.:: Lý 2 - Sơvin Kách Mạng Già Lam Hội ::.

merry christmas to you all............miss you so much.......love love:X:X:X:X
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lâu lâu không post bài nào dài,nhân dịp năm mới post kỉ niệm



CON CHÓ TRONG MẮT NGƯỜI Á ĐÔNG


Chẳng cần gì phải nói đến vùng viễn Đông xa xôi, chỉ ngay vùng Cận đông, dân Ả Rập cũng đã nhìn giống chó và đối xử với giống chó khác hẳn người Tây phương rồi! Dân Ả Rập, đa số theo đạo Hồi, đều rất ghét và kỵ giống chó. Bởi thế, trong nhà người theo đạo Hồi chẳng mấy khi nuôi chó. Người dân Ả Rập cho giống chó là loài súc vật dơ bẩn, vô luân, chẳng khác gì loài heo. Người theo đạo Hồi còn tỏ ra rất sợ bị chó cắn. Chẳng phải vì sợ lây bịnh chó dại hay bị đưa đi nhà thương để chích hằng chục mũi thuốc ngừa bịnh chó dại, mà chỉ vì sợ mai sau, khi đã chết đi sẽ không được lên thiên đàng gặp đấng tiên tri Mohammed!
Xa hơn nữa về phía Á Đông, các giống dân có nền văn hóa “cầm đũa như: Tàu, Nhật, Triều Tiên, Việt Nam... đối với giống chó có phần phức tạp hơn. Họ không tỏ ra thù ghét giống chó và tẩy chay loài chó như người Ả Rập, nhưng họ cũng không nâng niu, cưng quý giống chó quá đáng như người Tây Phương. Người Á Đông đã vạch một lằn ranh phân biệt rõ rệt giữa giống chó và giống người. Chó là chó, người là người. Tiêu biểu nhất là người Việt Nam, đối với giống chó rất đa diện. Một mặt vẫn nhìn nhận loài chó là giống súc vật có đức tính trung thành quý báu hơn cả con người. Con chó không bao giờ phản chủ. Trong khi đại đa số con người đều có dạ phản trắc bất lương đối với chủ, đối với bạn bè và lắm khi đối ngay cả với thân nhân quyến thuộc. Con phản cha mẹ, vợ phản chồng, cắm sừng chồng, là chuyện thường tình vẫn diễn ra hằng ngày trên thế gian này. Đức tính trung thành của loài chó đã được thừa nhận ngay trong ca dao và tục ngữ của dân tộc Việt Nam, như câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo!”
Làm kiếp chó, may mắn được rơi vào cửa nhà giàu, có cơm thừa canh cặn. Ăn uống no đủ. Thỉnh thoảng còn được khúc xương tha hồ mà gặm! Chẳng may, làm kiếp chó, mà lại lọt vào cửa nhà nghèo, chỉ có đói meo, đi lục đống rác kiếm miếng ăn, hoặc ngồi chồm hổm, thè lưỡi dài ra, để chực món phân nóng hổi của đứa bé con chủ nhà vừa thải ra. Đói khổ đến như thế mà lắm khi còn bị đánh đá tưng bừng. Thậm chí nhiều khi còn bị chủ nhà cho vào nồi rựa mận, để làm món nhậu mừng Giáng Sinh. Tuy vậy, nhưng giống chó vẫn một lòng trung thành với chủ, không bỏ chủ.
Bên Nhật Bản, người ta còn tạc tượng và lập đền thờ một con chó trung thành với chủ cho đến chết, tại một sân ga. Hằng ngày con chó này đưa chân ông chủ ra ga xe lửa đi làm, rồi chiều chiều ra ga đón chủ lúc trở về. Nhưng một hôm, ông chủ đi làm rồi không bao giờ còn trở lại nhà nữa. Trong khi đó, con chó vẫn chiều chiều ra sân ga, ngóng đợi mỏi mòn ngay cả trong mùa đông giá lạnh cho đến chết. Câu chuyện thương tâm của con chó đã khiến người ta lập đền thờ nó, để đề cao tấm lòng trung nghĩa hiếm có trong đời !
Ở Việït Nam, tuy vấn đề ăn thịt chó chưa được coi như một dạng văn hóa dân tộc, nhưng cũng đã rất phổ cập trong giới đồng bào TCG di cư khắp nước. Chính tôi đã có một anh bạn thân, hiện giờ còn đang sống ở Santa Ana, Cali, từ 1965 đến 1975, đã từng làm tổng thơ ký Hội Đồng Đô thành, rồi dân biểu QH liên tiếp nhiều nhiệm kỳ, thành phần đảng viên cốt cán đảng Dân Chủ của Nguyễn Văn Thiệu, cũng thuộc loại “vua thịt cầy”. Nhiều hôm đi họp, anh ta khoe với tôi, trong chiếc cặp to tổ nái cuả anh chẳng chứa gì khác hơn là một... đùi chó đã thui sẵn, vàng ươm!
Đã có lần tôi được biết một chuyện ăn thịt chó vô cùng dã man và rất thương tâm. Tôi xin kể lại hầu bạn đọc, nhất là để tặng những bạn thích ăn thịt chó:
- Chuyện này đã xảy ra trong khu xóm mới, nơi người ta thường hạ cờ Tây vào dịp lễ Giáng Sinh, để ăn mừng Chúa Hài Đồng ra đời. Tôi có một ông bạn, thuộc hạng “vua thịt cầy”, tuần nào nhà ông cũng ăn thịt cầy. Ông biết tôi là thằng Bắc Kỳ mất gia phả, nghĩa là không biết ăn thịt chó, nên thường xa gần khuyến dụ, và đôi khi còn tuyên truyền rủ rê, mời mọc. Ông đem cả những câu “châm ngôn”của giùơi ăn thịt chó ra khích lệ tôi. Nào là: “Sống ở trên đời, ăn miếng thịt chó, chết xuống âm phủ cũng cam...” Tôi còn nhớ mãi câu ông khoe: “Ăn thịt chó, có miếng thịt bị giắt răng, ba ngày sau mới cậy ra được, đưa lên mũi ngửi vẫn còn thấy mùi thơm!”
Giáng Sinh năm đó, ông đem con chó vàng nhà ông nuôi béo đã mấy năm rồi ra làm thịt. Ông định tổ chức một bữa “rề quây dông” (réveillon) ngon lành và thịnh soạn. Ở Việt Nam, giống chó đã được phân hạng ngon, dở theo trật tự như sau: nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ vện!
Chiều hôm 23 tháng 12, ông đem con chó ra bờ rào sau nhà, cột cổ vào một cái cọc. Trong khi đó ông đã thủ sẵn búa tài xồi, chuyên dùng để đập đầu chó . Ông là tay làm thịt chó thiện nghệ, và nấu các món thịt chó cũng thuộc loại nhà nghề. Nhiều người ăn thịt chó của ông đã phải khen nức nở.
Hôm ấy không hiểu ông bị tổ trác hay sao, mà vác búa khện con chó không chết. Tuy bất thình lình bị ông chủ thân yêu, vác buá khện cho 1 cú ngay giữa đỉnh đầu, nó kêu rống lên ăng ẳng, một cách vô cùng đau đớn, rồi vùng chạy mất dạng. Ông vua thịt cầy đã bỏ cả buổi chiều và cả chập tối hôm ấy để lùng sục khắp làng trên xóm dưới, cố tìm cho ra con chó, để làm thịt. Nhưng, hoài công, tìm mãi không thấy, ông đành bỏ cuộc, nhưng trong lòng vẫn hậm hực mãi không nguôi.
Đến mãi tới chiều hôm 25, sau lễ Giáng Sinh, ông mới thấy con chó vàng ngon lành của ông rón rén, run rẩy bò về. Nó đến trước cửa nằm phục xuống, đôi mắt uớt đẫm, ngước nhìn ông như van xin tạ lỗi, đã trót làm cho ông hụt ăn một bữa thịt cầy thịnh soạn vào đêm Giáng sinh, mừng Chúa ra đời!
Cả nhà ai cũng khen con chó khôn đáo để, mà lại trung thành với chủ nữa. Nhưng khen thì khen, cảm động thì cảm động. Con chó lỡ đã sinh làm kiếp chó ở Việt Nam, khu Xóm Mới rồi, cũng không làm sao thoát được nồi rựa mận!
Dù trung thành và không ngoan đến thế, giống chó vẫn bị người Việt Nam chê là: Ngu như chó!
Người ta còn tỏ ra khinh khi và hất hủi giống chó đến cùng cực. Hễ có ai làm điều gì sằng bậy, bẩn thỉu, loạn luân, người ta lại đem ví với con chó mà nhiếc mắng thậm tệ, như những câu: “Đồ chó má!” Đối với những hành vi lang chạ, ngoại tình, thông dâm bất chính, người ta gọi là: cẩu dâm!

CÔNG KHAI HÓA MỘT PHONG TỤC


Đến nay, chắc có nhiều bạn hãy còn nhớ, trước ngày khai mạc cuộc tranh giải túc cầu thế giới, diễn ra ở Hán Thành, thủ đô Nam Triều Tiên, vào đầu tháng 6, năm 2002, vấn đề “ ăn thịt chó” truyền thống cuả dân Triều Tiên đã được dư luận thế giới, nhất là các đấu thủ và giới ủng hộ viên, thuộc nhiều quốc gia tham dự, đặc biệt quan tâm đến.
Lần này, rút kinh nghiệm từ cuộc tổ chức “ Thế Vận Hội” ở Séoul ( Hán Thành) trước đó không lâu, các giới trách nhiệm liên hệ về các ngành du lịch, ẩm thực và thể thao Triều Tiên đã họp bàn nghiêm trọng xem như thể là chuyện quốc gia đại sự, và cuối cùng đã đi đến một quyết định nghiêm túc: Các nhà hàng ở Nam Triều Tiên có thể chính thức kê khai món thịt chó trên thực đơn. Du khách và đấu thủ ngoại quốc, ai muốn thưởng thức, tùy tiện.
Người Triều Tiên nghĩ rằng làm như thế sẽ tránh được sự kích thích tánh tòm mò và giảm thiểu được sự công kích gay gắt của thế giới đối với nền văn hoá “ăn thịt chó” đã có từ trên 4.000 năm của họ.
Nhân chuyện này, thiết tưởng cũng nên tường thuật lại đầy đủ cho bạn đọc biết về những biến động đã xảy ra ở Hán Thành vào dịp Thế Vận Hội nhiều năm trước đó, cùng với sự tìm hiểu cuả tác giả về nền” văn hoá ăn thịt chó” cuả nước Triều Tiên. Một nơi tác giả đã từng đặt chân đến, và đã ghi khắc nhiều kỷ niệm khó quên, với nhiều bằng hữu thân thiết trong các giới quân nhân, đặc biệt là các võ sư huấn luyện viên Thái Cực Đạo (Tea Kwon Do= thủ cước đạo).
Khi Thế Vận Hội (Olympic) diễn ra ở thủ đô Hán Thành, các phái đoàn lực sĩ cũng như hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới đã ùn ùn kéo đến Triều Tiên, để tham dự các cuộc tranh giải thể thao quốc tế cứ bốn năm mới diễn ra một lần. Dịp này cả thế giới bỗng giật mình, bàng hoàng, sửng sốt , khi bất ngờ khám phá ra kỹ nghệ ăn thịt chó cổ truyền, và hiện đang rất thịnh hành trên khắp nước này. Lập tức một làn sóng công phẫn nổi lên từ phía các giới khán giả và lực sĩ Tây Phương, vốn có truyền thống rất yêu thương loài chó. Họ đồng thanh công kích dữ dội hành động đối xử tàn ác,dã man , vô nhân đạo đối với loài chó, mà họ cho rằng đó là những người bạn thiết của nhân loại trên mặt điạ cầu.
Cơ quan quốc tế bảo vệ súc vật WSPA trụ sở chính đặt tại Luân Đôn, được báo động, liền cấp tốc gửi ngay một phái đoàn đại diện đến tại chỗ mở cuộc điều tra và lấy chữ ký cho một kháng thư gửi lên phản đối chính phủ Nam Triều Tiên. Ngay ngày đầu tiên, tại thủ đô Hán Thành, hàng ngàn du khách, khán gỉa và lực sĩ Thế Vận Hội đã chen nhau đến văn phòng tạm cuả WSPA chờ chực để được ký tên vào bức kháng thư ấy.
Theo tài liệu cuả WSPA, đã công bố không lâu sau đó, cho biết phái đoàn đại diện WSPA đã đi khắp nơi Nam Triều Tiên để quan sát và tìm hiểu thảm trạng cuả loài chó ( cả mèo nữa!) ở Triều Tiên. Phái đoàn đã đến quan sát 33 nhà hàng chuyên bán thịt chó và tham quan tất cả 15 trại nuôi chó và làm thịt chó để bán. Phái đoàn WSPA cũng đã mở 70 cuộc phỏng vấn sâu rộng trong các giới , thuộc các thành phần tiêu biểu nhất cho các hạng tuổi, nghề nghiệp, thuộc đủ các giai tầng xã hội...

ĐỐI XỬ VỚI CHÓ RẤT DÃ MAN VÀ CÁCH ĂN THỊT CHÓ


Báo cáo của WSPA đã đặc biệt chúy ý đến các phương tiện chuyên chở chó, cách nuôi chó trong trại, cách đối xử lúc đem chó ra chợ bán, cùng với cách giết chó để làm thịt... Bản báo cáo này kết luận: Dân Triều Tiên đã đối xử với chó rất dã man và tàn nhẫn. Họ đã giết chó bằng những phương tiện và cách thức thô sơ nhất,từ thời thượng cổ, khiến con chó phải chịu nhiều đau đớn trước khi chết, để cho người ta ăn thịt. Có khi người ta còn lấy cả da chó đem đi bán.
Tại các trại chăn nuôi, chó thường được thả rong trong một vòng rào lộ thiên, trông chẳng khác nào loại “ gà đi bộ” trong các trại gà cuả người VN ở Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết những con chó ấy đều đã bị chọc thủng hết 2 màng nhĩ, để chúng không còn nghe tiếng động mà sủa ầm ĩ. Ta thử tuởng tượng, một trại nuôi chó đến hàng trăm con, suốt ngày đêm thi nhau sủa inh ỏi chỉ vì một tiếng động nhỏ, thì chủ trại và dân cư lận cận trong vùng chịu sao nổi?!
Khi đem chó đi bán, người ta thường nhốt cả bầy vào trong một cái lồng khung sắt, chật hẹp, có bọc lưới mắt cáo. Những cái lồng chó ấy được chất lên những chiếc xe vận tải, cũng có khi chở bằng xa gắn máy, hay xe đạp, để đem ra chợ bán. Giá bán mỗi con chó tính theo cân lượng. Khi cần người ta cột cổ con chó lủng lẳng trên một đầu đòn cân. Mặc dù lúc bấy giờ con chó bị ngộp thở, dẫy dụa dữ dội, nhưng nó chỉ được tháo ra khi nào đã cân xong.
Theo tôi biết, cách giết chó ở Triều Tiên cũng chẳng khác nào ở VN. Thông thường nhất, người ta bắt con chó, tròng một đầu sợi giây thừng vào cổ nó. Còn đầu giây kia buộc chặt vào một cái cọc hay một thân cây, cho chắc ăn. Nhưng ngược lại, cũng lắm người muốn tỏ ra tay lão luyện trong việc làm thịt chó. Những người này không muốn mất thì giờ cột buộc linh tinh. Trước mặt đám đông bạn bè đồng điệu, họ thường biểu diễn đường buá cuả Giảo Kim rất ngoạn mục. Họ dùng cái búa to thình lình đập mạnh một nhát thật chính xác vào gáy con chó lúc nó đang ngồi, hay đập thẳng lên trán cuả nó, khiến nó lăn đùng ra giẫy chết ngay tại chỗ.
Theo tôi nhận xét, đa số người Triều Tiên, không phân biệt điạ phương, đều mang trong người nền văn hoá thịt chó. Ngược lại nền văn hoá thịt chó ở VN chỉ thịnh hành trong giới tín đồ TCG di cư 54 . Bởi thế, tại các tụ điểm đồng bào di cư ở Cái Sắn, Long Khánh, Hố Nai, Gia Kiệm, Ngã Ba Ông Tạ, Xóm Mới, Lăng Cha Cả, xóm Nhà Thờ 3 Chuông v.v., người ta thường thấy mọc lên nhan nhản những cửa hàng bán thịt chó với những cái tên lạ tai, rất khiêu khích hiếu kỳ của quần chúng như: Quán Cờ Tây, Hạ Cờ Tây, Nai Đồng Quê, quán Nhựa Mận, Quán Trên Đời v.v. Riêng ở Hà Nội, hiện nay, người ta còn thấy có cả một làng, nằm dọc bên đê Yên Phụ, chạy dài theo con sông Hồng, trên đường đi ra phi trường Nội Bài, chuyên nghề “Hạ Cờ Tây”. Mặc dù đa số dân Hà Nội bây giờ đều là dân thập phương quần cư tụ hội, nói ngọng cách thảm hại 2 chữ “N/L”và chửi thề “đéo, địt” luôn mồm, không chút ngượng miệng, nhưng vẫn thừa hưởng được lề thói thanh bai cuả người Hà Nội ngàn năm văn hiến xưa là nói năng “thanh bai, lịch sự, bóng gió”...Ăn thịt chó, nhưng không bao giờ chịu nói thẳng chuyện ấy ra. Tức không dám làm như dân Triều Tiên công khai thừa nhận nền “ văn hoá thịt chó”. Sợ tục? Sợ thiên hạ chê cười?!
Người “Hà Nội ăn theo” ngày nay ( thuật ngữ cuả Nguyễn Tuân chỉ đám người rừng rú mới kéo nhau vào Hà Nội sau năm 1954), khi rủ bạn đi “ Hạ Cờ Tây” lại nói chuyện lòng vòng văn hoa, ra vẻ giàu sang, quyền thế như là:” Mời bạn đi Nhật, trong ngày, vé tàu bay miễn phí, ngồi trên hộ chiếu, xếp bằng đánh chén một bữa no nê rồi về!”
Nếu bạn ngạc nhiên về cuộc mời mọc, thết đãi long trọng, kỳ lạ ấy, tất nhiên bạn phải hỏi cho ra lẽ. Tức thì bạn sẽ được dẫn đến làng Nhật Tân (nước Nhật ngày nay đấy!), bên bờ đê Yên Phụ đã nói trên, như thế chẳng cần hộ chiếu, để thưởng thức nền văn hóa Giả Cầy Nhựa Mận!...
Nếu ngày xưa, trước 75, các đồng bào di cư Xóm Mới, Ngã Ba Ông Tạ trong Nam ta thường hạ cờ Tây nhiều nhất vào dịp trước Giáng Sinh; ngược lại dân Triều Tiên chỉ ăn thịt chó nhiều nhất vào muà Hè, tức trong khoảng tháng 5, tháng 6, và tháng 7, và qúi nhất là thịt chó tươi, tức làm xong, ăn ngay, chớ không ướp lạnh hay để lâu ngày. Như thế, bạn đừng vội tưởng món thịt chó ở Triều Tiên là món ăn rẻ tiền cuả giới cùng đinh nghèo khổ thiếu chất dinh dưỡng như ở VN đâu nhé. Thịt chó ở Triều Tiên được làm và bán cả da lẫn xương và mỡ. Giá thịt chó luôn luôn đắt hơn cả thịt bò loại thượng hảo hạng, mà người ta thường dành cho các nhà hàng sang trọng ở thủ đô Paris dùng làm món Beefsteak!
Sở dĩ giá thịt chó ở Triều Tiên đắt khủng khiếp như thế, vì theo báo cáo điều tra của cơ quan bảo vệ súc vật WSPA, thịt chó đối với dân Triều Tiên là một loại bỗ dưỡng vô song cho cơ thể của con người. Ngoài ra, thịt chó còn có khả năng tăng cường sinh lực đặc biệt cho những người bị bệnh “cơ thể thiếu nhiệt lượng”. Mặt khác, theo quan niệm truyền thống cuả dân Triều Tiên, thịt chó còn là một loại thần dược nhiệm mầu chủ trị rất linh nghiệm các chứng bịnh về đường hô hấp, như bệnh khò khè khó thở, hen suyễn, xưng cuống phổi, và cả bệnh lao phổi nữa. Bởi người Triều Tiên đã căn cứ vào cơ thể cuả loài chó không có các tuyến hạch mồ hôi, đồng thời hô hấp lại rất dễ dàng, khi nó thè cái lưỡi dài ngoằng ra khỏi cổ họng, khác hẳn các loài động vật khác!
Các du khách đến Nam Triều Tiên, khi dạo phố la cà đến những khu bình dân ngay trong thủ đô, thường thấy những cửa tiệm tạp hoá, vưà bán chó vưà bán cả kem đánh răng, lẫn đồ chơi cho trẻ con. Tôi còn nhớ vào tháng 2, năm 1967, tôi và hai bạn Vũ Bằng và Chu Tử được chính phủ Nam Triều Tiên, thời tổng thống Bạch Sùng Hi mời tham quan xứ này. Chúng tôi đã lạc bước vào một tiệm tạp hoá có bán cả thịt chó. Tại tiệm này, bạn có thể tùy tiện lựa một con chó để ăn thịt, như lưạ một con cá hay một con tôm hùm trong các tiệm ăn Tàu ở Mỹ. Sau khi đã ngả giá xong xuôi, bạn có thể kêu chủ tiệm làm thịt liền, rồi ăn luôn tại chỗ, hoặc xách cả con đem về nhà nấu nướng theo sở thích.
Cũng bởi cách bán chó, làm thịt chó ngay tại chỗ và ăn thịt chó liền trong tiệm kiểu này nên đã khiến xảy ra một chuyện trớ trêu cười ra nước mắt, đáng kể như sau:
- Một ông du khách người Đức đến Hán Thành có đem theo một con chó nhỏ rất cưng quí, mà suốt ngày ông ẵm bồng, nâng niu, săn sóc như đưá con nhỏ cuả ông. Khi vào một tiệm ăn, ông gọi người hầu bàn đến trao cho con chó và dặn đem nó vào trong săn sóc, cho nó ăn uống tử tế, trong khi ông ngồi nghỉ ngơi chọn món ăn. Ông du khách Đức này nói được tiếng Anh, song không thành thạo lắm. Còn người hầu bàn Triều Tiên lại chỉ biết lõm bõm chút đỉnh tiếng Anh mà thôi. Người hầu bàn thấy ông trao con chó và nói đến ăn uống lầm tưởng ông ta sai đem làm thịt con chó ấy cho ông ăn.
Sau khi đã ăn uống xong và đã trả tiền rồi, ông du khách Đức kêu người hầu bàn đem con chó cưng qúi của ông ta ra cho ông. Lúc bấy giờ người hầu bàn bèn trả lời bằng cách vưà nói vừa dùng tay ra dấu, chỏ vào miệng cuả ông, ngụ ý bảo cho ông ta biết rằng con chó ấy đã được làm thịt cho ông xơi rồi! Người du khách Đức chợt hiểu ngay, bứt tóc, dậm cẳng kêu trời , rồi oà lên khóc thảm thiết!...
Chuyện này tôi chỉ được nghe một người bạn ở Hán Thành kể lại, nên không dám có ý kiến lạm bàn.

