Kinh doanh có khó không?

Phạm Thanh Tùng
(CreTT)

New Member
Khởi nghiệp từ tay trắng


Có một câu chuyện nói về một người nghèo rằng:
Một hôm vợ anh ta mua về một quả trứng gà, anh chàng nghèo nói rằng :eek: Nếu mang quả trứng đi ấp để nở ra một con gà, con gà này lớn lên lại đẻ trứng, trứng sẽ nở ra một con gà, dùng đàn gà đổi lấy một con dê, dê mẹ sẽ đẻ ra dê con, đổi dê lấy bò, bò mẹ lại đẻ ra bò con... bán bò đi sẽ mua được ruộng đất, có tiền làm nhà và lấy thêm một cô vợ bé...

Người vợ đang lắng nghe như nuốt lấy từng lời của chồng khi nghe tới đó bỗng nổi giận đùng đùng, cầm ngay quả trứng lên ném mạnh xuống đất cho vỡ nát ra. Giấc mộng của người nghèo bỗng chốc tan thành mây khói ...
:))


Đây là một câu chuyện ngụ ngôn kinh điển về người nghèo.Vậy người nghèo có thể suốt đời phải canh cánh bên lòng hối hận vì đã bộc lộ tư tưởng sống của mình, để cho một chút vỗn quí báu đó bỗng chốc tan tành? Nhưng thực tế là anh ta không chịu nổi!

Câu nói "Tôi có một ước mơ" của Martin Luther năm xưa không biết đã làm rung động trái tim của biết bao người. Người nghèo cũng là người, những khát vọng mà người giàu có thì người nghèo cũng có. Chẳng qua với người nghèo, quả trứng chưa nở thành gà con, vẫn con trong tay bà vợ mà họ đã có một giấc mơ quá rực rỡ như vậy. Việc này có thích hợp hay không, đó là điều đáng để ta bàn tới.

Không thể nói tiền đồ của người nghèo là không sáng sủa, nhưng tính khúc khuỷu của con đường càng phù hợp với logic hơn. :-?

Xét về mặt lý luận, một khi tìm được kiểu cách kiếm tiền thì số vốn tăng lên theo cấp số nhân là hoàn toàn có thể. Rất nhiều người giàu có, ví dụ như Bill Gate số vốn lúc đầu cũng chỉ xấp xỉ một quả trứng gà mà thôi. Nhưng trên thế giới này, người nghèo rất đông, trứng gà cũng rất nhiều song chỉ có một Bill Gate mà thôi. Người thứ hai liệu có thể là bạn hay không? Thật khó nói!

Vốn càng nhỏ thì rủi ro càng lớn, khi tay bạn chỉ có một quả trứng gà thì chỉ cần một va chạm nhẹ là hết tất cả.Đó chính là chỗ yếu của người nghèo.

Điểm xuất phát của người nghèo quá thấp, cho dù bạn ngồi trên một đoàn tàu nhanh, tàu có thể chạy nhanh tới mức không thể nhanh hơn được nữa thì sự tăng trưởng về vốn của bạn vẫn chỉ như quả cầu tuyết đang lăn mà thôi
Khi quả cầu tuyết còn nhỏ thì cho dù có lăn kiểu gì chăng nữa thì sự phát triển lớn lên của nó cũng không sao sánh được với quả cầu tuyết to lớn (dù có lăn rất chậm)! Số vốn gốc quá nhỏ, tăng trưởng có hạn nên mặc dù cùng lăn, thì sự phát triển giữa quả cầu tuyết nhỏ và quả cầu lớn vẫn khác nhau một trời một vực. Huống hồ khi thời tiết thay đổi,kẻ bị tan chảy ra chắc chắn trước tiên sẽ là bạn. :((

Người nghèo thường bắt đầu bằng buôn bán nhỏ, mà muốn buôn bán nhỏ trở thành buôn bán lớn sẽ giống như quả trứng gà biến thành đàn bò vậy, giữa chúng còn phải có rất nhiều nhân tố, rất nhiều khâu, nếu bạn không đi hết cả quá trình đó sẽ không thể giàu có được, ngay cả khi cho bạn một khoản tiền lớn cũng không thể tiêu thụ được. 8-|

Nhiều khi giàu có cũng là một thứ áp lực. Các thợ lặn đều biết, nếu cứ lặn bừa xuống vùng nước sâu, chắc chắn sẽ bị chảy máu tai, máu mũi...
Đó tuyệt đối không phải là sự uy hiếp.

b-) Vốn càng nhỏ thì rủi ro càng lớn, khi trong tay bạn chỉ có một quả trứng gà thì chỉ cần có một va chạm nhẹ sẽ có thể mất tất cả. Đó chính là chỗ yếu của người nghèo.


<Trích trong quyển "Vì sao bạn nghèo?">
 
Đoạn dưới đây xem ra tự chứa mâu thuẫn :)

Phạm Thanh Tùng đã viết:
Khởi nghiệp từ tay trắng

Xét về mặt lý luận, một khi tìm được kiểu cách kiếm tiền thì số vốn tăng lên theo cấp số nhân là hoàn toàn có thể. Rất nhiều người giàu có, ví dụ như Bill Gate số vốn lúc đầu cũng chỉ xấp xỉ một quả trứng gà mà thôi.
[.....]

Điểm xuất phát của người nghèo quá thấp, cho dù bạn ngồi trên một đoàn tàu nhanh, tàu có thể chạy nhanh tới mức không thể nhanh hơn được nữa thì sự tăng trưởng về vốn của bạn vẫn chỉ như quả cầu tuyết đang lăn mà thôi.

Khi quả cầu tuyết còn nhỏ thì cho dù có lăn kiểu gì chăng nữa thì sự phát triển lớn lên của nó cũng không sao sánh được với quả cầu tuyết to lớn (dù có lăn rất chậm)! Số vốn gốc quá nhỏ, tăng trưởng có hạn nên mặc dù cùng lăn, thì sự phát triển giữa quả cầu tuyết nhỏ và quả cầu lớn vẫn khác nhau một trời một vực. Huống hồ khi thời tiết thay đổi,kẻ bị tan chảy ra chắc chắn trước tiên sẽ là bạn. :((

Vốn để kinh doanh là 1 yếu tố rất quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong phần lớn các cuộc khởi nghiệp thành công. Xét về mặt lý luận, như chú Tùng đã viết ở trên, nhân tiền vốn theo cấp số nhân là chuyện hoàn toàn có thể. Giả sử bạn nghĩ ra cách kinh doanh để hàng năm nhân đôi số vốn của bạn, thì từ $1 lúc bạn khởi nghiệp sau 20 năm bạn thành triệu phú, sau 30 năm trở thành tỷ phú. Nếu bạn có $1k lúc khởi nghiệp, chẳng có gì ghê gớm nhiều bạn học sinh 15yo đã có, sau 20 năm chưa đầy 40yo bạn đã thành tỷ phú. Vậy nguyên nhân bạn không trở thành tỷ phú hay triệu phú, đơn giản là vì bạn không nghĩ ra (hay nghĩ ra nhưng không dám làm vì thói quen: thích ăn chắc, sợ thất bại) cách kiếm tiền chứ không phải vì nguyên nhân là bạn không có vốn để khởi nghiệp. Thực tế nếu bạn có idea kiếm tiền tốt thì khả năng bạn huy động được vốn để tiến hành kinh doanh là rất lớn.
Nhiều người có suy nghĩ là có nhiều vốn sẽ có lợi thế hơn trong chuyện kiếm tiền. Theo tôi nó đúng theo nghĩa tăng vốn theo cấp số cộng nhưng hoàn toàn sai nếu muốn nhân vốn theo cấp số nhân. Đại đa số người giàu thực tế cũng chỉ giậm chân 1 chỗ khi đạt đến 1 mức (đặc trưng cho bản thân) nhất định, và hoàn toàn "bế tắc" (tức là không làm gì để thay đổi được hiện trạng) như người nghèo! Giả sử bạn đã có 100 triệu, nếu bạn tăng được mỗi năm thêm 1 hay vài triệu, địa vị của bạn chẳng thay đổi gì lắm, chưa kể khả năng bạn thua lỗ đi eg. 10 triệu.
Thực ra người nghèo chẳng có gì để mất cả có thua thì cũng về tình trạng ban đầu :), chứ người giàu mà mất thua cả gia tài thì còn tệ hơn rất nhiều. Vốn càng ít rủi ro càng lớn, có thể đúng, nhưng hậu quả cũng ít; vốn càng lớn rủi ro có nhỏ đi thật, nhưng tai vạ cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.
 
NG Quang Hưng đã viết:
Nhiều người có suy nghĩ là có nhiều vốn sẽ có lợi thế hơn trong chuyện kiếm tiền. Theo tôi nó đúng theo nghĩa tăng vốn theo cấp số cộng nhưng hoàn toàn sai nếu muốn nhân vốn theo cấp số nhân. Đại đa số người giàu thực tế cũng chỉ giậm chân 1 chỗ khi đạt đến 1 mức (đặc trưng cho bản thân) nhất định, và hoàn toàn "bế tắc" (tức là không làm gì để thay đổi được hiện trạng) như người nghèo! Giả sử bạn đã có 100 triệu, nếu bạn tăng được mỗi năm thêm 1 hay vài triệu, địa vị của bạn chẳng thay đổi gì lắm, chưa kể khả năng bạn thua lỗ đi eg. 10 triệu.
Thực ra người nghèo chẳng có gì để mất cả có thua thì cũng về tình trạng ban đầu :), chứ người giàu mà mất thua cả gia tài thì còn tệ hơn rất nhiều. Vốn càng ít rủi ro càng lớn, có thể đúng, nhưng hậu quả cũng ít; vốn càng lớn rủi ro có nhỏ đi thật, nhưng tai vạ cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Bác Hưng nói rằng đại đa số người giàu thực tế cũng chỉ giậm chân tại chỗ khi đạt đến một mức nào đó, thì cũng giống như đại đa số người nghèo không thể tìm ra idea để làm giàu thôi, có nghĩa là người giàu lúc đó cũng bế tắc về mặt ý tưởng, chứ không phải là không thể nhân vốn theo cấp số nhân. Thử so sánh hai anh: anh giàu có 10 đồng, anh nghèo có 1 đồng. Anh giàu sẽ có xu hướng bảo vệ 10 đồng của mình hơn là theo đuổi một ý tưởng kinh doanh mạo hiểm, sau một thời gian số tiền của anh ta có thể sẽ tăng lên 12 đồng, trong khi anh nghèo đã có thể có 15 đồng rồi. Đó là do anh giàu không mạo hiểm kinh doanh, hoặc kinh doanh nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp, đảm bảo chắc ăn, không sợ thua lỗ.

Thêm nữa là người nghèo hay người giàu khi thua lỗ đều có thể phải trà giá đắt. Trong cơ cấu vốn, hầu như đều có thêm khoản vốn huy động ở bên ngoài nữa, và người nghèo thường phải huy động rất nhiều từ nguồn vốn này. Nếu thua lỗ, nhẹ có thể mất nhà cửa, trắng tay, nặng thì tù tội, cũng như người giàu cả thôi, không có chuyện người nghèo chẳng có gì để mất cả đâu, chẳng qua anh giàu mất nhiều, còn anh nghèo thì mất ít hơn.

Nói tóm lại làm giàu là phải có gan :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Okey, nhân chú Hoài nói chuyện trách nhiệm của ng vay vốn để kinh doanh nhưng thua lỗ không có khả năng trả nợ, tôi muốn hỏi các bạn trẻ sống ở VN thêm về trách nhiệm cá nhân theo luật VN trong những trường hợp đó.
Cụ thể, giả sử nhân vật A vay được vốn eg. 1 tỷ VN đồng từ
a) ngân hàng quốc doanh (không có thế chấp)
a') ngân hàng tư nhân
b) công ty nhà nước
b') công ty tư nhân
c) các cá nhân

Sau đó A kinh doanh thông qua công ty AA của mình (eg. TNHH) thua lỗ trắng tay không có khả năng trả nợ. Trách nhiệm pháp luật của A như thế nào, hình phạt đối với A khác nhau thế nào trong các trường hợp nói trên.
Giả sử là công ty của A phá sản nhưng
1) tài sản cá nhân của A còn nhiều
2) công ty B,C,D, etc. của ng nhà của A (mà A thực sự là chủ, nhưng đứng ngoài giật dây) có nhiều tài sản
3) A không có tài sản cá nhân, nhưng eg. vợ/con hoặc ng nhà của A có nhiều tài sản (vì A đã tính trước cả rồi nên không đứng tên bất cứ thứ gì)

Pháp luật VN có công cụ gì để giải quyết những trường hợp như trên? và sẽ giải quyết như thế nào?
Các cá nhân và các công ty tư nhân có những công cụ gì để truy tố trách nhiệm của A.

Phạm Đức Hoài đã viết:
Thêm nữa là người nghèo hay người giàu khi thua lỗ đều có thể phải trà giá đắt. Trong cơ cấu vốn, hầu như đều có thêm khoản vốn huy động ở bên ngoài nữa, và người nghèo thường phải huy động rất nhiều từ nguồn vốn này. Nếu thua lỗ, nhẹ có thể mất nhà cửa, trắng tay, nặng thì tù tội, cũng như người giàu cả thôi, không có chuyện người nghèo chẳng có gì để mất cả đâu, chẳng qua anh giàu mất nhiều, còn anh nghèo thì mất ít hơn.

Nói tóm lại làm giàu là phải có gan :)
Chính xác ra đó là điều kiện cần, nhưng không đủ.
 
Xem ra VN cần phải ổn định kỹ hơn về luật, cái tình trạng ko xin được giấy phép mở công ty thì đút, chạy vẫn còn nhiều. Hơn thế nữa cũng cần phải có nơi xét duyệt nghiên cứu hồ sơ của các candidate 1 cách thực sự. Ko hiểu các nước khác thế nào chứ bên Pháp + 1 số nước Châu âu này chuyện xét duyệt căng thẳng lắm. Rất có thể một ngày nào đó, bạn nghĩ ra 1 ý tưởng gì, chuẩn bị hồ sơ giấy tờ hết cả tháng trời, đi xin giấy phép... và bị từ chối với ly do rất đơn giản là tại địa điểm đấy đã có người làm trước rồi, thêm 1 người nữa cũng chả giải quyết được gì, thậm chí kéo nhau phá sản...

Nhưng trong điều kiện VN bây giờ thì chuyện này hơi khó, vì chúng ta đã quen với cách làm việc ngày trước, hơn nữa kinh tế xã hội cũng chưa ổn định đến mức có thể báo trước được điều gì một cách chính xác được....

Hehe, bàn chuyện người lớn xấu hổ quá, có gì ko phải bác Hưng bỏ quá cho em nhé :p
 
Vũ Đình Hoàng đã viết:
Xem ra VN cần phải ổn định kỹ hơn về luật, cái tình trạng ko xin được giấy phép mở công ty thì đút, chạy vẫn còn nhiều.

Bác Hoàng chắc ở Phú Lãng Sa lâu nên không nắm được tình hình hiện nay rồi. Bây giờ mở công ty rất dễ, giấy phép cấp nhanh chóng. Nếu không quen thủ tục hoặc lười. rất nhiều công ty dịch vụ sẵn sàng phục vụ. Quan trọng nhất vẫn là làm ăn sau đấy thế nào thôi.
 
Server HAO hơi phập phù, mãi không post bài được :), câu hỏi của bác Hưng chắc phải nhờ cao thủ về luật Kinh tế mới có thể trả lời được để mọi người biết thêm.

Riêng về vụ vay vốn ngân hàng (hoặc cty quốc doanh) mà không có tài sản thế chấp là cũng khó đấy, hì hì. Bác Hưng có mối nào xoay được cái này thì mách em với nhé, em xin cảm ơn và ...hậu tạ :D.
 
Em thấy bây giờ có người cho người cho vay vốn(đầu tư mạo hiểm )đấy ạ.Với cả nói chung em thấy muốn làm gì cũng cần vốn cả.Mọi người cứ bảo là tiền ko làm đc gì .Nhưng em thấy muốn làm viêc tốt cũng phải có tiền thì mới làm được.Vốn !Em cũng muốn hỏi các anh là lam thế nào để tạo được "vốn" và có "vốn" ạ.
 
Em biết thế vì em muốn làm nhiều thứ nhưng ko có vốn ạ :))
 
Chuyện vay vốn thì không thể nói là dễ và cũng không thể nói là khó được. Vì còn phải tùy thuộc vào đối tuợng đi vay và người cho vay có mối quan hệ như thế nào nữa chứ.
Còn ở hoàn cảnh bình thường mà đi vay thi chắc là phải có thế chấp rồi. Hoặc bạn phải có một ý tưởng kinh doanh thật đọc đáo, có tính khả thi cao và bạn phải đưa ra được một kế hoạch kinh doanh tốt - đủ để thuyết phục người cho vay vốn tin tưởng là kế hoạch của bạn sẽ thành công.

Tức là cái cuối cùng quyết định sự thành - bại vẫn là ở bạn.
 
Trương Văn Định đã viết:
Chuyện vay vốn thì không thể nói là dễ và cũng không thể nói là khó được. Vì còn phải tùy thuộc vào đối tuợng đi vay và người cho vay có mối quan hệ như thế nào nữa chứ.
Còn ở hoàn cảnh bình thường mà đi vay thi chắc là phải có thế chấp rồi. Hoặc bạn phải có một ý tưởng kinh doanh thật đọc đáo, có tính khả thi cao và bạn phải đưa ra được một kế hoạch kinh doanh tốt - đủ để thuyết phục người cho vay vốn tin tưởng là kế hoạch của bạn sẽ thành công.

Tức là cái cuối cùng quyết định sự thành - bại vẫn là ở bạn.

Đúng rồi, bác Định nói chí phải, em Mai chú ý lắng nghe nhé.

Vốn là 1 chuyện, nhưng sử dụng vốn thế nào mới là quan trọng. Ý tưởng phải thật sáng tạo, độc đáo, nhưng ý tưởng không thì chưa đủ, nếu chỉ dừng lại ở ý tưởng thì khác nào họa sĩ vẽ tranh? Đấy lại là 1 vấn đề khó hơn nhiều, có ý tưởng nhưng thực hiện thế nào ý chứ? Có nhiều người có ý tưởng hay và đi đến thành công rực rỡ (Bill Gate là 1 ví dụ điển hình). Nhưng còn lại đa số là ý tưởng tuy hay nhưng không hợp lý, hoặc là không có đủ trình độ để theo đuổi + thực hiện ý tưởng của mình... đáng tiếc thay...

Ví dụ em hỏi cả nhà, bây giờ có 10 triệu trong tay, các bác có biết làm cách nào để kiếm cơm nuôi mình không? (trong đk mình là người VN và ở VN)
 
Nguyễn Hữu Cầu đã viết:
Bác Hoàng chắc ở Phú Lãng Sa lâu nên không nắm được tình hình hiện nay rồi. Bây giờ mở công ty rất dễ, giấy phép cấp nhanh chóng. Nếu không quen thủ tục hoặc lười. rất nhiều công ty dịch vụ sẵn sàng phục vụ. Quan trọng nhất vẫn là làm ăn sau đấy thế nào thôi.

Đấy, cái chính là vậy :( Lúc thì khó quá, phải quen biết mới mở được công ty, lúc thì lại dễ quá, ai mở công ty cũng được 8-}

Vậy nếu dễ như vậy thì sẽ có rất nhiều công ty đúng không? 1 con cá béo, 1000 thằng rình xơi thì liệu có thằng nào được miếng nào không? Đây rõ ràng không còn "cạnh tranh" nữa rồi mà là xâu xé lẫn nhau. Công ty lập nên làm ăn cũng không có thời gian và tâm trí đâu để hỗ trợ dịch vụ đảm bảo cho khách hàng và phát triển. Mà sẽ chủ yếu là "gườm" thằng nọ, "soi" thằng kia, giành giật "con cá béo" của nhau, rồi đề phòng nhau, thủ đoạn nhau... [-x Vậy thì chỉ có thiệt cho khách hàng mà thôi!

Quay ngược trở lại, bài trước mình có nói đến vấn đề bên Tây chúng nó cấp giấy phép kinh doanh có thể rất khó, nhưng cũng có thể rất dễ, thậm chí nó sẵn sàng cho vay vốn? 1 khu phố với vài trăm dân, đã có 2 cái restaurants mà lại cấp phép cho mở cái resto thứ 3 thì đồng nghĩa với việc làm cả 3 cái phá sản còn gì? Đó chính là sự "quản lý" của nhà nước trong việc điều tiết thị trường xã hội. Nếu không thì vai trò của nhà nước còn có nghĩa lý gì nữa? Chỉ có như vậy chỉ cả nước, cả nền kinh tế của 1 nước mới trở thành "một khối", hỗ trợ lẫn nhau, cùng tiến lên được. Chứ còn cái kiểu làm chộp giật, mạnh ai nấy bóp như đa số doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân ở VN bây giờ hoàn toàn không ổn chút nào.

Em có nói bậy chỗ nào mong các bác bỏ qua :D
 
hik cho em hỏi luật chỗ em thì như anh Hoàng A là sole trader ===> thua phải trả hết personal assets của mình, chỉ có pty ltd thì shareholder mới được bảo vệ thôi.
Nhưng ở luật Việt Nam thì có phân chia trong luật thế không ạ?, em chẳng mấy chịu đi tìm nhiều về luật Việt Nam :D
mới nhập học, có gì mong mọi người chỉ giáo.
 
Nguyễn Đức Long đã viết:
hik cho em hỏi luật chỗ em thì như anh Hoàng A là sole trader ===> thua phải trả hết personal assets của mình, chỉ có pty ltd thì shareholder mới được bảo vệ thôi.
Nhưng ở luật Việt Nam thì có phân chia trong luật thế không ạ?, em chẳng mấy chịu đi tìm nhiều về luật Việt Nam :D
mới nhập học, có gì mong mọi người chỉ giáo.

:D anh cũng giống chú thôi, anh 19 tuổi mới sang bên này, nhưng mà nói thật là ở VN chỉ biết ăn với ngủ thỉnh thoảng ngó qua bài vở tý cho các cụ vui lòng chứ chuyện đời có biết gì đâu, lại còn chuyện luật lệ thì... chỉ biết luật giao thông là cùng thôi (vì phải thi lấy bằng)

Chú nói tiếng Anh anh cũng ko hiểu gì đâu, dịch ra xem nào? Thường thường thì bên này khi mở 1 công ty, như anh đã nói thì phải được cấp phép, mà sau khi được cấp phép rồi thì phải đi mua bảo hiểm. Nếu chẳng may (xác xuất này rất nhỏ) có chuyện gì thì sẽ có tòa án giải quyết và chỉ cần tuyên bố phá sản là bảo hiểm nó lo cho mình từ a đến z, mình lại là công dân (ko phải đi tù như VN). (nhưng nếu muốn mở lại công ty thì xin mời trả nợ hết đi đã :D)

Ko biết có phải cái chú nói đến ko nhỉ?
 
Vũ Đình Hoàng đã viết:
1 khu phố với vài trăm dân, đã có 2 cái restaurants mà lại cấp phép cho mở cái resto thứ 3 thì đồng nghĩa với việc làm cả 3 cái phá sản còn gì?

Wé, em ko đồng ý với bác cái này, thế này thì còn gì là quyền tự do kinh doanh nữa, ko thể có chuyện 2 cái restaurants kia lại được độc quyền kinh doanh, tính cạnh tranh là mấu chốt thành công của 1 free market economy :)>-
 
lÊ HuY HoÀng đã viết:
Wé, em ko đồng ý với bác cái này, thế này thì còn gì là quyền tự do kinh doanh nữa, ko thể có chuyện 2 cái restaurants kia lại được độc quyền kinh doanh, tính cạnh tranh là mấu chốt thành công của 1 free market economy :)>-

ồ, anh chỉ nêu rõ sự thực thôi nhé, còn lại tại sao thế nào miễn bình luận :-/

Tất nhiên chú nói cũng có lý, rất có lý là đằng khác, nhưng sự thực nó là như vậy đấy. Mà cũng chính vì vậy nên xã hội bên này rất stable, hầu như không có biến động nào đáng kể :)>- <=== thành công lớn của chính phủ còn gì!
 
lÊ HuY HoÀng đã viết:
Wé, em ko đồng ý với bác cái này, thế này thì còn gì là quyền tự do kinh doanh nữa, ko thể có chuyện 2 cái restaurants kia lại được độc quyền kinh doanh, tính cạnh tranh là mấu chốt thành công của 1 free market economy :)>-

Việc độc quyền kinh doanh của hai restaurants sẽ có cả mặt tốt lẫn mặt xấu.
mặt tốt là mọi hoạt đong kinh doanh của hai nhà hàng cùng những người xung quanh sẽ ổn định 1 cách tương đối, không gây đảo lộn tình hình một cách đột biến, và nó cũng có tính cạnh tranh đấy chứ (hai nhà hàng đó sẽ cạnh tranh với nhau), nhưng cạnh tranh ở đây mang dáng dấp của độc quyền-và điều này là mặt xấu của vấn đề(theo tôi nghĩ).

Vì ví dụ được đưa ra trên là 1 ví dụ ở nước Pháp. Thật sự tôi đang sông o Paris nên tôi có hiểu đôi chút về điều này. Vốn nền kinh tế của Pháp đang tăng trưởng 1 cách ỳ ạch (0-1%)như hiện nay cũng 1 phần là do lí do trên.

Nhưng tôi lại có 1 lí do khác. trường hợp này là đối với người Tàu. Họ không bao giờ "mua chanh, bán cướp" với những nguời có cùng quốc tịch (những người Tàu ở Paris là 1 ví dụ).

Chúng ta thử nghĩ xem. thiếu gì những việc kinh doanh khác và thiếu gì nơi để chúng ta có thể kinh doanh, mà chung ta cứ phải kinh doanh nhà hàng o cái địa điểm mà đã có 2 nhà hàng rồi. Để rồi chúng ta chnh dành nhau khách hàng, chanh dành nhau thị trường, để rồi cuối cùng toàn là những kẻ chiến bại, thiẹt hại khong thể tính được. Tại sao chung ta không kinh doanh ở lĩnh vực khác, hay là ở nơi khác nhỉ. Đó là điểm rá đáng tự hào của người TQ, mà chúng ta thi không có.

Trên chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, mong rằng các bạn sẽ nhiệt tình đóng ghóp ý kiến của mình, để chúng ta cùng học hỏi và tham khảo.
 
em ko học kt nhưng dưới góc độ của ng` tiêu dùng thì càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ thì càng tốt :D
 
sao Kinh doanh khó vậy
Bọn em mới thử mở gian hàng, nếu ước tiền thì phải lãi mới đúng
giwof thì lại thiếu hết tiền
bếp ga thì mất
:(:)((
 
lÊ HuY HoÀng đã viết:
em ko học kt nhưng dưới góc độ của ng` tiêu dùng thì càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ thì càng tốt :D
Minh dong y voi nhan dinh nay. Nhưng có một tình huống xảy ra là:

Mình lấy ví dụ: 1 khu vực nhỏ (số khách hàng có hạn) đã có 2 cái nhà hàng rồi, lượng khách cũng vừa phải cho 2 nhà hàng này phục vụ. Nếu như xuất hiện thêm 1 nhà hang nữa, lượng khách hàng không thay đổi, mọi chí thì cứ hàng càng nhiều thêm. Điều gì sẽ xảy ra. và giả sử có 2 trong 3 cái nhà hàng trên bị đóng cửa, chỉ còn lại 1. Lúc này chỉ còn 1, vậy thử hỏi khách hàng có còn là người được huỏng lợi nũa không.

Và lúc này chức năng của nhà nuớc mới phát huy tác dụng chứ.

Monh các bạn ghóp ý thêm.
 
Back
Bên trên