NG Quang Hưng đã viết:
Okey, nhân chú Hoài nói chuyện trách nhiệm của ng vay vốn để kinh doanh nhưng thua lỗ không có khả năng trả nợ, tôi muốn hỏi các bạn trẻ sống ở VN thêm về trách nhiệm cá nhân theo luật VN trong những trường hợp đó.
Cụ thể, giả sử nhân vật A vay được vốn eg. 1 tỷ VN đồng từ
a) ngân hàng quốc doanh (không có thế chấp)
a') ngân hàng tư nhân
b) công ty nhà nước
b') công ty tư nhân
c) các cá nhân
Sau đó A kinh doanh thông qua công ty AA của mình (eg. TNHH) thua lỗ trắng tay không có khả năng trả nợ. Trách nhiệm pháp luật của A như thế nào, hình phạt đối với A khác nhau thế nào trong các trường hợp nói trên.
Giả sử là công ty của A phá sản nhưng
1) tài sản cá nhân của A còn nhiều
2) công ty B,C,D, etc. của ng nhà của A (mà A thực sự là chủ, nhưng đứng ngoài giật dây) có nhiều tài sản
3) A không có tài sản cá nhân, nhưng eg. vợ/con hoặc ng nhà của A có nhiều tài sản (vì A đã tính trước cả rồi nên không đứng tên bất cứ thứ gì)
Pháp luật VN có công cụ gì để giải quyết những trường hợp như trên? và sẽ giải quyết như thế nào?
Các cá nhân và các công ty tư nhân có những công cụ gì để truy tố trách nhiệm của A.
Cho em phát biểu tí nhá
sai đâu các anh chỉ cho em cái [nhiều cái chỉ suy luận thôi, không biết đúng không :-/ ]
Các điều kiện được ghi đậm
Trách nhiệm pháp luật được ghi đậm, màu đỏ
Công cụ của pháp luật được kẻ dưới
Cách thức truy tố in nghiêng [cái này có lẽ em không biết hết, phải nhờ mọi người bổ sung thôi]
1.1. Nếu khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn mà em học đúng với luật thì theo lý thuyết:
Công ty AA là công ty trách nhiệm hữu hạn, nên vốn điều lệ là do những người thành lập công ty góp,
trong trường hợp vỡ nợ không phải lấy tài sản cá nhân ra để trả nợ, việc trả nợ sẽ dựa vào việc bán công ty và các tài sản của công ty.
1.2. Tuy vậy, công ty được đánh giá là không có khả năng trả nợ, khi đó việc xác định trách nhiệm pháp lí căn cứ vào
việc [/sự kiện - em không biết thuật ngữ pháp luật gọi là gì]
vay vốn 1 tỷ đồng trên.
1.2.1. Ở đây không nói rõ chính xác ai là người đứng ra vay vốn, cá nhân A hay công ty AA là pháp nhân đứng ra vay. Tuy vậy có nói là "công ty không có khả năng trả nợ" thì em hiểu là
công ty là người đứng ra vay [ghét cái kiểu lờ mờ phải suy diễn này lắm, luật thế sao nghiêm được]. Em xét trường hợp công ty vay trước, vì có nhiều khả năng hơn.
Theo thông thường [pháp luật có qui định bắt buộc không ạ?] khi cho vay một số tiền lớn như vậy phải có tài sản thế chấp [ở đây thuộc sở hữu của công ty hoặc những tài sản của cá nhân những người góp vốn đem góp vào công ty]. Khi trả nợ sẽ dựa vào thanh lý những tài sản thế chấp này.
1.2.1.1.
Nếu pháp luật qui định bắt buộc phải có tài sản thế chấp thì rõ ràng
bên cho vay đã không làm đúng luật và phải chịu mất số tiền cho vay.
1.2.1.2. Trong trường hợp
luật cho phép không có tài sản thế chấp [trong điều kiện do pháp nhân đứng ra vay thuyết phục được người cho vay cho vay không cần tài sản thế chấp] hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ
[Rõ ràng trường hợp này
không có tài sản thế chấp, vì A không đứng tên bất cứ tài sản nào có giá trị, công ty không có khả năng trả nợ]
thì việc xác định trách nhiệm pháp lí phụ thuộc vào việc/điều kiện
có sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản cá nhân/tập thể/xã hội chủ nghĩa [tùy theo ai là người cho vay] hay không.
