Lí thuyết âm nhạc và các kĩ thuật đệm

Ngô Duy
(prof Ngo)

New Member
Mình tìm trong các thread cua CLB ko thấy có về Lí thuyết âm nhạc và các kĩ thuật đệm piano. Mình mở thread này mong mọi người chia sẻ kinh nghiệm của mình
 
Mình chưa được học môn hòa âm bài bản, nhưng cũng xin đóng góp chiêu cơ bản mình dùng để viết hợp âm đệm cho bài hát. :D (mà cũng mới biết mỗi chiêu này :(()

Các ký hiệu sẽ dùng
C D E F G A B
đô rê mi fa sol la si
Trưởng : tên nốtđể nguyên (vd: C là đô trưởng, A là la trưởng)
Thứ : tên nốt +m (vd: Em là mi thứ, Dm rê thứ)

Trước hết, phải xác định được giọng của bài hát là giọng gì (C, Em, G, F#m,v.v...) rồi từ đó mới thiết lập được hợp âm

1/Quy tắc cơ bản 1,4,5:

Cách đơn giản nhất là sử dụng các hợp âm 1,4,5 luân phiên để đệm. Cụ thể là thế này:
Hợp âm 1: hợp âm chủ (chính là giọng của bài hát đó), vd giọng đô trưởng thì hợp âm chủ là C
Hợp âm 4: ta đếm từ chủ âm là 1 lên tới nốt thứ 4 là tên hợp âm 4
Hợp âm 5: ta đếm từ chủ âm là 1 lên tới nốt thứ 5 là tên hợp âm 5

Nói thế hơi khó hiểu, lấy ví dụ minh họa nhé
Vd: để lập những hợp âm sẽ dùng cho 1 bài giọng đô trưởng, ta đếm bậc từ C
C D E F G A B
1 2 3 4 5 6 7
Nhìn vào dãy trên sẽ thấy bậc 1,4,5 lần lượt là C, F, G, vậy sẽ đệm bài giọng C trưởng bằng các hợp âm đô trưởng C (C-E-G), fa trưởng F(F-A-C) và son trưởng G(G-B-D)

Làm tương tự với giọng thứ
Vd mình cần đệm bài giọng Em (mi thứ), giọng này có nốt F#, ta sẽ đếm như sau
E F G A B C D
1 2 3 4 5 6 7
Như vậy, 1 bài hát giọng mi thứ (Em) sẽ đệm bằng các hợp âm thứ là Em (E-G-B), Am (A-C-E) và Bm (B-D-F#)

Cách đặt các hợp âm: đặt hợp âm rơi vào nốt nào thì hợp âm đó sẽ chứa nốt đó
Vd: giọng C trưởng, bạn muốn đặt hợp âm vào nốt mi thì sẽ chọn hợp âm C(C-E-G) , đặt vào nốt rê thì dùng hợp âm G (G-B-D)
Nếu để ý bạn sẽ thấy chỉ cần 3 hợp âm bậc 1,4,5 là đã đủ để cho tất cả 7 nốt của âm nhạc sẽ xuất hiện trong bản nhạc rồi

Trên đây là phương pháp đơn giản nhất, dùng vòng 1-4-5, giọng trưởng thì ta xài hợp âm trưởng, giọng thứ thì ta xài hợp âm thứ :D

2/Mở rộng hợp âm:
Ta có thể làm cho phần đệm phong phú, nhiều màu sắc hơn bằng cách dùng nhiều hợp âm. Cách tìm hợp âm như sau
-Sau khi xác định giọng của bài hát, ta cần tìm ra giọng song song với nó
Trong âm nhạc luôn có các cặp giọng trưởng và giọng thứ tự nhiên gọi là hai giọng song song vì chúng có cùng dấu hóa biểu (#,b)

-Cách tìm giọng song song
+nếu giọng của bài là giọng trưởng: ta đếm từ nốt chủ âm là 1 thì lên tới nốt thứ 6 là giọng thứ song song với nó
Vd: với giọng đô trưởng
C D E F G A B C
1 2 3 4 5 6 7 8
vậy giọng song song với giọng đô trưởng (C) là la thứ (Am)
+Nếu giọng của bài là giọng thứ : ta đếm từ nốt chủ âm là 1 thì lên tới nốt thứ 3 là giọng trưởng song song với nó
Vd: với giọng rê thứ tự nhiên (Dm)
D E F G A Bb C D
1 2 3
vậy giọng song song với giọng rê thứ là giọng fa trưởng