TƯƠNG LAI LOÀI CHÓ Ở TRIỀU TIÊN


Vẫn theo báo cáo cuả cơ quan quốc tế WSPA, người ta không hy vọng gì có thể chận đứng được cổ tục ăn thịt chó cuả dân Triều Tiên, bởi nó đã bắt rễ rất sâu trong lòng dân tộc này, từ trên 4000 năm nay. Nhất là bây giờ nó đã trở nên một truyền thống, khoác chiếc áo văn hoá, và mang thêm ý nghĩa cuả sự “ đoàn kết dân tộc”!
Ngoài ra, tục ăn thịt chó cuả dân Triều Tiên còn đèo bòng thêm một nguyên nhân phụ khác, có tính cách thương mại, kinh tế, quan trọng là: Hằng năm chính phủ Triều Tiên đã xuất cảng một số lượng da chó khổng lồ, trị giá đến cả chục triệu đô la Mỹ, ngụy trang dưới danh hiệu “da chó sói”!
Mặt khác, tôi còn được biết thêm, năm 1984, chính phủ Triều Tiên đã ban hành 1 đạo luật cấm chỉ mọi hình thức “chợ chó”, làm thịt chó, ăn thịt chó và bán các món ăn làm bằng thịt chó. Nhưng xem ra hiệu lực của đạo luật ấy chỉ có thể xoá nổi tên những món thịt chó trên các tấm thực đơn cuả các tiệm ăn và các nhà hàng mà thôi. Thực tế, ngược lại, chó vẫn tiếp tục bị làm thịt bán và người Triều Tiên vẫn ăn thịt chó như điên!
Tuy nhiên, để an ủi phần nào loài chó ở Triều Tiên, bản báo cáo cuả WSPA cũng đưa ra một kết luận tương đối lạc quan: Từ nay trở đi, loài chó nơi đây sẽ được đối xử nhân đạo hơn. Chính phủ Triều Tiên đã long trọng hứa như thế!

NHỮNG CHUYỆN CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VĂN HOÁ THỊT CHÓ


Bởi Đan Mạch cũng là 1 thành viên trong tổ chức WSPA, nên tôi đã tiếp xúc với giáo sư tâm lý học Franz From cuả viện đại học Copenhaguen, người đã từng đi nghiên cứu về tâm lý ăn thịt chó của các dân tộc vùng Đông Nam Á Châu, như các nước: VN, Triều Tiên, Trung Hoa, Hồng Kông, Thái Lan, Phi Luật Tân...
GS Franz From cho biết: Người Á Châu ăn thịt chó chẳng khác nào người Đan Mạch hay các giống dân Âu Châu ăn thịt lươn, thịt ngựa...Ông nhấn mạnh, tại Hồng Kông, xưa kia vốn là cựu thuộc địa của chính phủ hoàng gia Anh, nơi đặt trụ sở cuả cơ quan quốc tế bảo vệ súc vật WSPA, đã ban hành luật cấm ăn thịt chó, nhưng hàng triệu dân Tàu ở đó vẫn “HẨU XỰC CẨU DỤC” như thường!
Ngược lại, các đạo luật cuả chính phủ Anh cấm dân Á Châu ăn thịt chó và những lệnh đòi người Á Châu phải đối xử nhân đạo với giống chó như thế còn có phản tác dụng vô cùng tai hại. Bởi hiện nay đa số dân Á Châu theo chủ nghĩa ăn thịt chó đã cho rằng: Người Anh, nói chung là dân da trắng Âu-Mỹ, cũng theo đạo “thờ chó” (!), chẳng khác nào như người Ấn Độ thờ bò vậy!




CON CHÓ TRONG TÂM HỒN NGƯỜI TÂY PHƯƠNG.



Khi mới đặt chân đến Đan Mạch, trong khi chưa kiếm được việc làm vừa ý , tôi đành phải tạm nhận một chân thơ ký kế tóan cho một công ty hàng hải thương thuyền. Bạn đồng sự khá đông, đến mấy ngàn ngưòi. Nhiều ngưòi đã nhờ tôi vẽ chân dung cho họ và có khi cả cho gia đình họ. Ai cũng rất vui lòng.
Bỗng một hôm, trong giờ làm việc, có một ngưòi đàn bà, làm ở phòng khác, tỏ vẻ rất dè dặt đến gặp tôi. Bà xin lỗi tôi trưóc và yêu cầu tôi hứa không giận hờn gì, thì bà mới nói. Tôi vô cùng ngạc nhiên trước cử chỉ hiếm có ấy của một ngưòi đàn bà Tây phương, nên vui cười và hứa ngay.
Lập tức bà chìa ra cho tôi xem tấm hình một con chó, giống Labrador màu đen, rồi yêu cầu tôi vẽ lại chân dung con chó đó cho bà, tốn kém bao nhiêu bà cũng vui lòng. Bà chỉ sợ tôi từ chối và giận bà thôi. Vì bà nghe đâu người Á Châu, nhất là người Việt Nam, vốn có thành kiến rất nặng nề với loài chó. Trong khi bà rất thương quý loài chó, và con chó cưng quý nhất đời này của bà lại vừa mới chết, khiến bà thương tiếc mãi không nguôi. Nay bà muốn vẽ lớn tấm hình của nó để treo trong nhà làm kỷ niệm !
Con chó của người Tây phương được ăn toàn đồ hộp, chế biến đúng tiêu chuẩn vệ sinh hẳn hoi. Những hộp đồ ăn cho chó được trình bày cũng trang trọng lắm. Tôi còn nhớ khi mới đến định cư tại Đan quốc, ngày đầu tiên ra siêu thị mua đồ ăn, một anh chàng “vua ăn thịt cho”ù đã hí hửng mua cả chục hộp thịt có in hình con chó trên nhãn đem về nhậu. Anh ta tưởng lầm dân ở đây cũng nhậu thịt cầy giống như dân Xóm Mới Ông Tạ v.v.
Trong nhà, con chó nào cũng có một cái ổ riêng để nằm, nhưng lắm khi các cô cậu “chấn bốn chó” lại còn gặp duyên may, tốt phước “đã được bà chủ hoặc cô chủ còn trẻ măng, thơm phức, da dẻ căng phồng và đỏ tươi như qủa táo tây cho lên giường cùng ngủ chung quanh năm suốt tháng. Qủa thực người Tây phương đã nâng giống chó lên hàng “bạn thân” của giống người. Chẳng có thế mà nhiều cô em đầm xinh như mộng đã ghì chặt con chó vào lòng, mà hôn hít trơ trất rất say sưa, khiến lắm anh chàng tị nạn VN cô đơn bỗng phát thèm.
Kể đến đây, tôi chợt nhớ tới một vụ án mạng khá ly kỳ, mà có lần báo chí đã đăng tải rùm beng. Cặp vợ chồng trung niên nọ lấy nhau đã khá lâu. Người chồng vốn là thủy thủ, thường đi xa luôn. Người vợ ở nhà cô đơn, thường lo ngại những chuyện bất trắc có thể xảy ra, nên đã đề nghị với chồng nuôi một con chó lớn để trông nhà trông cửa. Người chồng nghe hợp lý, sẵn lòng mua cho vợ một con chó lớn, giống Doberman, thân hình thon dài như một lưc sĩ da đen.
Người chồng vẫn đi tàu, và thỉnh thoảng về nhà với vợ khoảng tuần lễ nửa tháng, rồi lại ra đi như thường lệ. Con chó Doberman cũng dần dần lớn khôn lên và thường được bà chủ nâng niu, cưng quý, cho lên giường nằm chung và ngủ chung.
Một hôm người chồng về, hai vợ chồng nằm với nhau và bắt đầu màn ân ái. Con chó nằm dưới chân giường thỉnh thoảng lại gầm gừ khó chịu. Nhưng hai người còn mải mê say sưa ân ái. Không ai buồn để ý đến thái độ khác thường của con chó. Đợi đến lúc người đàn ông vừa trèo lên bụng vợ, và hành động giao hoan bắt đầu, thì bỗng con chó to lớn hung hãn nhảy chồm lên giường, cắn xé người đàn ông nát hết cả lưng và cổ. Hai vợ chồng cố chống cự và kêu la cầu cứu, nhưng con chó càng thêm hăng máu càng cắn xé người đàn ông dữ dội hơn.
Khi người đàn ông đã nằm dài bất động, thân thể nát nhừ và đẫm máu, con chó mới chịu thôi và cứ lẩn quẩn bên chân người đàn bà ngửi hít, và thè cái lưỡi dài xọc còn đẫm máu tươi cuả người chồng ra liếm láp người vợ. Trong khi đó cái đuôi bị cắt cụt còn một khúc chút xíu vẫn ve vẩy, ngọ nguậy cách hả hê không ngừng!
Dĩ nhiên sau án mạng rùng rợn và thê thảm đó, nhà chức trách đã đem con chó khôn “ biết đánh ghen như người” ấy đi thủ tiêu. Trong cuộc điều tra của nhà chức trách, một nghi vấn then chốt đã được nêu lên. Nhưng giải đáp hợp lý cho nghi vấn “Loài chó biết đánh ghen”, có lẽ chỉ một mình người đàn bà trong cuộc mới có câu trả lời. Theo tôi, cũng chỉ một mình người đàn bà ấy mới chính là...thủ phạm!
Đó là tôi chỉ mới điểm sơ qua về cái sướng của con chó ở trong xã hội tầm thường của phương Tây. Các cô, các cậu “chấn bốn cho” nào mà may mắn “sinh ra đời dưới một ngôi sao sáng”, được lọt vào các hòang gia Bắc Âu và Tây Âu thì thật là sướng nhất trần đời. Sống kiếp chó đáng hơn kiếp người!ª

CHỐT CÂU CUỐI!!!! ANH EM CÓ ĐỊNH LÀM BỮA TẤT NIÊN THỊT CHÓ KHÔNG???
 
@Thiều:
nhầm rồi em ơi
dân Hindu thờ thần chó đấy :D
đcm
bọn ấn độ thấy con gì nó cũng thờ : voi, bò, lợn, chó, khỉ ,etc
mỗi con gà đếk được thờ thôi =))
---------------------------
ông phong hĩm chán bỏ mợ :-B
lần trước thì lập cả confe ra để xin tổ chức họp lớp chậm lại 1 tuần ( đúng cái tuần bao nhiêu đứa phải thi )
thế mà dcm nhà cháu
đến lúc đi nhậu *** hiểu chú chạy đi đâu rồi nữa :|
Đoạt Của Mợ nhà chú :-B
----------------
P/s: chú đệt em cho hỏi
sao chú viết chữ đe'o mà không bị chuyển thành *** ???
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@All: Chúc Mừng Năm Mới :x :x :x
Hihi, Thế là điều ước của mình đã thành hiện thực :x :x :x
 
Back
Bên trên