Có người nói: "Nguyễn Công Hoan là Tú Xương trong Văn Xuối"
NCH ko chửi bốp chát như Tú Xương, nhưng thâm vãi
(hình như mình dùng từ sai 8-} )
Em rất bất ngờ khi anh Dương lập topic về ... Nguyễn Công Hoan, vì em cũng đã từng nghĩ là học trò bi h ít đọc NCH quá
Nhà mình rất ít sách văn học (xấu hổ quá, lớp văn mà thế
( ), ngoài mấy quyển của nước ngoài ra, VhVN trừ thơ Tố Hữu, còn lại toàn là văn học thời kì 30-45. Ko hiểu sao đối với mình, văn học thời kì này vô cùng cuốn hút, đọc mà thấy đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Mình rất thích đọc những truyện, nói thế nào nhỉ, hơi "bốp chát" một tí, thẳng thắn một tí, mà cứ nói toạc sự thật ra là hay nhất. Phải chăng đó là lí do văn học hiện thực phê phán có sức hấp dẫn đặc biệt :-s
Về Nguyễn Công Hoan, cảm nhận chung là khi đọc một tập truyện ngắn của ông, xong mỗi truyện là một lần mình phải buông ra một câu: "sao trên đời lại có đứa khốn nạn đến thế !!!!Sao cuộc đời lại có lúc khốn nạn đến thế ???" Đến mức ko thể nào tin được, liệu đấy có thể là con người nữa ko ??? Nhưng lối viết của NCH khiến cho ta dù ko muốn tin nhưng vẫn phải tin, bởi rõ ràng là thật, rất thật, hiển hiện trong từng câu từng chữ.
Mình thấy NCH rất khéo khi dựng lên những bức tranh mang gam màu khi đồng điệu (Người ngựa ngựa người), khi đối lập hoàn toàn như trong truyện ngắn "Hai cái bụng". Trong truyện này, NCH kể ra hai câu chuyện, tưởng như chẳng liên quan đến nhau, thế mà đến cuối mỗi truyện, ta lại tìm được sự tương đồng, không đúng, chính xác hơn, vừa tương đồng mà lại tương phản. Đó là một thằng bé ăn mày: "Nó chỉ thèm
được ăn" và một bà chủ to béo mà lại: "Bà ấy chỉ thèm
ăn được". Chỉ có đổi vị trí 2 chữ mà đã làm nên hai cuộc đời hoàn toàn trái ngược.
Tuy nhiên, dù tương đồng hay trái ngược, tất cả đều chỉ toát lên cái đáng khinh, đáng tởm của xã hộ cũ. Gam màu dồng diệu thì cũng là cái màu u tối, ko có lối thoát. Gam màu tương phản thì ko phải là đối nghịch nhau ở mảng sáng-mảng tối, thiện-ác, tích cực-tiêu cực mà lại tương phản ở cái nghèo đói đến khốn khổ khốn nạn và sự giàu có đến dơ bẩn của các hạng người trong xã hội. Chúng có một điểm chung là đều tố cáo cái xã hội khi ấy.
Truyện của NCH theo mình nghĩ ko hề khó hiểu (còn lâu mới khó hỉu bằng thơ văn cổ, đặc biệt là cụ Nguyễn Trãi, giờ mình nghĩ lại vẫn thấy sợ 8-} )Đọc truyện NCH có cảm giác là đang đi trên mây, rồi đến gần cuối, tự nhiên rơi bộp xuống đất
), bàng hoàng, ngỡ ngàng, 8-} như choàng tỉnh giấc, ko thể nói gì hơn, đôi khi chỉ kịp thốt ra "khốn nạn, người hay ngợm thế ???" Nói một cách hình tượng hóa và ko hoa mĩ thì là như thế