-Tiếp theo, ta dùng quy tắc 1,4,5 đã nói ở phần 1 để tìm 3 hợp âm cho giọng trưởng và 3 hợp âm cho giọng thứ, tổng cộng được 6 hợp âm, thế là đã tha hồ sử dụng rồi :D
Cách đặt hợp âm vẫn theo quy tắc là đặt hợp âm rơi vào nốt nào thì hợp âm đó sẽ chứa nốt ấy, tuy nhiên, lúc này bạn sẽ có nhiều hơn 1 sự lựa chọn cho mỗi vị trí đặt hợp âm, việc chọn thế nào thì do tính chất của bài hát và do tai của bạn nghe thấy hợp lý :D
Nói chung, việc thêm hợp âm thứ cho bài hát giọng trưởng sẽ làm "mềm" , làm trầm lắng hơn giai điệu tươi tắn của giọng trưởng; còn thêm hợp âm trưởng cho bài hát giọng thứ sẽ là cho bài hát trầm buồn trở nên tươi sáng hơn, từ đó làm cho ca khúc thêm màu sắc

Một ví dụ rất hay cho việc áp dụng đúng chỗ hợp âm làm cho bài hát trở nên rất hay chính là ca khúc Hallelujah nhạc phim Shrek :D
Bài hát là giọng đô trưởng, nếu bạn thử đệm bài ấy chỉ dùng 3 hợp âm giọng C trưởng là C, F, G thì sẽ thấy mặc dù đệm hát vẫn thấy thuận tai nhưng tính chất bài hát trở nên khác hẳn so với bài mà chúng ta được nghe trên phim :D Chỉ với hợp âm trưởng, bài hát mất đi sự lắng đọng, nét buồn phảng phất mà nó có được do dùng hợp âm thứ của giọng la thứ song song với C trưởng.
Bản phối trên phim không hề phức tạp, chỉ dùng C-F-G của đô trưởng và Am-Dm-Em của la thứ, vẫn có vài chỗ áp dụng hợp âm lần lượt 1-4-5 (C-F-G), nhưng việc thêm thắt hợp âm giọng thứ làm cho bài hát trở nên hoàn toàn mới mặc dù giai điệu vẫn chỉ có thế.

Trên đây cách đệm cơ bản nhất :D mong được góp ý thêm ;))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế cái mà nghe bản nhạc rồi viết lại notes và chơi lại đc thì gọi là gì ạ :|
Ký âm hả chị ?
Chắc phải học khiếp lắm nhỉ
T__T
 
Cái đấy gọi là ký âm (hoặc ghi âm) em ạ
Thực ra nếu chỉ ký âm giai điệu (ký âm 1 bè) thì không khó, chỉ cần nắm được nhạc lý cơ bản như nốt nhạc, nhịp phách v.v... cộng tai thính và 1 cái đàn piano hoặc keyboard giúp sức là làm được rồi. Cái này chị làm từ hồi xửa hồi xưa học cấp 2 :D lúc ý mù net, chưa biết tìm bản nhạc nên thích bài nào là phải loay hoay ghi lại giai điệu, gõ rát cả tay (đếm nhịp :D) để có cái bản nhạc giai điệu mà còn viết hợp âm đệm.
Còn ký âm 2 bè trở lên (hợp âm nhiều nốt, hoặc ghi lại nốt nhạc của cả 2 tay đàn piano) thì khó hơn rất nhiều, thường chỉ "bắt" được tay phải vì nốt nó cao, dễ nghe hơn :D, còn tay trái thì tự bịa dựa trên tay phải và nền tảng hợp âm của bài đó.
Nếu muốn chính xác hơn thì không có cách nào là nhờ đứa nào học piano lâu năm, bài bản, có học tử tế môn ký-xướng âm nó làm cho. May mà mình có đứa bạn y chang như thế :)) khi nào cần thì toàn nhờ nó :D

Lần sau rỗi sẽ viết thêm bài về các loại hợp âm, cách xây dựng và công dụng của từng loại :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
thế nghe hát mà kí âm có được không? Anh có một số bài hát sáng tác mà không ghi lại thành bản nhạc được, toàn nhớ trong đầu, khi làm nhạc toàn phải nhờ anh ở phòng thu kí âm trước, nhưng nhờ nhiều cũng ngại vì anh ấy là nhạc sĩ chuyên nghiệp rất bận. Em có thể giúp anh được không :D
 
Nghe hát xong kí âm lại được chứ. Những người chơi piano chuyên nghiệp, chỉ cần nghe một note cũng có thể xác định được nó là note nào trên đàn piano.

Em Thu viết thêm nhé, anh cũng muốn tìm hiểu thêm một chút về cái này để làm cho bản nhạc thêm màu sắc ^^
 
wow keep it up the good work !!!
@ Chị Thu : Chị nói rất chuẩn về ghi âm đấy chị ạ:D:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lần trước em quên không viết cách xác định giọng khi nhìn vào bản nhạc, thế nên bây giờ phải bổ sung :D
Thông thường, người học nhạc lý bài bản và tiếp xúc nhiều với bản nhạc thì hoàn toàn có thể nhìn vào dấu hóa biểu (#,b) là biết giọng gì và ngược lại, từ tên giọng tìm ra dấu hóa biểu của tác phẩm. Nhưng mà giải thích cách nhận biết đó thì nó hơi lằng nhằng và đòi hỏi phải có kiến thức nền về quãng (cái này siêu phức tạp, nếu không phải thi thì em cũng chả thèm nhớ làm gì ;;) ), cho nên em sẽ liệt kê luôn thành một bảng, ai có nhu cầu thì save lại mà tra cứu :D

Vì trong âm nhạc tồn tại các cặp giọng trưởng thứ song song có chung dấu hóa biểu nên em sẽ viết luôn thành cặp nhé, trưởng trước, thứ sau, ký hiệu tên nốt đã có ở bài trước

1/Giọng không có dấu hóa: C // Am

2/Giọng có dấu thăng: (thứ tự các dấu thắng trên khuông nhạc lần lượt là fa - do - sol - re - la - mi- si )
-1 dấu : G // Em
-2 dấu : D // Bm
-3 dấu : A // F#m
-4 dấu : E // C#m
-5 dấu : B // G#m
-6 dấu : F# // D#m
-7 dấu : C# // A#m

3/Giọng có dấu giáng (thứ tự các dấu giángtrên khuông nhạc lần lượt là si - mi - la - re - sol - do - fa)
-1 dấu : F // Dm
-2 dấu : Bb // Gm
-3 dấu : Eb // Cm
-4 dấu : Ab // Fm
-5 dấu : Db // Bbm
-6 dấu : Gb // Ebm
-7 dấu : Cb // Abm

Khi đã biết hóa biểu tương ứng cặp giọng nào thì ta dựa vào tính chất âm nhạc (vui/trầm lắng) mà biết đấy là giọng trưởng hay giọng thứ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bài hát do cách hòa âm mà thay đổi tính chất âm nhạc, nên các an toàn nhất để xác định giọng là nhìn vào nốt cuối cùng của bản nhạc, đó chính là nốt chủ âm (Vd: giọng đô trưởng thường hay kết về đô). Tất nhiên không phải lúc nào kết cũng là âm chủ nhưng nói chung thường thì là thế. Thình thoảng lắm mới gặp trường hợp khác thì các bác cứ hỏi em :D

Thực ra cũng đã định viết thêm về các dùng các loại hợp âm, nhưng lại thấy không cần thiết lắm vì ngoài mấy hợp âm ba bậc 1,4,5 ra thì những cái khác như hợp âm 6, 7, tăng, giảm (sus siếc vân vân đấy ạ 8-> ) ít dùng và cũng rất khó dùng, bản thân em chưa đủ trình nên cũng không dám ứng dụng trong thực tế cũng như không dám nói gì nhiều về nó 8-X:

Tiếp theo đây em sẽ viết chi tiết hơn cách viết hợp âm ba cho giọng trưởng và thứ, cái này thiết thực hơn ;;)

1/ Cung và nửa cung:
-Nửa cung, hiểu một cách đơn giản nhất thì nó là cao độ chênh lệch giữa 2 phím liền kề (không phân biệt phím đen phím trắng) trên đàn piano
-Một cung = 2 nửa cung
-Cụ thể: nếu ký hiệu mỗi dấu "-" tượng trưng cho 1/2 cung, mỗi dấu "=" tượng trưng cho một cung, ta có dãy sau trên phím đàn
C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - B - C
hoặc
C = D = E - F = G = A = B - C

2/ Hợp âm ba trưởng:
-Từ nốt gốc đếm lên theo công thức sau:
nốt gốc (2 cung) nốt thứ hai (1 cung rưỡi) nốt thứ ba
-Vd: theo bài trước, ta biết được giọng rê trưởng có 2 dấu thăng là F# C#, hợp âm bậc 1,4,5 sẽ là D, G, A. Ta sẽ có
Hợp âm rê trưởng D gồm các nốt : D (2 cung) F# (1 cung rưỡi) A
Hợp âm sol trưởng G gồm các nốt : G (2 cung) B (1 cung rưỡi) D
Hợp âm la trưởng A gồm các nốt : A (2 cung) C# (1 cung rưỡi) E

3/ Hợp âm ba thứ
-Từ nốt gốc đếm lên theo công thức sau:
nốt gốc (1 cung rưỡi) nốt thứ 2 (2 cung) nốt thứ ba
-Vd: giọng rê thứ có một dấu giáng là Bb, hợp âm bậc 1,4,5 lần lượt là: Dm, Gm, Am. Ta có
Hợp âm rê thứ Dm gồm các nốt : D (1 cung rưỡi) F (2 cung) A
Hợp âm sol thứ Gm gồm các nốt: G (1 cung rưỡi) Gb (2 cung) D
Hợp âm la thứ Am gồm các nốt : A (1 cung rưỡi) C (2 cung) E
-Có một cách đơn giản hơn, đó là muốn biết hợp âm thứ của một chủ âm thì lấy nốt thứ 2 của hợp âm ba trưởng cùng tên hạ xuống nửa cung, và làm ngược lại để lập hợp âm ba trưởng từ hợp âm ba thứ cùng tên
Vd: sol trưởng : G-B-D thì sol thứ là G-Bb-D (hạ B xuống 1/2 cung)
rê thứ : D-F-A thì rê trướng là D-F#-A (tăng A lên 1/2 cung)

4/ Công dụng của hợp âm 1,4,5
-Hợp âm bậc 1 (tên hợp âm trùng tên giọng): hay dùng để mở đầu và kết thúc bài hát hoặc những đoạn trong bài hát
-Hợp âm bậc 4 : mang tính chất "phát triển" bài hát
-Hợp âm bậc 5: đẩy ca khúc lên thành "kịch tính" cần giải quyết, và giải quyết bằng cách đưa về hợp âm chủ bậc 1 , nên hợp âm bậc 5 này hay dùng ở gần cuối đoạn nhạc hoặc bài nhạc, trước khi về kết. Thực tế là nếu thử viết hợp âm cho một bài đơn giản, đặt hợp âm bậc 5 ở gần cuối, thì khi hát đến đoạn có hợp âm đó sẽ có cảm giác khá là "thôi thúc", khiến ta rất muốn "về" ngay nốt kết của hợp âm chủ, khi "về" hợp âm chủ sẽ có cái cảm giác như vừa trút đi gánh nặng ấy :D (diễn giải cảm giác của mình là thế, còn mọi người thử làm rồi xem có cảm thấy thế không nhé :D)
-Nói chung, có thể tưởng tượng vòng hợp âm 1,4,5 có tính chất như của 1 vở kịch hay bộ phim: mở đầu - phát triển nội dung dần lên - đạt tới cao trào-giải quyết

Em định post bản nhạc bài Hallelujah trong phim Shrek vì đây là ví dụ điển hình cho việc ứng dụng hợp âm đơn giản mà hiệu quả để cho mọi người mang về ngâm cứu, nhưng mà không biết up kiểu gì. Ai chỉ cho em cách làm với ạ?
 
Em định post bản nhạc bài Hallelujah trong phim Shrek vì đây là ví dụ điển hình cho việc ứng dụng hợp âm đơn giản mà hiệu quả để cho mọi người mang về ngâm cứu, nhưng mà không biết up kiểu gì. Ai chỉ cho em cách làm với ạ?

chị save ra file ảnh rồi post lên photobucket thử xem :-/

ôi bây h nhìn lại mới thấy mình khong biết j về lý thuyết nhạc cả =((
 
Nghe hát xong kí âm lại được chứ. Những người chơi piano chuyên nghiệp, chỉ cần nghe một note cũng có thể xác định được nó là note nào trên đàn piano.

Cũng chả cứ là chuyên nghiệp đâu ạh:D Cái chính là do cái tai
Thằng em trai em có chuyên chiếc j đâu thế mà thử note nào nó cũng biết:D thậm chí vài nốt cũng okie.
đi đường nghe còi xe bấm bíp bíp bíp nó cũng đọc lên thành note:-ss
nghe đài nó cũng lẩm bẩm hát thành note:-ss
 
Cũng chả cứ là chuyên nghiệp đâu ạh:D Cái chính là do cái tai
Thằng em trai em có chuyên chiếc j đâu thế mà thử note nào nó cũng biết:D thậm chí vài nốt cũng okie.
đi đường nghe còi xe bấm bíp bíp bíp nó cũng đọc lên thành note:-ss
nghe đài nó cũng lẩm bẩm hát thành note:-ss

thế là ghê đấy :| tôi còn chả biết nốt nào ra nốt nào :| thằng này chắc tập nhạc nhiều nên quen rồi :-?
 
1/Giọng không có dấu hóa: C // Am

2/Giọng có dấu thăng: (thứ tự các dấu thắng trên khuông nhạc lần lượt là fa - do - sol - re - la - mi- si )
-1 dấu : G // Em
-2 dấu : D // Bm
-3 dấu : A // F#m
-4 dấu : E // C#m
-5 dấu : B // G#m
-6 dấu : F# // D#m
-7 dấu : C# // A#m

3/Giọng có dấu giáng (thứ tự các dấu giángtrên khuông nhạc lần lượt là si - mi - la - re - sol - do - fa)
-1 dấu : F // Dm
-2 dấu : Bb // Gm
-3 dấu : Eb // Cm
-4 dấu : Ab // Fm
-5 dấu : Db // Bbm
-6 dấu : Gb // Ebm
-7 dấu : Cb // Abm

[/I]
Tự nhiên đi lung tung ngó vào đây thấy bài bạn Thu tớ đóng góp tí :D . Nhận biết giọng thì có cách này cũng nhanh này.
Giọng có dấu thăng: từ nốt # cuối cùng nhảy lên nửa cung là ra giọng trưởng.
VD: 1 dấu (F# -> G)
2 dấu (F#C# ->D)
Giọng có dấu giáng: nốt b áp chót chính là giọng (trừ giọng pha trưởng - Bb)
VD: 2 dấu (Bb Eb ->Bb)
3 dấu (Bb Eb Ab -> Eb)
 
Hehe, tao biết mà :)) , nguyên văn theo sách thì nó là "từ nốt có dấu thăng # cuối cùng nhảy lên 1 quãng hai thứ thì là giọng trưởng"
với cả cách tìm giọng song song: "từ giọng trưởng đi xuống 1 quãng ba thứ thì được giọng thứ song song, từ giọng thứ đi lên một quãng ba thứ thì được giọng trưởng song song"

Nhưng mà để thuận tiện, vì có mấy ai nhớ được đống quãng ấy nên tao cung cấp luôn cả cái bảng cho tiện tra cứu, dùng lâu sẽ quen mà nhớ, chả cần tra :D

Mày nhảy vào không tích bài hay cho tao lại còn nhăn nhở cái gì :D :D :D
 
Tao thì thấy nhìn nhanh hơn tra bảng :D. Với cả tao cũng có nhớ cái đống quãng trưởng thứ tăng giảm ấy đâu, nhưng nói di lên di xuống nửa hay 1.5 cung thì cũng dễ hiểu mà :D

Thế bao h có đĩa, chờ lâu quá :-<

Tick rồi đấy nhé ;;)
 
Em ạ, em trai em chắc là thiên tài về âm nhạc đấy, nên phát triển đi thôi. Không phải ai cũng có cái tai tốt như thế đâu. Anh khuyên em nên cho nó đi học về âm nhạc, sau đó đi học Y để trở thành bác sĩ tim mạch =))

Nhưng mà để thuận tiện, vì có mấy ai nhớ được đống quãng ấy nên tao cung cấp luôn cả cái bảng cho tiện tra cứu, dùng lâu sẽ quen mà nhớ, chả cần tra
Thực ra thì anh đọc bản nhạc cũng thường dùng 2 cái luật cho dấu thăng và giáng kia để xem giọng hơn là tra cứu :p

@Thu: Em có một bản nhạc nào đó (có sheet nhạc ý) mà sử dụng hợp âm một cách đơn giản ko :p Để làm ví dụ thôi ^^
 
Em ạ, em trai em chắc là thiên tài về âm nhạc đấy, nên phát triển đi thôi. Không phải ai cũng có cái tai tốt như thế đâu. Anh khuyên em nên cho nó đi học về âm nhạc, sau đó đi học Y để trở thành bác sĩ tim mạch =))

em cũng ko hiểu ý anh là cho đi học Y trở thành bác sĩ tim mạch là shao:|

Hiện tại em trai em cũng đang học nhạc
năm nay nó thi nhạc viện
tai của nó cũng đã đc kiểm chứng
có điều chỉ mình tai ko thì cũng ko đủ để trở thành thiên tài nhạc anh ạh:|
 
Bởi vì bác sĩ tim mạch phải nghe tim, mà nghe tim phải có cái tai rất chuẩn :p Chỉ là câu nói vui thôi mà.

Nhưng tai nghe nhạc rất quan trọng đấy, mà thường thì tai nghe nhạc tốt đi kèm với một cảm giác âm nhạc phong phú và sâu sắc :x
 
Đọc bài anh Long có thêm chút hi vọng:D
có điều thằng em em có tay ko đc tốt, ít nhất là vs piano.
Đồng thời nó chơi nhạc chủ yếu theo kiểu ngẫu hứng, hay phá cách và ko chăm chỉ tập luyện:(
 
Đã upload được file \:d/
Đây là bài Hallelujah của Leonard Cohen, bác nào xem Shrek rồi thì chắc hẳn cũng biết. Bản này là bản piano của Rufus Wainwright biểu diễn, chính là soundtrack của phim.
Mình chọn bài này làm ví dụ minh họa cho việc sử dụng hợp âm đơn giản mà hiệu quả. Bản này viết ở cung Đô trưởng, dùng hoàn toàn hợp âm của giọng đô trưởng là C, F, G và hợp âm giọng la thứ (song song với đô trưởng) là Am, Em. Tuy nhiên, sự kết hợp hợp lý các hợp âm khiến bài hát rất hay và tình cảm.
Bài này cũng minh họa khá rõ tác dụng của hợp âm mà mình đã nói ở bài trước, cụ thể là sau C thì các hợp âm được dùng để phát triển bài hát, thêm màu sắc cho ca khúc, nhưng hợp âm G luôn được dùng trước khi về kết ở C.
Ngoài ra, lời bài hát có một đoạn mình rất "tâm đắc", nó minh họa chuẩn xác quy tắc hợp âm 1,4,5:

I (C)heard there was a (Am)secret chord

That (C)David played and it (Am)pleased the Lords

But (F)you don't really (G)care for music,(C) do you? (G)

It (C)goes like this: the (F)fourth, the (G)fifth, the (Am)minor fall, the (F)major lift

The (G)baffled king (Em)composing hallelujah (Am)...

Như vậy, "the secret chord" that pleased the Lords không gì khác chính là vòng hợp âm 1,4,5 ; đơn giản vì đó là cách đệm dễ nghe, dễ hát nhất.

Đây là bản nhạc, bác nào oánh được piano thì oánh nhá, coi như quà tặng kỉ niệm của em cho các bác đã tick bài tốt cho em =)) (bình thường trên pianofiles bọn nó phải trade em mới cho đó :)) )
Còn bác nào không oánh piano thì chịu khó dựa vào phần piano mà tìm hợp âm, viết nó lên chỗ dòng vocal ấy rồi thích xài nạhc cụ gì thì xài :D


Leonard Cohen - Hallelujah
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên