Lời giải cho bài toán của thiên niên kỉ?

Hi`, có ai bảo là joke đâu... chỉ có điều để khẳng định chắc chắn thì cần một thời gian nữa.

21 Tháng 6 năm 1993 Wiles trình bày ở Trinity, Cambridge cách chứng minh Fermat's Last Theorem. Đến ngày 23 tháng 6 thì chính thức tuyên bố là chứng minh xong, lúc đó chỉ có vài người hiểu được và phần lớn cho là đã chứng minh xong. Đến tận tháng 12 cùng năm Wiles thông báo tìm ra lỗi và sau này chính Wiles sửa và công bố lại. Cách chứng minh của Wiles được giáo sư Trần Văn Nhung dịch sang tiếng Việt và phát hành ở VN năm 1997 (nếu nhớ không nhầm). Đọc chẳng hiểu gì :D

Thế nên theo mình cái lời giải Poincaré Conjecture trên cần có một thời gian để kiểm chứng. Đồng chí Tran Tuan Anh có hiểu lời giải không chứ mình thì chịu :D...
 
các bác nghề toán máu thật. có không biết bao nhiêu là định luật đính lý giống cái vụ fermat, máy tính nó chả chứng minh từ lâu lắm rồi còn gì, thế mà các bác ý vẫn cứ è cổ ra formalize thì mới chịu [-( em thực chứ không có cái nhiệt tình của các bác học toán thì cái thế giới này chắc ngừng quay mất :(
 
Hehe Long nói thế nào chứ máy tính có bao giờ biết chứng minh:D, nó chỉ biết test thôi, nhưng mà test thì vẫn là test, chả có giá trị khoa học gì cả......

Hồi lớp 8 mình có biết đến định lý này, có một đứa con gái ở lớp suốt ngày tinh tuớng giỏi toán, mình giả vờ nhờ nó giải hộ bài này, nó lại không biết cứ hì hụi cắn bút nghĩ giải thật mới vui chứ, mấy đứa con trai cứ ngồi cười rung rốn :))
 
He he trên thế giới này còn nhiều bài toán (hay tin) chưa giả được lắm các bác có thích thì cứ việc đâm đầu vào em thì cứ nhìn kết quả là được rồi.
 
ơ bác Tuấn ơi, máy tính nó test ra đúng được với mấy tỷ số, chính xác để mấy nghìn cái số sau dấu phẩy, thế thì có khác gì là chứng minh rồi, chỉ là không phải chứng minh bằng lý thuyết mà là chứng minh bằng kiểm chứng thực tiễn thôi. Ngày xưa các cụ làm ra tích phân cũng là nhờ vào cái kiểm chứng thực tiễn là chính chứ bác. 0.9999999999999.... thì có khác gì 1 đâu.
 
Chứng mình bằng tích phân cũng vẫn là chứng minh lý thuyết đấy chứ. Về mặt gần đúng thì đúng là thế rồi nhưng nguời ta mà chưa chứng minh bằng lý thuyết đuợc vẫn ấm ức lắm:D. Nó cũng giống như công nhận một vài tiên đề mà vẫn có khả năng dẫn đến mâu thuẫn. Ngày xưa cũng vì thực tiễn tin tưởng mà có lần người ta tưởng bài toán nhỏ sau của Ferma cũng đúng nốt, Ferma cho rằng 2^(2^n) + 1 là số nguyên tố, thực nghiệm có vẻ cho ra thế thật, nhưng vì sau cụ Ole đã bằng lý thuyết chỉ ra 2^32+1 chia hết cho 611. Đây là một trong các ví dụ về tính ngộ nhận trong thực tiễn :D
 
Pham Quang Minh đã viết:
Anh không chắc chắn 100% về cái ông mà anh nói với các ông mà My bảo là 1 hay không. Hôm trước trên tờ báo Hartford có bài về ông này để anh tìm rồi post lên đây.

Có vẻ như không phải. Nếu em không nhầm thì Perelman chưa đến 40 tuổi, nếu vậy thì 40 năm trước ông ý vẫn còn trong bụng mẹ ;) .

2^32 + 1 hình như chia hết cho 641 :)
 
Nguyễn Chúc Quỳnh đã viết:
Pham Quang Minh đã viết:
Anh không chắc chắn 100% về cái ông mà anh nói với các ông mà My bảo là 1 hay không. Hôm trước trên tờ báo Hartford có bài về ông này để anh tìm rồi post lên đây.

Có vẻ như không phải. Nếu em không nhầm thì Perelman chưa đến 40 tuổi, nếu vậy thì 40 năm trước ông ý vẫn còn trong bụng mẹ ;) .

:D Cái ông mà anh nói hình như là ông này Dr. William P. Thurston,

Ông này được giải Fields Medal ( giải cao nhất cho các nhà Toán học ), và Waterman Award sau khi trình bày lời giải 30 năm trước tại Princeton.
Sorry mọi người vì nhầm nhọt nhé.
 
Back
Bên trên