Lịch sử bóng đá \:D/

Phan Duy Quang
(tran ha duong)

Active Member
Giở suốt 12 trang của box chưa thấy cái nào nói về lịch sử bóng đá, nên em lập cái này vậy :D Mọi người có bài nào về lịch sử các CLB hay của môn bóng đá thì pót lên nhá :D Nếu là bài giới thiệu thì cố gắng post nguyên bài, còn tin vắn thì pót trích dẫn cộng link thôi là ổn :D
 
Mở hàng :D

Lược sử bóng đá hiện đại




Bóng đá, môn thể thao được ưu chuộng nhất hành tinh, bóng đá, môn thể thao dành cho mọi tầng lớp, từ các chú bé đánh giày trên các đường phố Brazil đến vị hoàng tử cao quý của Vương quốc Anh. Bóng đá, môn thể thao có luật chơi đơn giản mà cơ bản chỉ là việc đội bóng này phải tìm cách đưa được bóng vào lưới của đội kia. Và bóng đá cũng có lịch sử riêng của nó...

Khởi nguồn



Nguồn gốc của bóng đá, hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều tranh cãi. Có thể đâu đó chúng ta thấy người Trung Quốc tuyên bố rằng môn bóng đá bắt nguồn từ nước họ, vì ở đây từ đời Hán (khoảng thế kỷ thứ 2 TCN) đã từng tồn tại một một trò chơi tâng bóng được gọi là túc cầu (蹴鞠). Có nguồn gốc từ môn túc cầu, vào khoảng những năm 600, những nhà quyền quý ở Kyoto, Nhật Bản cũng bắt đầu chơi một trò chơi khác tương tự được gọi là kemari và trò chơi này tồn tại đến giữa thế kỷ 19 mới biến mất ở Nhật. Ở bên kia thế giới, Châu Mỹ, vùng đất của những điều chưa được khai phá, các nhà khảo cổ phát hiện thấy một trò chơi của những thổ dân Inca với những trái bóng tròn bằng đầu và ngực trong các lễ cúng thần Mặt trời. Rồi ở Italia vào thời Phục Hưng, ở các thành phố lớn như Bologne và Florencia, trong dịp lễ Phục Sinh người ta có chơi một môn bóng và được gọi là quico del calcio - một trò chơi buộc người chơi phải đẩy bóng bằng chân. Đây là trò chơi có từ thời La Mã có nguồn gốc từ một trò chơi khác ở Hy Lạp là "επισκυρος" (episkyros) . Ở môn này người ta cũng kẻ ra hai đường vạch ở cuối mỗi bên sân và coi đó như khung thành, các cầu thủ có thể ôm bóng chạy và họ cũng được chia ra các vai trò khá rõ ràng như phòng thủ hoặch tấn công, do vậy môn này khá giống môn rugby nhưng vẫn có khá nhiều nét tương đồng với bóng đá hiện đại ngày nay. Nhưng một quan điểm được hầu hết các nhà nghiên cứu hiện nay đều thống nhất đó là bóng đá hiện đại được khai sinh ở nước Anh.

Bóng đá ở Anh

Vào đầu thế kỷ XIX, tại nước Anh, vai trò của thể dục thể thao rất được coi trọng, đặc biệt là trong nhà trường. Ở các trường học Anh thời đó tồn tại hai môn bóng là bóng đá – bóng bầu dục và dribbling (môn dắt bóng) nhưng lại tuân thủ các luật chơi không giống nhau. Hiện tượng này dẫn tới rất nhiều mâu thuẫn khi các nhà trường khác nhau muốn giao hữu với nhau, do đó vào khoảng tháng 10 năm 1848, ở đại học Cambridge đã thống nhất một số luật chơi cơ bản cho môn dribbling như cấm chơi bóng bằng tay, cấm chơi bóng thô bạo … và nhanh chóng được các trường tư như Eton và Harow lựa chọn làm luật chơi cho mình.


505_Winchester.jpg

Bóng đá tại đại học Winchester (1840)


Sau đó, các trận đấu có tính tổ chức cao được diễn ra ở khắp nước Anh và thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng nhờ đó tạo tiền đề cho sự ra đời của Liên đoàn bóng đá Anh FA (Football Association) vào ngày 26 tháng 10 năm 1963. Cùng với việc thành lập FA cũng cho ra đời luôn giải hạng Nhất của Anh cho các CLB trên toàn nước Anh với tên gọi The FA Challenge Cup và chấm dứt luôn việc các trận đấu chỉ diễn ra với các CLB láng giềng.



