Lịch sử phát triển của âm nhạc - có thể bạn chưa biết

cho em tham gia với:) em có bít đôi chút về lịch sử âm nhạc...........nhưng mà ko biết nhiều như anh Phong..........anh tham khảo tài liệu nào thế......chỉ cho em đi:)>-
 
Em lên thư việc của Nhạc Viện HN, có nhiều sách về âm nhạc lắm.
 
tìm hiểu về lịch sử âm nhạc thì cũng là timmf hiểu về mấy ông nhạc sĩ phải ko nhỉ...............................:)>- ÂM NHẠC LÃNG MẠN....................cho em viết một chút về chủ đề đó:-$
 
:)>- Franz Schubert ( 1797-1828)
I- Khái quát
Franz Schubert là nhạc sĩ người Áo mở đầu cho chủ nghĩa lãng mạn ở nhiều lĩnh vực như GIAO HƯỞNG, ĐÀN PHÍM, đặc biệt là CA KHÚC.
Đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của SCHUBERT là tính trữ tình, thơ mộng, thể hiện tình cảm của những người bình thường trong xã hội đương thời. Tuy nhiên có 1 số tác phẩm mang tính đen tối, bi thương.
II- Sáng tác cho thanh nhạc
- Ca khúc chiếm vị trí rất quan trọng trong cuộc đời sáng tác của SCHUBERT với 600 tác phẩm ( trong đó có hai tập niên ca khúc là “cô thợ xay xinh đẹp” và “con đường mùa đông”.......... đó là tui nghe nói thế...........)
- SCHUBERT là người đưa ca khúc lên ngang tầm với các thể loại khác bởi tính nghệ thuật của nó ( chắc nếu mà ông ý phải nghe một bài “nhạc thị trường” thì chắc chết ngất luôn...........tội lỗi........tội lỗi...........b-) ). Phần lớn các ca khúc có giai điệu du dương, uyển chuyển, âm điệu nhảy múa. Nét riêng trong sáng tác của SCHUBERT là ông rất coi trọng phần đệm, không coi phần đệm chỉ là để dẫn giọng mà là phần nền, bổ sung cho các hình tượng thêm phong phú, rõ nét( cái này cũng là tui nghe nói thế.................b-) )
- Về hình thức âm nhạc, thường gồm 3 phần, phần nhắc lại thường có biến tấu để phù hợp với sự phát triển của tác phẩm.
III- Sáng tác giao hưởng
Gồm 9 bản giao hưởng và 1 số “uvectuya”( xin lỗi tui ko nhớ lém viết chính xác ntn......... đại thể là phiên âm như thế.........)
7 bản giao hưởng đầu còn chịu ảnh hưởng của nhạc cổ điển. Bản giao hưởng số 8 – “BỎ DỞ” viết năm 1822 được xây dựng trên những cảm xúc trữ tình, điển hình về nội dung và hình thức của âm nhạc lãng mạn.( bài này được lấy làm nhạc trong phim “MÙA LÁ RỤNG” hồi trước chiếu trên VTV3 đó.............)Nội dung của bản giao hưởng có thể coi là tự truyện chân dung của người nghệ sĩ lãng mạn với nhiều tình cảm bay bổng. (Đặc biệt, quan hệ điệu tính giữa hai chủ đề khác với nhạc cổ điển: hai chủ đề chính phụ đều mang tính ca xướng, ít sự tương phản)
CÒN CÁI GÌ NỮA KO NHỈ........................................................./:)
 
Có thể tìm những thông tin như vậy về các thể loại âm nhạc ở đâu bạn ơi?
Mình rất muốn tìm hiểu về các dòng nhạc, ko chỉ nhạc cổ điển. Thanks nhìu.
 
Hecto Bertioz (1803-1869)
I- Khái quát
Bertioz là nhac sĩ Pháp nổi tiếng chuyên sáng tác giao hưởng. Bertioz là ngưởi tạo bước ngoặt cho thể loại giao hưởng: sân khấu hoá giao hưởng, giao hưởng có tiêu đề với tính chất lãng mạn kịch tính.Ngoài ra Bertioz còn là nhà chỉ huy có tài, có nhều cách tân trong phối khí: đưa KÈN ĐỒNG vào dàn nhạc hay đưa đàn HARP(đúng chính tả chưa ý nhỉ...............cái đàn mà nó có nhiều dây vẫn thường xuất hiện trong phim hoạt hình đó..................) vào giao hưởng.
II- Sáng tác giao hưởng
Giao hưởng BERTIOZ là giao hưởng có tiêu đề kiểu mới. Các tác phẩm thường theo văn học, thể hiện cốt truyện văn học bằng âm nhạc. Có âm hình chủ đạo, nhiều khi có âm sắc chủ đạo. Mang truyền thống dân tộc rõ nét.
Giao hưởng được sân khấu hoá, mỗi chương như một màn kịch, mỗi tác phẩm như một vở kịch.
Cơ cấu tác phẩm ko cố định: có tác phẩm có 3 chương ( giao hưởng TANG LỄ,giao hưởng CHIẾN THẮNG), có tác phẩm có 4 chương ( giao hưởng HARON ở Ý), có tác phẩm có 5 chương ( giao hưởng TƯỞNG TƯỢNG).
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Giao hưởng HARON ở Ý, giao hưởng TƯỞNG TƯỢNG.
- Giao hưởng “ ROMEO & JULIET” viết cho dàn nhạc hợp xướng và solo ( thể loại tổng hợp phức tạp bao gồm những nguyên tắc sonate giao hưởng & nhạc kịch)
- Giao hưởng “ Lời thề nguyền của FAUXIT”(hay một cái tên nào đó tương tự.........tội lỗi........tội lỗi................) viết cho hợp xướng và dàn nhạc (là sự hoà trộn của giao hưởng có tiêu đề với nguyên tắc nhạc kịch, thanh xướng kịch)
- ...........................HẾT
 
