influence de Français

Mai Thanh Nga
(sophia)

New Member
em đang phải làm projet documentaire về ảnh hưởng của Pháp với Việt Nam ( về tất cả các mặt ) :| :| :|

ai có ý tưởng gì giúp em với ạ !!!!!:-? :-? :-?
 
Cái này cứ lôi lik sử ra mà fang thôi em :D
vd trong ... năm đô hộ thì sự ảnh hưởng của F dv VN rất là sâu sắc, thể hiện trong ngôn ngữ, cak ăn mặc, tên đg phố, tiền bạc ... (tìm dẫn chứng)
sau khi VN zành ĐL thì ... tuy nhiên về ngôn ngữ vấn zữ 1 vài từ gốc F (dẫn chứng) (ko biết nó còn ảnh hưởng thế nào :-?)
đến thời kỳ mở cửa thì hội nhập, zao lưu => xd các trg học của F tại VN, các bourses d'echanges (ca existe :-/), hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến về y tế, záo dục, nông nghiệp ...

sửa cái title 1 chút: influence(s) de la France ... hoặc là des Francais
 
merci chị Hồng :x, chết chết sai ngay từ cái titre mới khổ chứ :p
vấn đề ngôn ngữ mà chị nói có vẻ hay đấy ;)
nếu làm về cả 3 thời kì thì có vẻ hơi rộng , có lẽ em chỉ làm về thời kì Pháp đô hộ thôi, như thế có phải là thiếu sót ko nhỉ :-?

nhưng trong sách sử đâu có dẫn chứng để fang vào đâu chị :(
em đang tìm dẫn chứng tranh ảnh và cách luận mà khó quá :((
 
Mai Thanh Nga đã viết:
nhưng trong sách sử đâu có dẫn chứng để fang vào đâu chị :(
em đang tìm dẫn chứng tranh ảnh và cách luận mà khó quá :((
[-x [-x
google.gif
 
Chỉnh sửa lần cuối:
trời ơi :(( em search google đến toét cả mắt rùi , có tài liệu nhưng em ko biết cách "luận"
 
Nguyễn Mai Hồng đã viết:

sửa cái title 1 chút: influence(s) de la France ... hoặc là des Francais

hì, em Nga viết sai titre làm anh tưởng cái français em nói là tiếng Pháp, bây giờ mới đọc kỹ, xấu hổ quá :"> Bảo làm sao ko hiểu gì :D hóa ra em mún hỏi về người Pháp hử?

Theo anh thì nói riêng về cái thói quen hay văn hóa của người dân VN, tính cách người dân VN trước và sau thời kỳ đô hộ cũng đủ roài đấy em ạ :D Nhưng mà vấn đề là cái dossier của em phải viết bao nhiêu trang?

@ Mông Hài : cái bourse d'échange có chứ sao không? Điển hình là ở VN có cái bourse của AUF đấy :) :D
 
Hị, AUF đâu phải của Pháp hả bác Hoàng! :D Của Francophone mà! :D
Thấy bảo Ambassade có bourse, nhưng mà hình như là chỉ cho Master troqr lên thôi!:D

@C.Nga: Em mới học về Văn học Vn 1900-1945 :D
Ảnh hưởng rất lớn của văn học + văn hóa Pháp đến người VN

Văn học: Do Pháp có nhiều nhà văn theo các trường phái khác nhau => khi Pháp xâm lược, mang theo các tác phẩm của các nhà văn đó => ng VN đọc được => thay đổi quan điểm mỹ học (từ trong SGK :D), dẫn đến sự phân hoá, phân chia thành các trường phái văn học khác nhau.
VD: Pháp điển hình có 2 nhà văn tiêu biểu cho 2 trường phái: Victor Hugo: Lãng mạn & Honoré de Balzac: Hiện thực (không biết có thêm từ "phê phán" vào không :D), dẫn đến VN cũng chia làm 2 trường phái (đấy là do các nhà nghiên cứu về sau mới chia ra, chứ cái lúc các cụ viết văn, chả ai bắt các cụ phải theo trường phái nào cả :D), Hiện thực phê phán có: Ngô Tất Tố, Nam Cao, ... còn Lãng mạn có: HCM, Sóng Hồng (Trường Chinh), Tố Hữu, ...

HẾT! :D
 
anh Hoàng ơi , anh có thể nói rõ hơn về sự thay đổi thói quen hay tính cách của người VN trước và sau đô hộ ko, cái này có vẻ thú vị mà em ko rõ lắm :)

cảm ơn Huy, chị sẽ chịu khó tìm thêm dẫn chứng :), sang đây ko học văn lại chẳng kiếm được tiểu thuyết nào ngồi ghiền :p , quên hết cả :(
 
Mai Thanh Nga đã viết:
em đang phải làm projet documentaire về ảnh hưởng của Pháp với Việt Nam ( về tất cả các mặt ) :| :| :|

ai có ý tưởng gì giúp em với ạ !!!!!:-? :-? :-?



Ảnh hưởng của Pháp là mang lại cho mình cái tính chuối , hay raler giống bọn Pháp :)) :))
 
ơ thế ko ai vào đóng góp ý kiến giúp em nữa ạ :((

à nhà mình chơi noel có vui ko ạ ;;)
 
Mai Thanh Nga đã viết:
ơ thế ko ai vào đóng góp ý kiến giúp em nữa ạ :((

à nhà mình chơi noel có vui ko ạ ;;)

đóng góp gì nữa, em cứ viết đi, viết được bao nhiêu post lên đây rùi bọn anh nếu được sẽ bổ sung thêm cho em :)
 
Sao học INSA lại có cả phân tích ảnh hưởng của Pháp tới VN là sao hả em?
 
Nguyễn Nguyên Phương đã viết:
Sao học INSA lại có cả phân tích ảnh hưởng của Pháp tới VN là sao hả em?

AINSA năm đầu có tiết mục học tiếng Pháp còn gì nữa :p
 
Projet documentaire thôi sao bọn em chọn chủ đề rộng lớn thế :D
Cái thời Pháp thuộc kô biết nói kĩ có nên kô, quá khứ Pháp xâm lược vn mình người ta cũng nhắc đến rất dè dặt :-/
Nếu nói bây giờ thì lại thành bài phân tích tổng thể quan hệ Pháp - Việt, rằng là vn mình nằm trong cộng đồng pháp ngữ, nhận những giúp đỡ về kinh tế, giáo dục, y tế,... của Pháp, rồi có nhiều hs đi du học pháp :eek: ?
Nếu phân tích theo từng ý riêng lẻ, ảnh hưởng của văn học, hay tác phong sống của con người, ý thì hay, nói nghe có thể bùi tai :> nhưng dịch ra tiếng pháp thì è cổ, chưa chắc quá được nửa trang & các ý chính của bài lộn xộn :eek:
Anh thấy mọi người toàn làm về món ăn, võ thuật hay du lịch, tài liệu dễ tìm, dễ copy, dễ nói, cấu trúc bài thì đơn giản, mà nhiều khi cái ông ấy thích xem em trình bày nó như thế nào hơn là xem em nói về cái gì :D
Bon courage :(
 
Quên, tóm lại là nên xin đổi chủ đề may ra vẫn kịp, voilà :D
 
Ngô Nhật Minh đã viết:
Quên, tóm lại là nên xin đổi chủ đề may ra vẫn kịp, voilà :D
nhưng bọn em lỡ làm theo hướng này rùi :((
em vừa thấy cái này , cũng được ko biết có dịch nổi ko nữa

Cũng như mọi dân tộc khác, người Việt Nam ta có ý thức thẩm mĩ riêng của mình. Ý thức thẩm mĩ của người Việt Nam cũng vận động và phát triển qua các chặng đường lịch sử từ thời dựng nước đến nay. Ý thức ấy nói chung là phát sinh từ cuộc sống. Nó luôn luôn nằm trong sự biến đổi, gạn lọc để đi lên nhưng nó lại có chất bền vững để chịu đựng với thử thách của thời gian và không gian. Những nhân tố nào đã tạo nên môi trường thẩm mĩ để cho con người nảy sinh ý thức thẩm mĩ ? Ðó chính là thiên nhiên là vị trí địa lí , vị trí văn hoá, là cộng đồng làng xã, là vận mệnh đất nước, vận mệnh nhân dân [63 /107 ]. Ở giai đoạn 1900 - 1930, tình hình chính trị xã hội có nhiều biến động lớn lao như đã trình bày, cho nên môi trường thẩm mĩ không còn như trước nữa. Lối sống tư sản đã tấn công quyết liệt vào xã hội phong kiến Việt Nam, cùng với nó là sự du nhập ồ ạt của nền văn hoá phương Tây. Tất cả đã làm thay đổi hẳn bộ mặt trang nghiêm của xã hội phong kiến vốn tồn tại vững chắc hơn 10 thế kỉ qua. Kẻ thù mang vào đất nước chúng ta nhiều cái mới. Sự phát triển của đô thị tư sản đã phá dần thế tự trị làng xã ngày trước. Lối sống sôi động, gấp rút theo cường độ của xã hội hiện đại đánh mất những sinh hoạt gia đình, họ tộc, làng xã, vốn là một phương diện tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp của con người được hình thành rất lâu. Ðứng trước những đổi thay của con người và xã hội; đối diện với những cái xấu xa, hợm hĩnh do thực dân Pháp đưa đến, con người Việt Nam đã phản ứng quyết liệt trong buổi đầu. Họ tỏ ra bực tức, căm giận, không thể chấp nhận nổi, lắm lúc phải hét to lên trong sự bất lực :

