vậy thì đâu là sự khác nhau giữa những cái chán đời này?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên