Lịch sử Vĩnh Xuân quyền: Huyền thoại và Sự thật

Ho Quy Ly
(HoQuyLy)

Thành viên (sai email)
Hầu hết các võ sư và người luyện tập môn Vĩnh Xuân, còn gọi là Vịnh Xuân đều được nghe kể về nguồn gốc của môn phái như sau: Vào thời Càn Long, quân đội Mãn Thanh hỏa thiêu chùa Thiếu Lâm, là nơi các cao tăng đào tạo võ thuật cho các sư sãi, nhân sĩ, trí thức và chiến sĩ của phong trào "Phản Thanh phục Minh". Có năm cao thủ đã đột vây đào tẩu trong cuộc chiến hỏa thiêu Thiếu Lâm tự là Chí Thiện Thiền sư, Ngũ Mai Lão ni, Phùng Đạo Đức, Bạch Mi đạo nhân và Miêu Hiển.

Do võ thuật Thiếu Lâm tự đã bị bọn phản đồ tiết lộ cho quân đội Mãn Thanh, nên trên đường trốn chạy, Ngũ Mai Lão ni phải luôn luôn tìm kiếm một phương pháp chiến đấu mới để khắc chế võ thuật của kẻ địch. Tương truyền rằng khi chứng kiến một cuộc chiến đấu giữa hạc và cáo (có thuyết là giữa hạc và rắn), Ngũ Mai Lão ni đã ngộ ra một môn quyền thuật mới hiệu quả hơn quyền thuật Thiếu Lâm truyền thống. Trên đường đến vùng Vân Nam, bà đã gặp một cô gái là Nghiêm Vịnh Xuân làm nghề bán đậu phụ, sống với cha, và đang bị một tên lục lâm thảo khấu ép buộc phải cưới hắn. Bà đã dạy cho Nghiêm Vịnh Xuân môn quyền thuật do bà mới sáng tạo ra. Nhờ vào môn quyền thuật này, Nghiêm Vịnh Xuân đã chiến thắng tên cướp trong một trận quyết đấu. Sau đó, Vịnh Xuân kết hôn với Lương Bác Trù, truyền dạy môn võ thuật này cho chồng, và lưu truyền dưới tên gọi Vịnh Xuân quyền. Theo thời gian, dòng Vịnh Xuân quyền của Lương Bác Trù có sự giao thoa, trao đổi với dòng Võ thuật của Hồng thuyền Hội quán của Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Đệ, Đại Hoa Diện Cẩm ..., là những người đã được chân truyền của Chí Thiện thiền sư. Sự giao thoa, kết hợp này đã tạo nên đa số các dòng Vĩnh Xuân hiện đại ngày nay. Môn Vĩnh Xuân được bắt đầu phổ biến vào khoảng 1800 - 1850, vào đời Gia Khánh nhà Thanh.

Nhưng ... xem tiếp ở đây.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đa tạ tất cả những ai đã nghiên cứu, người viết ra và người phổ biến kiến thức này! Một bài viết làm sáng tỏ bao nhiêu điều!
 
ối!!!nhìu ý kiến khác nhau về lịch sử Vĩnh Xuân thật.Bác Hồ Quý Lý ,tài liệu bác lấy ở đâu ạ??Độ tin cậy là bao nhiêu ạ??
 
Vĩnh Xuân quyền ngày nay có quá nhiều chi nhánh, mỗi chi nhánh lại có tinh hoa riêng mà nhánh khác không có. Mỗi nhánh lại có phương pháp luyện tập khác nhau. Gần như là khi Vĩnh Xuân đi vào một người nào thì sẽ trở thành một kiểu Vĩnh Xuân của người đó. Giống như là nước đổ vào chỗ nào thì mang hình dáng của nơi đó. Riêng bài thủ đầu quyền cũng đã không giống nhau, rồi cách dính tay, phát lực, tập nội lực, di chuyển thân pháp, cước pháp thì lại càng khác, không có nhánh nào giồng nhánh nào. Thật là kỳ lạ.
 
Theo kinh nghiệm bản thân thì mình thấy nên tập ít nhất 4 dòng Vĩnh Xuân ở Hà Nội mới đủ:
Ngô Gia : (Thầy Vinh) nhất về thân pháp
Phùng Gia : (Thầy Lợi) nhất về linh giác tay
Còn một nhánh về cước pháp và một nhánh nội công nữa nhưng mình chưa tìm ra.
 
Nội Công thì theo học nhánh cụ Trần Thúc Tiển (Bên võ sư Nguyễn Ngọc Nội)
 
Back
Bên trên