Thời kỳ này, các CLB chủ yếu chỉ được thành lập xung quanh các xứ đạo như Aston Villa và Birmingham. Nhưng bóng đá chỉ thực sự bùng nổ ở Anh khi các đội bóng của công nhân các nhà máy ra đời với sự khuyến khích của các ông chủ nhà máy và dần trở thành các CLB như Shefield, Birmingham, London (Westham). Rồi đến các công nhân viên chức cũng lập ra các CLB cho mình như Manchester United. Đến năm 1882, FA đã có đến hơn một ngày CLB bóng đá thành viên. Và cùng với đó là việc các CLB bắt đầu trả lương cho các cầu thủ và tuyển mộ thêm các cầu thủ Scotland và một số nước khác nữa. Tuy vậy, “hiện tượng chuyên nghiệp hoá” này lại bị FA phản đối vì cho rằng sẽ làm mất sự trong sáng của bóng đá. Dù vậy họ cũng không thể ngăn nổi sức ép của dư luận và vì vậy đã xuất hiện 2 giải bóng đá, giải chuyên nghiệp và giải nghiệp dư. Và thực tế cho thấy giải bóng đá chuyên nghiệp được bắt đầu tổ chức từ năm 1888 đã trở thành giải đấu hấp dẫn nhất.

Bóng đá toàn cầu

506_England.jpg

Trận giao hữu bóng đá quốc tế đầu tiên giữa Anh và Scotland (1872)


Thời kỳ bóng đá chuyên nghiệp ra đời ở Anh cũng là thời kỳ đế quốc Anh đang bành trướng thế lực của mình ra khắp thế giới, và do vậy bóng đá đã theo chân các thuỷ thủ, binh lính, doanh nhân, kiều dân Anh và Scotland đi khắp thế giới. Phong trào chơi bóng đá toàn cầu nở rộ, các câu lạc bộ, các liên đoàn bóng đá liên tiếp ra đời thúc đẩy việc phải có một cơ quan toàn cầu để quản lý họ. Thế là năm 1904, theo sáng kiến và đề xuất của ông Robert Guérin, người Pháp, Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA ra đời với 7 thành viên ban đầu là : Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Thuỵ Điển và Tây Ban Nha và ông Guérin cũng được chỉ định để làm chủ tịch đầu tiên của FIFA. Từ những trận đua tài quốc tế trong phạm vi nhỏ, năm 1928, sau khi số lượng thành viên đã được mở rộng, FIFA quyết định tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới được gọi là World Cup theo đề xuất của ông Jules Rimet, chủ tịch FIFA lúc bấy giờ. Giải vô địch thế giới đầu tiên này được tổ chức vào năm 1930 tại Uruguay và đã gây được tiếng vang lớn, để rồi sau đó trong suốt lịch sử của mình World Cup luôn là giải đấu được những người hâm mộ mong đợi nhất và cũng là giải đấu được các mọi cầu thủ khát khao chạm vào cup vàng nhất. Chính sự ra đời của giải đấu này đã đánh dấu một trang mới của bóng đá hiện đại vì sự ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu của nó và bóng đá đã trở thành môn thể thao vua.

Bóng đá hoà nhập

Bóng đá đã thực sự bùng nổ trên thế giới sau Thế chiến thứ 2, nhất là ở Châu Âu và Nam Mỹ. Các nhà đầu tư ở châu Âu đã bị hấp dẫn bởi các trận đấu nảy lửa thu hút hàng vạn khán giả và họ đã nhận ra đây là một ngành công nghiệp béo bở. Các ông chủ của các CLB đã tung ra rất nhiều tiền để thu hút các cầu thủ xuất sắc từ khắp nơi trên thế giới về CLB của mình. Người Italia là những người đi đầu trong phong trào này, trước hết họ mời chào các cầu thủ Bắc Âu: vùng Scandinav, nơi có rất nhiều cầu thủ xuất sắc tuy nhiên bóng đá mới chỉ được chơi ở cấp độ nghiệp dư, rồi họ mời các cầu thủ Nam Mỹ, nơi sản sinh ra các cầu thủ xuất sắc nhất thế giới nhưng lại có mức sống rất thấp; thậm chí họ còn ve vãn cả các cầu thủ ở Vương quốc Anh, cái nôi của bóng đá vì các cầu thủ ở đây còn phải đóng thuế thu nhấp rất cao nên họ sẵn sàng ra thi đấu ở nước ngoài. Thị trường chuyển nhượng cầu thủ đã trở nên sôi động, môi trường bóng đá trở nên hấp dẫn và đa dạng, nhưng cũng vào lúc ấy thì người Italia nhận ra đó cũng là tử huyệt của sự phát triển bóng đá nước nhà. Và vì thế năm 1960, các CLB của Italia đóng cửa thị trường chuyển nhượng, không mời các cầu thủ nước ngoài nữa. Nhờ vậy, Tây Ban Nha lại trở thành điểm đến mới cho các cầu thủ xuất sắc của thế giới. Nhưng vào cuối những năm 1970, Anh mới là nơi quy tụ các cầu thủ xuất sắc của bóng đá toàn cầu.


507_Jean-Marc_Bosman.jpg

Jean-Marc Bosman - cầu thủ nổi tiếng không phải bởi
tài năng trên sân cỏ

Trong khi các cầu thủ Tây Âu được tự do chuyển nhượng thì các cầu thủ Đông Âu trong thời gian đó lại chỉ hạn chế ở trong nước do cơ chế xã hội và Cuộc chiến tranh Lạnh giữa 2 hình thái xã hội mặc dù thời kỳ này bóng đá Đông Âu đã sản sinh ra rất nhiều cầu thủ xuất sắc. Chỉ đến thập niên 1990, rào cản này mới được gỡ bỏ, và châu Âu đã thực sự thành một thị trường chuyển nhượng lớn. Cũng vào năm 1990 bắt đầu xảy ra vụ việc Bosman khiến các nhà quản lý bóng đá Châu Âu, cụ thể là UEFA, phải xem xét lại điều luật hạn chế chuyển nhượng. Và vào tháng 12/1995, bằng việc công bố bộ luật Bosman với nội dung cơ bản là “sự hạn chế chuyển nhượng là bất hợp pháp” đã giúp cho môi trường chuyển nhượng trở nên thông thoáng hơn.



Sự phát triển rực rỡ gần đây của bóng đá Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương đã giúp cho thị trường chuyển nhượng Châu Âu có thêm một vùng đất màu mỡ để tìm kiếm các cầu thủ giỏi. Việc các cầu thủ của những châu lục vốn là vũng trũng của bóng đá thế giới này đến chơi ở các câu lạc bộ danh tiếng của Châu Âu và thi đấu ở các giải đỉnh cao của thế giới không còn là điều lạ nữa. Và khi trở về, họ đem theo những kỹ năng và kinh nghiệm họ học hỏi được đóng góp cho sự phát triển bóng đá của nước nhà. Và giờ đây bóng đá đã thực sự trở thành một môi trường toàn cầu, một môi trường hoà nhập những nét đa dạng của toàn nhân loại. Ngày nay xem một trận bóng đá ở Champion League , ta có thể thấy hình ảnh của những chú bé da đen Châu Phi đuổi theo những trái bóng bằng giẻ trên những sân bóng bụi mù, những cậu bé Nam Mỹ học chơi bóng trên đường của những khu phố nghèo khổ, những cầu thủ Châu Âu bảnh bao được đào tạo chính quy trên những sân cỏ mượt mà … tất cả những sắc màu này hoà trộn với nhau để tạo ra nền bóng đá hiện đại toàn cầu.



Mượn tạm từ đây
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lại thêm 1 chỗ spam thôi.
Chứ mình chỉ cần biết lịch sử bóng đá Italia 4 lần vô địch TG là đủ :)
 
tái bút :| Đề nghị hạn chế spam :|
Hạn chế chứ không mong là không spam :|
 
Liver 4 lần vô địch C1, MU 2 lần
CÒn PL thì MU 8, Arse 3, Lees 1. Liver 0
 
Wembley xưa và nay

Kích cỡ

wembley_crosssection.jpg



Toàn cảnh
Cũ với tháp đôi
eukb040519132045.jpg

Mới với vòng cung
onqs040807213621.jpg


Lối vào


new_old_400x400.jpg


Tòa tháp đôi trở thành...

Wembleyold.jpg


view4_430x320.jpg


Trong sân

lurl041207141044.jpg


fcyw070317105446.jpg


Bảng điện tử

007.jpg


6.jpg


Đến cả biểu tượng :|

brand.gif


vinyl_lettering.jpg


Thêm về bên trong sân

goal_440x293.jpg


wembley_pitch_430x280.jpg


Thông tin, số liệu:

Giá làm :

Sân mới : 1,57 tỷ USD, sân cũ : 3,4 triệu USD (theo thời giá 1923)

Chiều cao mái :

Sân mới : 51 m ; sân cũ : 22,5 m

Chiều cao vòm :

Sân mới : 130,5 m ; sân cũ : 34,2 m

Sức chứa :

Sân mới : 90.000 chỗ ngồi ; sân cũ : 100.000 (giảm xuống 79.000 năm 1989)



Số ghế bị che khuất tầm nhìn :

Sân mới : không ; sân cũ : 16.000

Phòng vệ sinh :

Sân mới : 2.618 ; sân cũ : 361

Thang máy :

Sân mới : 36 ; sân cũ : 3

Thang cuốn :

Sân mới : 30 ; sân cũ : 1

Bậc lên khu Hoàng gia :

Sân mới : 107 ; sân cũ : 39
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thì làm đi ;;) Hoanh nghênh ;;)
Cái này mình làm ra ít người góp bài quá :)|
 
Tik cái đầu :| Chả có dòng giới thiệu lịch sử nào cả :| Mà post thiếu này \:d/ Mãi vẫn chỉ thấy logo fan với logo hiện tại

Logo cũ

Arsenal%402.-old-logo.png


Logo ban đầu

Arsenal%405.-very-old-logo.jpg


Thôi thì cứ cho cái bài tốt
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kiếm được cái trang có mấy cái logo cũ của các CLB :)) Trông ngộ phết :))
Em post một vài CLB mà các thành viên box mình cổ vũ nhé :))

Arsenal

Arsenal402.png


Arsenal405.jpg


MU

Manchester-United402.png


Manchester-United403.png


Chelsea

Chelsea402.png


Chelsea403.png


Chelsea404.png


Chelsea405.png

Liverpool (Nhớ là vẫn còn nhưng không thấy thêm :|)

Liverpool403.png


Cứ tạm các đội bóng Anh hãng
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên