Khoa Học Việt Nam... Niềm Tự Hào!

Trịnh Minh Hiếu
(nhat_phong_87bn)

New Member
Việt Nam là đồng tác giả của một phát hiện mới về thiên văn vũ trụ - 10/11/2007 9h:29

Qua 7 năm hoạt động, Phòng thí nghiệm tia vũ trụ VATLY (Việt Nam - Auger training laboratory) với các thành viên là GS Pierre Darriulat - một trong những nhà vật lý xuất sắc nhất thế giới trong vòng 30 năm trở lại đây, TS Võ Văn Thuận - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân và 6 nhà khoa học trẻ khác đã gặt hái được những thành công rất đáng tự hào, đưa Việt Nam trở thành đồng tác giả của phát hiện mới về các hạt năng lượng cao trong vũ trụ. Kết quả này đã được đăng tải trên Tạp chí Science số ra ngày 9.11.2007.

Ngày 9.11.2007, các nhà khoa học của Đài thiên văn Pierre Auger đã tuyên bố các tâm thiên hà đang hoạt động mạnh (AGN) là những ứng cử viên thích hợp cho nguồn phát các tia vũ trụ năng lượng cao nhất đi tới Trái đất. Nhờ sử dụng đài thiên văn tia vũ trụ lớn nhất thế giới Pierre Auger đặt tại Argentina, tập thể các nhà khoa học đến từ 17 quốc gia đã nhận thấy rằng, các nguồn phát ra các hạt năng lượng cao nhất phân bố không đồng đều trên bầu trời. Các kết quả của Đài thiên văn Auger chỉ ra mối liên hệ giữa nguồn gốc của các hạt này với vị trí của các thiên hà lân cận có tâm hoạt động mạnh. Kết quả nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Science số 318 ra ngày 9.11.2007.

Dưới sự chỉ đạo của cố GS Nguyễn Đinh Tứ, nhóm Auger-Vietnam được thành lập từ năm 1995 tại Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ). Sau đó, với sự giúp đỡ của GS Pierre Darriulat, Phòng thí nghiệm tia vũ trụ đã được xây dựng năm 2001, có tên gọi tắt là VATLY (Vietnam-Auger Training Laboratory). VATLY là thành viên của dự án Pierre Auger, hiện đang tham gia vào các nghiên cứu chung của dự án quốc tế này. Phòng thí nghiệm bao gồm một nhóm nghiên cứu sinh, có nhiệm vụ phân tích, xử lý các số liệu khoa học ghi nhận được tại Đài thiên văn Auger. Hiện nay, các phương tiện truyền thông hiện đại cho phép truy cập một cách dễ dàng số liệu từ hầu hết các đài quan sát, các phòng thí nghiệm uy tín trên thế giới hoặc từ các trạm không gian, tạo điều kiện rất thuận lợi cho các nước đang phát triển cùng hợp tác thực hiện nghiên cứu khoa học. Đây cũng chính là phương thức hoạt động của VATLY đồng thời với việc thực hành trên hệ đo được lắp đặt tại Hà Nội để đào tạo và giúp cho sinh viên nắm chắc phương pháp thí nghiệm và xử lý số liệu khoa học.

Các nhà khoa học cho rằng, các tâm thiên hà đang hoạt động mạnh (AGN) được cung cấp năng lượng bởi các lỗ đen siêu nặng đang nuốt một lượng lớn vật chất xung quanh nó. Đã từ lâu, AGN được coi là nơi có thể gia tốc hạt tới năng lượng cao. Chúng nuốt khí, bụi và các loại vật chất khác từ thiên hà chứa chúng, đồng thời phun ra các hạt và năng lượng. Hầu hết các thiên hà đều có các lỗ đen ở tâm của chúng, tuy nhiên chỉ một số thiên hà có nhân hoạt động mạnh. Cơ chế chính xác trả lời cho câu hỏi bằng cách nào các AGN có thể gia tốc các hạt tới năng lượng lớn gấp 100 triệu lần so với năng lượng đạt được trên máy gia tốc hạt mạnh nhất trên thế giới vẫn còn là một bí ẩn. Nói về sự kiện này, GS James Cronin, Đại học Chicago (giải thưởng Nobel vật lý năm 1980), người đã cùng với GS Alan Watson, Đại học Leeds khởi xướng xây dựng Đài thiên văn Pierre Auger, phát biểu: “Chúng tôi vừa tạo ra một bước tiến lớn trong việc giải đáp bí ẩn của tự nhiên, nguồn gốc của các tia vũ trụ năng lượng cao nhất, được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà vật lý người Pháp Pierre Auger năm 1938… Chúng tôi nhận thấy phân bố tia vũ trụ năng lượng siêu cao trên nửa bầu trời phía Nam không đồng nhất. Đây là một phát hiện có tính chất nền tảng. Thời kỳ của thiên văn tia vũ trụ đang đến. Trong một vài năm tới, số liệu của chúng tôi sẽ cho phép xác định chính xác nguồn phát các tia vũ trụ này và bằng cách nào chúng có thể gia tốc các hạt tới năng lượng cao như vậy”.

Tia vũ trụ là các hạt proton và các hạt nhân nguyên tử chuyển động trong vũ trụ với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Khi các hạt này va chạm với thượng tầng khí quyển của Trái đất, chúng tạo ra tầng lớp các hạt thứ cấp, gọi là mưa rào khí quyển, có thể trải trên một diện tích khoảng 40 km2 hoặc rộng hơn nữa khi đến mặt đất. Đài thiên văn Pierre Auger ghi nhận mưa rào tia vũ trụ nhờ một mạng lưới với 1.600 trạm ghi nhận các hạt thứ cấp đặt cách nhau 1,5 km trải đều trên một diện tích 3.000 km2. Hai mươi tư kính viễn vọng đã được thiết kế đặc biệt để ghi nhận bức xạ của ánh sáng huỳnh quang do mưa rào khí quyển tạo ra. Sự kết hợp của trạm ghi nhận hạt và kính viễn vọng huỳnh quang đã tạo nên một công cụ tốt nhất từ trước đến nay trong nghiên cứu tia vũ trụ. Đài thiên văn Pierre Auger đã ghi nhận được gần một triệu mưa rào tia vũ trụ nhưng chỉ một số rất ít trong đó có năng lượng cao nhất mới có thể được gắn kết với nguồn phát ra chúng với độ chính xác tin cậy. Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học của Đài thiên văn Auger đã ghi nhận 81 tia vũ trụ với năng lượng trên 4x1019 electron vôn (còn được viết là 40 EeV). Đây là số lượng tia vũ trụ có năng lượng trên 40 EeV nhiều nhất ghi nhận được từ trước đến nay so với các đài quan sát khác. Ở mức năng lượng siêu cao này, sai số hướng đến của tia vũ trụ chỉ khoảng vài độ, cho phép các nhà khoa học xác định được vị trí nguồn phát ra chúng. Chọn lọc tiếp, Đài thiên văn Auger đã phát hiện 27 sự kiện với năng lượng cao nhất, lớn hơn 57 EeV, không đến đồng đều từ mọi hướng. Đối chiếu các sự kiện này với vị trí của 381 AGN đã biết, các nhà khoa học thấy rằng hầu hết các sự kiện này tương ứng rất tốt với vị trí của các AGN ở một vài thiên hà lân cận, ví dụ như thiên hà Centaurus A. Theo các nhà khoa học, hầu hết các thiên hà đều có lỗ đen với khối lượng cỡ từ vài triệu đến vài tỷ lần khối lượng Mặt trời tại tâm của chúng. Lỗ đen nằm tại tâm thiên hà của chúng ta (thường gọi là Dải Ngân hà - Milky Way) có khối lượng gấp khoảng 3 triệu lần so với khối lượng Mặt trời nhưng đó không không phải là một AGN. Người ta cho rằng các thiên hà chứa AGN là các thiên hà đã từng va chạm với thiên hà khác hoặc trải qua một vài biến động vật chất lớn trong vòng vài trăm triệu năm trở lại đây.

Thiên văn tia vũ trụ là một khoa học phức tạp. Các tia vũ trụ năng lượng thấp không thể cung cấp được thông tin xác thực về vị trí nguồn phát ra chúng do trong quá trình truyền đi trong vũ trụ các tia này bị từ trường trong từng thiên hà và từ trường giữa các thiên hà làm lệch khỏi phương ban đầu. Ngược lại, hầu hết các hạt năng lượng cao đến Trái đất theo hướng của nguồn phát ra chúng do chịu ảnh hưởng rất ít bởi từ trường. Tuy nhiên, thật không may là chúng tới Trái đất với tần suất rất thưa thớt, trung bình cỡ 1 hạt trên 1 km2 trong 1 thế kỷ. Điều này dẫn đến việc cần có một đài quan sát rất lớn để có thể ghi nhận được một số lượng đáng kể các hạt năng lượng cao. Với kích thước của Đài thiên văn Auger, khoảng 30 sự kiện năng lượng cao nhất đã được ghi nhận mỗi năm.

Đài thiên văn Pierre Auger ở Nam bán cầu được khởi công xây dựng ngày 17.3.1999 trên cao nguyên Mendoza, Argentina. Sau một giai đoạn triển khai lắp đặt và thử nghiệm các trạm đo, việc thu thập số liệu khoa học đã được bắt đầu từ tháng 1.2004. Đài thiên văn được mang tên nhà khoa học người Pháp Pierre Victor Auger (1899-1993), người đầu tiên quan sát được các tia vũ trụ năng lượng cao vào năm 1938. Dự án được 40 tổ chức ở 17 nước cấp kinh phí hoạt động, đến nay đã chi khoảng 50 triệu USD vào công trình xây dựng đài thiên văn Nam bán cầu. Trong vài năm tiếp theo, một đài thiên văn thứ hai sẽ được xây dựng ở Bắc bán cầu để quan sát toàn diện bầu trời. Hiện có hơn 370 nhà nghiên cứu và kỹ sư tham gia cuộc thí nghiệm khoa học này. Bên cạnh 5 nước thành viên nhóm G7 còn có cả một số thành viên của các nước đang phát triển. Phần đông các thành viên khác thuộc châu Âu và châu Mỹ. Đặc biệt, có một nước thành viên châu Á duy nhất là Việt Nam với nhóm Vật lý tia vũ trụ thuộc Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân.

Từ khi vận hành Phòng thí nghiệm tia vũ trụ VATLY tháng 5.2001 đến nay, nhóm Auger Việt Nam đã được Bộ Khoa học và Công nghệ liên tục cấp kinh phí nghiên cứu khoa học cơ bản và hỗ trợ tham gia hợp tác quốc tế, trao đổi song phương. Sau gần 7 năm hoạt động của VATLY, đã có một luận án tiến sỹ và 5 luận văn thạc sỹ được bảo vệ với chất lượng cao, đăng tải được 3 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế và là đồng tác giả trong 4 bài báo của Tập thể khoa học quốc tế Auger đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế, chưa kể nhiều báo cáo tại các hội nghị khoa học, các bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước. Các nghiên cứu sinh của VATLY được tham gia đo đạc và phân tích xử lý số liệu khoa học mà Dự án quốc tế Pierre Auger cung cấp. GS James Cronin, GS Alan Watson và một số chuyên gia hàng đầu của Dự án Auger đã nhiều lần sang Việt Nam để trao đổi khoa học, hướng dẫn, giúp đỡ nhóm Auger Việt Nam hội nhập vào cộng đồng khoa học quốc tế. VATLY còn được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế như CERN, World Lab, Hội Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS).

● Việt Nam là thành viên châu Á duy nhất tham gia Dự án Pierre Auger, với 8 người tham gia (trong tổng số 370 người tham gia Dự án này).
● Nhóm VATLY gồm 8 thành viên (xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái): Phạm Ngọc Điệp, Phạm Ngọc Đồng, Phạm Thị Tuyết Nhung, Pierre Darriulat, Nguyễn Thị Thảo, Đặng Quang Thiệu, Võ Văn Thuận và Nguyễn Thị Vân.
● Trong công trình vừa được công bố trên Tạp chí Science, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân và các đồng nghiệp trẻ của nhóm Auger Việt Nam đã được ghi nhận là đồng tác giả của phát hiện khoa học quan trọng này.
● Một buổi thuyết trình (trình bày bằng tiếng Pháp và tiếng Việt) với tiêu đề “Lắng nghe vũ trụ từ Hà Nội” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) vào 18h00 ngày 19.12.2007 nhằm giới thiệu về VATLY và các hoạt động nghiên cứu của nhóm Auger Việt Nam

Theo thông tin từ Phòng Thí nghiệm đào tạo vật lý tia vũ trụ VATLY và Auger-Vietnam.

__________________

Thông tin lấy tại http://www.khoahoc.com.vn
các bạn vào đó xem cho nó tận mục sở thị nhé. có cả mấy cái ảnh về công trình này đó.
 
Thêm một thông tin nưa cho các bạn về khoa học Việt Nam nè. Đây là lĩnh vực mình quan tâm nhất. he...he\:d/ \:d/ \:d/

Công nghệ vũ trụ: Bắt đầu với vệ tinh pico nặng 1kg - 19/11/2007 8h:18

Ngày 19/11, trên đường sang Bangalore, Ấn Độ tham dự Diễn đàn châu Á-Thái Bình Dương (APRSAF-14) về công nghệ vũ trụ, TS Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ đã trả lời phỏng vấn của phóng viên VietNamNet nhân 1 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Vũ trụ (20/11/2006-20/11/2007)...

- Thưa ông, trong vòng 1 năm qua, Viện Công nghệ Vũ trụ đã làm được những gì để phát triển nền công nghiệp vũ trụ còn phôi thai của Việt Nam?

- Sau 1 năm đi vào hoạt động, Viện Công nghệ Vũ trụ đã hoàn thiện bộ máy tổ chức, thành lập các phòng nghiên cứu theo hai hướng chính: Thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và ứng dụng công nghệ viễn thám. Các cán bộ nghiên cứu trong Viện cũng đã và đang thực hiện một số đề tài về vệ tinh siêu nhỏ, ứng dụng công nghệ viễn thám trong xây dựng bản đồ đất và biến động rừng ngập mặn… Viện đã đào tạo thêm được một số thạc sỹ, cũng như liên kết với Đại học Công nghệ, bắt đầu từ năm 2008 đào tạo kỹ sư chuyên ngành công nghệ vũ trụ.


TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ (giữa) tại Trung tâm Vũ trụ Tsukuba, Nhật Bản, tháng 4/2007 (Ảnh: Viện Công nghệ Vũ trụ)

Với mong muốn nhận được sự hỗ trợ để có thể tiếp cận nhanh công nghệ từ các nước có ngành công nghệ vũ trụ phát triển mạnh, Viện đã tích cực chủ động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng với Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA), cùng nhiều công ty đến từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn quốc, Malaysia và các trường đại học ở Mỹ. Trong hợp tác đa phương, Viện đã tham gia hoạt động của các diễn đàn và tổ chức quốc tế về công nghệ vũ trụ, như Tổ chức của Liên hợp quốc về sử dụng khoảng không vũ trụ (UNOOSA), Diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương về Công nghệ Vũ trụ (APRSAF), ASEAN.

Kết quả của những hoạt động đó, Viện đã nhận được sự ủng hộ rất quý báu từ bạn bè quốc tế.

Tuy mới thành lập, trong vòng 1 năm nay, Viện đã được tín nhiệm và là một trong những đơn vị tổ chức thành công các hội nghị quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ tại Việt Nam, đó là Hội thảo về sử dụng Công nghệ Vũ trụ trong việc quản lý tài nguyên và môi trường biển Việt Nam (Hà Nội, 5/2007); Hội thảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về sử dụng Công nghệ vũ trụ cho quản lý rừng và bảo vệ môi trường (Hà Nội, 11/2007). Đặc biệt, vào năm 2008, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương về Công nghệ vũ trụ (APRSAF-15) tại Hà Nội.

Trong những năm tới với sự quan tâm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện tiếp tục thực hiện các công việc cụ thể của Dự án xây dựng Khu nghiên cứu – triển khai Công nghệ vũ trụ Hòa Lạc tại Khu nghiên cứu – Triển khai của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây sẽ là Khu nghiên cứu triển khai công nghệ vũ trụ với qui mô lớn và hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

- Chỉ mới tiếp cận với công nghệ vũ trụ trong vòng 1 năm nay, trong khi nhiều nước trên thế giới đã có bề dày kinh nghiệm hàng mấy chục năm... Phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam có phải là một bái toán khó?

- Tính từ chuyến bay lịch sử của Phạm Tuân, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam và châu Á vào tháng 7/1980, Việt Nam đã có gần 30 năm tiếp cận với lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Sau một thời gian dài bị lãng quên, một số dự án cụ thể liên quan đến lĩnh vực này đã bắt đầu được triển khai trong những năm gần đây.

Đó là chuẩn bị phóng Vệ tinh VINASAT vào ngày 28/3/2008. Đây là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, truyền hình, dịch vụ viễn thông…

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang tiến hành những công việc cụ thể để triển khai nghiên cứu và chế tạo một vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất, phục vụ giám sát tài nguyên và môi trường Việt Nam.

Một năm ngày thành lập Viện Công nghệ Vũ trụ (20/11/2006-20/11/2007). Nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ trong đời sống kinh tế - xã hội, vào tháng 6/2006 Chính phủ phê duyệt “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”. Và cách đây đúng 1 năm, ngày 20/11/2006, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định thành lập Viện Công nghệ Vũ trụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ để làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tiến tới tự thiết kế và lắp ráp được vệ tinh nhỏ. Triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ trong thực tiễn, cung cấp các dịch vụ gia tăng trong lĩnh vực về công nghệ vũ trụ.

- Phát triển cơ sở hạ tầng về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ: các phòng thí nghiệm và các cơ sở thử nghiệm công nghệ vũ trụ, vệ tinh quan sát Trái đất, các trạm mặt đất,…

- Tư vấn với các cơ quan quản lý Nhà nước về các chính sách phát triển ứng dụng công nghệ vũ trụ, các vấn đề pháp lý trong việc sử dụng khoảng không vũ trụ; đóng vai trò cơ quan thường trực giúp việc chuyên môn cho Uỷ ban nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam. Cung cấp thông tin về ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ phục vụ công tác quản lý và yêu cầu của các ngành sản xuất, dịch vụ. Đào tạo cán bộ trên đại học, tham gia đào tạo tại các trường đại học và phổ biến kiến thức về công nghệ vũ trụ. - Hợp tác quốc tế về các lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã thành lập Trung tâm Viễn thám và xây dựng Trạm thu ảnh vệ tinh. Đây là khoản đầu tư từ nguồn vốn ODA của Pháp, nhằm thu nhận và xử lý thông tin từ ảnh vệ tinh, phục vụ điều tra và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; giám sát và cảnh báo thiên tai; qui hoạch và quản lý lãnh thổ. Dự án này đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị chính thức đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, với sự hợp tác của Cơ quan vũ trụ Nhật bản (JAXA), Viện Công nghệ Vũ trụ cũng đang tiến hành thực hiện đề tài thiết kế và chế tạo vệ tinh siêu nhỏ (pico/nano) phục vụ đào tạo và xây dựng cùng với trung tâm xử lý, phân tích dữ liệu viễn thám nhằm ứng dụng trong giám sát tài nguyên và môi trường.

- Có nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ vũ trụ là một lĩnh vực đầu tư khá tốn kém?

- Việc đầu tư cho công nghệ vũ trụ là việc làm lâu dài và cần hàng tỷ đô la Mỹ, do đó theo kinh nghiệm cac nước thì không chỉ Nhà nước mà các doanh nghiệp khi nhận thấy rõ lợi ích của công nghệ vũ trụ cần tham gia đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghệ cao này.

Trước mắt, Nhà nước đã quyết tâm đầu tư vào những dự án cụ thể như: Vệ tinh viễn thông VINASAT-1 (do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện); Vệ tinh nhỏ quan sát trái đất - VNREDSat do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện; Dự án sử dụng công nghệ vũ trụ phục vụ giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam (do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện).

Tổng kinh phí các dự án này đã là hàng trăm triệu đô la Mỹ. Nhưng khi các dự án này đi vào khai thác sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước và phục an ninh quốc phòng đồng thời nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực.

- Ông có tin rằng, Việt Nam sẽ kịp tiến bước cùng các nước trong khu vực?

- Kể từ lần phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik vào tháng 10/1957, năm nay, nhiều quốc gia trên toàn cầu vui mừng kỷ niệm 50 năm lịch sử công nghệ vũ trụ.

Những năm qua thế giới đã chứng kiến thành tựu phát triển vượt bậc của công nghệ vũ trụ, không chỉ ở các nước vốn có truyền thống như Nga, Mỹ, hay các nước châu Âu mà còn ở các nước châu Á như Trung quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Trung Quốc đã là quốc gia thứ 3 đưa người lên vũ trụ và có kế hoạch đổ bộ lên Mặt trăng vào năm 2020. Vào tháng 8/2007, Nhật Bản cũng đã phóng thành công vệ tinh lên thăm dò Mặt trăng. Trong khi trước đó, tháng 1/2007, Ân Độ đã thu hồi thành công một tàu không gian, bước chuẩn bị quan trọng cho chuyến bay có người lái trong tương lai.


Một lọai vệ tinh siêu nhỏ (Ảnh: Mes.titech.ac.jp)

Hiện nay, nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển cũng quan tâm và tiến hành đầu tư cho công nghệ vũ trụ nhằm phục vụ kinh tế - xã hội như Hàn Quốc đã chọn phi hành gia đầu tiên của mình lên trạm ISS vào năm 2008, Malaysia đã đưa nhà du hành vũ trụ đầu tiên của mình lên vũ trụ. Ngoài ra, một số nước quanh ta như Thái Lan, Indonesia, Malaysia... cũng đã có vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất.

Trong tình hình nói trên, Việt Nam cần đầu tư mạnh và đồng bộ thì mới có cơ hội theo kịp các nước trong khu vực.

- Ở trên, ông có cho biết, Viện Công nghệ Vũ trụ đang chủ trì một dự án chế tạo vệ tinh siêu nhỏ? Vệ tinh siêu nhỏ là gì và chúng sẽ có ứng dụng như thế nào?

- Vệ tinh siêu nhỏ còn được gọi là vệ tinh pico, có khối lượng nhỏ hơn 1kg. Ngoài ra, còn có vệ tinh nano có khối lượng nhỏ hơn 10kg. Những lọai vệ tinh siêu nhỏ này nhằm chủ yếu là phục vụ đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu và thực hiện những nhiệm vụ khoa học cụ thể.

Vệ tinh pico do Viện Công nghệ Vũ trụ tự thiết kế và chế tạo có khối lượng 1 kg với kích thước (10cm x 10cm x 10cm) sẽ được gắn camera chụp ảnh trái đất với độ phân dải thấp cùng với hệ thống truyền thông trao đổi thông tin với trạm thu phát ở mặt đất. Kinh phí đầu tư không nhiều nên rất phù hợp với điều kiện Việt Nam cho việc đào tạo và nghiên cứu công nghệ vũ trụ trong giai đoạn đầu.

Theo kế hoạch, vào năm 2009, vệ tinh pico được thử nghiệm trên mặt đất và sẽ phóng lên vũ trụ vào năm 2010.

- Theo những gì ông cho biết, trong những năm tới, Việt Nam chắc chắn sẽ cần một đội ngũ nhân lực cho công nghệ vũ trụ... Viện có dự tính gì trong việc chuẩn bị nhân lực cho ngành này trong những năm tới?


Lắp ráp một vệ tinh pico (Ảnh: Cubesat.auc.dk)

- Một năm là khoảng thời gian không dài đối với việc nghiên cứu và ứng dụng một lĩnh vực công nghệ cao tích hợp đa ngành như công nghệ vũ trụ. Mặc dù đã được một số kết quả bước đầu, nhưng nên đặt ra câu hỏi: "Làm thế nào để Việt Nam có thể tiến nhanh và đạt được những kết quả cụ thể trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, xứng đáng với vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới trong tương lai ?".

Việc đầu tiên phải quan tâm, là tích cực phổ biến kiến thức, để toàn xã hội, nhất là các cấp các ngành nhận thức được về lợi ích to lớn và vai trò của nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ trong phát triển kinh tế – xã hội, trong sự phát triển bền vững và tăng trưởng của Việt Nam. Tiếp theo, cần có sự đầu tư đủ tầm và đồng bộ về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và dự án quốc gia cụ thể.

Ở đây, phải chú trọng đặc biệt đến “con người” có trình độ và tư duy phù hợp với công nghệ cao. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, vấn đề đào tạo công nghệ cao thông qua các dự án và công việc cụ thể (training-on-job) đặc biệt có ý nghĩa đối với phát triển công nghệ vũ trụ.

Ngay từ bây giờ, cần xây dựng một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn bằng việc mở các chuyên ngành công nghệ chuẩn, theo kinh nghiệm và mô hình của các quốc gia tiên tiến. Nhu cầu nhân lực công nghệ vũ trụ trong tương lai sẽ rất lớn. Với kiến thức cơ bản như toán học, vật lý, cơ học và công nghệ thông tin, các kỹ sư công nghệ vũ trụ có thể tìm được cơ hội làm việc không chỉ trong ngành công nghiệp vũ trụ truyền thống, mà trong cả các lĩnh vực khác như công nghiệp ô tô, hóa dầu, hải dương học, các công ty nghiên cứu và phát triển, cơ quan chính phủ, trường đại học...

Tích cực mở rộng hợp tác quốc tế với những dự án cụ thể, thông qua hợp tác song phương và đa phương, trong đó tập trung vào các cơ quan vũ trụ lớn trên thế giới như JAXA, ESA, NASA. Chú trọng thu hút các chuyên gia Việt Nam đang làm việc trong các lĩnh vực công nghệ vũ trụ ở nước ngoài tham gia phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam.

- Xin cảm ơn ông!
________________

Thông tin lấy tại http://www.khoahoc.com.vn
các bạn có thể vào mục khoa học vũ trụ và tìm hiểu thêm nhé.
 
Robot Việt hạ người chơi bóng bàn giữa hội chợ Nhật - 30/11/2007 9h:2

TOPIO, người máy biết chơi bóng bàn và bày tỏ cảm xúc, do một nhóm bạn trẻ thuộc công ty TOSY ở Hà Nội chế tạo, đã thu hút sự chú ý lớn tại International Robot Exhibition 2007 - triển lãm robot lớn nhất thế giới khai mạc ngày 28/11, tại Tokyo.

TOPIO - viết tắt của Tosy Pingpong Playing Robot - có đầu, 2 cánh tay và 6 chân bên dưới (tổng cộng 20 khớp), giúp nó vận động rất linh hoạt nhờ cơ chế thủy lực. "Vận động viên" này được làm bằng chất liệu carbon tổng hợp siêu bền, siêu nhẹ để có thể cử động với tốc độ cao.


Hình ảnh giới thiệu của TOPIO. (Ảnh: Tosytoy)

TOPIO tích hợp 4 camera tốc độ cao và 2 máy tính cấu hình mạnh để nhận diện đường đi và độ xoáy của trái bóng ngay sau khi rời khỏi vợt đối phương và đập trả lại rất nhanh và mạnh.

Được lập trình bằng module trí thông minh nhân tạo (AI) tiên tiến, robot còn có khả năng tự nâng cấp kỹ năng bản thân mình ngay trong mỗi ván bóng bàn. Điều đó khiến nhóm tác giả tin rằng việc "tạo ra một robot đánh bại dân chơi bóng bàn chuyên nghiệp" là hoàn toàn khả thi.

Chưa dừng lại, TOPIO còn có thể chủ động phát bóng, ghi nhớ - thông báo điểm và tỏ thái độ của mình theo nhiều cách hài hước khác nhau khi thắng hoặc thua.

Theo Hồ Vĩnh Hoàng, kiến trúc sư trưởng dự án TOPIO, thì robot mới được phát triển 2 năm, ra mắt lần này là phiên bản đầu tiên với mục tiêu thử nghiệm độ linh hoạt, độ chính xác và thông minh trong khả năng xử lý bóng tốc độ cao để làm nền tảng cho các phiên bản tới. “Mẫu tiếp theo của TOPIO sẽ được phát triển theo hướng có 2 chân di chuyển giống người. Chúng tôi không chỉ tham vọng TOPIO sẽ chơi bóng bàn thắng người mà còn tham gia vào các môn thể thao khác như chạy nhảy, bóng đá, bi-a, võ thuật, múa kiếm, leo trèo... và ứng dụng vào cuộc sống”, anh Hoàng cho biết.

Triển lãm International Robot Exhibition 2007 (kéo dài đến 2/12) là nơi đầu tiên chứng kiến sự xuất hiện của TOPIO. Sản phẩm này thậm chí còn chưa được giới công nghệ thông tin Việt Nam biết tới.

Nhóm tác giả cho biết, ngay từ khi triển lãm mở cửa, robot đến từ Việt Nam đã tạo sự ngạc nhiên lớn cho giới công nghệ và khách tham quan đến từ hơn 100 nước trên thế giới. TOPIO nhận được rất nhiều lời mời đi tham dự những cuộc triển lãm công nghệ cao ở Mỹ, Đức… và cả đề nghị trở lại Nhật Bản trong năm 2008.

Đích đến tiếp theo của robot TOPIO sẽ là hội chợ đồ chơi Spielwarenmese Toy Fair nổi tiếng của Đức, diễn ra ở thành phố Nuremburg đầu tháng 2/2008.


TOPIO (màu đỏ ở góc xa) giao đấu bóng bàn với người.
(Ảnh do nhóm tác giả cung cấp, VNE)


___________
tin này cũng hơi cũ do mình lười đăng quá anh em nào biết rồi đừng cười nhé.

___Nhật Phong___



thông tin lấy tại http://www.khoahoc.com.vn
 
Chào bạn Trịnh Minh Hiếu nhân đọc bài viết của bạn: Việt Nam là đồng tác giả của một phát hiện mới về thiên văn vũ trụ .Trong đó có đoạn bạn viết như sau:
Trích :
Các nhà khoa học cho rằng, các tâm thiên hà đang hoạt động mạnh (AGN) được cung cấp năng lượng bởi các lỗ đen siêu nặng đang nuốt một lượng lớn vật chất xung quanh nó. Đã từ lâu, AGN được coi là nơi có thể gia tốc hạt tới năng lượng cao. Chúng nuốt khí, bụi và các loại vật chất khác từ thiên hà chứa chúng, đồng thời phun ra các hạt và năng lượng.
-------------------------------
Tôi thấy trong đoạn viết trên của bạn có bị mâu thuẩn không, khi mà bạn cho rằng: các lỗ đen nuốt lượng lớn vật chất xung quanh nó.Chúng nuốt khi bụi và các loại vật chất khác từ thiên hà chứa chúng,đồng thời phun ra các hạt và năng lượng.
Bạn nên biết theo giả thuyết hiện nay của các nhà khoa học,đều lập luận lỗ đen được tạo nên từ các siêu sao bị đổ sụp vào trong, do chính siêu lực của chúng gây nên.Mà một khi đã biến thành lỗ đen, thì không có bất kỳ một vật thể nào, kể cả ánh sáng là những hạt hầu như không có khối lượng, cũng không thể nào thoát ra được nấm mồ vật chất đó.Vậy thì bạn có thể giải thích rõ hơn,là lỗ đen đó dùng cái lực đẩy nào, có thể thắng được lực hấp dẫn của chính nó, để đẩy và phun được các hạt và năng lượng ra ngoài, để tôi được khai thị sự hiễu biết của mình được không bạn?Vấn đề lỗ đen phun ra các hạt và năng lượng, tôi cũng thường hay thấy các tạp chí khoa học nước ngoài hay đề cập đến,nhất là Ngài St.Hawking khả kính của nước Anh cứ tha hồ suy luận.Lúc thì bảo không có bất kỳ một dạng vật chất nào, kể cả các hạt Photon, di chuyển với vận tốc tương 300.000km/s cũng không tài nào thoát khỏi siêu lực hấp dẫn của lỗ đen.Lúc thì Ngài ấy lại bảo, lỗ đen có thể phun ra các hạt,thì quả là nền tảng khoa học của nhân loại ngày nay, được các nhà khoa học giàu trí tưởng tượng, cứ tha hồ suy diễn lung tung.Lúc vui các Ngài bảo "lỗ" đó là 'lỗ đen" ,không có bất kỳ dạng vật chất nào thoát ra được ,khi buồn tình các Ngài bảo "lỗ" đó là lỗ "trắng" có thể phun ra các hạt.Thì thú thật với bạn thay, vì làm khoa học, các Ngài ấy nên kiếm cái mu rùa, ra ngồi dưới gốc cây làm thầy bối mù, tha hồ muốn phán thế nào cũng được.Có lão thầy bói mù thì bảo với thân chủ: bà sinh con đầu lòng không gái thì trai,nhưng suôi rủi làm sao thân chủ lại sanh ra đứa bé ái nam, ái nữ,thế là lão thầy bói bị một trận no đòn.Còn các nhà khoa học cũa chúng ta,lại mai mắn hơn,cứ tha hồ phán,chẳng ai đủ khả năng hiểu, thì lấy gì mà phản đối,mai ra chó ngáp phải ruồi,lại trở nên nổi tiếng như cái thuyết tương đối của Ngài Al .Einstein phải vậy không bạn?Vài lời với bạn cho vui, hiểu không tùy bạn,thân chào,TVT.



---------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
bác Tuấn định kiêm luôn cả Sai lệch Toán học lẫn Sai lệch Vũ trụ nữa sao, đọc bài của anh Hiếu cháu còn hiểu sơ sơ chứ bài nào của bác cháu cũng nghiên cứu lên xuống mà đọc hoài vẫn đều k hiểu ạ :">
 
Bác Tuấn nói nghe cũng hợp lí. Nhưng mà các nhà khoa học có thể đặt ra các thuyết thoải mái chứ, vấn đề là cái thuyết đấy có được giới khoa học công nhận hay không, mà muốn công nhận thì ít nhất người ta phải hiểu nó đã. Nếu cái thuyết đó không phù hợp với các lí thuyết hoặc thực tiễn thì thuyết đó sẽ dễ dàng bị phản bác thôi. Cho nên không thể suy diễn lung tung mà cái thuyết đó lại đứng vững được, chắc chắn họ phải tính toán cẩn thận, kiểm định lại các giả thuyết của mình hàng trăm hàng ngàn lần, đấy là một quá trình lao động gian khổ, làm sao bác lại phủ nhận nó thế được.

@hiếu: lúc đầu mình đọc tên topic cứ tưởng mang tính trào phúng. Vì khoa học vn thấy chả đáng tự hào gì cả. Tính ứng dụng kém vô cùng, đề tài nghiên cứu xong toàn cất vào tủ. Từ lúc ra đời đến nay chưa thấy khoa học VN có thành tựu gì nổi bật cả, trong khi TQ nó chuẩn bị đưa người lên mặt trăng, HQ thì nhân bản được rồi, còn mấy ông VN chắc thành tựu lớn nhất là lai được mấy giống lúa với mấy giống lợn cho năng suất cao :))
 
Chào bạn Đào Huy Kiên,bạn cho rằng :
Trích :
chắc chắn họ phải tính toán cẩn thận, kiểm định lại các giả thuyết của mình hàng trăm hàng ngàn lần, đấy là một quá trình lao động gian khổ, làm sao bác lại phủ nhận nó thế được.

------------------------------

Bạn có thể dẫn chứng cho tôi được biết, các nhà khoa học nào, đã kiểm định lại hàng trăm, hàng ngàn lần, khi đưa ra các " giả thuyết" ,không vậy bạn?Kể cả cái "thuyết tương đối" nổi tiếng của nhà bác học Al.Einstein.Lúc đương thời khi còn sống, Einstein kiểm chứng cái thuyết của mình, bằng cách nào và như thế nào không bạn? Chứ theo như tôi được biết, vừa qua nước MỸ đã bỏ ra bao nhiêu công sức,cũng như tiền bạc, để kiểm tra lại thuyết đó.Lúc mới chuẩn bị phóng phi thuyền lên không gian kiểm tra, thì quảng cáo rất rầm rộ,vậy mà lúc về lại im hơi lặng tiếng, thì theo bạn có khó hiểu không bạn?
Nếu bạn cho rằng, Ngài Einstein lúc đương thời, đã bỏ thời gian ra hàng trăm hàng ngàn lần,để kiểm định lại, thì nhân loại ngày nay, làm sao lại phải tốn bao nhiêu công sức, cũng như tiền bạc,để tìm hiểu cái "không thời gian" theo cái đầu óc đi trước thời đại, của Ngài Einstein vĩ đại, lúc thì trôi ngược,lúc lại trôi xuôi,ở chổ này thì co, ở chổ khác lại giãn,một cách không thể hiểu được, phải không bạn?
Hiện nay trên thế giới mấy người đủ khả năng, hiểu được cái thuyết "Không thời gian" đó,vậy mà cả nhân loại cứ đua nhau ca tụng.Ai cũng nghĩ rằng,ông ấy được cả thế giới ca tụng, nếu mình không ca tụng ông ấy,mình sẽ bị mọi người cho minh là người lạc hậu,phải vậy không bạn? Vài lời với bạn cho vui,hiểu không tùy bạn.Tôi đang chờ bạn Hiếu tra cứu hộ tôi, xem có cái tài liệu nào, chỉ cho tôi thấy cái "Lỗ đen" đó, dùng cái lực đẩy mạnh đến mức độ nào, có thể thắng được "Siêu lực hấp dẫn của lỗ đen", để đẩy và phun được các hạt, hay năng lượng, ra khỏi lỗ đen, để ngày nay, các nhà khoa học của chúng ta đang tìm cách bắt lấy để nghiên cứu bạn ạ.Thân chào,TVT



---------------------------
Học không hiểu là học vẹt
Đầu không suy luận là đầu đất
Có học, có hiểu, có suy luận, thì mới có được
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Thế là bác Tuấn không hiểu ý cháu rồi. Ví dụ về A.Enstein nhé, ông ấy đã kiểm định giả thiết của mình rất kĩ về mặt lí thuyết, mất hàng bao nhiêu năm trời nghiên cứu tính toán mới dám công bố cái thuyết tương đối đấy chứ có phải tự dưng trong 1 ngày đẹp trời lóe lên 1 ý tưởng là công bố luôn đâu :))

Chứ theo như tôi được biết, vừa qua nước MỸ đã bỏ ra bao nhiêu công sức,cũng như tiền bạc, để kiểm tra lại thuyết đó.Lúc mới chuẩn bị phóng phi thuyền lên không gian kiểm tra, thì quảng cáo rất rầm rộ,vậy mà lúc về lại im hơi lặng tiếng, thì theo bạn có khó hiểu không bạn?
Cái này có gì đâu mà khó hiểu. Có thể thí nghiệm thành công nhưng cần kiểm định thêm nên chưa công bố gì được, hoặc là thử nghiệm thất bại do điều kiện thử nghiệm không đáp ứng, họ không nói rõ thì mình cũng làm sao suy diễn lung tung được :))

Nếu bác còn nghi ngờ Enstein thì để cháu nhắc bác cái công thức E=mc2 đã được kiểm định bằng việc chế ra bom nguyên tử. Có nghĩa chắc chắn một số lí thuyết của ông đã đúng rồi, nhưng có một số phần vẫn còn chưa chắc 100% thì người ta phải kiểm định tiếp thôi.
Tóm lại, cháu chỉ muốn nói là Enstein nói riêng và những nhà khoa học được công nhận nói chung xứng đáng với danh tiếng mà họ nhận được, không phải bởi họ giỏi lòe bịp thiên hạ bằng mớ giả thuyết khó hiểu như ý bác, mà bởi những lí thuyết của họ đã có đóng góp to lớn cho sự tiến bộ của nhân loại.
 
Chào bạn Trịnh Minh Hiếu nhân đọc bài viết của bạn: Việt Nam là đồng tác giả của một phát hiện mới về thiên văn vũ trụ .Trong đó có đoạn bạn viết như sau:
Trích :
Các nhà khoa học cho rằng, các tâm thiên hà đang hoạt động mạnh (AGN) được cung cấp năng lượng bởi các lỗ đen siêu nặng đang nuốt một lượng lớn vật chất xung quanh nó. Đã từ lâu, AGN được coi là nơi có thể gia tốc hạt tới năng lượng cao. Chúng nuốt khí, bụi và các loại vật chất khác từ thiên hà chứa chúng, đồng thời phun ra các hạt và năng lượng.
-------------------------------
Tôi thấy trong đoạn viết trên của bạn có bị mâu thuẩn không, khi mà bạn cho rằng: các lỗ đen nuốt lượng lớn vật chất xung quanh nó.Chúng nuốt khi bụi và các loại vật chất khác từ thiên hà chứa chúng,đồng thời phun ra các hạt và năng lượng.
Bạn nên biết theo giả thuyết hiện nay của các nhà khoa học,đều lập luận lỗ đen được tạo nên từ các siêu sao bị đổ sụp vào trong, do chính siêu lực của chúng gây nên.Mà một khi đã biến thành lỗ đen, thì không có bất kỳ một vật thể nào, kể cả ánh sáng là những hạt hầu như không có khối lượng, cũng không thể nào thoát ra được nấm mồ vật chất đó.Vậy thì bạn có thể giải thích rõ hơn,là lỗ đen đó dùng cái lực đẩy nào, có thể thắng được lực hấp dẫn của chính nó, để đẩy và phun được các hạt và năng lượng ra ngoài, để tôi được khai thị sự hiễu biết của mình được không bạn?Vấn đề lỗ đen phun ra các hạt và năng lượng, tôi cũng thường hay thấy các tạp chí khoa học nước ngoài hay đề cập đến,nhất là Ngài St.Hawking khả kính của nước Anh cứ tha hồ suy luận.Lúc thì bảo không có bất kỳ một dạng vật chất nào, kể cả các hạt Photon, di chuyển với vận tốc tương 300.000km/s cũng không tài nào thoát khỏi siêu lực hấp dẫn của lỗ đen.Lúc thì Ngài ấy lại bảo, lỗ đen có thể phun ra các hạt,thì quả là nền tảng khoa học của nhân loại ngày nay, được các nhà khoa học giàu trí tưởng tượng, cứ tha hồ suy diễn lung tung.Lúc vui các Ngài bảo "lỗ" đó là 'lỗ đen" ,không có bất kỳ dạng vật chất nào thoát ra được ,khi buồn tình các Ngài bảo "lỗ" đó là lỗ "trắng" có thể phun ra các hạt.Thì thú thật với bạn thay, vì làm khoa học, các Ngài ấy nên kiếm cái mu rùa, ra ngồi dưới gốc cây làm thầy bối mù, tha hồ muốn phán thế nào cũng được.Có lão thầy bói mù thì bảo với thân chủ: bà sinh con đầu lòng không gái thì trai,nhưng suôi rủi làm sao thân chủ lại sanh ra đứa bé ái nam, ái nữ,thế là lão thầy bói bị một trận no đòn.Còn các nhà khoa học cũa chúng ta,lại mai mắn hơn,cứ tha hồ phán,chẳng ai đủ khả năng hiểu, thì lấy gì mà phản đối,mai ra chó ngáp phải ruồi,lại trở nên nổi tiếng như cái thuyết tương đối của Ngài Al .Einstein phải vậy không bạn?Vài lời với bạn cho vui, hiểu không tùy bạn,thân chào,TVT.



---------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại


____________________

Trước tiến cảm ơn bác Tuấn đã đọc và có nghiên cứu sơ qua về bài viết này. Bài viết này thực tế là dựa trên những nghiên cứu vốn có về Lỗ Đen của các nhà bác học trên thế giới (trong bài cũng có trích dẫn nguồn cung cấp). Nhưng hãy khoan nói về bài viết đó. Trước tiên cho cháu mạo muội nói vài câu:
Có lẽ cháu không đồng ý với cách hành văn và dùng từ của bác cho lắm. từ St.Hawking đến Al .Einstein đều là những nhà bác học uyên thâm. Là những con người cháu rất đỗi kính trọng và khâm phục. Có thể trong một vài linh vực hoặc một vài sự việc họ hiểu chưa đúng hay không thể hiểu thấu đáo nhưng theo cháu nghĩ họ và phần đông các nhà khoa học khác tuyệt không phải cái hạng người dùng ngôn từ linh tinh để kiếm sống, dùng tri thức nông cạn để hoạ may chó ngáp phải ruồi như một số người nói. Những công trình của họ không phải không ai hiểu mà thực tế nó đã được thực nghiệm dần chứng minh. Không lẽ họ lại may mắn đến vậy khi những tiên đoán của họ dần trờ thánh sự thật. nếu quả thật như vậy thì đó cũng là cái phước cho nhân loại lăm. Cũng đáng để chúng ta kính trọng lắm.
Một công trình khoa học kỳ vĩ! Nó kỳ vĩ không phải vì nó làm cho con người ta không hiểu gì về nó mà sự kỳ vĩ của nó là ở chỗ con người đã nhận ra được mức độ phức tạp và nan giải của vấn đề để đi đến hướng giải quyết tối ưu nhất có thể. Có lẽ chúng ta có quá ít kiến thức để hiểu được cái sự kỳ vĩ mà các nhà khoa học đã phát hiên ra.
Theo cháu trên con đường khoa học mỗi người đã chọn cho mình một hướng đi riêng. Những hướng đi đó có thể khác nhau ít nhiều nhưng nếu là con đường đi đúng thì trước sau gì những con đường đó cũng sẽ có một điểm dừng chung. Điểm dừng của chân lí mà lâu nay nhân loại vẫn đang đi tìm. Chân lí như một vùng đất hoang vắng chưa ai biết đến. chúng ta cũng giống như là những người đi khai hoang.vậy thì những bước đi của chúng ta cũng phải mò mẫm phải phán đoán mà tiến thôi. Nhưng sự phán đoán đó tuyệt đối không phải như những ông thầy bói mù mà bác nói. Những phán đoán đó không phải là suy nghĩ không căn cứ nó đều dựa trên các quy luật của tự nhiên và những căn cứ khoa học con người đã thực nhận.
Vậy đó. Chúng ta là những người yêu khoa học chân chính thì tuyệt đối đừng nên ví khoa học như những thứ bói toán may rủi, những trò lừa bip thiên hạ tầm thường. chúng ta nên hướng về nó cố gắng hiểu nó để trở thành một phần của nó dù cho tư tưởng của chúng ta không giống nhau nhưng chắc chắn chúng ta sẽ gập nhau ở nơi chân lí bẵt đầu. Sorry bác nếu có gì mạo phạm!

Trở lại đề tài bác hỏi. quả thật để hiểu những gì các nhà bác học đã viết về hố đen mà theo bác chúng mâu thuẫn thì cháu cũng không được tỏ tường cho lắm. tuy nhiên cháu đưa chủ đề này lên nhằm thu thập ý kiến và bình luận của mọi người nhằm so sánh và rút ra suy nghĩ đúng cho mình. Còn theo quan điểm của riêng cháu thì lỗ đen đúng là hình thành từ sự suy sụp của các siêu sao nhưng không hẳn nó là một cái “túi ” không có đáy. Hố đen phải chăng là một con đường . chính vậy! nó chính là một con đường nối liền các vùng không gian(ta có thể gọi nó là các trường không gian đồng mức). các trường không gian này có những đặc tính chung về không gian và thời gian. Nên khi một hố đen hình thành chúng sẽ nối liền hai trường không gian này lại như một cái ống nối liền hai bể nước cùng dung tích. Vật chất có thể được thu vào từ đầu này của hố đen. Do lực hấp dẫn của lỗ đen rất lớn nên vật chất sau khi qua hố đen chúng sẽ bị phân tách, bắn phá hay kết hợp và phân huy về trạng thái các hạt cơ bản hay dạng gần cơ bản ở điều kiện bền. một số hạt dạng cơ bản này kết hợp với nhau hoặc kết hợp với hạt nội tại của hố đen(hạt và phản hạt) sẽ dẫn đến quá trình sinh ra chất mới(hạt mới) hoặc huỷ cặp. kết quả của hai quá trình này đều có một điểm chung là giải phóng năng lượng và một số hạt cơ bản. những sản phẩm này sẽ được hố đen đưa ra ở đầu kia(hố đen phun vật chất và năng lượng). thiên hà của chúng ta. Khoảng không vũ trụ mà chúng ta đang sống, đang nghiên cứu cũng chính là một trường không gian trong vô số các trường không gian đang tồn tại. tại đó nó cũng tồn tại vô vàn hố đen mà trong đó có không ít hố đen cư trú trong vùng không gian của chúng ta đóng vai trò đầu ra và ngược lại cũng có không ít hố đen đóng vai trò đầu vào.

