Hội chứng... chê

Hoàng Mạnh Khải
(Prime Minister)

New Member
Hội chứng... chê


Vì thái độ cần có nhất hiện nay không phải là ngồi ta thán mà mọi người cùng phải chìa tay ra đỡ cho "ngôi nhà chung" của tất cả.
Trong cuộc sống, bất luận một công việc gì khi hoàn tất cũng đều cần phải được nhìn nhận, đánh giá về các mặt. Vì vậy, nếu cứ "mẹ hát con khen hay" hoặc "mũ ni che tai", không chịu lắng nghe, kệ cho mọi sự trao đổi góp ý thì người ta, dù có tài giỏi đến mấy, cũng khó mà tiến bộ được.


Nhưng góp ý như thế nào đây lại là cả một vấn đề liên quan tới tri thức và văn hoá ứng xử. Thường thì "hay khen, hèn chê". Nhưng, có những người mà lúc nào ta chỉ toàn nghe thấy những lời chê bai quá mức một chiều của họ.

Một số vị (mặc dù cũng đã từng tham gia công cuộc cải cách giáo dục) suốt ngày lên báo phê phán thậm tệ hết thảy các xu hướng cải cách dạy và học hiện nay: Từ cơ chế sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo trình đến thể thức thi cử... Theo họ, so với thế giới thì mọi cái của ta đều "hỏng"(!).

Đúng là nền giáo dục của ta đang rất cần đổi mới. Nhưng đổi mới sao cho kịp thời đại, cho bằng anh bằng em nhưng chỉ với vốn liếng và cơ ngơi hiện có đang là một bài toán vô cùng hóc búa.

Gần đây, giới văn chương rộ lên chuyện một nhà văn có tiếng, chê tuốt tuột hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, thậm chí gọi nhiều người trong số họ là "vô học" và "lưu manh". Rồi đâu đâu ta cũng nghe những lời phán động trời về đủ mọi chuyện trong xã hội hiện nay. Có vị còn kêu toáng lên là không đổi mới ngay thì có khi "trời sẽ sập đến nơi"(!).

Nhưng đổi mới thế nào thì tuyệt nhiên không thấy họ nêu giải pháp, ít nhất cũng là giải pháp tình thế. Vì thái độ cần có nhất hiện nay không phải là ngồi ta thán mà mọi người cùng phải chìa tay ra đỡ cho "ngôi nhà chung" của tất cả. Không thể coi mình là người "vô can" đứng ngoài. Mà đứng ngoài thì bao giờ cũng rất dễ góp ý.

Ngạn ngữ phương Tây có câu "Hãy cho tôi biết anh cười ai và cười ra sao, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào". Cuộc sống chúng ta còn tồn tại bao nhiêu điều đáng nói thật, và một ý kiến "phản biện" xác đáng bao giờ cũng rất có ý nghĩa với tất cả những ai, nếu họ còn có trong mình tinh thần cầu thị.

TS. Phạm Văn Tình
Báo Lao Động
 
Chả hiểu cái gì cả, anh post bài dở hơi này lên làm chi rứa??????
 
Hoàng Nghi Trân đã viết:
Chả hiểu cái gì cả, anh post bài dở hơi này lên làm chi rứa??????

Đây có lẽ là một ví dụ sống :D
 
Hoàng Nghi Trân đã viết:
Chả hiểu cái gì cả, anh post bài dở hơi này lên làm chi rứa??????
đây cũng là hội chứng chê nè. khì khì.
em thì cho là chê gì cũng nên vừa phải thôi. ngẫm người lại nghĩ đến ta, sờ lên sau gáy xem xa hay gần... :)>-
 
:D bài này hay đấy chứ, làm cho mình phải suy nghĩ... :">
tuy nhiên xin lỗi anh Khải choem hỏi một câu ạ: anh đã đọc bài này trước khi post nó lên chưa ạ ^_^
 
:)) thảo nào...:-? nhưng công nhận nó hay anh khải ah ;)
 
"chê" hình như bây giờ đã trở nên căn bệnh khá phổ biến rồi .......đôi lúc cũng phải chê vì nó cũng giống như 1 cái tát(so sánh hơi quá /:) ) nhưng mà ai cũng có lúc ngủ mơ nên phải tát cho tỉnh lại ........
nhưng mà chê quá thì ko nên vì tác dụng sẽ ngược lại và con làm con người ta xa cách nhau :-s .........
ai cũng có lúc chê nhưng trước khi chê uốn lưỡi 10 lần ( nói 1 câu bình thường dã phải uốn lưỡi 7 lần rùi ;) )
 
anh Khải ah, thực ra thì em mới chỉ đọc qua thôi nhưng em đoán là nó cũng hay thì anh mới post lên nhỉ? :D
có chê mới bít ở đời có nhiều cái dở......mà có ko chê thì đành phải nói là ở đời lắm người nói dối+++>> lại chê rùi......thế nên đôi lúc cũng đành phải chê thui......hiehie:D
 
Nếu không có "chê" thì sao có "khen"? Nếu chỉ có "khen" thì lại chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nhưng xét ra, chẳng ai thích "được" chê cả (cả mình cũng thế :D) nhưng lại rất thích đi chê người khác.
 
Back
Bên trên