1.2.1.2.1. Nếu bên cho vay
không chứng minh được bên công ty AA đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì
bên cho vay phải chịu mất số tiền cho vay như là một rủi ro - trừ khi có điều khoản bồi thường riêng trong giao ước hoặc hợp đồng cho vay giữa hai bên.
1.2.1.2.2. Nếu bên cho vay
kiện và
chứng minh được công ty AA đã có
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cá nhân/tập thể/XHCN thì
những người tham gia thành lập công ty, không chỉ có A, phải bồi thường bằng tài sản cá nhân và có thể nhận thêm hình phạt tù khung hình phạt cụ thể phụ thuộc người cho vay là ai, số tiền lớn tới mức nào và sự tham gia của mỗi thành viên vào việc lừa đảo. [Rất tiếc em chưa học kĩ về cái này 8-| ]
1.2.2. Nếu
người đứng ra vay là A thì ở phần trên công ty AA được thay bởi riêng A. Tuy vậy,
công ty AA vẫn có thể chịu liên đới trách nhiệm, thậm chí bị truy tố vì
tội sử dụng tài sản lừa đảo chiếm đoạt. [Luật mình có tội này không nhỉ :-/ ]
1.2.3. Nếu
A không có tài sản đứng tên nào có giá trị, thì không thể bắt A bồi thường được.
Bên cho vay phải chịu mất tiền vì đã cho vay quá liều lĩnh. Tuy vậy, bên cho vay vẫn
có khả năng thu lại số tiền cho vay bằng cách
chứng minh đây là vụ việc
lừa đảo chiếm đoạt tài sản cá nhân/tập thể/XHCN có tổ chức và
những người thân của A tham dự như đồng lõa/các công ty B,C,D có tham gia vào tổ chức lừa đảo này. Chỉ trong trường hợp đó
những tài sản của các pháp nhân này mới bị tịch thu để bồi thường. Lúc này chúng ta đã có một vụ án với qui mô mới mà lúc đầu chưa đặt ra và không đủ dữ kiện để giải bài toán.[Rất tiếc #-o ].
Đối với tư nhân việc này hầu như không thể nếu không vận động cơ quan công an đứng ra điều tra vụ việc.
2. Nếu người cho vay là pháp nhân thuộc nhà nước thì tất nhiên còn có khả năng đặt áp lực lên việc tố tụng để thu lại số tiền cho vay. Nếu việc điều tra tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản cá nhân lại đụng đến một vấn đề khác liên quan đến các tổ chức thuộc nhà nước,... thì tư nhân lại ít khả năng hơn. Đây là sự chênh lệch về lợi thế giữa pháp nhân tư nhân với pháp nhân được nhà nước bảo hộ.
Như vậy qua sự việc này chúng ta thấy có vài vấn đề sau:
- Trong việc cho vay có sự không rõ ràng về ai là pháp nhân đứng ra vay. Nguyên nhân là sự nhập nhằng giữa 2 pháp nhân A và AA trước đó trong việc đứng ra mở công ty, trong việc các văn bản A/công ty AA đã sử dụng để minh chứng cho khả năng làm ăn của mình để thuyết phục bên cho vay cho vay không cần tài sản thế chấp. Những văn bản này hoặc làm giả hoặc có được do lừa đảo hoặc cấu kết với cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân, cũng vì sự nhập nhằng này và các sự nhập nhằng tương tự khác. Điều này dẫn tới nguyên nhân đầu tiên là sự hiểu không đầy đủ sự khác nhau giữa các khái niệm trong luật và khả năng vận dụng pháp luật của những người có liên quan.
- Việc tố tụng còn bị chi phối bởi yếu tố cảm tính hoặc bị chi phối bởi những tác động bên trên luật. [Rất tiếc]
- Thứ yếu hơn, có thể luật chưa bao hết những tình huống và hình thức vụ việc có thể xảy ra.