Carl Marie Weber ( 1786- 1826)
(Ai quan tâm đến nhạc kịch thì ko thể ko bit ông này..............)
I- Khái quát
Cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 20, nhạc kịch dân tộc ĐỨC mới bắt đầu hình thành và phát triển. Những tác phẩm đầu tiên của “HÔPMAN” và “SPO” (đại thể phiên âm là như thế................) chỉ mang tính đánh dấu những bước đi đầu tiên của nhạc kịch lãng mạn. Người đầu tiên xây dựng nhạc kịch lãng mạn của dân tộc ĐỨC là WEBER. Ông vừa là nhà soạn nhạc, chỉ huy, biểu diễn piano, nhà hoạt động xã hội, đồng thời là nhà văn. Ông là người sáng lập sự nghiệp sân khấu ĐỨC.
II- Tiểu sử
Từ nhỏ, WEBER đã theo cha mẹ biểu diễn khắp đất nước, tài năng âm nhạc của ông được phát triển từ rất sớm.
11 tuổi thể hiện năng khiếu đặc biệt về piano.
12 tuổi sáng tác vở nhạc kịch đầu tiên: “sức mạnh của tình yêu và tội lỗi” ( lạ thật..........12 tuổi mà đã yêu đương.................tội lỗi..........tội lỗi.............)
14 tuổi viết “cô bé câm trong rừng”.
16 tuổi viết “Petesmon và những người láng giềng”.
17 tuổi quen biết với giáo chủ FOGLE, giúp WEBER hiểu về những thủ pháp sáng tác, hướng WEBER vào việc nghiên cứu âm nhạc cổ điển ĐỨC, khuyến khích tìm màu sắc phối khí...
18 tuổi WEBER tham gia tổ chức lại sân khấu ĐỨC, sửa lại phần phối khí, phối âm, nâng cao nghệ thuật biểu diễn...
25 tuổi sáng lập hội hoà âm. Viết nhiều tác phẩm liên quan đến cuộc đấu tranh của nhân dân, 1 số có giá trị hiện thựccao, 1 số có liên quan chặt chẽ đến nghệ thuật trong âm nhạc dân gian ĐỨC.
27->30 tuổi WEBER tham gia chỉ huy dàn nhạc ở TIỆP.
31 tuổi-> 5/6/1826 sống ở ĐRECTEN( cái này cũng chỉ là phiên âm thôi................)dựng thành công nhiều nhạc kịch của Mozart, Bethoven, hoàn thành vở “NHỮNG THIÊN THẦN” (34 tuổi), “EVRIANTA” (37 tuổi), “OBERON” (40 tuổi)...................
6/1826-> nay................................ WEBER...................nằm dưới đất.........................( tội lỗi...........tội lỗi.............)
 
Felikx Mendelssohn Bartoldy ( 1809-1847)
I- Khái quát
MENDELSSOHN là nhà soạn nhạc, nhà giáo dục người ĐỨC luôn đấu tranh cho tư tưởng nghệ thuật cao cả, đem lại sự đổi mới cho nhà nước.
MENDELSSOHN là nhạc sĩ thuộc trường phái mãng mạn nhưng thích viết theo lối cổ điển. Người ta còn gọi MEMDElSSOHN là “nhạc sĩ cổ điển đi lạc vào thế giới lãng mạn”. Tính chất trữ tình của ông là lối ôn hoà, dễ chịu.
Đề tài nội dung thường đi vào miêu tả thiên nhiên chung chung, thiếu nhân vật thời đại.
II- Sáng tác
MENDELSSOHN sáng tác nhiều thể loại nhưng tiêu biểu hơn cả là những sáng tác cho PIANO & GIAO HƯỞNG.
- PIANO : tuyển tập “NHỮNG BÀI CA KHÔNG LỜI” gồm 48 bài, viết trong thời gian đi du lịch ở CHÂU ÂU, phản ánh tâm lí đa dạng của con người, trong đó có những ước mơ và những tình cảm gắn bó với thiên nhiên.
- GIAO HƯỞNG:
+ uvectuya độc lập: “GIẤC MỘNG ĐÊM HÈ”, “ BIỂN LẶNG”, “CHUYẾN BƠI kÌ THÚ”, “ĐỘNG “
+ Bản giao hưởng: gồm 5 bản. Nổi bật là bản số 3 “Ý ĐẠI LỢI”, số 5 “SCOTlAND”. Đặc biệt có 1 conxecto E moll viết cho violin và giàn nhạc.
 
Robert schumann (1810-1856)
I- Khái quát
Schumann là nhạc sĩ kiệt xuất người ĐỨC, ông là người đã đề ra châm ngôn cho chủ nghĩa âm nhạc lãng mạn : “ TÔI ĐỀ CAO TÂM HỒN TÌNH CẢM HƠN LÀ Ý CHÍ”. Schumann là người có nhiều cách tân táo bạo, luôn phã vỡ cái cũ, tìm tòi cái mới trong giai điệu, hoà thanh, khúc thức...( giai điệu hay có bước nhảy đột ngột, hay dùng hoà thanh nghịch, tiết tấu mới lạ..) Âm nhạc Schumann có tính chất nhạc thơ và lí luận quện chặt.
Về nội dung, âm nhạc schumann thể hiện tính cách mạng sục sôi, hoặc mang tính chất tinh tế trong tâm hồn con người. 1 số thể hiện cuộc sống ẩn dật, xa vời thực tế.
II- Sáng tác
Viết nhiều thể loại nhưng tiêu biểu là cho piano và ca khúc.
- PIANO: hầu hết có tiêu đề, thích viết các tiểu phẩm và các khúc liên hoàn.
- Ca khúc: các bài hát thường phỏng theo dân ca, chủ đề ngợi ca, chính ca, trữ tình.

----------

còn thiếu CHOPIN và GLINKA nữa.....................
 
From Nguyễn Thạc Bách,
To Gia Phong:
Thứ nhất: Anh mở topic là lịch sử phát triển âm nhạc, nhưng chủ yếu là lịch sử phát triển của âm nhạc chính thống phương Tây ( em cung ko chắc tên này có chính xác ko) , dẫn đến sự phiến diện.

Thứ hai: Jazz và cổ điển ko liên quan đến nhau theo cách anh nói :
Đương nhiên là có "quan hệ" rồi . Nhạc cổ điển là thể loại ra đời đầu tiên, là cội nguồn của mọi thể loại khác
Theo em được nghe (chứ ko phải lục trong thư viện, và em thich cách tìm hiểu tự nhiên này hơn) thì Jazz bắt nguồn từ châu Phi, phát triển hoàn toàn độc lập từ những nhạc cụ sơ khai của thố dân nơi đây, sau đó nó mới được du nhập sang Mĩ, rồi châu Âu...
Jazz và Classic chỉ liên quan ở chỗ chúng bắt nguồn từ cùng 1 nguồn gốc. Trong dàn giao hưởng cũng có vài nhạc cụ của Jazz trước kia. Nói chung các nhạc cụ trong dàn giao hưởng có rất nhiều lấy từ các nhạc cụ của riêng từng dân tộc (theo em được nghe)

Thứ ba: Classic hình thành và phát triển, cùng lúc đó 1 số dòng nhạc khác cũng ra đời. Nói chung Classic có thể coi là 1 nhánh của âm nhạc đương đại, chứ ko thể nói 1 cách phiến diện là cội nguồn của tất cả các dòng nhạc khác.
Như Rock, nó bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Jazz, Blues và Country. Chưa kể mỗi dòng nhạc có lịch sử phát triển rất riêng, và chúng luôn có sự đan xen với nhau rất phức tạp. Bái viết của anh chưa thể hiện được điều đó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trích "C.W.GLUCK ( nhạc kịch Oócphay - ocphay là anh chàng xuống âm phủ cứu vợ nhưng ko thành vì giữa đường đi dám quay lại nhìn mặt vợ )......."

Rất xin lỗi nhưng ở Australia người ta dạy em là Gluck là nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển cùng với Beethoven, Mozart và Haydn. Anh làm ơn xem lại hộ em cái tài liệu tham khảo của anh. Em nghĩ nó không đáng tin cậy lắm đâu.
 
Cái này còn gây tranh cãi nhiều, Gluck đúng là nhạc sĩ cùng thời với Mozart và Beethoven, là thời mà trường phái cổ điển phát triển, thế nhưng những tác phẩm của ông đều là nhạc kịch, ít thể loại nhạc cổ điển truyền thống như concerto, symphony, serenade...nên cũng chưa rõ có phải là cổ điển hay không, hơn nữa ở một số tài liệu sắp xếp các nhà soạn nhạc theo trường phái nào thì tiêu biểu nhất vẫn chỉ có Mozart, Haydn và Beethoven
 
Schubert - Mình tưởng ông này vẫn thuộc thời kì cổ điển chứ
à ừ đúng là lãng mạn thật. Sau khi Beethoven mất, đước thời gian ông này cũng tiêu. :D Chắc tại thương Beethovan quá.
Schubert nổi tiếng với sáng tác những bản Liede đầu tiên (nhạc thơ, chả biết mình viết có đúng chính tả ko)
Mà ông này với ông Su-be đến châu Phi là hai ông khác nhau à?
 
Back
Bên trên