Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Em thì ko rõ lắm về tiếng Anh nó có phân biệt giọng ko chứ tiếng Pháp là có phân biệt giọng ( lại một điểm nữa rất giống VN như giọng Hà Nội và giọng Huế , Đà Nẵng rất khác nhau ))
Thế người ta ko kiểm tra Toán hay cái gì đại loại thế hả 2 chị ? Người ta chỉ kiểm tra tiếng Anh và xem học bạ thôi ạ ?
@ BT: tung tăng khiếp, giờ mới chịu xuất hiện. Cho anh hỏi luôn, để sang US học Mát tơ, cần tiếng Anh khoảng TOEFL bao nhiêu? Và có mô đen học tiếng trước khi học tiếp Mát tơ ko em? Anh là bắt đầu ghiền Mỹ roài Qua Mỹ tụ tập cho vui, chứ lỡ có nhiều người bỏ qua Mỹ hay UK thì chán lắm cơ
Nguyễn Bảo Anh Thư đã viết:Tiếp tục giải đáp thắc mắc cho nhóc Trang:
- Về vấn đề học phí, nếu em truy cập vào websites của các trường đại học ở Mĩ, đều sẽ thấy trong phần financial assistance một bảng kê sơ lược chi phí cho một năm học của họ. Chi phí đó thường bao gồm những khoản sau, chị trích dẫn từ website của trường Grinnell College:
Tuition and Fees, 2004 - 05
Tuition, for Full-time Enrollment (học phí):25,200Full Meal Plan (tiền ăn):3,666Room (tiền phòng - nếu là học sinh nội trú):3,204Student Activities Fee:294Facilities Fee (phí trang thiết bị):62Admission Fee for College Events (phí sinh hoạt ngoại khóa):144Health Fee:120TOTAL:$32,690
- Chi phí học đại học ở những trưởng tư của Mĩ là rất cao, ngay học sinh Mĩ cũng chỉ có một bộ phận nhỏ là tự chi trả toàn bộ những chi phí trên. Thông thường học sinh đại học Mĩ trả tiền học dưới sự giúp đỡ của một hệ thống hỗ trợ tài chính (financial aid policy).
- Các trường thường có 2 kiểu hỗ trợ tài chính:
+ Need-blind policy: kiểu này thường rất ít trường giám chơi, vì nó có nghĩa là họ hoàn toàn ko quan tâm đến khả năng tài chính của gia đình em. Họ chỉ xét hồ sơ tuyển sinh và nếu họ thấy em đạt yêu cầu, họ sẽ nhận luôn và lúc đó em cần bao nhiêu tiền họ sẽ cho ngần ấy. Khả năng tài chính của em ko ảnh hưởng đến cơ hội được tuyển. Chỉ những trường top mới bao sân được kiểu need-blind này, bởi cũng thường những trường đó là những trường giàu.
+ Need-based policy: kiểu này thông dụng hơn, các trường đại học sẽ cân nhắc cả hồ sơ tuyển sinh (application documents) và giấy tờ tài chính của em cùng một lúc. Khả năng tài chính của em có ảnh hưởng đến cơ hội trúng tuyển, chẳng hạn nếu em đạt yêu cầu, nhưng nhu cầu xin hỗ trợ tài chính của em quá cao họ sẽ vẫn phải ngậm ngùi reject (loại) em /. Tuy nhiên, thường thì nếu các trường đã thích em, họ sẽ cố gắng that thuận để 2 bên đi đến nhất trí với một phương án đóng góp nào đó hợp lí nhất.
Những trường need-based còn có một loạt những công cụ khác để hỗ trợ thêm về tài chính cho em nếu như số tiền need-based họ grant chưa đủ cho em học. Chẳng hạn như work-programs on campus (họ cho mình việc làm ngoài giờ học trong trường, có trả lương để trừ vào tiền học), loans (nợ, thường các trường cho nợ ko lãi xuất đến 2 năm sau khi học xong, đến năm thứ 3 bắt đầu tính lãi xuất, cứ thế muh kéo cày trả mợ thui).
- Muốn apply để được financial aid, em phải chỉ rõ ra trong application form. Tất cả application form của các trường đều có phần hỏi rõ là em có cần financial aid hay ko, chỉ việc check vào ô "Yes" thôi. Muốn được financial aid thì điểm trung bình trong trường (GPA) cần phải cao, có nhiều hoạt động ngoại khóa (extra curriculum activities), bài application essay viết thật tốt... Nói chung là phải giỏi.
- Financial aid award (tiền họ cho mình ko lấy lại đó em) hầu như đều renewable (có thể xin tiếp) ở các trường, phụ thuộc vào kết quả học tập của em vào năm trước muh họ có xét tiếp cho mình tiền năm sau ko. Càng những trường giỏi, có tiếng thì càng nhiều tiền, càng hỗ trợ tài chính tốt.