=)) lol phòng mình thấy các bạn làm Hóa xin tờ thứ 3 thứ 4
Mình viết mãi chả hết tờ t2
(
(
( Mình là con gà tồi
(
Pozt cho anh lộc cái đề Hóa
Câu I ( 2,25đ )
1. Hồn hợp A gồm bột 3 kim loại trộn đều.
* Lấy 1 ít A cho vào dd HCl dư được dung dịch không màu B và chất rắn không tan A1.
* Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào dung dịch B1 được dung dịch B2 và kết tủa A2. Kết tủa A2 tan được trong dung dịch NaOH.
* Đem chất rắn A1 cho vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư được dung dịch màu xanh B3. Chia dung dịch B3 làm 2 phần.
Phần thứ nhất: cho tác dụng với dung dịch HCl được kết tủa A3. Nhỏ dung dịch NH3 dư vào kết tỉa A3 thấy kết tủa tan hoàn toàn.
a) Hãy cho biết 3 kim loại trong hỗn hợp A là các kim loại nào ? Viết các PTHH xảy ra dưới dạng PT ion thu gọn.
b) Đem cô cạn phần thứ 2 được chất rắn A4. Nung chất rắn A4 đến khối lượng không đổi được chất rắn A5. Chất rắn A5 có các chất gì ? Viết các PTPƯ đã xảy ra.
2. Trộn lần 200ml dung dịch NH3 17% ( D= 0,93g/ml) với 300ml dung dịch Hcl 6M được 500ml dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. Biết hằng số phân ly bazơ của NH3 (Kb) = 1,8.10-5 .
Câu II ( 2,00đ )
1a. X là một hidrocacbon no có tổng số lien kết xích ma trong phân tử là 12. X phản ứng được với khí hidro tạo ra hỗn hợp 2 sản phẩm là X1 và X2. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên X.
b. Y1 có cùng công thức phân tử với X. Y2 là đồng phân hình học của Y1.
Xác định công thức cấu tạo và gọi tên Y1,Y2 biết Y1 có nhiệt độ sôi cao hơn Y2.
2. Từ khí thiên nhiên và các chất vô cơ không chứa cacbon hãy lập sơ đồ ( ghi rõ điều kiện và tác nhân phản ứng ) để điều chế :
a) poli( butađien-stiren)
b) p-brommonitrobenzen
Câu III ( 3,25đ )
1. Hãy trình bày cách phân biệt các bình khí đựng riêng biệt sau : nitơ, nitơmonooxit, cacbon monooxit , xiclopropan và propen. Viết các PTHH xảy ra.
2. 2. Hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon ở điều kiện thường là các chất khí và có công thức tổng quát khác nhau.
Dẫn 5,6l A đi từ từ vào bình đựng dung dịch brom thấy dung dịch brom bị nhạt màu và có 2,8 lít một chất khí thoát ra khỏi bình.
Hỗn hợp B gồm 2 khí O2 và O3 có tỉ khối so với hidro là 19,2.
Để đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích A cần 5 thể tích B và sau phản ứng thu được tỉ lệ khối lượng CO2 và H2O là 22:9.
Xác định CTPT của 2 hidrocacbon. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Câu IV ( 2,5đ )
Hòa tan 31,8g muối cacbonat trung hòa của 1 kim loại kiềm ( R2CO3 ) vào nước, được 200ml dung dịch X. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Cho 80ml dung dịch H2SO4 2M vào phần thứ nhất thì thấy sau phản ứng, axit vẫn còn dư. Cho dung dịch BaCl2 vào phần thứ hai, lọc được 25,61 gam kết tủa.
1. Xác định CT muối cacbonat của kim loại kiềm.
2. Trộn a gam muối cacbonat trên với b gam KHCO3 rồi hòa tan hết hỗn hợp này vào nước, được dung dịch Y ( Bỏ qua sự cho nhận proton của các ion với H2O ).
Nhỏ từ từ ( vừa khuấy đều ) đến hết 125ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch Y, thu được 3,36l khí (đktc ) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Z, tạo được 7g kết tủa. Tính các giá trị a và b.
3. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y rồi đun nóng thì có thể tạo được tối đa bao nhiêu gam kết tủa?