Muốn mù , trời chẳng cho mù nhỉ ,
Giương mắt trông chi buổi bạc tình

( Trần Tế Xương )

Nhưng dù căm tức, dù bực bội đến đâu họ vẫn phải sống với nó, phải thích nghi với nó; dần dần lại bình thường hoá trước cái xấu, cái lố lăng của phương Tây, của xã hội tư sản. Cuối cùng , chính những người nệ cổ nhất, những nhà nho bảo thủ nhất cũng phải chạy theo cuộc sống mới, phải học lối sống mới. Trạng thái tâm lí của con người đã thay đổi trước những biến động trong xã hội, cho nên ý thức thẩm mĩ của con người tất yếu cũng đổi thay. Quan niệm về cái đẹp của cuộc sống, của con người khác trước. Và cũng chính vì thế quan niệm về cái đẹp trong nghệ thuật không giống như xưa nữa. Thử nhìn lại trong lĩnh vực sinh hoạt đời sống thường ngày như ăn, ở, mặc và trong lĩnh vực nghệ thuật, ý thức ấy có những biểu hiện mới nào?

Trước hết chúng ta bàn đến lĩnh vực sinh hoạt. Biểu hiện rõ nhất qua cái mặc . Người Việt Nam vốn chuộng sự đoan trang và kín đáo trong cách mặc. Áo dài của người phụ nữ Việt Nam với nét đẹp truyền thống thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển, thướt tha, êm dịu, không khoe khoang mà lộng lẫy nay phải ở vào thế bị cạnh tranh với chiếc váy đầm, với quần Âu. Lẽ dĩ nhiên, cái mới vẫn còn ở trong thế bị xem là hợm hĩnh nên không ít người lúc bấy giờ đã mỉa mai:

Váy lĩnh cô kia quét sạch hè

( Trần Tế Xương )

Bộ đồ Âu phục , đôi giày Tây cũng làm cho người đàn ông phải đắn đo cân nhắc với Áo hàng Tàu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh .

Trong cách ở của người Việt Nam thời này cũng có những thay đổi. Chen lẫn với kết cấu nhà theo kiểu truyền thống là những hình thức trang trí mới được học tập từ phương Tây. Cạnh những câu đối, hoành phi, những hương án bàn thờ, trong gian nhà khách lại xuất hiện thêm những bộ xa lông, những tủ chè không chạm tùng, hạc, mai, lộc, bát tiên, tứ quý nữa mà chạm cành nho, con sóc. Cái đồng hồ quả lắc được chiếm một phần ở vách nhà trên... Cái đẹp lúc bấy giờ không chỉ là sự trang nghiêm cổ kính mà phải có phần lộng lẫy, mới lạ và có chút gì đó xa hoa. Cuộc sống sôi động, chen chúc phức tạp đòi hỏi người ta phải nhanh chóng , gọn ghẽ, luôn luôn động [33/ 17 ]. Cái đẹp cũng phải thích ứng với cuộc sống như thế. Cuộc sống trong xã hội phong kiến vốïn mang tính ổn định, trầm lặng. Con người trong xã hội thời đó thường hướng nội. Cái đẹp cũng được hình thành từ tính cách và đặc điểm đó của con người và xã hội. Trước kia, người ta chuộng hàm răng đen rưng rức, người ta quý cái môi trầu cắn chỉ và thấy tất cả sự duyên dáng ở chiếc nón quai thao. Nhưng bây giờ, để thích nghi với cuộc sống mới, cái đẹp lại được thể hiện với hàm răng trắng như ngà. Người ta không còn ca ngợi mái tóc dài mà lại thích rẽ tóc lệch ... Nói chung, quan niệm cái đẹp được quy định lại theo những đổi thay của cuộc sống và trạng thái tâm lí con người.

Trong lĩnh vực nghệ thuật chúng ta càng thấy rõ điều này hơn. Ví dụ như lĩnh vực hội hoạ. Ngày trước, con người phát hiện ra nét đẹp từ những bức tranh dân gian sinh động như tranh làng Hồ qua nét vẽ gợi cảm, gợi ý, tập trung vào đề tài cuộc sống và con người lao động... Xem tranh đó ta không bao giờ thấy buồn, thấy chán ngán. Vẻ đẹp của nó chính là sự kết hợp giữa tình cảm chân thật với phong thái của dân tộc. Giờ đây, người ta lại hướng đến những bức tranh sơn dầu theo kiểu phương Tây.

Ðối với sáng tác văn chương, ngày trước người ta quan niệm cái đẹp toát lên từ sự hài hoà cân đối của một bài thơ Ðường luật, từ sự hoàn chỉnh của phép đối, của cách gieo vần... Giờ đây, những yếu tố đó đang chịu sự lấn át dần bởi chất phóng khoáng , tự do vừa tìm thấy được từ văn học phương Tây.

Theo quan niệm ngày xưa, ý thức thẩm mĩ được biểu hiện qua lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của con người, đồng thời cách ứng xử của người Việt cũng thể hiện ý thức thẩm mĩ.Tạo được sự hài hoà trong cuộc sống về đạo lí ở lĩnh vực gia đình, họ tộc, cộng đồng làng xã cũng là một góc thẩm mĩ không nhỏ. Ðến giai đọan này những quan niệm ấy vẫn được duy trì. Hơn nữa, vào những năm này, đối với con người, thiên nhiên vẫn còn là một nét thẩm mĩ lớn. Sự sống không thể thiếu thiên nhiên, sự sống dựa vào thiên nhiên , thiên nhiên làm đẹp sự sống. Thiên nhiên vẫn còn tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác của văn thi sĩ. Nói chung, nó vẫn còn gắn bó với con người như trước .

Nhìn chung , ý thức thẩm mĩ của người Việt Nam ở giai đoạn 1900 - 1930 có những thay đổi. Sự thay đổi đó do hoàn cảnh chính trị, xã hội chi phối. Chúng ta phải thấy một điều : Nó cũng đang đứng trước sự gạn lọc, biến đổi. Và, chính cái chất vững bền đã giúp nó vượt qua mọi thử thách để giữ lấy những gì thuộc về truyền thống của dân tộc Việt Nam , không bị mất gốc , lai căng bởi ảnh hưởng tư tưởng văn hoá nước ngoài.
 
Ngô Nhật Minh đã viết:
Projet documentaire thôi sao bọn em chọn chủ đề rộng lớn thế :D
Cái thời Pháp thuộc kô biết nói kĩ có nên kô, quá khứ Pháp xâm lược vn mình người ta cũng nhắc đến rất dè dặt :-/
Nếu nói bây giờ thì lại thành bài phân tích tổng thể quan hệ Pháp - Việt, rằng là vn mình nằm trong cộng đồng pháp ngữ, nhận những giúp đỡ về kinh tế, giáo dục, y tế,... của Pháp, rồi có nhiều hs đi du học pháp :eek: ?
Nếu phân tích theo từng ý riêng lẻ, ảnh hưởng của văn học, hay tác phong sống của con người, ý thì hay, nói nghe có thể bùi tai :> nhưng dịch ra tiếng pháp thì è cổ, chưa chắc quá được nửa trang & các ý chính của bài lộn xộn :eek:
Anh thấy mọi người toàn làm về món ăn, võ thuật hay du lịch, tài liệu dễ tìm, dễ copy, dễ nói, cấu trúc bài thì đơn giản, mà nhiều khi cái ông ấy thích xem em trình bày nó như thế nào hơn là xem em nói về cái gì :D
Bon courage :(
mà bọn em bây giờ cũng đang chết vì cái chủ đề này , nó quá rộng, ko biết phải chia nhỏ bài thế nào :((, mà em thấy mấy cái chủ đề món ăn .... mọi người làm hết rồi, làm thêm ko thú vị lắm

đổi chủ đề thì chắc ko được nhưng có thể làm về một vấn đề nhỏ hơn :|
 
Thôi được rồi :biggrin:
Thế hay là viết:
I là liên hệ lịch sử vn với pháp, chia thành quá khứ và hiện tại, nói qua về ctranh xâm lc rồi đến qhe ngoại giao bgiờ.
Đến mục II thì sẽ là ảnh hưởng của pháp với vn về các mặt, giáo dục, văn hóa, y tế,... trong giáo dục thì lại nói về các trg của pháp mở hồi xưa & việc du học ở pháp bi giờ chẳng hạn; trong văn hóa thì chia thành văn học, công giáo ptriển, rồi kiến trúc kiểu pháp,.. cái nào nói ít thì cho nhiều minh họa vào
Đến mục III sẽ là kết luận, là ctranh thì kô ai muốn nhưng mà dù gì nó cũng mang lại tính đa dạng trong nền vh vn, nên là ảnh hg rất là to lớn & quan trọng :biggrin:
=;
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em đang hứng thú với chủ đề này ....mà mất mấy ngày tìm tòi rồi .....chẳng muốn đổi chủ đề này :|

......bọn nó ko hiểu thì em sẽ cố gắng kiếm nhiều hình minh họa :|
 
Back
Bên trên