Đoàn Trang
(Ms_Independent)
Điều hành viên
Sự căng thẳng , giận dữ của bố mẹ là nguyên nhân đặt con trẻ vào độ nguy hiểm nghiêm trọng , chứ không phải do việc li dị . Gary Neuman, người sáng lập của Sandcastles Therapy Program hướng dẫn cho các bậc cha mẹ làm sao để trở nên có trách nhiệm và có khả năng cung cấp cho con cái mình những gì tốt đẹp nhất có thể từ phía mỗi người .
Li dị_ trong mắt con trẻ _ thật sự như thế nào ? Hành động của cha mẹ có thể khiến cho con trẻ phải chịu đựng - và giấu giếm điều này đối với cha mẹ .
" Khi bạn lên tiếng trách móc vợ cũ/chồng cũ của bạn , cũng có nghĩa là bạn đang trách móc con cái của bạn " _ Gary nói. Cha và mẹ nhiều khi không ý thức được những việc làm của họ dù lớn dù nhỏ đến đâu cũng đều gây ra những hậu quả gây ảnh hưởng tới trẻ .
- Ngay cả đối với những cuộc li dị êm xuôi nhất diễn ra , con trẻ vẫn luôn cảm thấy tự trách bản thân .
- Nói xấu vợ cũ/chồng cũ của bạn có tác động trực tiếp tới bên trong và làm phá hoại đi lòng tự trọng của trẻ .
- Ngay cả những cử chỉ thoáng qua như đảo mắt , cúp mạnh điện thoại , cũng tác động tới con trẻ .
- Khi cha mẹ hỏi ý kiến con trẻ về quyền nuôi dưỡng và mức độ thường xuyên lui tới thăm trẻ , khiến các em cảm thấy không yên tâm , không an toàn .
- Dấu hiệu báo động là trẻ thấy sợ khi thể hiện sự yêu thương đối với 1 người trước mặt người kia .
- Không nói chuyện với trẻ về việc li dị có thể khiến các em trở nên bị đè nén và trở nên vô cảm .
Con trẻ thường giấu những cảm xúc thực của mình đối với cha mẹ . Hãy lắng nghe những gì mà trẻ cởi mở thổ lộ khi được Gary hỏi về việc các em cảm thấy gì khi chứng kiến cha mẹ cãi cọ , bôi bác và chỉ trích lẫn nhau .
Maureen và Scott đã ra tòa li dị được gần 3 năm , song 2 người vẫn thường xuyên tiếp tục gây lộn , bất hòa trước mặt của 2 bé Luke và Matt , mà vẫn nghĩ là 2 cậu bé đã vượt qua được việc 2 bố mẹ li dị 1 cách xuất sắc phi thường . Sau đây là những gì Luke và Matt nói về cảm xúc thật sự của mình cho Gary .
Luke , 7 tuổi :
Bố và mẹ cãi nhau khiến cháu rất buồn . Họ trách móc lẫn nhau , bố nói sự thật , mẹ cũng nói sự thật , nên cháu không biết . Nếu như cháu tin bố , nhưng mà nhỡ bố nói dối thì sao , còn nếu cháu tin mẹ , nhỡ mẹ là người nói dối thì sao ? Nên cháu chẳng tin được bất kì ai cả . Thỉnh thoảng cháu có nghe thấy bố mẹ chửi thề , và cháu không thích họ như thế lắm , cháu nghe thấy mấy từ đó từ máy điện thoại , vì bố cháu giữ lại các lời nhắn . Bố cho cháu nghe những cái đó vì bố muốn cháu quyết định ra tòa làm chứng ... Cháu không biết phải làm thế nào cả , vì cháu đoán là nếu cháu nói không thì bố sẽ không thích , còn nếu nói có thì mẹ sẽ không thích ... Thỉnh thoảng cháu thấy buồn lắm , cháu nghĩ đấy là lỗi do cháu ...
Matt , 11 tuổi :
Bố và mẹ hay trút tất cả nỗi bực dọc lên đầu cháu. Họ cứ quát cháu . Cháu thật sự không thấy thích thú gì khi phải ở giữa của cuộc tranh cãi cả . Thậm chí đôi khi điều đó còn khiến cháu cảm thấy rất bị tổn thương nữa .
Phản ứng của cha mẹ :
Bố mẹ của Luke và Matt đã thật sự sửng sốt bởi những cảm xúc của 2 cậu bé .
Scott : Tôi nghĩ đó quả là 1 điều tồi tệ . Tôi chưa từng bao giờ muốn các con trai của mình phải cảm thấy như vậy .
Maureen : Nó thật sự khiến tim tôi tan nát . Các con của chúng tôi đáng nhẽ ra đã không phải trải qua những điều như vậy . Nhìn thấy các cháu như vậy khiến tôi hiểu ra rằng điều này đau đớn hơn nhiều so với những gì tôi từng nghĩ trước kia .
Sau khi làm việc với Gary Neuman , những bậc cha mẹ này đã nhận thức được rằng li dị không nhất thiết phải có những tác động xấu tới cuộc sống của trẻ .
Những hậu quả của việc vợ chồng Valerie li dị đã để lại dấu ấn tới cả thế kỉ sau , và nhất là cho Michael , 15 tuổi . Anh trai của Michael đang ở với bố , còn cậu bé hiện tại sống cùng Valerie . Sau kết quả của việc nhiều năm liền kéo dài liên tiếp các cuộc cãi vã căng thẳng , bố Michael đã bỏ đi hết những bức ảnh gia đình , Michael không hiểu , cảm thấy mình bị tổn thương và lãng quên .
Michael , 15 tuổi :
Chúng cháu thường xuyên liên tục phải nghe bố mẹ cãu nhau . Điều đó thật sự gây xáo trộn ... Họ nghĩ rằng họ có thể giấu chúng cháu tốt , nhưng bọn cháu vẫn có thể nghe thấy tiếng bố mẹ quát nhau qua điện thoại . Nó tác động tới chúng cháu nhiều hơn là bố mẹ tưởng . Làm sao mà họ có thể có trách nhiệm đối với bạn khi mà họ thậm chí không thể tỏ ra có trách nhiệm với việc nói chuyện với nhau qua điện thoại ?
Cháu đã không được nói chuyện với bố hàng tháng nay rồi . Và điều đó khiến cháu thấy sợ bố . Cháu dần dần bắt đầu nghĩ là bố đã không còn muốn nói chuyện với cháu hay ở xung quanh cháu nữa rồi .
3 điều ước Gia Đình của Michael :
1) Cháu ước có thể hiểu được bố . Tại sao bố lại làm những việc mà bố đang làm bây giờ . Tại sao bố lại không còn là 1 phần cuộc sống của cháu .
2) Cháu ước bố có thể hiểu cháu .
3) Cháu ước bố và mẹ có thể hiểu nhau .
7 điều - để nói chuyện với trẻ
Việc li dị có thể làm đau lòng mọi thành viên trong gia đình , và đặc biệt con trẻ là những người dễ bị thương tổn nhất . Thậm chí là những người cha người mẹ tuyệt vời nhất cũng có thể có thái độ nóng giận , chua chát , và cùng với việc không tự ý thức được những điều đó , sẽ dẫn tới những cử chỉ , lời nói khiến trẻ thấy bị tổn thương . Gary Neuman đưa ra những ý kiến sau về cách cha mẹ làm sao để có thể nói chuyện với con cái về việc li dị .
-Đừng bắt trẻ phải chọn bên nào
Kể cả bạn có hỏi trẻ 1 cách hoặc thẳng thừng hoặc tế nhị , thì bạn đều đã đặt trẻ vào giữa những vấn đề của bạn . Các em sẽ cảm thấy sức ép kinh khủng và hoàn toàn bối rối và không biết phải nói gì để có thể làm vui lòng cả 2 bên .
-Đừng nói xấu vợ cũ/chồng cũ của bạn
Khi bạn chỉ trích vợ cũ/chồng cũ của bạn cũng chính là đang chỉ trích con cái bạn . Bên tai của các em , bạn như cũng đang nói : " Con đúng là 1 người hư hỏng ."
