Pham Tuan Minh
(Than dieu dai hiep)
New Member
hehe, chết cười, em cũng có 3 ví dụ rất hay về ứng dụng của Kinh Dịch vào cuộc sống của em, nhưng em không nói ra đâu, sợ mọi người ăn cắp mất nghề.
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Vũ Đức Minh Hiếu đã viết:Về vấn đề này tôi xin có vài ý như sau:
- Thứ nhất: Kinh dịch là gì? Các bạn hiểu chữ dịch trong đó nghĩa là gì? Thực chất mà nói dịch ở đây nghĩa là biến dịch, dịch chuyển, là sự thay đổi. Theo một nghĩa hẹp nào đó kinh dịch là cuốn sách dạy cách dịch chuyển của người quân tử trong vũ trụ.
Đúng như cậu Hải vừa nói, Kinh Dịch đã từng là một quyển sách dùng để bói nhưng nếu nói Kinh DỊch chỉ dùng để bói thì quả thật hết sức phiến diện. Kinh dịch giờ đây có rất nhiều ứng dụng mà bói chỉ là một ứng dụng nhỏ của nó. Một trong những ứng dụng đáng kể nhất của Kinh DỊch giờ đây chính là ý nghĩa triết học của nó. Nó dạy con người cách sống trong từng công việc trong xã hội này dựa trên những quy luật của văn hóa Trung Quốc. Các nhà kinh doanh, các chính trị gia của Trung Quốc xưa và nay rất nhiều người hiểu và áp dụng kinh dịch vào trong công việc của mình và đạt được hiệu quả cao.
Về ý kiến của bác Tâm cho là văn hóa Trung Quốc nói chung mờ mờ ảo ảo, toàn cái kiểu kiểu như âm dương thủy hỏa thổ...không đáng tin. Tôi cho rằng văn minh Trung Quốc nói riêng và văn minh Phương Đông nói chung là một văn minh được nhân loại gọi là văn minh nhảy vọt. NHững gì mà văn minh Trung Quốc đạt được bây giờ có những thứ mà khoa học chưa giải thích được nhưng khoa học không hề dám phủ nhận nó mà chỉ đi tìm cách để giải thích nó. Tất nhiên điểm yếu của nó cũng chính là chỗ đó. VÌ nó không giải thích được nên nhiều kẻ vin vào cái không giải thích được đó mà xây dựng nên những cái mà chúng ta hay gọi là mê tín dị đoan.
Còn mấy ông không hiểu gì cả kiểu như ông Dũng thì thôi em bó tay bó chân, bó cả chân giữa luôn.
- Thứ 2, về bài viết trên báo Thanh Niên. Tôi cho rằng nó không chính xác.
+ Về cái chứng cứ vật thể, tác giả kết luận là Kinh Dịch có từ thời các vua Hùng nhà ta. Tôi nghĩ đó là sai hoàn toàn. Trong lịch sử Việt Nam ta, các triều đại vua Hùng chỉ là truyền thuyết, chưa hoàn toàn chứng minh được về thời gian. Thời An Dương Vương thì đã tìm được thời gian là vào cỡ khoảng trên 200 năm trước Công nguyên. Như vậy 18 đời vua Hùng của chúng ta thì trước đó cũng chỉ khoảng được 400 năm là nhiều nhất (đấy là tôi đã tính xông xênh cho mỗi ông được trên 20 năm). Chiều dài lịch sử của chúng ta khó mà hơn được con số 2600. Trong khi Kinh Dịch đã có từ trước đó rất lâu từ thời Văn Vương cỡ trên 3000 năm trước CN.
+ Cái lý luận mà bài báo đưa ra là quẻ Ly là từ tên Lửa của Việt Nam đưa ra thì nghe cũng quá vô lý. Tôi nghĩ nếu như thế thì một nước như kiểu Etiopia mà có một từ đọc gần giống như kiểu thế cũng gân cổ lên cãi Kinh Dịch của mình chăng?
+ ....v.v...Các chứng cứ khác đưa ra cũng chỉ là manh mún chộp giật không có cơ sở gì hết.
- Thứ 3, bác Tuấn Minh có phải là hồi trước đi tập thể hình với em không nhỉ?Dạo này thấy bác lặn đâu mất tăm, hôm nay mới thấy xuất hiện ở đây. Bác dạo này có khỏe không?
Nguyễn Xuân Hải đã viết:Năm 1930, một nhà toán học người Đức sử dùng Kinh Dịch để giải bài toán liên quan đến lý thuyết số và toán rời rạc. Tiếp đến, một loạt các nhà thiên văn học dựa vào những biến chuyển của các phần tử trong Kinh Dịch để giải thích hiện tượng vật lý, khớp với những dữ liệu đo đạc được v.v và v.v.
Nguyễn Hoàng Long đã viết:Còn hơn người nào đi chỉ nhìn lên trời mà dẫm phải cứt chó (xin lỗi). Cứ cho là trên đời này không có anh đi, chắc cũng chả thay đổi gì hơn đâu.
Kinh Dịch thì mình chưa đọc. Nhìn qua đã thấy khó hiểu rồi.Người đời sau đọc lại tác phẩm cổ của người xưa, cố công tìm cách "ngộ" ra những vấn đề cao thâm mà người đời trước dường như biết mà vì sao đó ko chịu nói ra với mình. Đã thế những ghi chép thực nghiệm trong Kinh Dịch chắc chắn là rất yếu - nếu bạn muốn làm thí nghiệm chứng minh lý thuyết Kinh Dịch thì bạn sẽ làm thế nào? Và đã có ai làm những thí nghệm đó chưa? Họ có công bố nó rộng rãi trong giới khoa học hay ko?