Thật sự bàn về vấn đề này cháu thấy rất hứng thú nhưng có lẽ viên bấy nhiêu đo thôi. Hehe viết nhiều anh em thấy dài không đọc thì uổng. mới lại tầm hiểu biết còn hạn chế sợ làm mọi người thất vọng. có vấn đề gì mong bác và anh em chỉ bảo giúp.
Thank!

___
Tái but: mấy hôm trước lên diễn đàn đọc được bài trả lời của bác Tuấn muốn trả lời ngay quá ma không co time. hôm nay lên trả lời ma đã có nhiều tin mới rồi. hix vui quá nhưng hôm nay lại không thể nán lại đọc được mà trả lời mọi người. anh em cho phép tui cop về đọc rồi có ý kiến sau nhé.
Thank!
 
Chứ theo như tôi được biết, vừa qua nước MỸ đã bỏ ra bao nhiêu công sức,cũng như tiền bạc, để kiểm tra lại thuyết đó.Lúc mới chuẩn bị phóng phi thuyền lên không gian kiểm tra, thì quảng cáo rất rầm rộ,vậy mà lúc về lại im hơi lặng tiếng, thì theo bạn có khó hiểu không bạn?
Con tàu bác nói đến có lẽ là vệ tinh Gravity Probe-B hiện giờ các nhà khoa hoc đang nghiên cứu các thông tin thu thập được theo dự tinh đến 2010 mới xong, trong lúc chờ đợi thì bác đọc tạm mấy cái thông tin này vậy:
http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2004/10/3B9D7B72/
còn đây là kiểm chứng về tương đối hẹp
http://www.ddhsonline.com/diendan/showthread.php?t=1863
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào các bạn,bạn Hiếu cho rằng:
Trích :
Trở lại đề tài bác hỏi. quả thật để hiểu những gì các nhà bác học đã viết về hố đen mà theo bác chúng mâu thuẫn thì cháu cũng không được tỏ tường cho lắm. tuy nhiên cháu đưa chủ đề này lên nhằm thu thập ý kiến và bình luận của mọi người nhằm so sánh và rút ra suy nghĩ đúng cho mình. Còn theo quan điểm của riêng cháu thì lỗ đen đúng là hình thành từ sự suy sụp của các siêu sao nhưng không hẳn nó là một cái “túi ” không có đáy. Hố đen phải chăng là một con đường . chính vậy! nó chính là một con đường nối liền các vùng không gian(ta có thể gọi nó là các trường không gian đồng mức). các trường không gian này có những đặc tính chung về không gian và thời gian. Nên khi một hố đen hình thành chúng sẽ nối liền hai trường không gian này lại như một cái ống nối liền hai bể nước cùng dung tích. Vật chất có thể được thu vào từ đầu này của hố đen. Do lực hấp dẫn của lỗ đen rất lớn nên vật chất sau khi qua hố đen chúng sẽ bị phân tách, bắn phá hay kết hợp và phân huy về trạng thái các hạt cơ bản hay dạng gần cơ bản ở điều kiện bền. một số hạt dạng cơ bản này kết hợp với nhau hoặc kết hợp với hạt nội tại của hố đen(hạt và phản hạt) sẽ dẫn đến quá trình sinh ra chất mới(hạt mới) hoặc huỷ cặp. kết quả của hai quá trình này đều có một điểm chung là giải phóng năng lượng và một số hạt cơ bản. những sản phẩm này sẽ được hố đen đưa ra ở đầu kia(hố đen phun vật chất và năng lượng). thiên hà của chúng ta.
------------------------------

Để cho bạn dễ hiểu, tôi sẽ lấy trái đất mà chúng ta đang sống làm ví dụ như sau:Như các bạn đã biết, trái đất mà chúng ta đang sống, tồn tại lực hấp dẫn, có gia tốc rơi tự do là (g = 9,81m/s^2) .Gia tốc rơi đó, tồn tại hầu hết trên toàn bộ trái đất của chúng ta.Có nghĩa là, tất cả vật chất trên hành tinh của chúng ta, đều chịu tác dụng của lực trọng trường.Muốn thoát khỏi được lực trọng trường đó, chúng ta phải tác động lên vật một lực, lớn hơn lực trong trường, thì vật đó mới thoát ra khỏi quỷ đạo của lực hấp dẫn,(tương đương vận tốc cấp hai khoảng 11km/s, để đưa phi thuyền bay vào vũ trụ).
Bây giờ tôi giả sử, trái đất của chúng ta trở thành một lỗ đen,nghĩa là lực hấp dẫn của trái đất, trở thành siêu lực, (theo giả thuyết của các nhà khoa học đương đại đưa ra).Khi đó kể cả ánh sáng, di chuyển với vận tốc tương đương 300.000km/s ,cũng không thoát ra được,bởi vậy các nhà khoa học mới gọi đó là lỗ đen.Như tôi vừa trình bày ở trên, lực hấp dẫn chỉ đóng vai trò là lực hút hướng tâm,vậy thì các nhà khoa học của chúng ta,làm sao lại có thể suy diễn cái "lỗ đen" đó, như là một cái ống, nối liền hai bể nước,"một đầu thì hút, một đầu thì phun" ,vậy bạn? Bạn có thể chỉ cho tôi thấy có quyển sách nào, hay nhà khoa học nào nói, "lực hấp dẫn" đóng vai trò, vừa là lực hút vừa là lực đẩy.Để tôi mời nhà bác học vĩ đại là I.Newton sống lại, để nhường lại cái phát minh định luật "vạn vật hấp dẫn",cho nhà bác học nào,vừa phát minh ra định luật "Vạn vật, vừa hấp, vừa đẩy" của lỗ đen.Vậy là nhân loại hiện nay, ngoài định luật "Vạn vật hấp dẫn" của Newton, lại có thêm định luật mới, "Vừa hấp, vừa đẩy" ,quả là trên cả tuyệt vời phải không các bạn?
Vậy thì tại sao chúng ta không sửa lại là, trong vũ trụ ngày nay, tồn tại không phải chỉ có bốn lực tương tác là, (Lực hấp dẫn,lực hạt nhân mạnh,lực hạt nhân yếu,lực điện trường),cộng thêm "lực vừa hấp vừa đẩy" ,thành ra lực thứ năm nữa,thì mới đúng phải không các bạn ?
Ôi! cái toán học của nhân loại, bản thân nó đã mang nặng tính từu tượng xa rời tự nhiên và thực tế .Nên các nhà khoa học ngày nay, cứ tha hồ dựa vào cái nền tảng toán học trừu tượng đó, suy diễn lung tung, may ra biết đâu những suy diễn của mình hiện hửu, thì mình trở nên nổi tiếng.Còn nếu như sự suy diễn đó không hiện thực, thì cũng chẳng mất mát gì và cũng chẳng ai truy cứu trách nhiệm, cho cái suy diễn lung tung đó.Cũng giống như cái "Sai lệch toán học" của tôi đưa ra (đúng,sai) như thế nào, chẳng có một nhà toán học nào đến gặp, chỉ cho tôi thấy cái "sai", để tôi dẹp quách cái trang Web vớ vẫn của tôi.Không chừng một vài thập kỷ sau, có nhà toán học tưng tưng nào đó, bảo cái " Sai lệch toán học" của tôi đưa ra "đúng",biết đâu chừng lúc đó, tôi lại trở nên nổi tiếng phải không các bạn?Vài lời bàn luận với các bạn cho vui,hiểu không tùy các bạn,đây cũng là lời kết của riêng tôi, cho chủ đê mà bạn Hiếu đưa ra,thân chào,TVT.


---------------------------
Học không hiểu là học vẹt
Đầu không suy luận là đầu đất
Có học, có hiểu, có suy luận, thì mới có được
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Trong phép so sánh bằng(=) , lớn hơn( > ) , nhỏ hơn( < ) , chúng ta chỉ so sánh các “ giá trị thực ”để biết giá trị nào bằng(=) , lớn hơn( > ) , hoặc nhỏ hơn( < ) , giá trị nào , mà không cần quan tâm đến “ các phép toán áp đặt ” lên các giá trị đó .
Nghĩa là +3 và -3 có giá trị thực bằng nhau , nhưng khác nhau về phép toán , mà đơn thuần là phép toán đứng “ độc lập ” , thì có ai đi so sánh các phép toán , để biết phép toán nào lớn hơn phép toán nào bao giờ .
một thứ toán học tự nó đã mâu thuẫn thì cũng biết nó như thế nào rồi
 
Chào các bạn,bạn Hiếu cho rằng:
Trích :
Trở lại đề tài bác hỏi. quả thật để hiểu những gì các nhà bác học đã viết về hố đen mà theo bác chúng mâu thuẫn thì cháu cũng không được tỏ tường cho lắm. tuy nhiên cháu đưa chủ đề này lên nhằm thu thập ý kiến và bình luận của mọi người nhằm so sánh và rút ra suy nghĩ đúng cho mình. Còn theo quan điểm của riêng cháu thì lỗ đen đúng là hình thành từ sự suy sụp của các siêu sao nhưng không hẳn nó là một cái “túi ” không có đáy. Hố đen phải chăng là một con đường . chính vậy! nó chính là một con đường nối liền các vùng không gian(ta có thể gọi nó là các trường không gian đồng mức). các trường không gian này có những đặc tính chung về không gian và thời gian. Nên khi một hố đen hình thành chúng sẽ nối liền hai trường không gian này lại như một cái ống nối liền hai bể nước cùng dung tích. Vật chất có thể được thu vào từ đầu này của hố đen. Do lực hấp dẫn của lỗ đen rất lớn nên vật chất sau khi qua hố đen chúng sẽ bị phân tách, bắn phá hay kết hợp và phân huy về trạng thái các hạt cơ bản hay dạng gần cơ bản ở điều kiện bền. một số hạt dạng cơ bản này kết hợp với nhau hoặc kết hợp với hạt nội tại của hố đen(hạt và phản hạt) sẽ dẫn đến quá trình sinh ra chất mới(hạt mới) hoặc huỷ cặp. kết quả của hai quá trình này đều có một điểm chung là giải phóng năng lượng và một số hạt cơ bản. những sản phẩm này sẽ được hố đen đưa ra ở đầu kia(hố đen phun vật chất và năng lượng). thiên hà của chúng ta.
------------------------------

Để cho bạn dễ hiểu, tôi sẽ lấy trái đất mà chúng ta đang sống làm ví dụ như sau:Như các bạn đã biết, trái đất mà chúng ta đang sống, tồn tại lực hấp dẫn, có gia tốc rơi tự do là (g = 9,81m/s^2) .Gia tốc rơi đó, tồn tại hầu hết trên toàn bộ trái đất của chúng ta.Có nghĩa là, tất cả vật chất trên hành tinh của chúng ta, đều chịu tác dụng của lực trọng trường.Muốn thoát khỏi được lực trọng trường đó, chúng ta phải tác động lên vật một lực, lớn hơn lực trong trường, thì vật đó mới thoát ra khỏi quỷ đạo của lực hấp dẫn,(tương đương vận tốc cấp hai khoảng 11km/s, để đưa phi thuyền bay vào vũ trụ).
Bây giờ tôi giả sử, trái đất của chúng ta trở thành một lỗ đen,nghĩa là lực hấp dẫn của trái đất, trở thành siêu lực, (theo giả thuyết của các nhà khoa học đương đại đưa ra).Khi đó kể cả ánh sáng, di chuyển với vận tốc tương đương 300.000km/s ,cũng không thoát ra được,bởi vậy các nhà khoa học mới gọi đó là lỗ đen.Như tôi vừa trình bày ở trên, lực hấp dẫn chỉ đóng vai trò là lực hút hướng tâm,vậy thì các nhà khoa học của chúng ta,làm sao lại có thể suy diễn cái "lỗ đen" đó, như là một cái ống, nối liền hai bể nước,"một đầu thì hút, một đầu thì phun" ,vậy bạn? Bạn có thể chỉ cho tôi thấy có quyển sách nào, hay nhà khoa học nào nói, "lực hấp dẫn" đóng vai trò, vừa là lực hút vừa là lực đẩy.Để tôi mời nhà bác học vĩ đại là I.Newton sống lại, để nhường lại cái phát minh định luật "vạn vật hấp dẫn",cho nhà bác học nào,vừa phát minh ra định luật "Vạn vật, vừa hấp, vừa đẩy" của lỗ đen.Vậy là nhân loại hiện nay, ngoài định luật "Vạn vật hấp dẫn" của Newton, lại có thêm định luật mới, "Vừa hấp, vừa đẩy" ,quả là trên cả tuyệt vời phải không các bạn?
Vậy thì tại sao chúng ta không sửa lại là, trong vũ trụ ngày nay, tồn tại không phải chỉ có bốn lực tương tác là, (Lực hấp dẫn,lực hạt nhân mạnh,lực hạt nhân yếu,lực điện trường),cộng thêm "lực vừa hấp vừa đẩy" ,thành ra lực thứ năm nữa,thì mới đúng phải không các bạn ?
Ôi! cái toán học của nhân loại, bản thân nó đã mang nặng tính từu tượng xa rời tự nhiên và thực tế .Nên các nhà khoa học ngày nay, cứ tha hồ dựa vào cái nền tảng toán học trừu tượng đó, suy diễn lung tung, may ra biết đâu những suy diễn của mình hiện hửu, thì mình trở nên nổi tiếng.Còn nếu như sự suy diễn đó không hiện thực, thì cũng chẳng mất mát gì và cũng chẳng ai truy cứu trách nhiệm, cho cái suy diễn lung tung đó.Cũng giống như cái "Sai lệch toán học" của tôi đưa ra (đúng,sai) như thế nào, chẳng có một nhà toán học nào đến gặp, chỉ cho tôi thấy cái "sai", để tôi dẹp quách cái trang Web vớ vẫn của tôi.Không chừng một vài thập kỷ sau, có nhà toán học tưng tưng nào đó, bảo cái " Sai lệch toán học" của tôi đưa ra "đúng",biết đâu chừng lúc đó, tôi lại trở nên nổi tiếng phải không các bạn?Vài lời bàn luận với các bạn cho vui,hiểu không tùy các bạn,đây cũng là lời kết của riêng tôi, cho chủ đê mà bạn Hiếu đưa ra,thân chào,TVT.


---------------------------
Học không hiểu là học vẹt
Đầu không suy luận là đầu đất
Có học, có hiểu, có suy luận, thì mới có được
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại


Bác, người ta bây giờ ko dùng định luật vạn vật hấp dẫn để tính toán và lý giải cho các vấn đề thiên văn đâu ạ. Người ta dùng thuyết tương đối ạ. Lý do là vì định luật vạn vật hấp dẫn không còn đáp ứng đủ và giải quyết được các vấn đề tính toán nữa. Cụ thể ra sao thì cháu ko biết, cháu biết vậy thôi.

Cho cháu hỏi bác cái này nữa. Nếu bác đứng trước một ngôi nhà, thấy nó sơn màu trắng thì bác bảo là ngôi nhà ấy màu trắng. Chẳng ai bảo bác sai. Nhưng bác đi vào trong mới biết là trong đấy nó đen xì. Thế thì sao ạ? Cháu cũng chỉ muốn ví định luật vạn vật hấp dẫn với màu trắng và những học thuyết mới là màu đen thôi. Tuy nó trái ngược nhau nhưng lại là 2 mặt của một sự việc mà thời xa xưa ta mới chỉ nhìn thấy một mặt.

Hơn nữa cháu cũng thấy bác nên xem xét lại mặt tư duy. Vật lý nó xảy ra tự nhiên và luôn tuân theo quy luật của chính nó. Bác ko thể dùng năng lực "siêu nhiên" của tư duy của bác để bóp méo nó theo kiểu "có hút thì ko thể đẩy" được :)). Người ta hiểu thế là tư duy hạn hẹp ạ :). Còn việc bác muốn biến đổi môn Toán, cái mà người ta nghĩ ra và quy ước với nhau thì cháu cũng chịu, vì nó rốt cục cũng đi từ con người ra mà thôi, chứ ko như vật lý ạ :-s

PS: Ko phải cái gì con người tìm ra cũng là đúng hoàn toàn. Cơ mà những gì con người quy ước với nhau thì luôn đúng trên tiêu chuẩn của chính những quy ước ấy :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác Tuấn, vì bên kia bác nói bận đi chống cháy rừng bên Mỹ, cho nên em chưa muốn hầu chuyện bác bây giờ sợ bác mất tập trung. Té ra bác lại sang bên này, mừng quá :)

Bác đi đâu cũng khoe chưa ai phê bình được Toán học TVT của bác. Em thấy như vậy là 0 trung thực. Lý do em xin nêu dưới đây:

Năm 2006 bác đưa ra Toán học TVT lần đầu. Năm nay bác lại nêu lại chủ đề này. Vậy bác cho rằng giữa Toán học TVT version 2006 và version 2008 có sự khác nhau cơ bản nào ? Tại sao có sự khác nhau ấy ? Là do bác tự bỏ công sức nghiên cứu thay đổi, hay đã có ai khác giúp bác nhìn ra sai lầm của Toán học TVT version 2006 ?

Toán học TVT version 2006 bao gồm 2 phương pháp. Lý thuyết TVT lớn, tạm gọi là PP2, cho rằng không cần dùng số âm. Lý thuyết TVT nhỏ, hay PP1, cho rằng nhân loại trong khi từ từ tìm hiểu PP2 nên tạm dùng số âm nhưng số âm (> 0) này không liên quan tới số dương.

Ở version 2008, bác không đề cập tới PP2 nữa mà chỉ còn viết về PP1. Tại sao ?

Trong những bài viết của em về version 2006, em từng nói là sẽ chứng minh PP2 của bác không xài được, thứ tự tranh luận thế này:
- Duy: em sẽ chứng minh PP2 của bác sai
- TVT: ok
- Duy chứng minh các kiểu
- TVT: à PP2 chỉ là 1 phương pháp tham khảo thôi.
- Duy: PP tham khảo mà bác dùng tới 2/3 số trang trong trang nhà etasme để trình bày à, hay là dẹp đi bác.
- TVT:
TVT đã viết:
Bạn nên nhớ một điều là, để hoàn thiện một công việc tưởng như "đội đá vá trời", là sửa đổi và hiệu chỉnh lại một "sai lệch" về các giá trị âm(<0),mà chỉ riêng một mình cá nhân tôi đảm nhiệm, thì theo bạn có thể thực hiện trong ngày một, ngày hai không bạn?

Đoạn em quote vừa xong, có nghĩa là bác thừa nhận PP2 có thể có vấn đề, và bác sẽ còn phải hoàn thiện, đúng không bác Tuấn ?

Vậy những bài viết của em có liên quan gì đến sự mất tích bí hiểm của PP2 trong version 2008 hay không ?

Hay là bác có những tuyên bố như dưới đây, chỉ vì lý do em không phải là 1 nhà toán học ;-)

Cũng giống như cái "Sai lệch toán học" của tôi đưa ra (đúng,sai) như thế nào, chẳng có một nhà toán học nào đến gặp, chỉ cho tôi thấy cái "sai", để tôi dẹp quách cái trang Web vớ vẫn của tôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Để cho bạn dễ hiểu, tôi sẽ lấy trái đất mà chúng ta đang sống làm ví dụ như sau:Như các bạn đã biết, trái đất mà chúng ta đang sống, tồn tại lực hấp dẫn, có gia tốc rơi tự do là (g = 9,81m/s^2) .Gia tốc rơi đó, tồn tại hầu hết trên toàn bộ trái đất của chúng ta.Có nghĩa là, tất cả vật chất trên hành tinh của chúng ta, đều chịu tác dụng của lực trọng trường.Muốn thoát khỏi được lực trọng trường đó, chúng ta phải tác động lên vật một lực, lớn hơn lực trong trường, thì vật đó mới thoát ra khỏi quỷ đạo của lực hấp dẫn,(tương đương vận tốc cấp hai khoảng 11km/s, để đưa phi thuyền bay vào vũ trụ).
Bây giờ tôi giả sử, trái đất của chúng ta trở thành một lỗ đen,nghĩa là lực hấp dẫn của trái đất, trở thành siêu lực, (theo giả thuyết của các nhà khoa học đương đại đưa ra).Khi đó kể cả ánh sáng, di chuyển với vận tốc tương đương 300.000km/s ,cũng không thoát ra được,bởi vậy các nhà khoa học mới gọi đó là lỗ đen.Như tôi vừa trình bày ở trên, lực hấp dẫn chỉ đóng vai trò là lực hút hướng tâm,vậy thì các nhà khoa học của chúng ta,làm sao lại có thể suy diễn cái "lỗ đen" đó, như là một cái ống, nối liền hai bể nước,"một đầu thì hút, một đầu thì phun" ,vậy bạn? Bạn có thể chỉ cho tôi thấy có quyển sách nào, hay nhà khoa học nào nói, "lực hấp dẫn" đóng vai trò, vừa là lực hút vừa là lực đẩy.Để tôi mời nhà bác học vĩ đại là I.Newton sống lại, để nhường lại cái phát minh định luật "vạn vật hấp dẫn",cho nhà bác học nào,vừa phát minh ra định luật "Vạn vật, vừa hấp, vừa đẩy" của lỗ đen.Vậy là nhân loại hiện nay, ngoài định luật "Vạn vật hấp dẫn" của Newton, lại có thêm định luật mới, "Vừa hấp, vừa đẩy" ,quả là trên cả tuyệt vời phải không các bạn?
Vậy thì tại sao chúng ta không sửa lại là, trong vũ trụ ngày nay, tồn tại không phải chỉ có bốn lực tương tác là, (Lực hấp dẫn,lực hạt nhân mạnh,lực hạt nhân yếu,lực điện trường),cộng thêm "lực vừa hấp vừa đẩy" ,thành ra lực thứ năm nữa,thì mới đúng phải không các bạn ?
Ôi! cái toán học của nhân loại, bản thân nó đã mang nặng tính từu tượng xa rời tự nhiên và thực tế .Nên các nhà khoa học ngày nay, cứ tha hồ dựa vào cái nền tảng toán học trừu tượng đó, suy diễn lung tung, may ra biết đâu những suy diễn của mình hiện hửu, thì mình trở nên nổi tiếng.Còn nếu như sự suy diễn đó không hiện thực, thì cũng chẳng mất mát gì và cũng chẳng ai truy cứu trách nhiệm, cho cái suy diễn lung tung đó.Cũng giống như cái "Sai lệch toán học" của tôi đưa ra (đúng,sai) như thế nào, chẳng có một nhà toán học nào đến gặp, chỉ cho tôi thấy cái "sai", để tôi dẹp quách cái trang Web vớ vẫn của tôi.Không chừng một vài thập kỷ sau, có nhà toán học tưng tưng nào đó, bảo cái " Sai lệch toán học" của tôi đưa ra "đúng",biết đâu chừng lúc đó, tôi lại trở nên nổi tiếng phải không các bạn?Vài lời bàn luận với các bạn cho vui,hiểu không tùy các bạn,đây cũng là lời kết của riêng tôi, cho chủ đê mà bạn Hiếu đưa ra,thân chào,TVT.

“ Hiểu Hay không thì tuỳ ”. cháu thấy phương chân đó của bác Tuấn thiệt hay đó. Theo cháu hiểu thì thực bác không cần quan tâm người khác đọc những gì bác viết có hiểu hay không mà đơn thuần bắc chỉ cần biết người ta có thấy cái tài hoa của mình không mà thôi. Điều đó đơn giản vì bác luôn coi mọi người có cái tầm suy nghĩ không bằng bác để rồi tự cho mình là đúng. Bác nghĩ bác tự cho mình cái quyền “lờ kết cho đề tài này”. Có lẽ bác đang nghĩ cháu là một kẻ dốt nát đang cãi cùn với bác. Và bác thấy chẳng có lí do gì mình lại đi đôi co với một thằng ranh về vấn đề vô bổ này. Thôi rứt khoát cho rồi! có lẽ cháu nghĩ vậy là sai chăng? Nhưng điều đó cũng không sao. Thực tài mà kiêu căng cháu càng kính nể…(sorry vì cháu dùng từ hơi quá).

Bỏ cái chuyện ngôn từ và tài năng đó đi cháu sẽ nói tiếp về cái mà bác gọi là lời kết cho đề tài này.

Theo bác hố đen chỉ có lực hấp dẫn nội tại . vậy bác cho cháu hỏi đã ai kiểm chứng được điều đó chưa? Và liệu bác đã đọc bao nhiêu tài liệu noi về hố đen rồi? vậy trong những tài liệu bác đọc các tác giả đều quả quyết là tại hố đen chỉ tồn tại một lực hút duy nhất? nếu quả là như vậy thì cháu nghĩ chắc lỗi này không thể trách bác được chẳng qua chỉ là do bác mua nhầm sách lậu mà thôi.
“Vậy thì tại sao chúng ta không sửa lại là, trong vũ trụ ngày nay, tồn tại không phải chỉ có bốn lực tương tác là, (Lực hấp dẫn,lực hạt nhân mạnh,lực hạt nhân yếu,lực điện trường),cộng thêm "lực vừa hấp vừa đẩy" ,thành ra lực thứ năm nữa,thì mới đúng phải không các bạn ?” cái này nghe cũng có lý lắm ta. Nhứng khám phá của con người về lực cho tới hiện này thì đang dừng lại ở mức 4 lực cơ bản như bác nói. Nhưng chính chúng ta cũng thừa nhận là nó chỉ đúng trong sự hiểu biết của con người hiện nay thôi. Ai dám chắc đó đã là chân lý. Khi nao có thêm phát hiên mới cháu tin bác cũng sẽ lại viết trên một diễn đàn nào đó là “trong vũ trụ ngày nay, tồn tại không phải chỉ có năm lực tương tác là…”(mà biết đây không phải 5 mà là 6 hay nhiều hơn thế nữa không chừng.) con người đã từng biết đến nguyên tử là hạt nhỏ nhất nhưng rồi họ phát hiên ra không phải vậy, hạt nhân và electron còn nhỏ hơn. Nhưng rồi mọi thứ đâu đã dừng ở đó họ lại tìm ra những hạt còn nhỏ hơn hạt nhân là P và N. sau P và N còn có các Quac. Sau Quac là gì nhỉ? Ai dám khẳng định Quac là cuối cùng đâu.
Có lẽ bác lại chưa đọc kỹ bài của cháu rồi. cháu nói hố đen hút vật chất ở không gian này và phun ra ở một trường không gian khác kia mà. Điều đó đâu có gì là không hợp lí. Đâu có phải là nó vừa hút cái này lại đồng thời phun cái khác ra luôn đâu. Nếu bác quả quyết cho rằng hố đen chỉ có lực hút thì làm ơn cho cháu hỏi vật chất nó đi đâu ta? Hố đen là một vùng suy sụp về thể tích mà. Vậy chắc nó không thể đóng vai trò một cái thùng không đáy mãi được rồi. nếu như giả thuyết cháu nêu về các trường không gian giữa hai đầu hố đen là sai thì khi hố đen đầy nó sẽ là gì? Phải chăng nó sẽ phun bớt vật chất ra? ồ! Vậy hóa ra lại mâu thuẫn với điều bác phản đối cháu lúc đầu sao? Khó hiểu thiệt! nói cho cùng thì dù bác ủng hộ giả thuyết nào thì cũng sẽ đi đến mâu thuẫn với những gì bác viết thôi. Còn nếu như bác lại nói “nó thuộc về những vấn đề khoa học chưa phát hiện ra”. Vậy thì xin đừng phản đối những giả thuyết đó. Hoắc có phản đối thì chỉ bác tự hiểu thôi.
Về cái chuyện sai lệch toán học ngay từ ngày đầu nó được phát tán trên mạng cháu cũng đã tìm đọc và có nghiên cứu một cách nghiêm túc. Nói thật cháu rất mừng vì khoa học Việt Nam có người dám nghĩ dám làm. Mà lại còn làm tốt nữa chứ. Và có lẽ ở chỗ cháu có mình cháu nghĩ vậy và ủng hộ bác đó. Nhưng có lẽ toán học cháu hiểu không nhiều nên không thể đóng góp ý kiến gì được đành đứng nhìn các bác tranh luận mà học hỏi thôi. Tuy vầy qua những cuộc tranh luận và các bài viết xung quanh chủ đề này cháu thấy bác cũng nên tĩnh tâm duyệt lại nó một lượt nữa. hình như không được xuôn xe cho lắm.

Cháu nghĩ có lẽ đề tài về toán học của bác nên chuyển qua topic khác chuyên môn hơn để bàn luận nếu không thì topic này lại có nguy cơ bị khoá như cái topic nào ngày xưa trên diễn đàn cũng có bàn tán, tranh luận nẩy lửa về cái sai lệch toán học đó.

Trả lời tiếp hay không là quyền của bác. Cháu rất muốn lắng nghe và học hỏi!
Thank!



Hãy nghĩ đi!
Hãy làm đi!
Sẽ có một ngày bạn tìm được chân lý!
 
Back
Bên trên