-Nói chuyện với trẻ về cảm giác của các cháu
Khi trẻ cảm thấy bị phản đối bởi bố hoặc mẹ , hãy giúp con tâm sự về điều đó và giúp các em hiểu rằng đó hoàn toàn không phải là do lỗi của các em . Ví dụ như : " Không có được sự quan tâm , chú ý của bố/mẹ con thì thật là buồn . Nhiều khi người lớn mắc lỗi lầm , họ làm đau những người mà họ yêu quí nhất . Song thế không có nghĩa là con đã làm điều gì sai cả ."
-Hãy mở lời để tâm sự
Đừng hỏi xem con bạn thế nào , bạn sẽ không nhận được 1 câu trả lời thẳng thắn đâu . Thay vào đó , hãy thử hỏi : " Hình như con có vẻ _____ ." Điền vào chỗ trống những từ như " buồn " , " bị tổn thương " , hoặc là bất kể 1 từ nào mà bạn nghĩ thể hiện cảm giác của con bạn lúc đó . Điều này cho phép trẻ thực sự cởi mở và có thể nói thật lòng tất cả những gì mà các em muốn .
-Hãy cư xử như những bậc cha mẹ
Các bạn là những người lớn ở trong các hoàn cảnh như thế này . Hãy để cho con trẻ biết rằng bạn và vợ cũ/chồng cũ của bạn sẽ quyết định xem các em sẽ có bao nhiêu thời gian với mỗi người . Nó không phải là 1 điều gì đó để trẻ phải lo nghĩ .
-Điều này là không đáng
Tất cả những cuộc cãi cọ , bêu xấu , phê phán nhau đều hoàn toàn không đáng để bạn khiến con cái mình phải trải qua những điều tồi tệ như vậy .
-Nhận lỗi
Hãy để cho con trẻ biết là bạn đã làm sai điều gì , bất kể đó là lỗi lầm trong hôn nhân , hay việc đối mặt với li dị , và hứa những điều cam kết mới đối với các em .
Để khiến tình hình khác đi
Gary Neuman nói rằng , sau khi li dị , cha mẹ vẫn có thể làm cho con trẻ trở thành những người tuyệt vời nhất của chính bản thân các em . Cố gắng hãy thực hành những nguyên tắc cơ bản và hiệu quả sau đây đối với những trường hợp cha mẹ li dị .
- Hãy trở thành 1 người cha , người mẹ mới :
Sau khi li dị , cha mẹ hãy tự trang bị cho mình những hiểu biết về tính kỉ luật , sự thấu hiểu cảm xúc , tinh thần trách nhiệm 1 khi mà 2 người đã tách riêng . Hãy hỏi bản thân làm sao để trở nên hoàn thiện hơn _ có thể bằng cách tới thăm các chuyên gia tư vấn , tham dự các khóa học hay các tổ chức hỗ trợ _ làm đủ mọi việc nếu cần thiết để đem lại 1 cách đầy đủ giúp sự trưởng thành của con cái bạn .
- Tôn trọng vợ cũ/chồng cũ
Khi bạn phê phán vợ cũ/chồng cũ của bạn , bạn có thể đang phê phán đối với chính con cái của mình . Bởi trẻ không nhận biết được sự khác biệt . Trò chơi trách móc sẽ làm đau lòng trẻ . Khi bạn nói kiểu như : " Nếu mà bố con có thể tham dự 1 buổi lễ đặc biệt được tổ chức ở trường thì có phải là hay biết mấy ." _ cũng có thể khiến trẻ cảm thấy bị thương tổn giống như việc bêu xấu gây ra .
- Giành nhiều thời gian để cả bố , cả mẹ ở cùng với con cái
Trong tương lai , sự có mặt của bạn sẽ mang 1 ý nghĩa mới đối với con cái của bạn . Nhiều những dịp như lễ tốt nghiệp , cưới xin , bạn sẽ cần phải tham gia cùng với sự hiện diện với vợ cũ/chồng cũ của bạn . Hãy tạo dựng tình thân ái từ ngay bây giờ ! Thực hành cùng với vợ cũ/chồng cũ của bạn ngay từ những buổi tiệc sinh nhật , các hoạt động của trường , hay những cuộc tụ họp công cộng ngắn ngủi , để phục vụ cho thành công mang tính lâu dài sau này .
By Oprah.com
Li dị_ trong mắt con trẻ _ thật sự như thế nào ? Hành động của cha mẹ có thể khiến cho con trẻ phải chịu đựng - và giấu giếm điều này đối với cha mẹ .
" Khi bạn lên tiếng trách móc vợ cũ/chồng cũ của bạn , cũng có nghĩa là bạn đang trách móc con cái của bạn " _ Gary nói. Cha và mẹ nhiều khi không ý thức được những việc làm của họ dù lớn dù nhỏ đến đâu cũng đều gây ra những hậu quả gây ảnh hưởng tới trẻ .
- Ngay cả đối với những cuộc li dị êm xuôi nhất diễn ra , con trẻ vẫn luôn cảm thấy tự trách bản thân .
- Nói xấu vợ cũ/chồng cũ của bạn có tác động trực tiếp tới bên trong và làm phá hoại đi lòng tự trọng của trẻ .
- Ngay cả những cử chỉ thoáng qua như đảo mắt , cúp mạnh điện thoại , cũng tác động tới con trẻ .
- Khi cha mẹ hỏi ý kiến con trẻ về quyền nuôi dưỡng và mức độ thường xuyên lui tới thăm trẻ , khiến các em cảm thấy không yên tâm , không an toàn .
- Dấu hiệu báo động là trẻ thấy sợ khi thể hiện sự yêu thương đối với 1 người trước mặt người kia .
- Không nói chuyện với trẻ về việc li dị có thể khiến các em trở nên bị đè nén và trở nên vô cảm .
Con trẻ thường giấu những cảm xúc thực của mình đối với cha mẹ . Hãy lắng nghe những gì mà trẻ cởi mở thổ lộ khi được Gary hỏi về việc các em cảm thấy gì khi chứng kiến cha mẹ cãi cọ , bôi bác và chỉ trích lẫn nhau .
Maureen và Scott đã ra tòa li dị được gần 3 năm , song 2 người vẫn thường xuyên tiếp tục gây lộn , bất hòa trước mặt của 2 bé Luke và Matt , mà vẫn nghĩ là 2 cậu bé đã vượt qua được việc 2 bố mẹ li dị 1 cách xuất sắc phi thường . Sau đây là những gì Luke và Matt nói về cảm xúc thật sự của mình cho Gary .
Luke , 7 tuổi :
Bố và mẹ cãi nhau khiến cháu rất buồn . Họ trách móc lẫn nhau , bố nói sự thật , mẹ cũng nói sự thật , nên cháu không biết . Nếu như cháu tin bố , nhưng mà nhỡ bố nói dối thì sao , còn nếu cháu tin mẹ , nhỡ mẹ là người nói dối thì sao ? Nên cháu chẳng tin được bất kì ai cả . Thỉnh thoảng cháu có nghe thấy bố mẹ chửi thề , và cháu không thích họ như thế lắm , cháu nghe thấy mấy từ đó từ máy điện thoại , vì bố cháu giữ lại các lời nhắn . Bố cho cháu nghe những cái đó vì bố muốn cháu quyết định ra tòa làm chứng ... Cháu không biết phải làm thế nào cả , vì cháu đoán là nếu cháu nói không thì bố sẽ không thích , còn nếu nói có thì mẹ sẽ không thích ... Thỉnh thoảng cháu thấy buồn lắm , cháu nghĩ đấy là lỗi do cháu ...
Matt , 11 tuổi :
Bố và mẹ hay trút tất cả nỗi bực dọc lên đầu cháu. Họ cứ quát cháu . Cháu thật sự không thấy thích thú gì khi phải ở giữa của cuộc tranh cãi cả . Thậm chí đôi khi điều đó còn khiến cháu cảm thấy rất bị tổn thương nữa .
Phản ứng của cha mẹ :
Bố mẹ của Luke và Matt đã thật sự sửng sốt bởi những cảm xúc của 2 cậu bé .
Scott : Tôi nghĩ đó quả là 1 điều tồi tệ . Tôi chưa từng bao giờ muốn các con trai của mình phải cảm thấy như vậy .
Maureen : Nó thật sự khiến tim tôi tan nát . Các con của chúng tôi đáng nhẽ ra đã không phải trải qua những điều như vậy . Nhìn thấy các cháu như vậy khiến tôi hiểu ra rằng điều này đau đớn hơn nhiều so với những gì tôi từng nghĩ trước kia .
Sau khi làm việc với Gary Neuman , những bậc cha mẹ này đã nhận thức được rằng li dị không nhất thiết phải có những tác động xấu tới cuộc sống của trẻ .
Những hậu quả của việc vợ chồng Valerie li dị đã để lại dấu ấn tới cả thế kỉ sau , và nhất là cho Michael , 15 tuổi . Anh trai của Michael đang ở với bố , còn cậu bé hiện tại sống cùng Valerie . Sau kết quả của việc nhiều năm liền kéo dài liên tiếp các cuộc cãi vã căng thẳng , bố Michael đã bỏ đi hết những bức ảnh gia đình , Michael không hiểu , cảm thấy mình bị tổn thương và lãng quên .
Michael , 15 tuổi :
Chúng cháu thường xuyên liên tục phải nghe bố mẹ cãu nhau . Điều đó thật sự gây xáo trộn ... Họ nghĩ rằng họ có thể giấu chúng cháu tốt , nhưng bọn cháu vẫn có thể nghe thấy tiếng bố mẹ quát nhau qua điện thoại . Nó tác động tới chúng cháu nhiều hơn là bố mẹ tưởng . Làm sao mà họ có thể có trách nhiệm đối với bạn khi mà họ thậm chí không thể tỏ ra có trách nhiệm với việc nói chuyện với nhau qua điện thoại ?
Cháu đã không được nói chuyện với bố hàng tháng nay rồi . Và điều đó khiến cháu thấy sợ bố . Cháu dần dần bắt đầu nghĩ là bố đã không còn muốn nói chuyện với cháu hay ở xung quanh cháu nữa rồi .
3 điều ước Gia Đình của Michael :
1) Cháu ước có thể hiểu được bố . Tại sao bố lại làm những việc mà bố đang làm bây giờ . Tại sao bố lại không còn là 1 phần cuộc sống của cháu .
2) Cháu ước bố có thể hiểu cháu .
3) Cháu ước bố và mẹ có thể hiểu nhau .
7 điều - để nói chuyện với trẻ
Việc li dị có thể làm đau lòng mọi thành viên trong gia đình , và đặc biệt con trẻ là những người dễ bị thương tổn nhất . Thậm chí là những người cha người mẹ tuyệt vời nhất cũng có thể có thái độ nóng giận , chua chát , và cùng với việc không tự ý thức được những điều đó , sẽ dẫn tới những cử chỉ , lời nói khiến trẻ thấy bị tổn thương . Gary Neuman đưa ra những ý kiến sau về cách cha mẹ làm sao để có thể nói chuyện với con cái về việc li dị .
-Đừng bắt trẻ phải chọn bên nào
Kể cả bạn có hỏi trẻ 1 cách hoặc thẳng thừng hoặc tế nhị , thì bạn đều đã đặt trẻ vào giữa những vấn đề của bạn . Các em sẽ cảm thấy sức ép kinh khủng và hoàn toàn bối rối và không biết phải nói gì để có thể làm vui lòng cả 2 bên .
-Đừng nói xấu vợ cũ/chồng cũ của bạn
Khi bạn chỉ trích vợ cũ/chồng cũ của bạn cũng chính là đang chỉ trích con cái bạn . Bên tai của các em , bạn như cũng đang nói : " Con đúng là 1 người hư hỏng ."
-Nói chuyện với trẻ về cảm giác của các cháu
Khi trẻ cảm thấy bị phản đối bởi bố hoặc mẹ , hãy giúp con tâm sự về điều đó và giúp các em hiểu rằng đó hoàn toàn không phải là do lỗi của các em . Ví dụ như : " Không có được sự quan tâm , chú ý của bố/mẹ con thì thật là buồn . Nhiều khi người lớn mắc lỗi lầm , họ làm đau những người mà họ yêu quí nhất . Song thế không có nghĩa là con đã làm điều gì sai cả ."
-Hãy mở lời để tâm sự
Đừng hỏi xem con bạn thế nào , bạn sẽ không nhận được 1 câu trả lời thẳng thắn đâu . Thay vào đó , hãy thử hỏi : " Hình như con có vẻ _____ ." Điền vào chỗ trống những từ như " buồn " , " bị tổn thương " , hoặc là bất kể 1 từ nào mà bạn nghĩ thể hiện cảm giác của con bạn lúc đó . Điều này cho phép trẻ thực sự cởi mở và có thể nói thật lòng tất cả những gì mà các em muốn .
-Hãy cư xử như những bậc cha mẹ
Các bạn là những người lớn ở trong các hoàn cảnh như thế này . Hãy để cho con trẻ biết rằng bạn và vợ cũ/chồng cũ của bạn sẽ quyết định xem các em sẽ có bao nhiêu thời gian với mỗi người . Nó không phải là 1 điều gì đó để trẻ phải lo nghĩ .
-Điều này là không đáng
Tất cả những cuộc cãi cọ , bêu xấu , phê phán nhau đều hoàn toàn không đáng để bạn khiến con cái mình phải trải qua những điều tồi tệ như vậy .
-Nhận lỗi
Hãy để cho con trẻ biết là bạn đã làm sai điều gì , bất kể đó là lỗi lầm trong hôn nhân , hay việc đối mặt với li dị , và hứa những điều cam kết mới đối với các em .
Để khiến tình hình khác đi
Gary Neuman nói rằng , sau khi li dị , cha mẹ vẫn có thể làm cho con trẻ trở thành những người tuyệt vời nhất của chính bản thân các em . Cố gắng hãy thực hành những nguyên tắc cơ bản và hiệu quả sau đây đối với những trường hợp cha mẹ li dị .
- Hãy trở thành 1 người cha , người mẹ mới :
Sau khi li dị , cha mẹ hãy tự trang bị cho mình những hiểu biết về tính kỉ luật , sự thấu hiểu cảm xúc , tinh thần trách nhiệm 1 khi mà 2 người đã tách riêng . Hãy hỏi bản thân làm sao để trở nên hoàn thiện hơn _ có thể bằng cách tới thăm các chuyên gia tư vấn , tham dự các khóa học hay các tổ chức hỗ trợ _ làm đủ mọi việc nếu cần thiết để đem lại 1 cách đầy đủ giúp sự trưởng thành của con cái bạn .
- Tôn trọng vợ cũ/chồng cũ
Khi bạn phê phán vợ cũ/chồng cũ của bạn , bạn có thể đang phê phán đối với chính con cái của mình . Bởi trẻ không nhận biết được sự khác biệt . Trò chơi trách móc sẽ làm đau lòng trẻ . Khi bạn nói kiểu như : " Nếu mà bố con có thể tham dự 1 buổi lễ đặc biệt được tổ chức ở trường thì có phải là hay biết mấy ." _ cũng có thể khiến trẻ cảm thấy bị thương tổn giống như việc bêu xấu gây ra .
- Giành nhiều thời gian để cả bố , cả mẹ ở cùng với con cái
Trong tương lai , sự có mặt của bạn sẽ mang 1 ý nghĩa mới đối với con cái của bạn . Nhiều những dịp như lễ tốt nghiệp , cưới xin , bạn sẽ cần phải tham gia cùng với sự hiện diện với vợ cũ/chồng cũ của bạn . Hãy tạo dựng tình thân ái từ ngay bây giờ ! Thực hành cùng với vợ cũ/chồng cũ của bạn ngay từ những buổi tiệc sinh nhật , các hoạt động của trường , hay những cuộc tụ họp công cộng ngắn ngủi , để phục vụ cho thành công mang tính lâu dài sau này .
By Oprah.com
Chỉnh sửa lần cuối: