Lựa chọn khó khăn – Live suffering or die relieved?

Phạm Bảo Yên
(PBY)

New Member
Gần đây xem các phim Hàn Quốc (và phim của nhiều nước khác nữa, nhưng HQ vẫn là phổ biến nhất :D), có thể bắt gặp cảnh ranh giới sống-chết khá thường xuyên. Đứng trước khả năng người mình yêu quý sẽ mãi mãi ra đi, tưởng tượng ánh sáng trong đôi mắt anh/em/người thân tắt dần, bàn tay đang nắm chặt bỗng lạnh giá và tuột ra  sự sống đang rời bỏ một con người. Có ai lại không muốn bằng tất cả mọi giá ngăn chặn thần chết?

Vì kéo dài cuộc sống, những bệnh nhân mắc các chứng bệnh nan y (cancer, Alzheimer, AIDS, ...) phải trải qua những đợt trị liệu hóa chất, phẫu thuật, đau đớn triền miên. Cuộc tìm kiếm không ngừng những liệu pháp ít đau đớn hơn, hiệu quả hơn vẫn chưa thành công trong khi sức chịu đựng của người bệnh đã tới giới hạn, cả về tinh thần và thể xác. Một số quyết định kết thúc bằng cách tự tử, và khi bị ngăn cản đã lên tiếng đòi “quyền được chết”.

Chắc chắn một lúc nào đó, mọi người sẽ (đã? đang?) gặp tình huống này. Liệu chúng ta (đứng cả ở 2 vị trí – bệnh nhân và người thân) nên tiếp tục sống một cuộc sống chịu đựng hay giải thoát bằng cái chết?

Thật ra ở Việt Nam thì chưa có ai đòi quyền này thì phải, vì còn nước còn tát mà :D
 
Chị ơi bệnh mất trí nhớ làm sao mà chết đc ạ, mà cũng làm gì có đau đớn triền miên đâu ạ, nghe sợ quá...
Bạn của ba em bị ung thư, tuy rất đau đớn nhưng cả chú ấy và gia đình đều muốn kéo dài cuộc sống càng lâu càng tốt, vì chú ấy muốn đc ở bên cạnh hai đứa con nhỏ của mình đến phút cuối cùng, để truyền cho 2 đứa con nhỏ đó bằng hết tình yêu của mình...
 
Ừ, ngại quá, quên cứ bệnh nan y là túm cả Alzheimer vào đấy :p, bệnh đấy thì không chết, nhưng mà quên hết mọi người, thậm chí cả bản thân mình ... -> đau về tinh thần thôi :D, và lúc chữa trị nữa

Bạn của ba em đúng là người lạc quan :), chứ cứ vài ngày đi trị liệu hóa chất, chiếu phóng xạ, tóc rụng, sút cân, dùng thuốc giảm đau liều ngày càng cao mà hằng đêm vẫn không thể ngủ, cắn răng lại mà vẫn không thể nén tiếng rên, nhìn người thân lo cho mình phải bán cả nhà cửa ...
 
Không lạc quan đâu chị ơi, hồi đấy chú í phải bấu víu vào tất cả để cố sống, ăn tất cả các thứ đc mách là có hi vọng, bao nhiêu lần muốn từ bỏ tất cả rồi...Lúc đấy chú ấy chỉ trông vào 2 đứa con nhỏ để sống, chứ còn về mình thì gần như không còn gì lưu luyến nữa...Đó là vào trung thu năm ngoái...
 
nhưng mà trường hợp những người già thì sao?
Bên này các trại dưỡng lão toàn các ông cụ già sống một mình cô đơn ko gia đình, ko ai thăm hỏi. Hiếm người giữ được lạc quan vui vẻ, phần lớn đều sống cho qua ngày, ko thấy ý nghĩa cuộc sống nữa. Đấy là còn chưa nói đến lẫn, mất trí nhớ, bệnh tật thì còn khổ gấp vạn lần. Nhiều ông bà ngày 24 tiếng chỉ ngủ 3-4 tiếng, nửa ngày ngồi trước màn hình tivi đen ngòm ko nói một lời nào...Ngân sách xã hội thì chi ko biết bao tiền để tống thuốc vào người các cụ, mà sống có sung sướng gì đâu?...Thế này thì sống hay chết là hơn? :-? :((
 
Người bệnh ko thể cứu đc mà sống trong đau đớn thì em nghĩ vẫn có thể ... 8-| :-? cho họ quyền lựa chọn cái chết cho mình :( nhưng TH các cụ già thì ... ko thế :eek: nhẫn tâm quá :(( [-(
 
em ơi họ nói họ ko muốn sống nữa, tuổi thọ cao vì thuốc vì đồ ăn nhưng ko có niềm vui, ko ai chăm sóc ko bạn bè người thân, đầu óc không còn minh mẫn nghĩ cũng có mặt đúng chứ :( ý chị ko phải là để họ chết mà sống như vậy thì thương quá :(( ko còn lí do để muốn sống mà sống thì đau đớn bệnh tật :((
 
--Cái này chắc có liên quan đến chuyện "Cái chết nhân đạo" nhỉ :D. Để cho người bệnh sống khổ sở cũng k0 được mà cho họ chết để họ được thanh thản thì bác sĩ lại bị mang tiếng sát nhân và phản bội lại lời thề Hippocrates. Tuyên ngôn Geneva năm 1948 (bản mới của lời thề Hippocrates) có nói: "Sức khỏe của bệnh nhân là ưu tiên hàng đầu của tôi".
--Riêng bản thân em thì lại nghĩ là còn có những cách khác tốt hơn là kết liễu 1 tính mạng. Chẳng hạn như người thân với thầy thuốc thì an ủi, động viên bệnh nhân 1 tí. Bệnh nhân AIDS đâu có phải ai cũng nằm chờ chết đâu, cũng có trường hợp không buông xuôi mà đi làm tình nguyện giúp những người bị nhiễm bệnh như mình đó thôi http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=142576&ChannelID=7
 
Em thấy mỗi người có quyền tự quyết định về cuộc đời mình nên việc có quyền chọn cái chết cũng ko thể cấm được.
 
Đúng đấy..chết hay không là tùy vào quyền quyết định của người ta..
Nhưng mà trường hợp người ta mất ý thức thì sao?
Chẳng nhẽ để người ta sống trong đau đớn à?
 
1 số ng` phải sống thực vật thì sao
Các bác sĩ muốn níu kéo cuộc sống của họ vì lòng thương hay chỉ đơn thuần là bệnh nghề nghiệp
 
Phạm Bảo Yên đã viết:
Gần đây xem các phim Hàn Quốc (và phim của nhiều nước khác nữa, nhưng HQ vẫn là phổ biến nhất :D)

chắc vấn đề chị muốn nói tới là cái chết nhân đạo đúng ko?

ngoài lề chút: mới đây em xem phim 1 litre of tears của Nhật, hiểu ra nhiều điều phết. <đang có phong trào xem phim nhật>
 
Trần Tuấn Anh đã viết:
Em thấy mỗi người có quyền tự quyết định về cuộc đời mình nên việc có quyền chọn cái chết cũng ko thể cấm được.

Nghe câu này thấy giật mình:( Nếu nói như thế thì ai thík chết thì cứ chết, ngăn cản cũng chả để làm gì sao ???

Vũ Hoàng Yến đã viết:
nhưng mà trường hợp những người già thì sao?
Bên này các trại dưỡng lão toàn các ông cụ già sống một mình cô đơn ko gia đình, ko ai thăm hỏi. Hiếm người giữ được lạc quan vui vẻ, phần lớn đều sống cho qua ngày, ko thấy ý nghĩa cuộc sống nữa. Đấy là còn chưa nói đến lẫn, mất trí nhớ, bệnh tật thì còn khổ gấp vạn lần. Nhiều ông bà ngày 24 tiếng chỉ ngủ 3-4 tiếng, nửa ngày ngồi trước màn hình tivi đen ngòm ko nói một lời nào...Ngân sách xã hội thì chi ko biết bao tiền để tống thuốc vào người các cụ, mà sống có sung sướng gì đâu?...Thế này thì sống hay chết là hơn?

Cái nhân đạo của con người là ở chỗ biết đem lại hi vọng và niềm tin cho người khác, ngay cả khi người ta ở dưới đáy cùng tuyệt vọng. Ngoài trường hợp bệnh tật nan y là chuyện khác, chứ với những người già cô đơn, kô thể thấy họ kô hạnh fúc mà nghĩ đến khả năng chết sẽ tốt hơn:| Mình biết vẫn có những người trẻ tuổi dành mùa hè của họ để đi đến các viện dưỡng lão nói chuyện với những người già và chăm sóc họ. Đó mới là nhân đạo. Cái tội lỗi nhất của con người là kô biết chiến đấu mà nghĩ ngay đến cái chết...Con người ở bất cứ thời điểm nào đều có thể hưởng hạnh fúc, dù có mất trí nhớ hay đã đến tuổi gần đất xa trời...

Phạm Bảo Yên đã viết:
Vì kéo dài cuộc sống, những bệnh nhân mắc các chứng bệnh nan y (cancer, Alzheimer, AIDS, ...) phải trải qua những đợt trị liệu hóa chất, phẫu thuật, đau đớn triền miên. Cuộc tìm kiếm không ngừng những liệu pháp ít đau đớn hơn, hiệu quả hơn vẫn chưa thành công trong khi sức chịu đựng của người bệnh đã tới giới hạn, cả về tinh thần và thể xác. Một số quyết định kết thúc bằng cách tự tử, và khi bị ngăn cản đã lên tiếng đòi “quyền được chết”.

Chắc chắn một lúc nào đó, mọi người sẽ (đã? đang?) gặp tình huống này. Liệu chúng ta (đứng cả ở 2 vị trí – bệnh nhân và người thân) nên tiếp tục sống một cuộc sống chịu đựng hay giải thoát bằng cái chết?

Em thì nghĩ đơn giản thế này, cái tình huống đề cập đến rất rộng và đến giờ luôn đầy rẫy tranh cãi. F ải gặp một trường hợp cụ thể, một căn bệnh, một con người cụ thể với tiểu sử cụ thể thì những lựa chọn mới có thể chính xác được. Mà ngay cả khi cụ thể đến vậy vẫn còn phải tranh cãi dài dài. Vì là tính mạng và cuộc sống là thứ quí giá.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Ngọc Khánh đã viết:
Cái nhân đạo của con người là ở chỗ biết đem lại hi vọng và niềm tin cho người khác, ngay cả khi người ta ở dưới đáy cùng tuyệt vọng. Ngoài trường hợp bệnh tật nan y là chuyện khác, chứ với những người già cô đơn, kô thể thấy họ kô hạnh fúc mà nghĩ đến khả năng chết sẽ tốt hơn:| Mình biết vẫn có những người trẻ tuổi dành mùa hè của họ để đi đến các viện dưỡng lão nói chuyện với những người già và chăm sóc họ. Đó mới là nhân đạo. Cái tội lỗi nhất của con người là kô biết chiến đấu mà nghĩ ngay đến cái chết...Con người ở bất cứ thời điểm nào đều có thể hưởng hạnh fúc, dù có mất trí nhớ hay đã đến tuổi gần đất xa trời...

Em hoàn toàn đồng ý với anh. Chỉ có điều nên nhìn vào thực tế, chứ đấy mới là lý thuyết thôi.

Được bao nhiêu người trẻ tuổi vào thăm nói chuyện với các cụ thế? :) bao nhiêu người già trong viện dưỡng lão cả năm ko có lấy 1 người thân vào thăm? :) Trong những người chăm sóc bao nhiêu % đủ kiên nhẫn để cười với các cụ một lần, nói vài ba câu hỏi thăm, nghe các cụ kể những chuyện xửa xưa lâu lắm rồi, có mấy người đủ "tình thương" không hay người ta bận rộn chuyện của mình lắm rồi, bận đi mua sắm, đi giải trí rồi...Em đang nói chính là ở phương tây nhiều người già thôi nhé, chứ nước nghèo nhiều cụ còn phải đi làm vượt mặt mà kiếm cái ăn...

Còn chiến đấu? Không thể đổ lỗi cho họ không chiến đấu được :) Họ có lẽ chiến đấu cả đời rồi, mà bây giờ cũng ko còn đích đến mà chiến đấu nữa. Nếu họ nói cái chết là sự giải thoát thì anh nghĩ sao?

Con người ở bất cứ thời điểm nào đều có thể hưởng hạnh fúc, dù có mất trí nhớ hay đã đến tuổi gần đất xa trời...

Khi nào mình vào hoàn cảnh đấy thì hãy nói anh ạ, trẻ khỏe nói gì chẳng dễ.

Em không nói là giải pháp mercy killing, vì cái đấy còn dẫn đến rất nhiều vấn đề phức tạp khác, mà chỉ nói đến sự bế tắc thôi, chả có giải pháp gì hết. Thêm nữa là em ko có số liệu về cái này, ko biết bao nhiêu % các cụ đang ở viện dưỡng lão, bao nhiêu % trong số này ko người thân thích quan tâm, và khó hơn nữa là báo cáo về diễn biến tâm lý...Nói bừa thế vì đấy chỉ là cái gì mình thấy phổ biến theo kinh nghiệm cá nhân và nghe nhiều người nói thôi. :)
 
Mình kô nói rằng họ kô chiến đấu. Kinh nghiệm sống của mình so với họ kô cho fép mình nói câu đó. Từ chiến đấu còn chỉ tới cả những người xung quanh nữa. Vì con người, ở bất kì độ tuổi nào, đều luôn yếu đuối nếu chỉ có một mình. Đơn giản mình chỉ có ý khâm fục những người sẵn sàng hạn chế bớt thời gian "đi mua sắm", "đi giải trí" để tự nguyện chiến đấu với họ:) Có thể kô nhiều trường hợp như thế, nhưng đâu có nghĩa là bế tắc, vì suy cho cùng, vẫn có những giải f áp đó thôi. Cái quan trọng là nhân rộng cái đó ra...

Nếu đặt câu hỏi "liệu sống như thế hay là chết có tốt hơn kô ?", thì vừa là rũ bỏ hoàn toàn những cố gắng của những con người kia, của những nhân viên chăm sóc họ hằng ngày nhiều khi kô vì đồng tiền mà vì cả tình thương, mà có khi còn là ích kỉ, chưa hành động gì đã chịu buông tay...
 
Nguyễn Ngọc Khánh đã viết:
... Đơn giản mình chỉ có ý khâm fục những người sẵn sàng hạn chế bớt thời gian "đi mua sắm", "đi giải trí" để tự nguyện chiến đấu với họ:) Có thể kô nhiều trường hợp như thế, nhưng đâu có nghĩa là bế tắc, vì suy cho cùng, vẫn có những giải f áp đó thôi. Cái quan trọng là nhân rộng cái đó ra...

Vâng đúng là như thế. Nhưng cũng nên thực tế là liệu nhân rộng được đến thế nào? Như những nước phương tây mà dân số già chiếm tỉ lệ cao và tăng dần như Nhật, Ý, thì liệu có nhân rộng đủ để người trẻ giúp đỡ các cụ về mặt tinh thần như vậy không? Hay là làm được đến đâu thì làm? Tính thực tế ở đây phải tính cả về sự bận rộn và lối sống vật chất tăng dần của thanh niên hiện nay, và thiệt hại cho nền kinh tế vì sự hi sinh về thời gian lao động, học tập...cho những công việc mang ý nghĩa nhân đạo nhưng không mang tính chất kinh tế. Thêm vào đó, chi phí để duy trì sự sống, sinh hoạt, người chăm sóc, trang thiết bị cho các cụ chiếm một phần khổng lồ trong ngân sách, nhưng có lẽ ko mang lại lợi ích lâu dài như giáo dục, đào tạo. Đã phân tích thì phải phũ phàng một thể. Còn niềm vui, sự chiến đấu, lứa tuổi nào, hoàn cảnh nào cũng đều có hết, nhưng không thể bắt người ta tuân theo cái mà mình nghĩ là tốt theo lý thuyết được, em nghĩ câu "Cái chết là sự giải thoát" là thực tế với khá nhiều người và gia đình người thân họ nữa dù ko ai dám nói ra hay nghĩ nhiều đến điều đó vì tâm lý là phải "Chiến đâu đến cùng, kéo dài được bao lâu thì kéo" - mà đấy là người bệnh nhé, còn đây là những cụ già cô đơn. (Em không phủ nhận những trường hợp chiến đấu chống lại bệnh tật phi thường của rất nhiều người - tác dụng làm tấm gương về nghị lực)

Nếu đặt câu hỏi "liệu sống như thế hay là chết có tốt hơn kô ?", thì vừa là rũ bỏ hoàn toàn những cố gắng của những con người kia, của những nhân viên chăm sóc họ hằng ngày nhiều khi kô vì đồng tiền mà vì cả tình thương, mà có khi còn là ích kỉ, chưa hành động gì đã chịu buông tay...

Anh nói rất đúng, em cũng đồng ý. Quay lại nói là nhiều người muốn chết, thực ra rất khó để nhận biết đâu đã là cố gắng hết sức chưa, vì người thân thì luôn muốn động viên bệnh nhân chiến đấu hết sức, mà giới hạn của con người thì dường như ko hiểu là giới hạn ở đâu. Nhưng rất nhiều người già như em nói ở trên ấy, ko ai động viên an ủi, ko ai hỏi thăm, sống vật vờ thật sự như một cái bóng theo nghĩa đen, một ngày bị tống vào người ko biết bao nhiêu thuốc - ko hiểu để làm gì khi họ chỉ mong đến ngày chết...

