Tiếp cận vấn đề theo phong cách cổ điển thì là xét lợi với hại của việc về nước như thế nào rồi đưa ra quyết định, và mọi người thì đều biết cái lợi và cái không được lợi rồi. Đi thêm bước nữa, là xem xem mục đích của mình khi về là gì? Nếu để làm giàu thôi, thì làm ở đâu cũng được. Bây giờ đâu còn là cái thời đại mà người ta chôn chân làm việc ở một nơi đâu. Anh vẫn có thể làm cho công ty của Mỹ và sống ở Việt Nam, chẳng vấn đề gì cả. Hoặc anh về nhà tận dụng lợi thế kiến thức của mình đặt nền móng cho sự nghiệp sau này khi bây giờ chưa có nhiều cạnh tranh. Quan trọng là anh có thích về và có muốn về hay không. Thực sự nếu anh muốn sống ở nhà, có gia đình ổn định thì điều kiện sống dù không tốt như đang ở Mỹ, nhưng vậy thì có làm sao?
Em thì chỉ không đồng ý lắm với quan điểm của bác Dũng 98-01. Mấy điều bác nói thì hoàn toàn đúng với lý thuyết kinh tế, mọi người maximize điều kiện của mình và cả xã hội sẽ trở nên tốt đẹp. Em thì em thích dùng từ chảy máu chất xám hơn.
Trong khuôn khổ tranh luận này thì em nghĩ không cần bàn đến bọn nhà giàu lắm tiền đi du học như mốt, hãy chỉ nói những người thực sự có tài và đang phân vân không biết nên ở hay về. Một khi các bác đi du học đi mà không về, tức là Việt Nam thiếu người có năng lực, và chỉ còn nhiều người thiếu năng lực. Dần dần, những người giỏi đi hết không về để ở lại những nơi được trả lương cao hơn, tất yếu là Việt Nam sẽ chỉ còn những công dân hạng 3. Và như thế thì cả đời chỉ thì Việt Nam mãi mãi vẫn là một nước nghèo-nhân công giá rẻ mạt hạng mà thôi. Về cả ngắn hạn lẫn dài hạn thì không khá lên được. Và kết cục là những thằng nó phát triển là những thằng có nhiều chất xám hơn, những thằng giữ lại chất xám của mình. Công bác làm thì cũng là nước ngoài nó ăn. Ừ thì cái đấy nó cộng vào cho kinh tế thế giới, ừ thì là nguồn lao động từ Việt Nam, nhưng nó chả cộng cái gì cho nước mình cả. Cho nên về mặt kinh tế thì có thể bác đúng trên phương diện toàn cầu
, khi không có một quốc gia nào cả. Còn nếu nói trên phương diện chính trị, xã hội và kinh tế đúng như thực tế (tức là có các quốc gia khác nhau, điều kiện sống khác nhau) thì em không thấy là bác đúng.
Hơn nữa, bài toán của bác có một giả định là cái thứ hàng một nước bán ra sẽ không thay đổi trong thời gian dài, và cái này thì hoàn toàn không đúng.
Trước đây Singapore năm 60-80 bán nhân công giá rẻ, bây giờ Singapore bán nhân công cao cấp. Mỹ trước đây bán software, bây giờ thì không chỉ có Mỹ mà còn có cả Ấn Độ. Laptop hay xe hơi trước đây là độc quyền của Mỹ, bây giờ thì Trung Quốc có Lenovo còn Nhật có Toyota. Ngay cả bây giờ Trung Quốc cũng aspire high-tech chứ không có ý định chỉ là một nước có cheap labour. (đây là ví dụ
http://www.nytimes.com/2008/08/01/business/worldbusiness/01factory.html?em). Vậy tại sao không aspire for something else mà chỉ có cheap labour thôi? Mà labour của Việt Nam giờ cũng chưa chắc đã là rẻ nhất, và về long term thì cheap labour hoàn toàn có thể bị thay thế bằng máy móc. Hết mua với bán.
Và em thực sự nghi ngờ cái việc Trung Quốc xây dựng phần lớn cơ sở hạ tầng bằng tiền hoa Kiều gửi về
, vì nói như thế là đánh giá quá thấp Trung Quốc.