Còn hành động thì...em lại nghĩ là có những cái mình ko ép người khác theo ý mình được anh ạ. Con người ta dù ngu dốt, dù hư hỏng cũng ko sợ bằng khi họ không còn một chút mong muốn nào để sống, để cố gắng thôi.

Em cũng muốn nói lại là em không đề nghị giải pháp chết, nhưng những gì em thấy là quá thương tâm, và giải pháp anh nói thì quá giới hạn...nên em thấy bế tắc, vậy thôi. Còn bàn giải pháp, trình độ em thì chẳng có để nói vì em thấy nó quá phức tạp về thực hiện.
 
Đỗ Hoàng Nam đã viết:
1 số ng` phải sống thực vật thì sao
Các bác sĩ muốn níu kéo cuộc sống của họ vì lòng thương hay chỉ đơn thuần là bệnh nghề nghiệp
Chị cảm thấy có lẽ là vì hi vọng chứ chẳng phải vì 2 cái điều em nói ;)
Người thực vật cũng có thể có lúc tỉnh lại cơ mà....Cái người ta quan tâm ở đây chính là vi họng vào ngày người thân của mình,bệnh nhân của mình có thể tỉnh dậy,thế thôi!!

@Chị Hoàng Yến :sao em cảm thấy cái chị cảm nhận ko phải thương tâm mà là thương hại nhỉ?? :-s
Đôi khi chị nghĩ trong đầu người ta tự biết nên chết sớm thì sẽ đỡ khổ nhưng căn bản là ko phải cứ chết là được nên cái chị nghĩ cũng chẳng phải là suy nghĩ của người ta mà
!Có những người khao khát được sống,khao khát được cống hiến nốt phần đời còn lại cho cuộc đời,cho người thân của mình....Còn cái mà nhìn người thân đau khổ,bán hết nhà cửa đi để chữa bệnh cho mình thì đúng là rất đau lòng nhưng điều đấy còn thể hiện là người ta vẫn còn được quan tâm và yêu thương!Và bản thân người thân của họ cũng mong họ có thể ở bên mình cho đến ngày cuối cùng..........
Chị sẽ nghĩ sao khi sau này chị bệnh,chị già,người thân của chị bóng gió khuyên chị chọn cái chết êm ái và nhân đạo chứ đừng cố sống cho bản thân đau đớn và khổ con khổ cháu???
Nhưng chị sẽ nghĩ sao khi con cháu chị dốc lòng,dốc sức,dốc tiền của cứu chị mặc dù biêt những điều mình bỏ ra chỉ đổi lại thêm được 1 thời gian ngắn được sống bên chị???
Muốn chết thì dễ.......nhưng đấy cũng đồng nghĩa với việc buông xuôi mà :)
Người bệnh khi ở ranh giới sống chết thì sẽ muốn sống hơn nhiều.......Còn những người sẵn sàng ra đi cho con cái đỡ khổ cũng chỉ là số ít mà thôi!
Vấn đề ko phải mình ngồi đây nói rằng thế nào là thương tâm vì đấy chỉ là suy nghĩ của bản thân mình mà thôi,đúng ko ạ :D
 
ừ em nói đúng :) chỉ là mình nói về cảm xúc của mình thôi

theo em thì thế nào là thương hại thế nào là thương tâm?
 
Mình nghĩ là đặt vấn đề "những người già trong viện dưỡng lão" vào topic này có hơi kô đúng với tên topic. Tên topic rất rõ ràng: "Live suffering or die relieved ?", đối với trường hợp này thì kô bao giờ cái chết là giải pháp tốt nhất. Như Yến cũng đã nói.
Cái câu hỏi của topic chỉ có thể nên đặt ra với trường hợp bệnh kô thể chữa được, người bệnh sống trong đau đớn tột cùng mà thôi.
 
Em nghĩ là câu hỏi này rất mang tính cá nhân nên ko có cái gì đúng và sai cả, thật sự là khó :(

Thế chẳng lẽ ko có giải pháp gì với người già trong viện dưỡng lão? Không hiểu VN sau này phát triển rồi cảnh đấy có xảy ra nhiều không nhỉ :-S
 
Back
Bên trên